https://truyensachay.net

Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Chương 29: Đám Cưới Của Tống Mỹ Linh Và Tưởng Giới Thạch (2)

Trước Sau

đầu dòng
Tống Mỹ Linh đã tiết lộ cho bạn bè biết mình sẽ kết hôn với Tưởng Giới Thạch. Đến tháng 9 thì mọi người dân Thượng Hải đều nghe biết tin đó. Rồi ngày 16- 9, Ái Linh mở một cuộc họp báo tại tư gia, xác nhận việc hôn nhân. Ái Linh giới thiệu Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh với các phóng viên và nhiếp ảnh viên báo chí, và tuyên bố, "Tưởng tướng quân sẽ kết hôn với em gái của tôi." Các ký giả tuôn ra vườn hoa chụp hình cặp trai tài gái sắc nhất Thượng Hải. Ngày hôm sau, hình ảnh Tưởng tươi cười đứng bên cạnh Mỹ Linh xuất hiện trên báo chí khắp thế giới.Không ai thắc mắc về số phận hai người vợ trước của Tưởng Giới Thạch. Một trong những người vợ cũ của Tưởng là Trần Khiết Như bị Tưởng đuổi sang Hoa Kỳ. Những tấm hình chụp năm 1925 cho thấy Trần Khiết Như là một người đàn bà dáng dấp cao, rất đẹp và đang mang thai. Để sửa soạn hôn lễ của Tưởng với Mỹ Linh được êm đẹp, Bố già Đỗ Đại Nhĩ sắp xếp cho Trần Khiết Như sang sống tại Hoa Kỳ. Tại đây Trần Khiết Như ghi danh học tại đại học Columbia, New York. Sau khi đậu văn bằng tiến sĩ, Trần Khiết Như rời về sống tại San Francisco.

Cuộc tình duyên với Mỹ Linh gỡ rối cho Tưởng được nhiều vấn đề khó khăn. Các tướng đang chống lại Tưởng thấy Tưởng được vào làm rể nhà họ Tống, và trở thành người thừa kế chính thống của Tôn Dật Tiên, nên tha thứ những lỗi lầm của Tưởng trong việc liên kết với các sứ quân miền bắc. Mọi người quan tâm đến hôn nhân của Tưởng nhiều hơn là các chuyện cũ. Ngày 28- 9, Tưởng xuống tàu sang Nhật để chính thức xin bà Tống Giáo Nhân cho phép được kết hôn với Tống Mỹ Linh. Lúc còn ở Thượng Hải, bà Tống Giáo Nhân từ chối không chịu tiếp kiến Tưởng, nhưng khi Tưởng thân hành sang tận Kamakura thì bà chịu tiếp Tưởng.

Bà Tống Giáo Nhân không hài lòng. Hai người con gái lớn của bà đều làm hôn lễ tại Nhật bản, Bà vẫn ao ước hôn lễ của cô con gái út phải được cử hành tại nhà thờ Tống Charlie do gia đình bà giúp tiền xây cất. Nhưng giáo hội Methodist cấm các mục sư không được chủ hôn cho những người đã ly dị. Cuối cùng chỉ có một mục sư đồng ý đến nhà riêng của nhà họ Tống cầu nguyện với tân lang và tân giai nhân thôi. Hôn lễ cử hành ngày 1- 12 tại tư gia nhà họ Tống, đường Seymour Road. Trong khi Khánh Linh đang run rẩy khổ sở tại Mạc tư khoa thì Mỹ Linh và Tưởng đứng bên nhau, bên cạnh bàn thờ Tôn Dật Tiên. Hai người cúi mình trước bàn thờ, rồi cúi chào nhau, và cúi chào các nhân chứng và quan khách. Ngay đêm đó Mỹ Linh và Tưởng lên xe lửa đặc biệt về ngọn núi Vũ Lĩnh Sơn để hưởng tuần trăng mật. Tại đây, Tưởng ra một thông cáo như sau: "Sau hôn lễ của chúng tôi, cuộc cách mạng chắc chắn sẽ tiến hành tốt đẹp, vì từ đây lòng tôi đã thanh thản, có thể gánh vác được những trách nhiệm lớn lao. Từ nay, hai chúng tôi quyết tâm dâng hiến hết đời mình cho cách mạng."

