https://truyensachay.net

Bão Đồng

Chương 2

Trước Sau

đầu dòng
Chờ cho bà vợ đi khuất ra ngoài ngõ, ông Mải mới nhìn Cải chậm rãi hỏi:

- Bí thư huyện uỷ đã biết xã này có đảng viên xin ra đảng chưa?

Câu hỏi bất ngờ, làm Cải sửng sốt:

- Thực tình là con mới về, chưa được nghe báo cáo. Nhưng ai thế hả ông?

Ông Mải dằn từng tiếng:

- Tôi là một…

Cải đang cầm chén nước trên tay vội đặt xuống, buột kêu:

- Ôi chao, sao lại là ông!

Ông Mải không úp mở, nói ngay:

- Tôi làm đơn trước. Sau có thêm ông Ban thiếu tá và ông Đang phó giám đốc sở thuỷ lợi về hưu nữa cũng làm.

Mặt Cải tái đi, tưởng cắt không còn giọt máu. Nỗi bực tức, giận hờn, cảm thông cùng một lúc xô đến, làm Cải không nói lên lời, chỉ còn nghe một giọng rin rít qua kẽ răng, như của ai, chứ không còn là của mình:

- Làm sao ông lại nông nổi thế! Lúc máy bay trên đầu, bom rơi dưới đất còn dám hy sinh cho Đảng, mà lỡ nào bây giờ ông lại xin ra Đảng?

Ông Mải vẫn giữ giọng chân thành, chậm rãi:

- Đứa ít tuổi còn bảo nông nổi, chứ người đã gần bảy mươi như tôi, phàm làm việc gì cũng đã nghĩ kỹ.

- Nghĩ kỹ mà ông lại làm thế? Bây giờ con còn mặt mũi nào ra vào cái nhà này nữa!

Ông Mải vẫn thủng thẳng:

- Tôi ăn ở thế nào có hàng xóm láng giềng biết cả. Nên trước thế nào nay thế, anh cứ đi lại bình thường. Còn nếu như anh thấy ngại, thì tuỳ…

- Ông bỏ quá cho những lời nóng nảy của con vừa rồi, cũng chỉ vì con yêu quý ông, con mới nói thế.

- Tôi hiểu hoàn cảnh anh về làm bí thư huyện lúc này cũng chẳng khác người đi chữa cháy. Nhưng cờ đến tay ai người ấy phất. Hơn nữa, quanh anh còn có gần năm nghìn đảng viên và hai vạn tám nghìn dân trong huyện, chứ mấy cái đứa chèn ép dân lành, đào tường khoét ngạch công quỹ như lũ chuột cống ấy, đáng gì mà không dẹp được. Chỉ có điều là có muốn dẹp hay không thôi.

Nói ra câu ấy cũng là tin cậy, gửi trao lắm đấy. Cải được lời như cởi tấm lòng, vôi với tay cầm cái dành tích về phía mình, rồi thuận tay rót chén nước đặt trước mặt ông Mải. Ông cụ biết ý, đón chén nước nhưng chưa uống, nhìn Cải hỏi:

- Từ hôm anh về có nghe anh em ở huyện nói gì tay Thuật xã này không?

- Thuật nào hả ông?

- Thuật chồng cô Phượng ấy, anh quên rồi à!

- Dạ...

Ông Mải phác nhanh mấy nét về Thuật:

- Ký hiệp định Pa-ri được ít ngày thì về phép, cưới vợ. Năm sau về hẳn nhà, tham gia hội đồng nhân dân xã, làm phó chủ tịch uỷ ban, khoá này lên chủ tịch.

- Nhưng còn cô Phượng…

Ông Mải hiểu ngay là Cải muốn hỏi cô Phượng bây giờ có tham gia công tác gì ở xã, liền nói:

- Những năm nam giới đi hết thì đàn bà, con gái phải đảm đang, chứ khi đàn ông đã về lại làng, còn sao bắt đàn bà vác tù và hàng tổng nữa. Để chúng nó sinh nở, nuôi con, tề gia nội trợ chứ.

Nghe ông Mải nói, Cải cứ thấy mung lung thế nào, bảo rằng tiếc cho Phượng đang phấn đấu nhiều triển vọng thế mà bỗng chốc như quả bóng xì hơi, cũng không phải; bảo Phượng như thế là đã làm tròn vai trò của người phụ nữ thời loạn lạc, cũng không hẳn đúng. Thôi hãy nghe cho tường ông Mải đang định nói gì về cái tay Thuật, chồng Phượng đã. Cải lướt nhanh trong đầu những cuộc hội ý thường trực, hoặc làm việc với trưởng ban tổ chức về tình hình cán bộ lãnh đạo ở các xã, rồi nói:

- Có. Hôm trước họp, con có nghe bác Thìn, trưởng ban tổ chức huyện uỷ, nói đến cái nhà mới xây đẹp lắm của ông Thuật. Có thật là to nhất xã không hả ông?

- Nếu nói về hàng cán bộ thì đúng là to nhất, nhưng so với cả xã thì cũng còn mấy nhà nữa to đẹp hơn, chứ không riêng nhà Thuật. Nhưng cái chính là xây nhà từ nguồn thu nhập nào thôi.

- Ý ông muốn nói là…

- Thế sau ý kiến của anh Thìn, có ai nói gì nữa không?

Cải thật thà:

- Thực ra, hôm ấy bác Thìn nói việc Thuật lên nhà mới khi cuộc hội ý thường trực đã tàn, nên cũng chỉ nghe xong để đấy, không ai nói gì nữa.

Ông Mải đúng là một lão già nằm thùng trấu biết chuyện kinh kỳ, thông tỏ khá nhiều chuyện riêng tư của mấy vị lãnh đạo chủ chốt huyện:

- Tôi biết mà! Có ông Trường ở đấy, đố ai dám bới ra. Một người dảo hoạt, khôn ngoan như ông Trường, đời nào lại để người khác lật áo ông anh vợ mình lên. Anh còn nhớ hôm nọ ở trên huyện uỷ, lúc tôi mới bước vào, vừa cất lời, ông ấy đã xô ghế đứng lên, nói như đuổi tôi về không? Đuổi thì đuổi chứ làm sao tôi phải sợ. Tôi là đảng viên, lên gặp lãnh đạo huyện để phản ảnh cái hay, cái dở dưới cơ sở, chứ rêu rao bêu riếu ai ngang đường ngõ chợ mà bảo thiếu ý thức. Chẳng qua là ông ấy sợ tôi nói toạc cái việc xây nhà của ông anh ra trước đông đủ thường vụ, thì ông em cũng hết đường mà che chắn.

- Nhưng sự thực cái việc ông Thuật xây nhà là thế nào, hả ông?

- Có mà xây thì mọi người đều mừng cả chứ sao. Nhưng đằng này, một dinh cơ rộng hàng sào, nhà trên nhà dưới, phòng khách, phòng ngủ của vợ chồng, con cái đều riêng biệt, lại thêm gian thờ chỉ hương án, bài vị, bát nhang, con nghê đã có giá tiền trăm. Hỏi chỉ làm ruộng, với vài cái đồng bạc lương chủ tịch xã, có tài thánh cũng không thể làm được như thế. Chưa hết, còn ba gian nhà dưới xây cả phòng tắm, nơi đun bếp và để đồ ăn thức đựng. Rồi bể nước, tường hoa, sân gạch, lối đi, đều xây gạch, thôi thì từ trong nhà ra đến ngõ không chỗ nào phải bước chân đi trên đất.

Thực Cải cũng đi nhiều, từng ở đoàn kiểm tra, thanh tra tham ô, trộm cắp nơi này nơi kia, hồi còn ở ban kinh tế tỉnh, nhưng chưa từng thấy chủ tịch, hay bí thư, chủ nhiệm xã nào lại mỗi việc xây nhà đã khoe khoang, hợm hĩnh đến thế. Dẫu từ sau ngày giải phóng miền Nam, một số người không biết bằng cách nào mà giàu lên nhanh thế, cũng mua sắm sa lông, ghế tựa bọc da, hôn đa xe máy, nhà xây mặt đường. Nhưng đấy phần nhiều là người có chức có quyền trong cơ quan nhà nước, còn ở xã mà xây nhà to rộng khang trang thế, có lẽ hiếm thấy chủ tịch xã nào được như vậy. Cải nghe ông Mải nói mà thực sự chưa hiểu Thuật lấy ở đâu ra tiền xây nhà khang trang thế, chỉ riêng vật liệu có lẽ phải tới mấy vạn viên gạch. Lại còn xi măng. Lấy đâu ra nhiều thế. Trong khi xi măng mua từ một tạ trở lên đã phái có phiếu uỷ ban huyện phân phối, chứ cửa hàng vật liệu kiến thiết tiếng là bán sắt thép, xi măng nhưng số lượng chừng ấy lại không có quyền.

Nghe Cải giãi bày uẩn khúc, ông Mải bảo:

- Hợp tác xã này có những bốn khẩu lò, mỗi đợt cho ra lò sáu vạn viên gạch. Trước mỗi tháng giao cho nhà nước từ ba đến năm vạn viên, chưa kể dành lại một, hai vạn bán ưu tiên cho đối tượng chính sách và hộ gặp khó khăn. Nhưng từ ngày tay Lận, em trai Thuật, lên thay thằng Điền nhà này làm chủ nhiệm, thì cái khoản gạch giao cho nhà nước chẳng hiểu sao không thấy huyện điều đi nữa, mà để cả lại cho xã phân phối. Nhưng cũng chẳng biết xã phân phối thế nào, mà những gia đình thương binh, liệt sĩ làng này từ năm ngoái đến nay chưa nhà ai biết viên gạch nung của xã dầy mỏng, vuông tròn ra làm sao. Đến như nhà ông Tộ xóm Đông, hai con liệt sĩ, nhà giờ còn hai ông bà với thằng út, thế mà vợ chồng thằng rể trưởng ở ngoài phố mấy lần về xin xã cho mua vạn gạch xây cho ông bà gian nhà để cuối năm cưới vợ cho em, mà đã được đâu. Trong khi đó, cán bộ xã thì ngoài ông Thuật, còn những mấy ông nữa xây nhà, cũng đều là gạch của hợp tác cả. Thế nên dân người ta chán, đòi giải tán lò gạch, huyện đã biết chửa?

Nghe ông Mải nói, Cải hiểu ngay là câu hỏi không hẳn dành cho riêng mình, nhưng vẫn thú nhận:

- Thực tình là giờ ông nói con mới biết. Còn lãnh đạo huyện, con nghĩ cũng nhiều người chưa biết đâu, ông ạ.

- Trên huyện mấy khi biết chuyện dưới xã. Vì mỗi khi cấp trên về xã có bao giờ đến với dân, chỉ về trụ sở nghe mấy vị lãnh đạo nói tràng giang đại hải, xong là lên xe đi. Thì làm sao mà biết dân tình thế nào!

Cải hỏi một câu như vô tình, lại có ý:

- Nhưng chỉ có gạch không thì làm sao xây được nhà cửa khang trang, to đẹp thế, hả ông?

Ông Mải cười chua chát:

- Ơ, thế ra bí thư về huyện những ngần ấy lâu mà chưa biết gì thật!

Cải thành thật giãi bày:

- Dạ! Thực tình là con cũng chưa được nghe ai nói về những thói hư tật xấu của người nào, mà thường là chỉ được nghe họ khen nhau thôi, ông ạ.

- Cũng là một thói xấu đấy, anh ơi! Con người ta ai cũng có cái thiện cái ác, mặt tốt mặt xấu. Chỉ biết tâng bốc cái tốt của nhau lên tận mây xanh, mà không chỉ ra cho nhau những cái xấu, cái tật, thì thật là yêu nhau chẳng hoá bằng mười hại nhau.

- Nhưng con nghĩ, huyện không phải bao giờ cũng biết hết những chuyện ở dưới xã.

- Đúng thế. Nhưng một việc tầy đình như ông Thuật xây một dinh cơ to rộng dễ còn hơn cả nhà văn hoá xã, thì huyện phải biết tiền của của ông ấy ở đâu ra mà làm như thế chứ?

- Ở đâu ra, hả ông? Vừa nãy ông mới nói đến gạch…?

Cải định hỏi cho tường, thì đã nghe ông Mải cắt ngang:

- Anh về huyện mà hỏi ông Trường ấy. Cái trường học xã này trên cho xây một dẫy hai tầng, mỗi tầng ba phòng học, chưa kể một nhà văn phòng trường ba gian mái bằng. Sao lại chỉ xây có một dẫy hai tầng, mỗi tầng hai phòng, còn văn phòng trường tiếng là có xây, nhưng lại không đổ mái bằng mà nợp ngói móc, xem ông ấy nói thế nào.

Sau câu nói của ông Mải, cả hai người đều im lặng. Cải thì man mác một nỗi buồn, vì thực tế ở cơ sở thật khác xa với những gì từ khi về huyện đến nay anh vẫn được nghe, hết thường trực uỷ ban đến thường vụ huyện uỷ, đánh giá. Còn ông Mải thì như người đã khơi cái nhọt ra rồi, lại thấy rát vì chính thói hư tật xấu của Thuật và những người như hắn ta, ít nhiều làm bà con làng xã giảm đi lòng mến yêu, tin cậy vào những người đảng viên như ông. Thật là con sâu làm rầu nồi canh, ông Mải thấy man mác một nỗi buồn sa sót.

Giữa lúc ấy thì Túc, cháu gọi ông Mải bằng chú họ, lững thững bước vào. Mới lững thững bước vào đến sân, Túc đã cất tiếng: “Cháu chào ông. Em chào bác”. Cải đặt vội cái chén xuống chiếu, ngẩng nhìn ra phía người chào. Túc năm nay dễ đã ngoài bốn mươi, người thấp nhỏ, dáng thước mốt, củ mỉ cù mì, nhưng rắn chắc như cây sắt, da sạm đen. Tạng người này đàn bà, con gái không thích, nhưng lại dễ chơi, dễ gần với mọi người. Túc bước vào, nói với Cải thay lời chào:

- Nghe tin bác về từ sáng, nhưng dở lấy mấy sảo bùn, giờ mới sang được. Bác dạo này có khoẻ không? Dễ lâu lắm bác mới lại về thăm ông bà em đây nhỉ.

Cải chưa kịp cất lời, ông chú đã bảo anh cháu họ:

- Anh Cải bây giờ về làm bí thư huyện nhà rồi. Anh chưa biết à?

Túc nói trong tiếng cười:

- Ôi giời, loại phó thường dân như con, biết hay không có ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới, hả ông.

Mặt Cải bỗng xỉu đi một giây, rồi lại trở lại vẻ tươi tỉnh:

- Anh Túc vẫn khoẻ đấy hả? Chị với các cháu dạo này có khoẻ không?

Túc lững thững bước lại, ngồi xuống chỗ hiên cửa không trải chiếu, nói:

- Cảm ơn bác, nhờ giời vợ chồng em với các cháu vẫn khoẻ. Chỉ phải cái các cháu bác con nhà lính tính nhà quan, dạo này sinh ra chứng dở, hễ thấy sắn là kêu giẫy lên: “Con không ăn. Con không ăn sắn nữa đâu!”.

Ông Mải đỡ lời Túc, giọng cảm thông, chia sẻ:

- Ăn nhiều quá phát kinh đấy mà. Mấy vụ tháng ba ngày tám ăn sắn rồi còn gì. Không những thế lại toàn sắn trồng lâu ngày mới rỡ, đưa về đến đây nhiều củ chạy nhựa vào trông cứ như củ chuối. - Đoạn, ông Mải quay lại bảo Túc - Ngồi lại chiếu này uống nước luôn thể. Anh Cải tiếng giờ về làm bí thư huyện, nhưng cũng là chỗ quen biết bao nhiêu năm rồi còn gì.

Túc giữ ý:

- Ông và bác cứ nói chuyện, em ngồi đây cũng được. - Chợt đưa tay đón chén nước từ tay Cải - Em xin bác.

Ông Mải bảo Túc:

- Chuyện làng xã, anh còn lạ gì mà phải giấu. Tôi đang nói với anh Cải về cái chuyện nhà Thuật đây.