Khi Tưởng và vợ tới Vũ Lĩnh Sơn thì lập tức Tưởng phải tham dự một cuộc họp quan trọng của Quốc dân đảng, từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Tình trạng Trung hoa trở nên tồi tệ mau lẹ sau vụ từ chức của Tưởng. Các cấp lãnh đạo Quốc dân đảng phải mời Tưởng trở về đảm nhận chức vụ quốc trưởng. Ngày 10- 12, Tưởng được phục hồi chức vụ Tư lệnh Tối cao Quân đội, rồi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương. Một lần nữa Tưởng trở thành lãnh tụ số một của Trung hoa.

Sự trở lại chính quyền của Tưởng kèm theo một sự biểu diễn sức mạnh của các tướng lãnh. Các tướng Quốc dân đảng lại tin tưởng quyền lãnh đạo của Tưởng và mở lại chiến địch đánh bại các sứ quân miền bắc. Nhưng quân Nhật lúc đó không muốn các sứ quân miền bắc thua chạy ra ngoài Vạn Lý Trường Thành, tạo rối loạn cho Mãn châu đang nằm trong tay Nhật. Người Nhật lập tức đưa ra những cảnh cáo mạnh mẽ, bằng cách ám sát sứ quân Mãn châu Trương Tác Lâm trong lúc viên sứ quân này đang đi xe lửa. Sứ quân Thiểm Tây tràn vào chiếm Bắc kinh, và dâng cho Quốc dân đảng, và chính phủ của Tưởng Giới Thạch trở thành chính phủ đại diện cho toàn thể Trung hoa.

***

Quyết định kết hôn với Tưởng Giới Thạch biểu lộ ý chí sắt đá của Mỹ Linh. Năm 1927, Mỹ Linh tự nhận là 27 tuổi, nhưng thực ra lúc đó nàng đã 30 tuổi rồi. Mỹ Linh đã từng từ chối lời cầu hôn của khá nhiều người theo đuổi, kể cả những thương gia giầu có, và những thanh niên tài năng nhiều tham vọng, trong đó có cả thống chế Trương Học Lương của Mãn Châu. Mỹ Linh tuyên bố thà ở giá còn hơn làm vợ một trọc phú. Về chính trị thì Mỹ Linh thường chê bà chị Khánh Linh quá lãng mạn, và bênh vực hành động tàn sát của Tưởng tại Thượng Hải năm 1927, vì cho rằng chỉ có phe cộng sản và giai cấp hạ lưu bị thiệt thòi.

Trước mắt Mỹ Linh, Tưởng là một người có nhiều tiền không thua kém gì các tay đại triệu phú khác. Hơn nữa, Tưởng lại có quyền hành. Thực ra Mỹ Linh không quan tâm lắm đến tiền bạc như bà chị Ái Linh. Ái Linh lớn lên trong lúc Tống Giáo Nhân đang ra công xây dựng sản nghiệp và chắt chiu tiền bạc. Ái Linh cũng mang hằn dấu vết ham tiền của ông bố. Vào thời Khánh Linh thì nhà họ Tống đã giầu sang lắm rồi, và tâm hồn Tống Giáo Nhân không còn bần tiện tham lam như thuở còn nghèo. Tâm tình này phản ảnh ở lòng thương xót những kẻ bần cùng của Khánh Linh. Khi Mỹ Linh lớn lên thì thì tài sản nhà họ Tống đã bảo đảm lắm, và nàng coi tiền như một tiện nghi, chứ không phải là một mục tiêu đi tìm kiếm. Mỹ Linh là người hăng hái và có nhiều ý tưởng mới, nhưng phạm vi hoạt động của nàng rất giới hạn, không thể tự hoàn thành được những điều ước muốn.