Túc ngay thật:

- Vâng. Có bác Cải là chỗ quen biết từ ngày còn đánh máy bay Mỹ. Em vẫn nhớ cái đận lụt, chú em đây cho vớt đám gỗ bạch đàn ngâm dưới ao mang ra lót đường di chuyển trận địa pháo, mãi gần sáng mới xong, kéo nhau về trụ sở chén thịt chó. Dân quân, bộ đội gần trăm người mà khổ thân em, đạp xe lên mãi phố huyện, hỏi mấy quán mới mua được đúng hai lít rượu “quốc lủi”, về còn bị ông Sa, chủ nhiệm, mắng té tát rằng ngu, ngần này người mua chưa được nửa can rượu thì ai uống ai đừng! Ối giời, bấy giờ cốt được việc, chứ mấy ai nghĩ đến ăn uống như bây giờ. Mà bác ơi, tính em nó thế, cứ nhớ đâu nói đấy, bác bỏ ngoài tai, bác nhá. Với lại, có bác là chỗ quen biết từ lâu, giờ lại về làm bí thư huyện nhà, em xin thưa với bác là bà con chúng em cũng chỉ muốn trên dưới thế nào cho công minh chính trực, chứ cứ vây bè kéo cánh, mười con tôm co vào lòng cả mười thì chỉ chết dân thôi, bác ạ! Ai đời, có bao nhiêu đất mật điền ven đường cái đều căng dây cắm cọc dành lại để lập thị trấn, thị tứ. Nhưng thị trấn, thị tứ đâu không thấy, chỉ thấy cán bộ, rồi con cháu, anh em cán bộ lập thổ cư, xây nhà thì có. Người ngoài có ai lọt vào đấy được cũng mỗi suất đất mất tiền triệu, mà cũng chỉ toàn con ông cháu cha, có máu mặt mới lọt vào được, chứ những người đầu không chằng chân không chốc như chúng em, đừng hòng. Thế nên trên phải thế nào, chứ cứ để thế này, nông dân chúng em chả mấy mà hết đất cày cấy, bác ạ!

Ông Mải chêm lời Túc:

- Không hết thì cũng chả còn chỗ nào ra hồn, bao nhiêu mật điền gần đường, tiện nước không chóng thì chầy cũng biến dạng hết. Có còn là chỉ còn những cánh đồng xa, ruộng trũng, chó ăn đá gà ăn sỏi, chứ ruộng màu mỡ thì làm sao còn. Trước còn dấm dúi, chứ giờ thường vụ đảng uỷ xã ra hẳn nghị quyết cấp đất làm nhà, thì rồi chả mấy mà hết ruộng đất màu mỡ, tiện lợi canh tác.

Cải từ nãy vẫn ngồi trầm ngâm nghe hết Túc lại đến ông Mải, như đã vào mạch, nói tuột những điều mà có lẽ bấy lâu vẫn giấu kín trong lòng, hay ít nhất cũng một, hai lần nói ra nhưng chẳng thấu đến đâu nên chán, giờ mới gặp người cần biết, cần nghe. Cải lặng lẽ ngồi nghe, đến khi ông Mải nói thường vụ đảng uỷ xã ra hẳn một nghị quyết cấp đất làm nhà, thì anh bỗng giật mình sửng sốt:

- Sao thường vụ đảng uỷ lại ra nghị quyết cho cấp đất làm nhà là thế nào?

Cải ngẩng nhìn ông Mải. Ông cụ vãn ngồi xếp bằng trên hiên, một tay đặt cây nan tre già nổi màu vàng óng lên ngón tay trỏ bên trái, tay phải cầm con dao rựa nước thép nổi màu xanh, còn lưỡi dao lại vẹt một vệt dài trắng loá, nhìn cũng biết con rựa sắc chỉ dùng vào việc vót nan. Ông không làm nghề đan lát, nhưng nhà có bờ tre nên cũng biết đan rổ rá dần sàng, những khi nông nhàn vẫn thường chặt cây tre, đan cái rổ, cái sảo nhà dùng, hoặc cho anh em họ mạc. Với lại, người già có cái việc nhẹ nhàng như thế này mà làm, cũng đỡ buồn bã tay chân. Ông vẫn chăm chú cúi xuống cái nan tre đang vót dở trên tay, tuồng như không nghe thấy câu nói đầy bực bội buột ra từ Cải. Thì đã thấy Túc từ chỗ hiên không có chiếu đứng dậy đi lại, đặt chiếc chén vào khay, rồi đến ngồi xuống chỗ chiếu cạnh ông Mải, nói nhát gừng:

- Có ra nghị quyết thì nhỡ sau này cấp trên về kiểm tra, có sai cũng không thể quy vào ai. Việc cho đất đã được tập thể thường vụ quyết định cơ mà. Tập thể làm thì tập thể chịu, chứ riêng ai đâu. Chẳng lẽ lại kỷ luật cả tập thể thường vụ đảng uỷ. Thôi thì huề cả làng. Ai chả nói, chứ anh em ông Thuật, ông Lận còn thiếu gì khôn ngoan, lọc lõi mà chịu nước hớ.

- Thế còn ông Sa, bí thư đảng uỷ xã, cũng vào hùa với mấy người kia à? - Cải hỏi cắt ngang.

Túc thủng thẳng bảo:

- Vào hùa thì chưa chắc đâu bác ạ, vì ông Sa cũng không phải tay vừa, chính bữa thịt chó cái đêm kéo xong pháo lên đường cái mà em vừa nói, là do ông Sa nóng nảy đập chết con chó nhà chú em, nhỉ ông nhỉ, chứ nhu mì gì đâu. Nhưng lép vế thì hẳn rồi. Vì thường vụ có ba người, thì hai là anh em nhà Thuật, chỉ còn một mình ông Sa, sao lại không lép vế. Thế nên có người bảo, thường vụ đảng uỷ xã bây giờ nên gọi là “thường vụ nhà ông Thuật” mới đúng. Còn đảng uỷ thì, có bảy chấp hành khoá này, bên Phương Trì bốn, nếu kể cả tay Sinh, xã đội nữa, thì ba là anh em ông Thuật, còn Phương La một ông Sa, chỉ còn lại hai người thì Phương Trà này một, là thằng Sủng con nhà Sũng, nhưng cũng chỉ được làm cái chân văn hoá thông tin, kém xa ngoài Phương Lưu chỉ có một dúm người như cái trại lẻ mà họ cũng được một đảng uỷ viên, lại giữ chức phó chủ tịch phụ trách công an xã, mới oách chứ!

Cái tay Túc này, trông củ mỉ cù mì, lúc mới đến thấy nhà ông Mải có khách còn ngượng ngùng bẽn lẽn, thế mà vừa nghe thủng câu chuyện đã vanh vách thông tỏ ngõ ngàng bao nhiêu là chuyện trong làng ngoài xã. Cải ngồi nghe mà bần thần cả người, anh cố sắp xếp lại câu chuyện cho có đầu có đuôi, nhưng chỉ càng thêm rối tung rối mù, chứ không thể lần ra nút thắt. Có điều, Cải đã mơ màng nhận ra tình hình ở xã Tiên Trung đang có nhiều phức tạp, nếu không sớm giải quyết sẽ làm dân chán lản, mất lòng tin vào đảng bộ xã. Cải buột hỏi một câu lửng lơ, không biết là hỏi Túc hay ông Mải, hoặc chính mình:

- Không hiểu anh Trường có biết những chuyện ở dưới này?

Túc nói lấp lửng:

- Em nghĩ là ông ấy có biết, vì tháng nào chả về thăm bà mẹ vợ đang ở với vợ chồng ông Thuật bên Phương Trì. Nhưng biết là một chuyện, can ngăn hay không lại là chuyện khác.

Cứ để cái tay xã viên bất mãn này kể tội mấy ông cán bộ xã thì chẳng biết đến bao giờ mới hả cơn giận của hắn. Ông Mải cắt ngang:

- Ối giời, nói chuyện đất cát, nhà cửa, thóc lúa, công điểm hợp tác thì có mấy ngày cũng không hết. Như cái tay Xuất, thư ký đội này, vụ vừa rồi không có thằng Điền nó làm căng thì cũng chấm khống cho nhà mình vài trăm công là có hàng tạ thóc rồi.

Túc đế lời:

- Thì đã bảo làm to ăn to, làm bé ăn bé, làm xã viên thì ăn sá cày mà lại!

Cải trong lòng còn đang bực dọc, cũng không nín được cười, buột miệng hỏi:

- Ăn sá cày là ăn thế nào?

- Ối giời, bác lại còn hỏi em thế nữa! - Thấy vẻ mặt Cải vẫn ngay ra, Túc liền giải thích - Lẽ ra cày ngày một sào là được một công, nhưng chúng em cứ cất một đè một, thành ra cày ngày sào năm, sào mười. Thế không ăn sá cày là gì!

Cải ngao ngán:

- Ôi chao! Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ, mà lại thế a!

- Dân chúng em cũng muốn làm chủ lắm chứ. Nhưng khốn nỗi người ta có để cho chúng em được làm chủ đâu. Ruộng đất, trâu bò của bà con góp vào đấy. Công sức của mọi người đổ mồ hôi sôi nước mắt mới làm ra hạt thóc đấy. Thế mà người mặt bán đất lưng bán trời lại chỉ được ngày vài lạng thóc ướt; còn đứa thảnh thơi xách túi rẻo bờ thì được đủ cân đủ lạng, lại toàn thóc khô, thóc tốt. Thằng gù lưng làm cho thằng ngay lưng ăn, thì bụt cũng phải chau mày. vỏ quýt dày có móng tay nhọn, mấy người cậy quyền cậy thế ức hiếp dân lắm, tư túi nhau nhiều, thì bà con chúng em cũng phải có cách làm nuôi con cái, chứ chẳng lẽ đẻ chúng ra lại để chúng chết đói. Còn đã vào họp tác xã thì ai chẳng mong làm ăn khấm khá, nước nổi thuyền nổi, hợp tác giàu thì dân cũng giàu, chứ hợp tác đã nghèo thì dân cũng chỉ còn cách ăn cháo thôi, bác ạ. Thế nên hôm nọ nghe ông Mải nói: “Ông Cải về làm bí thư huyện rồi”, trong bụng em cũng thấy mừng: “Bác Cải về, may huyện mình có mở mày mở mặt ra được chăng”.

Cải bỗng thấy bồi hồi xúc động trước lời nói chân tình của một nông dân chất phác, lại như thấy có cái gì thân thiết tuột khỏi tầm tay. Anh nói với Túc, mà mắt lại nhìn sang ông Mải:

- Nhưng tôi về thì ông lại làm đơn xin ra Đảng rồi, chứ có chịu ở lại góp sức cùng đảng bộ giải quyết tình hình phức tạp đó đâu. - Nói đến đây, Cải bỗng như trút sự buồn bực, tức giận rất vô cớ. - Nói đến những chướng tai gai mắt thì ai cũng tỏ nỗi bất bình, có khi còn đùng đùng nổi giận, muốn lật tung lên tất cả nữa kia. Nhưng khi cần có mình góp sức gỡ bỏ cái gai ấy đi, thì lại né sang bên, như kẻ lẩn trốn, chả còn hiểu thế là thế nào nữa?

Vậy nhưng Túc vẫn hiểu câu Cải vừa nói là ngầm ý trách móc, hờn giận với ai. Túc nhìn Cải, cười cười:

- Thế thì bác chưa hiểu ông em rồi. Ông em làm đơn xin ra Đảng cũng là muốn giữ thanh danh cho Đáng đấy!

Ông Mải tiếp lời:

- Nói thật với bí thư huyện uỷ, lúc nhà cửa hư hỏng, động mưa là trong nhà như ngoài sân, tôi còn dám cho vớt cả ao gỗ lên lót đường kéo pháo. Giờ nhà xây sân gạch thế này, bấn sao tôi lại ra đảng. Nhưng đúng như Túc nó nói, chẳng qua cũng là muốn cho cái chi bộ này, đảng bộ này mạnh thực sự, trong sạch thực sự, chứ không phải chỉ là cái tiếng hão, cái danh hờ, còn thực chất bên trong lại rác rưởi, sâu bọ nhung nhúc, thì chỉ thêm làm mất thanh danh của đảng chứ nước mẹ gì. Thế nên, tôi mới tính nước rủ mấy ông đảng viên già làm đơn xin ra Đảng gửi lên huyện, tỉnh. Đơn tố giác còn sợ bức vách có tai, người này người kia thù oán, chứ của chính mình thì chẳng sợ ai thâm thù. Mà cấp trên đã nhận được đơn của mấy ông già này, hẳn là không nỡ làm ngơ, thể nào cũng cho cán bộ kiểm tra, tổ chức về tận nơi xem xét. Có cấp trên về tận nơi là có dịp nói thẳng, nói thật mọi điều hay, lẽ gian để đèn trời soi xét. Chứ còn cứ luẩn quẩn trong chân làng, ngõ xóm thì sao vượt khỏi ngọn tre, mà thấu tới thiên đình. Thế nên, ba chúng tôi mới làm đơn. Chứ còn cứ mũ ni che tai, thì dại gì lại đi làm cái việc ấy. Lúc mới nghe, anh giận quá mà bảo tôi là người “nông nổi”, cũng phải. Vì một người như anh, khi thấy những đảng viên lâu năm như chúng tôi xin ra Đảng không thể không ngờ vực, giận hờn, oán trách.

Cải như trút được mối lo, nét mặt bỗng tươi tỉnh:

- Thế mà ông không nói ngay từ đầu, làm con cứ ngỡ…

Ông Mải ngắt lời:

- Anh ngỡ tôi xin ra Đảng là vì thằng Điền chứ gì. Tôi biết trên huyện ông Trường, chủ tịch, ông Khanh, trưởng ban kiểm tra, rồi cả ông Giá, hồi còn làm bí thư huyện, cũng cho là thế. Nhưng thằng Điền nó bị cách chức chủ nhiệm từ năm ngoái, chứ đâu mới vài tháng nay. Mà tôi ngần này tuổi đầu, sao phải lận đận lên tận huyện xin các ông ấy một chữ “đại xá” cho con. Chả trách hôm trước vừa thấy tôi lên, ông Trường đã xồn xồn đuổi tôi về.

Cải bây giờ mới cảm thấy uẩn khúc của mình về ông Mải được giải toả. Nhưng còn cậu con trai ông vừa nhắc tới? Chờ cho ông hút xong điếu thuốc, anh mới với tay kéo cái điếu về phía mình, hỏi:

- Con cũng chưa hiểu thực chất việc Điền nó bị kỷ luật là thế nào, ông nhỉ?

- Kìa, bà ấy đi chợ về rồi kia. Anh Túc ới em Viên một câu, xem nó ở đâu, về làm cơm cho bà. Còn anh Cải cũng đi rẻo xem vườn tược, ao chuôm một lúc cho khuây khoả. Chuyện còn dài. Anh ở lại đây chơi, tối nay em nó đi học về, anh em chuyện trò mới đã.

Tôi ở bộ đội về giữa vụ gặt chiêm-xuân. - Hai anh em, Cải và Điền, vừa đặt mình xuống giường là Điền vào ngay câu chuyện. - Bấy giờ làng Phương Trà tôi đang khuyết chân đội trưởng sản xuất. Thực ra cũng không phải khuyết, mà chị Khang đến tháng đẻ. Bà con không muốn để người đàn bà bụng mang dạ chửa ngày ngày chạy xong xóc ngoài đồng, nên cho chị nghỉ chờ ngày nằm cữ. Tôi về còn chân ướt chân ráo, nhưng bà con tín nhiệm, cứ bầu, đành phải nhận. Công việc mới mẻ, nhưng với tôi cũng không phải lần đầu. Dạo học xong lớp mười, thi đại học trượt, lại chưa có đợt tuyển quân, tôi ở nhà làm đội trưởng một thời gian, rồi mới nhập ngũ. Nhưng dẫu sao trước kia tôi làm đội trưởng là của hợp tác làng; còn bây giờ là hợp tác toàn xã, quy mô lớn, chỉ một đội sản xuất bây giờ bằng cả một hợp tác xã ngày xưa rồi.

Đội Phương Trà của tôi có hơn hai trăm hộ, ngót một trăm héc ta đất canh tác, tương đương với gần hai trăm bảy mươi mẫu Bắc bộ. Trừ cánh đồng Dâu ruộng cao trồng thuốc lào và hoa màu, còn lại đều cấy năm hai vụ lúa, tuy không vào loại mật điền, nhưng cũng không thuộc loại chó ăn đá gà ăn sỏi. Với điều kiện dân cư, đất đai như thế, lẽ ra là thuận, anh nhỉ. Nhưng không riêng Phương Trà, mà cả hợp tác toàn xã Tiên Trung này, vụ nào cũng buông tay gặt là bỏ bữa tối, chỉ còn ngày hai bữa sáng, trưa, ăn để có sức mà ra đồng, chứ lắm nhà nhiều con cũng phải chia nhau từng bát. Tối đến đi từ đầu làng đến cuối làng chỉ thấy nhà nào nhà ấy im phăng phắc, một tiếng chó sủa cũng không, vì xã này nghiêm lắm, từ khi có chỉ thị của chính phủ cấm nuôi chó, cả xã tuyệt không còn một con chó nào. Có hôm tôi đi học trên thành phố về nhỡ phà, mãi khuya mới về tới làng, rõ ràng đã đi qua cửa chùa, tới quán ông Mận rồi mà tóc gáy vẫn cứ dựng hết cả lên, cảm giác giờn giợn như đi giữa bãi tha ma với những cái bóng ma đói vật vờ lúc ẩn, lúc hiện trước mặt.

Tôi nhận chân đội trưởng giữa vụ gặt tháng năm, nên suốt ngày cứ phải chạy xong xóc ngoài đồng. Thúc bà con gặt nhanh những chân ruộng trũng để nhỡ có mưa lụt cũng không lo lúa má mộng mạ ngoài đồng. Đuổi trẻ đi mót dứt cả bông thóc đút vào giỏ, vào bao. Thuê thêm thuyền, điều thêm người chở lúa về bến, vác lúa lên sân trục đập…Thôi thì cứ rối tinh rối mù, không còn định được việc gì trước, việc gì sau. Thế nhưng công việc nào có chạy. Một cánh ruộng chỉ ngót chục mẫu mà có tới gần trăm người cắt gặt, lượm bó, khuân vác, vận chuyển lúa xuống thuyền, chở về, nhưng vẫn câu dầm hai ngày mới xong. Lúa hôm nay gặt về cứ xếp đống trên sân kho, chờ gặt buổi mai, ngày kia mới trực đập. Vì cả đội mới có một chiếc máy tuốt lúa chạy dầu lậm tịt, sáu bảy người đứng tuốt cả ngày không sao nổi ba mẫu lúa.Trời tháng năm lại cứ sụt sùi khi nắng khi mưa. Lúa gặt ướt xếp đống, chỉ mưa vài ngày là nảy mộng hết. Buổi chiều ở ngoài đồng về, tôi bảo mấy bác tuốt lúa trên sân:

- Tối nay các bác tranh thủ làm đêm một hôm cho xong đống lúa này. Mai trời có mưa cũng không sợ. Còn như không mưa thì lại càng có máy, gặt về đến đâu tuốt luôn đến đấy.

Một ông quay lại, hỏi ngay:

- Đội trưởng khoán chỗ này bao nhiêu công thì nói thẳng ra. Chứ còn vẫn trả điểm như mọi khi thì bọn này nghỉ cho khoẻ, mẹ cháu nó mới mua rượu cho mà uống chứ.

Ông ấy nói xong, những người có mặt trên sân kho cười hơ hớ, có lẽ họ hiểu lý do mẹ cháu mua rượu cho uống là để làm gì. Còn tôi, chỉ lo đêm trời lại đổ mưa, liền hỏi lại ông:

- Vậy bác đinh tuốt xong chỗ này chừng bao nhiêu công?

Ông ấy nói giọng chán ngán:

- Công bao nhiêu là ở cán bộ định đoạt, chứ phó thường dân chúng tôi làm sao dám đưa ra.

- Bác không là cán bộ, nhưng là người trực tiếp làm. Công sức hao tốn bao nhiêu, bác còn rành bằng mấy nhũng cán bộ chạy bờ như cờ lông công ấy chứ.

Nghe tôi nói câu ấy, ông ta bỗng khà khà cười. Không biết ông cười vì cái gì, chỉ biết sau đó cái nhìn của ông với tôi đã có phần dìu dịu, ấm áp hơn ban nãy. Một bà đang cầm trang kéo thóc trên sân, vội đỡ lời:

- Thôi, chú ấy đã nói thế thì cánh ta cứ xin chín công chia cho sáu, mỗi người công rưỡi. Nếu để mai, vẫn phải sáu người tuốt cả ngày chưa chắc xong. Mà trời này, mai chắc gì tuốt được cả ngày. Khéo lúa lại xếp đống, nảy mộng cũng chưa biết chừng.

- Các bác cứ làm đi. Đội trả gọn các bác mười công. Nhưng chỉ nội đêm nay phải xong đấy!

Tôi nói dứt khoát. Mấy người gần như đáp cùng một lúc:

- Được! Đội trưởng cứ yên tâm.

Tôi về nhà ăn cơm tối. Dẫu túng thiếu thì mùa màng vẫn phải ăn ngày ba bữa, mới có sức làm lụng, chứ chưa thể cắt bữa tối, có cắt cũng phải gặt hái, cày cấy xong. Ăn xong, tôi đi hội ý ban đội. Cũng nói để anh biết, ban chỉ huy đội sản xuất có ba người, ngày gặp nhau không biết bao nhiêu lần, nhưng tối nào cũng phải ngồi lại với nhau, nhiều khi chẳng để làm gì, nhưng dường như không ngồi lại với nhau, điểm lại từng công việc trong ngày, nhắc nhau việc này việc kia, bảo nhau mai làm gì, ở đâu, thì dẫu khi lên giường rồi, vẫn thấy như còn thiêu thiếu cái gì chưa làm xong. Có lẽ tôi quen tác phong trong quân ngũ, làm theo điều lệnh, tối nào cũng điểm danh rồi, hay sao ấy. Mọi tối hội ý ban đội không có gì tranh cãi nhiều, chị Kha, đội phó, anh Thế, thư ký, thường tán thành ý kiến của tôi đưa ra. Nhưng tối ấy, anh Thế phản đối việc tôi khoán tuốt lúa rất kịch liệt. Lý do: Nay khoán gọn xã viên tuốt lúa, mai người ta đòi khoán cày bừa, cấy gặt, có khoán không? Tốt nhất là từ trước đến nay làm thế nào, giờ cứ thế mà làm, đừng cầm đèn chạy trước ô tô, làm khác đi, bị trên phê bình thì mình anh chịu, chứ ban đội không chịu chung trách nhiệm đâu. Nói đi nói lại mãi, anh Thế cũng chỉ giữ ý mình. Còn chị Kha thì đúng là rằm cũng ư mười tư cũng gật, bên nào cũng bảo được, được đấy, nhưng không ngả hẳn bên nào. Cuối cùng, tôi phải lấy quyền bí thư kiêm đội trưởng quyết định cứ để bà con làm, rồi rút kinh nghiệm, nếu bà con cho là hay, có lợi cho tập thể, lại có lợi cho cả xã viên thì ngày mai, ngày kia tiếp tục cho làm theo cách khoán tuốt lúa, còn không, lại sửa, cũng chưa chết ai cơ mà.

Đến mãi hơn chín giờ tối, tôi mới ra đến ngoài sân kho. Thấy đống lúa lúc chập tối còn to như đống rơm, nằm chạy dọc cái sân gạch rộng tới bảy sào, giờ đã vợi đi già nửa. Cứ đà này, chỉ khoảng mười một giờ đêm là đống lúa hết bay. Nhìn mọi người tuốt lúa hào hứng, mải miết tôi cũng thấy yên tâm về quyết định của mình. Hai chiếc máy tuốt, mỗi máy ba người đứng dàn hàng dọc, người nào người ấy hai tay cầm lượm lúa chít đẫy, đặt trên máy, còn chân đặt trên bánh đà, cứ thế quay đều. Những hạt thóc rào rào bật ra, trông như những chùm hoa cải vàng, ai đó tung lên thành cầu vồng rơi xuống sân như mưa rào. Phía hai đầu sân, gần chỗ hai chiếc máy tuốt lúa là bốn năm người, phần đông là nữ giới, tới tớp nhặt từng lượm rơm mấy người đứng máy vất ra, rồi lại nhanh tay rũ sạch rờm, chí còn lại toàn rơm, mới vất ra sau lung thành đống cao to như đống núi. Lượn đi lượn lại trên sân là hai bác nam giới đang kéo trang cào gọn thóc vào từng đống nhấp nhô như bát úp. Thấy tôi ra, anh Túc hỏi: “Chú thấy chúng tôi tuốt thế này nhanh hay chậm?”. Tôi chưa trả lời ngay câu hỏi của anh, mà hỏi lại mọi người: “Các bác thấy thế nào, khoán tuốt từ chập tối đến giờ hơn, hay để mai điều người làm ban ngày hơn?”. Ông Thi, một người đã gần sáu mươi, nhà neo người vẫn ham công tiếc việc, nhận tuốt lúa tối với mấy người ở độ tuổi trung niên, vừa quay lại phía sau nhặt lượm lúa cầm tay vừa bảo: “Làm thế này tiện nhiều chứ. Lúa chiêm gặt về trục tuốt được ngay thế này, dẫu gặp mưa đến mấy ngày cũng không lo mộng bủi gì nữa”. Một người khác tiếp lời: “Tranh thủ tuốt đêm để mai tập trung lao động ra đồng gặt nhanh lúa về là phải rồi. Đội trưởng cứ phát huy khoán tuốt lúa thế này cả vụ chúng tôi cũng làm”. Một chị đã đứng tuổi vội bảo: “Mới từ chập tối đến giờ đã thấy mệt bở hơi. Cả vụ thế này khéo lăn kềnh ra mà chết à!”. Một anh đứng cạnh vừa tuốt xong lượm lúa, vứt rơm ra ngoài xong, quay lại bông phèng: “Lăn kềnh ra thì chỉ có sướng, chứ sao mà chết được hả em!”. Chị kia cười ngặt nghẽo: “Khỉ gió cái nhà anh này, người ta nói ngay, lại bẻ ra eo”.

Nhìn mọi người vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ, tôi cũng thấy nhẹ cả người. Tôi vào hiên nhà kho, chỉ thấy mỗi cái đèn hoa kỳ, ngọn nhỏ như hạt đỗ, đê bên cái điếu bát. Âm chén, nước nôi không; có cái gì. Dẫu là về đêm, tiết trời đã bớt nóng, nhưng tháng năm thời tiết vẫn oi ả. Thế mà từ chập tối đến giờ, ngần kia người làm quần quật, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, vẫn không có hớp nước uống. Tôi gọi ông Lạc, tổ trưởng bảo vệ vào, hỏi sao bác không nấu cho bà con nồi nước? Không có chè thì nước vối, hoặc nước sôi để nguội cũng được. Chứ ai lại để người ta ra cái bể nước mưa ở đầu nhà bếp, ngay gần chỗ nhà vệ sinh, mà uống thế bao giờ. Nhưng ông tổ trưởng bảo vệ lại nghĩ là tôi chưa nắm được quy định, chẳng biết từ bao giờ, nói ngay: “Xưa nay không có lệ nấu nước cho thợ gặt đập lúa uống đâu, ông đội ạ!”. Dẫu mới về, tôi cũng được nghe nhiều người nói về ông cựu chủ nhiệm hợp tác nửa đằng trong của làng tôi (cái thời làng tôi còn là hai hợp tác xã). Trước ngày sáp nhập các hợp tác xã làng lên quy mô hợp tác xã toàn xã, ông Lạc cùng một số cán bộ chủ chốt quyết định làm ngay một cuộc “tam thanh”. Đầu tiên là thanh lý tài sản, gọi là của “rẻ tiền mau hỏng”, gồm một loạt thứ trang bị ở trụ sở hợp tác như tủ đựng tài liệu, bàn ghế làm việc, tiếp khách, đồ dùng cấp dưỡng mỗi khi hợp tác có hội họp hoặc khách khứa về thì nấu nướng, ăn uống khỏi phải mượn nhà dân…Tiếp đến là thanh lý cái ao nuôi thả cá rộng hàng mẫu ở trước cửa đình, cho bán theo cách đấu thầu, bốc thăm, nhà nào bỏ tiền cao nhà ấy được. Dĩ nhiên, chỉ có nhà có máu mặt mới đủ sức mua, chứ người nghèo túng sao mà mua nổi. Tôi cũng nói luôn để anh biết, xưa kia làng tôi có cái đình to lắm. Theo các cụ kể lại, ngày xưa xã này chỉ có ba làng, không, Phương Lưu xưa chưa thành làng, mới chỉ là cái trại lẻ giữa đồng không mông quạnh, thì cả ba làng đều có đình. Nhưng đình làng tôi vẫn là to nhất, tuy về số dân, làng tôi lại không bằng làng Phương Trì bên kia. Mãi đến những năm tôi cắp sách đi học lớp một, lớp hai vẫn còn được học ở cái dải vũ đình làng, tuy đã bị đại bác bắn sập từ hổi kháng chiến chống Pháp, sau hoà bình mới sửa chữa lại, mà vẫn còn rộng bằng cả hội trường xã bây giờ. Nhưng sau này, khi sáp nhập các hợp tác nhỏ thành hợp tác toàn xã, người ta phá dỡ hết các đình miếu, chứ trước làng tôi cũng có đủ đình to, miếu đẹp, xóm làng sầm uất lắm. Đình làng đã to, trước đình lại có cái ao rộng và đẹp lắm, bốn chung quanh lát gạch, có xây bậc tam cấp lên xuống. Sau này, thời gian mưa nắng bào mòn, và cả con người tàn phá, làm bờ ao nhiều chỗ hư hỏng, hễ mưa to là lụt, cá mú phóng đi vô tội vạ. Nhưng thói đời để thì còn, bán đi thì mất. Cái ao đình to đẹp là thế mà trước ngày sáp nhập hợp tác nhỏ thành hợp tác toàn xã, ông Lạc cho bán cái ao đình, bảo để lấy tiền xây cống Châu giảm bớt úng lụt cho cánh đồng Thom, gọi là thanh tân (cải tạo, làm mới) lại đồng. Nào ngờ mất cả chì lẫn chài. Ao đình thành ao nhà. Còn cống Châu thành cống Cháo. Vì trước chưa có cống nước còn chảy tràn đi các nơi, xuống đầm sâu, ra đồng trũng, vào kênh mương hàng xã, hàng huyện. Nhưng xây xong cống thì như người bị vít cuống họng, ngạt thở, nước chảy chậm rì rì. Thế là trước có bị úng lụt cũng chỉ một, hai ngày là nước rút; nhưng nay thì năm bảy ngày, thậm chí nửa tháng, cánh đồng Thom vẫn còn ngập nước trắng băng. Mấy năm ấy tôi còn ở bộ đội, khi về nghe kể lại cái chuyện “tam thanh” hồi ông Lạc làm chủ nhiệm hợp tác xã nhỏ, nghĩ vừa thương vừa giận ông, người đầu têu ra cái cảnh chợ chiều rã đám, trước khi hợp tác nhỏ sáp nhập thành hợp tác xã có quy mô lớn. Được chứ sao không được. Nhưng thực ra có chấm mút cũng chẳng đáng gì, vì hồi ấy, giá trị tài sản của một hợp tác nhỏ cũng không đáng là bao. Thế mới thương. Ba cái tủ đựng tài liệu và bàn ghế văn phòng hợp tác xã, ông Lạc mang chia cho cán bộ từ chánh phó chủ nhiệm đến đội trưởng, kế toán, tài vụ. Còn ao bán đi, dĩ nhiên là công khai, nhưng mức giá thấp gần như cho, và người trúng thầu cũng không ai khác là ba anh chị em nhà ông ấy. Thế mới lời ra tiếng vào rác tai. Nhưng rác tai nhất là cái cống, đến mấy năm liền xã này bị mất mùa lây vì cái cống ấy, hễ mưa to vài hôm là úng ngập, có vụ tháng năm mưa ngập trắng hàng tuần, lúc nước rút lúa mọc mộng xanh mặt nước.

Giờ tôi nghe ông Lạc nói câu ấy không hiểu có ý gì, nhưng chắc không phải ông không muốn kiếm ấm nước, ít ra là đun sôi để nguội, cho đám tuốt lúa uống đêm nay, không nỡ để họ uống nước mưa ong bể của bếp bảo vệ, vì những người làm kia có cả con rể, con gái ông chứ đâu chỉ có người dưng. Vậy có thể ông nhắc khéo tôi làm đúng cương vị người lãnh đạo, Cần gì có quy định thì làm, không có thì thôi, chớ đi quá đà kẻo lại như ông, roạch một cái từ chủ nhiệm xuống phó thường dân chưa biết chừng. Nhưng ông khác, tôi khác. Ông làm cuộc “tam thanh” để đục nước béo cò, ít nhiều chính ông hay những người ong gia đình, họ tộc, bạn hữu cũng được phần lợi lộc. Còn tôi, ong số gần hai mươi người đứng máy tuốt, giũ rơm, cào thóc kia, có ai là người nhà tôi đâu. Mà dẫu có, cũng phải làm cật lực cùng mọi người, lát nữa mới được tính công, chứ đâu chỉ ngồi chơi xơi nước được. Mãi mấy năm sau, khi tôi bị kỷ luật, hằng đêm nằm vắt tay lên án suy nghĩ và nhớ lại những việc mình làm từ ngày xuất ngũ về địa phương, tôi luôn nghĩ tới câu nói của ông Lạc với tôi cái đêm đầu tiên tôi cho khoán tuốt lúa ở sân kho vụ chiêm năm ấy. Tôi là người có học, ít ra cũng hết lớp mười, lại có hàng chục năm ong quân ngũ, chưa bao giờ tin vào một cái gì mang màu sắc duy tâm thần bí. Thế mà mỗi khi nghĩ lại những việc đã qua, những người đã gặp, ong í tôi lại hiện về cái dáng vóc thấp bé, nước da ngăm đen rắn chắc và giọng nói như chắt ra từng lời của ông Lạc, khi tôi hỏi đến nước nôi cho đám thợ tuốt lúa đêm ấy: “Không có lệ nấu nước cho thợ tuốt lúa uống đâu, đội ưởng ạ!”. Đúng là: “Nhân bảo như thần bảo”, phải chăng với sự từng ải của mình, ông chủ nhiệm hợp tác nhỏ ngày nào đã nhắc khéo tôi chớ làm cái gì vượt ra ngoài quy củ được định sẩn, kẻo lại rơi vào vết xe của chính ông đấy. Nhưng con người ta khi đã quá ham mê cũng dễ ở lên mù quáng, hay ít ra cũng như người quáng gà, chỉ nhìn rõ cái mình ham mê, còn mọi thứ đều mờ mờ nhân ảnh. Thế nên, khi ấy tôi nói với ông Lạc có phần hơi sẵng: “Không có lệ thì từ nay thành lệ, ôn? chạy vào bà Quý mua lạng chè, rồi về nấu nước pha à cho bà con uống. Tiền, bảo bà ấy ghi sổ nợ. Đội ả thì ả chứ sao”. Thực, khi ấy tôi không thể ngờ, chỉ mỗi lạng chè tôi bảo ông Lạc đi mua mà sau này ở lên rắc rối, nào là tôi không có ý thức tôn ọng tổ chức, kỷ luật, từ khi mới làm đội ưởng đã tự ý phá bỏ quy định, lập quỹ đội chi dùng vô tội vạ, chỉ riêng ký sổ nợ tiền mua chè thời gian làm đội ưởng đã lên tới mấy ăm đồng. Nhưng đấy là chuyện về sau. Còn giờ tôi đang nói với anh về cái đêm đầu tiên tôi cho khoán tuốt lúa.

Khi mọi người nghỉ tay uống nước, hút thuốc xong, bà con lại ra sân, người tuốt lúa, người giũ rơm, cào rờm, ang thóc. Ông Lạc xách chiếc đèn bóng làm bằng cái vỏ chai cưa đầu cưa đít, lững thững đi vào gian đẩu nhà kho, nơi dành cho tổ bảo vệ nghi ngơi. Còn tôi ngồi một tý đã thấy mỏi lưng, ngả ngay xuống chiếc chiếu ải ên cửa nhà kho ngủ đi mất. Không biết tôi nằm như thế được bao lâu, vì đồng hồ tay tôi không mang, còn cái loa của đài uyền thanh xã mắc ên nóc nhà kho thì tuần chỉ kêu có hai tối thứ bảy, chủ nhật, hôm ấy tôi nhớ là một ngày giữa tuần. Tôi chi biết mình ngủ say lắm, say đến mức nghe láng máng như có người gọi đúng tên mình, lại không phải là mình, nhưng rồi vẫn ú ở như là thưa, như là nói với ai câu gì đấy, lại chẳng nói gì cả. Mãi đến khi có ai đó vào lay lay đầu tôi, hỏi: “Có xúc thóc vào, hay để ngoài sân mai phơi luôn, hả anh Điền ơi?”. Bấy giờ, tôi mới choàng dậy, mở bừng mắt, không còn biết mình tỉnh hay mơ. Mới chập tối đống lúa còn cao là thế, giờ đã không còn một lượm. Hai chiếc đèn soi cá của nhà ai mang ra, hắt ánh sáng vàng xuộm xuống cái sân đầy thóc. Khi mọi người cầm đèn lục tục ra về, tôi vẫn còn như mơ ngủ.

Mọi khi đống lúa ấy, gì chứ hai chục người tuốt đập, giũ rơm, cào rờm, ang thóc cả ngày là cái chắc. Có khi kẻng tan buổi làm, đống lúa chỉ còn mươi gánh người ta cũng đóng máy nghỉ, buổi sau làm tiếp, chứ chẳng tội gì lại cố tý nữa cho xong. Nhưng tối nay chỉ chừng năm tiếng đồng hồ đã xong. Máy lại không ục ặc một tý nào. Mà sao mọi ngày máy hay ục ặc thế, nào tuột xích, ật bi, sang bánh đà, có hôm đang chạy máy khựng lại, tưởng làm sao, vội gọi thợ đến tháo tung ra, thì chỉ là hết dầu. Thôi thôi, khéo không đêm tối các bố, các mẹ tuốt cho nhanh cho chóng rồi về, chứ làm sao lại nhanh thế được cơ chứ. Tôi hốt hoảng đến góc sân ngổn ngang những lượm rơm vừa tuốt xong, vơ vội một nắm lên sờ sờ nắn nắn từng bông, rồi lại từ ngang cây lên tận chúp cây rơm. Tuyệt nhiên không thấy một hạt, một gié thóc nào còn sót lại ong rơm. Tôi vất nắm rơm ấy xuống, rồi lại đầu kia vơ một nắm khác lên. vẫn như lần ước, sờ sờ nắn nắn từng bông, từng gié lúa. Không thấy một bông, một hạt thóc nào còn sót lại. Nhưng để chắc chắn, tôi vẫn sục tay vào đống rơm vơ một nắm ôm vào trong nhà, gọi ông Lạc dậy. Ngọn đèn soi cá được thắp lên. Tôi và ông mỗi người cầm một nắm rơm soi ra ánh đèn. Lượm nào lượm ấy chỉ còn ơ ra những thân cây tướp hết lá. Ông Lạc, với giọng tùng ải, bảo: “Cái giống tuốt lúa bằng máy, lăn giở đều tay, đến hạt lép cũng phải rụng, chứ đừng nói hạt chắc. Tuốt máy hơn đập tay là thế, chứ không chỉ nhanh thôi đâu, chú ạ”. Nhưng bao nhiêu vụ nay đã tuốt lúa bằng máy mà có nhanh đâu. Vụ nào lúa gặt ngoài đồng về cũng phải ủ ên sân kho qua đêm, chứ không hôm nào tuốt ngay được hôm ấy, là lẽ làm sao?

Đêm ấy, tôi không sao ngủ được. Cái câu hỏi kia cứ như ma chơi quay đảo ong đầu. Rõ ràng chỉ mấy tiếng đồng hồ buổi tối, họ đã làm nhanh gọn cả sân lúa, mà nếu để đến mai, vẫn những con người ấy, làm cả ngày chưa chắc đã xong. Cái gì tạo ra sự cách biệt ong cách làm việc của chính những con người ấy. Con người ta kể cũng lạ, ở chỗ nào lâu, làm việc gì nhiều, thường tự cho mình am hiểu kỹ về nơi ấy, việc ấy, khi làm cứ thế làm, được hỏng không cần đúc rút nguyên nhân. Đấy cũng là một thói quen tệ hại, một cách giẫm chân tại chỗ, chứ chẳng phải là sự từng ải, dầy dạn gì đâu. Tôi không thích làm theo thói quen, lặp đi lặp lại dễ thành nhàm chán, nhưng tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hệ quả. Nên cứ ằn ọc nghĩ ngợi cả đêm. Gần sáng tôi lay ông Lạc dậy. Tay vừa dụi mắt, ông vừa hỏi giọng rất tỉnh, như cũng cả đêm không ngủ: “Đội ưởng không ngủ được, chắc muốn uống à, để tôi đi đun siêu nước nhá”. Tôi bảo: “Không cần bác ạ, nước ong tích kia vẫn còn. Cháu thấy bác cứ ằn ọc thì gọi bác dậy nói chuyện cho vui thôi”. Ông Lạc nhìn tôi, hỏi: “Anh biết tôi ằn ọc là do cái gì không?”. Tôi bảo: “Dạ, cháu làm sao biết được ong đầu bác nghĩ gì!”. Ông Lạc cười: “Thế mà anh biết đấy!”. Ông chủ nhiệm hợp tác xã nhỏ nửa làng ong, như cách người làng tôi đến nay vẫn gọi thế, là ai cũng hiểu nói đến thời nào rồi. Ông chủ nhiệm hợp tác xã nhỏ nửa làng ong dường như vẫn còn cái máu của người đứng mũi chịu sào, dù việc to việc nhỏ vẫn để mắt tới, chứ không vì cái chức quyền đã tuột khỏi tay rồi thì cũng buông xuôi luôn. Tôi cười, nhìn ông Lạc hỏi theo kiểu người ta đánh bài ngửa: “Vậy thì bác nói xem, bác biết cái gì cháu nghĩ ong đầu? Rồi cháu sẽ nói vì sao bác ằn ọc khó ngủ”. Ông Lạc móc chiếc bật lửa ong túi áo, bật lửa, châm vào ngọn đèn hoa kỳ nhỏ như hạt đỗ xanh, rồi quay ra tắt cây đèn soi cá eo ngoài hiên. ời tháng năm, hừng đông đã rực một màu đỏ ối. Ông Lạc quay vào, ngồi xuống chiếc bàn uống nước đặt bên chỗ nằm, bảo: “ời này chỉ một hai ngày nữa là mưa lụt đấy, anh ạ. Muốn gặt nhanh gọn thì cứ phải cho khoán như tuốt lúa tối qua thôi. Đã khoán tuốt được thì sao không cho khoán gặt?”. Thì ra, điều làm ông mất ngủ cũng là điều tôi nghĩ mung lung cả đêm. Nhưng với một người từng lo toan công việc xóm làng bao năm ời, ông Lạc có phần còn nghĩ xa hơn tôi tưởng. Tôi vội hỏi: “Sao bác lại nghĩ đến việc cho khoán gặt?”. Ồng Lạc nói như từ lâu đã nung nấu lắm: “Khoán tuốt lúa ong sân, khoán gặt ngoài đồng, hay gì gì chăng nữa, cái chính vẫn là người ta phải thực lòng, phải tự giác mới được. Chứ cứ bắt phải thế này, phải thế kia, nhưng người ta không thực lòng, không tự giác, thì một cán bộ, chứ đến mười cán bộ cũng chả có sức đâu theo xã viên mà thúc như thúc tà được mãi”. Được lời như cởi tấm lòng, tôi quay sang nói với ông: “Bác ủng hộ cháu nhá!”. Ông Lạc nói chắc như đinh đóng cột: “Không riêng tôi, nhiều người ủng hộ. Cứ yên tâm làm đi!”.

Thế là hôm sau tôi giao toàn bộ cánh đồng Bùn, hơn ba mươi mẫu, cho bà con gặt khoán. Lao động chính gặt một sào, phụ mười thước, tính bằng một công. Lấy lao động làm chuẩn, nhưng ên thực tế tất cả những người ong gia đình có khả năng cắt, lượm, bó, khuân vác lúa đều được ra đồng làm, chứ không nhất thiết chỉ có người lớn mới được ra đồng như mọi khi. Có một thực tế là lâu nay cứ đến mùa gặt, các ường lại cho học sinh nghỉ, ít là một tuần, nhiều đến chục ngày. Nói rằng cho nghỉ học đê các cháu giúp bố mẹ gặt hái, nhưng cơ chế ngặt nghèo của hợp tác xã có cho ẻ con dưới mười sáu tuổi ra đồng làm lụng giúp bố mẹ đâu. Thậm chí có vụ còn cấm ẻ con bén mảng ra đồng, ngoại ừ một việc là dong âu ra và đón âu về cho thợ cày. Cứ như thể chúng là lũ phá hoại, hễ ra đến đồng là tuốt lúa, bẻ ngô, phải kiên quyết ngăn chặn. Thế nhưng, chẳng mấy vụ cấm đoán, ngăn chặn được. Bởi không ai nỡ để con ở nhà chơi bời lêu lổng, mà ngoài đồng thóc rơi vãi từng đống, lúa gặt sót ê hề. Vậy là những nhà có con cái chạy nhảy được bố mẹ bày cho đủ mọi cách để ra đồng, mẹ gặt đi ước con mót theo sau. Hễ thấy bóng bảo vệ là chúng chạy toá hoả như vịt tháng sáu, có đứa láu cá ngồi thụp xuống giữa hai ống quần mẹ, còn bà mẹ thì đứng đực ra, tay hua hua cái liềm như thể chí đường cho bảo vệ đuổi đứa mót. Nhiều lần tận mắt thấy những cảnh ấy trên cánh đồng, tôi không sao diễn tả được tâm ạng của mình khi ấy, vừa ngao ngán, tiếc nuối, lại vừa cảm thông, chia sẻ. Nhưng điều buồn nhất, là lâu nay chúng ta vẫn hô hào đến khản cổ “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”, nhưng ba tháng ông cây đến ngày lấy quả thì chỉ vì muốn được nhiều công điểm, mà người ta cắt gặt vội vàng để sót, để rơi rụng không biết bao nhiêu là thóc ở ngoài đồng. Rồi lại tự lập luận rằng lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt, bố mẹ cắt không hết thì đã có con cái theo sau nhặt, chứ có mất đi đâu đâu(!). Quả như lời ông Lạc, cái chính là người ta có thực lòng, có tự giác hay không. Chứ một khi lòng người đã không thuận, thì mọi sự ràng buộc đều ở nên mỏng manh, chắp vá, tạm bợ kiểu chân không chằng, đầu không chốc, không thể bền vững được.

Thế nhưng, khi khoán gặt cho xã viên thì ngay ngày đầu tiên đồng Bùn đã đông nghịt người gặt từ sáng sớm. Thôi thì chồng nào vợ ấy, mẹ nào con ấy, từ mờ đất đã í ới gọi nhau dậy cơm nước, rơm đai, liềm hái, xe cải tiến kéo ra đồng nhận ruộng gặt. Đội cử ra một tổ bốn người khoẻ, nhanh nhẹn, dậy sớm đi đo lúa, giao cho từng gia đình cắt gặt, chiều lại ra kiểm a xem cắt gặt có sót lúa, rụng thóc không? Được hai ngày, chính xác là một ngày rưỡi, thì chiều anh Thế đi họp xã về bảo tôi: “Đội mình bị phê bình là dong công phóng điểm đấy. Cả bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban xã và chủ nhiệm hợp tác đều yêu cầu đội Phương à thực hiện đúng quy định: Chỉ xã viên mới được ra đồng, nghiêm cấm cảnh mẹ gặt đi ước, con mót theo sau. Nhất thiết phải gặt tập ung, ra đồng, về nhà theo hiệu kẻng”. Không hiểu sao mấy ông ên xã lại sợ “dong công phóng điểm”, hay sợ người khác làm ái với cái việc lâu nay họ vẫn làm là “phạm thượng”, mà chưa tiện nói ra chăng. Dẫu sao, tôi vẫn bảo anh Thế: “Dù có phải chi thêm vài ăm công, nhưng lúa được đưa về nhà nhanh, ít rơi rụng, nhỡ có mưa to gió lớn cũng không để lúa nảy mộng ngoài đồng là lợi to rồi. Anh cứ động viên bà con làm, xã có phê bình tôi xin chịu ách nhiệm, chứ không để ảnh hưởng đến ban đội đâu”. Thật may cho chúng tôi, hay nói như ai đó, làm việc gì mà có ời phù ắt là thành, đội tôi vừa buông tay liềm gặt xong hơn năm chục héc ta lúa, sớm nhất hợp tác, thì cơn bão số 3 ập đến tàn phá không biết bao nhiêu mà kể. Ông Thuật, hồi ấy làm phó chủ tịch uỷ ban xã, thay mặt đảng uỷ xuống lệnh cho tôi điều người ở Phương à sang hỗ ợ bên Phương ì gặt chạy lụt cánh đồng cửa chùa Đôi. Tôi vừa bị phê bình về tội xé lẻ cho xã viên khoán gặt, ái quy định tập ung quy mô lớn, giờ lại phải điều người sang gặt chạy lụt cho một đội lâu nay vẫn làm ăn rất