Tưởng Giới Thạch có thể dâng hiến cho Mỹ Linh quyền hành mong muốn. Đối với Tưởng, quyền hành có nghĩa là khả năng kiểm soát được hoàn cảnh và con người. Đối với Mỹ Linh thì quyền hành là sức mạnh. Tưởng đã cống hiến Mỹ Linh cơ hội làm những thay đổi lịch sử, thay đổi đời sống của Trung hoa theo ý chí của nàng. Mỹ Linh rất thích người khác phải khâm phục và vâng lời mình. Người Trung hoa nhận xét về ba chị em nhà họ Tống như sau: "Một người yêu tiền bạc, một người yêu quyền hành và một người yêu nước Trung hoạ"

Vì quá hăng say bày tỏ quyền hành mới có, Mỹ Linh đã đẩy Tưởng vào thế khó xử với Lục Hội ngay sau tuần trăng mật. Lúc đó phần đông các nhân vật quan trọng tại Trung hoa, kể cả Tưởng Giới Thạch, phải đóng tiền bảo vệ cho Lục Hội. Mỹ Linh coi việc nộp tiền cho Lục Hội như thế là một điều sỉ nhục, không còn uy quyền gì nữa. Mỹ Linh lý luận với Tưởng rằng bây giờ Tưởng là người mạnh nhất Trung hoa thì không cần phải đóng tiền bảo vệ nữa. Mỹ Linh rất hãnh diện về dòng họ Tống nhà mình, và không ngờ rằng chính Tống Tử Văn vẫn phải đóng tiền bảo vệ nàng cho Lục Hội.

Tưởng nghe vợ nói cũng siêu lòng. Sau tuần trăng mật trở về Thượng Hải, một hôm Tưởng phải đi họp và đến chiều tối mới về. Trong lúc Mỹ Linh ở nhà thì được một chiếc xe Rolls- Royce sang trọng có tài xế và một người đầy tớ gái đến đón Mỹ Linh về nhà thăm bà chị Ái Linh. Mỹ Linh bước lên xe đi, nhưng không bao giờ về tới nhà bà chị Ái Linh. Khi Tưởng Giới Thạch trở về không thấy vợ đâu thì lo âu vô cùng. Tưởng cầm điện thoại gọi cho Tống Tử Văn. Tống Tử Văn hiểu ngay sự việc gì đã xảy ra. Tống liền gọi một số điện thoại đặc biệt chỉ một số rất ít người biết, và được giọng nói của Bố già Đỗ Đại Nhĩ trả lời. Đỗ Đại Nhĩ lạnh lùng nói:

"Bà Tưởng vẫn bình yên và mạnh khoẻ như thường. Người của Lục Hội gặp bà sáng nay đi lang thang tại những nơi nguy hiểm mà chỉ có một người đầy tớ gái theo hầu. Vì sự an toàn của bà Tưởng, Lục Hội đã phải đưa bà về một biệt thự sang trọng và đối xử với bà vô cùng lễ độ vì địa vị tôn quý của bà là vợ của nhà lãnh đạo quốc gia. Tuy mọi người hết sức làm bà vui lòng, nhưng dường như bà rất bất bình và không chịu ăn uống gì cả. Chúng tôi rất tiếc rằng Tưởng tướng quân quá bận rộn công việc quốc gia đại sự, không săn sóc bảo vệ cho chính mình và bà vợ được. Đó là một việc vô cùng bất cẩn trong một thành phố nguy hiểm như Thượng Hải. Bây giờ ông nên lại đây ngay, làm một vài thủ tục thông thường, nhưng cần thiết cho sự an toàn của em gái ông."

Tống Tử Văn toát mồ hôi trán, vội vàng chạy lại tư dinh của Bố già Đỗ Đại Nhĩ lúc nào cũng được canh gác vô cùng cẩn mật, để dẫn cô em gái đang được "Săn sóc" tại đó và đưa về cho Tưởng Giới Thạch. Đó là một thông điệp rõ ràng: Đỗ Đại Nhĩ giật sợi giây xích trên cổ Tưởng để nhắc cho Tưởng biết bổn phận của Tưởng đối với Lục Hội.Khi kết hôn với Tưởng Giới Thạch, Mỹ Linh không biết rằng mình sẽ phải làm dâu cho cả "Gia đình" của Tưởng. Nhưng Ái Linh và Khổng Tường Hy biết. Khánh Linh và Tống Tử Văn cũng biết. Mãi đến khi bị bắt cóc Mỹ Linh mới hiểu rằng từ nay Đỗ Đại Nhĩ là Bố già của mình.

alt
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng,Nữ Cường
Công Nhân Nhập Cư Và Nữ Sinh Viên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nam Cường
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc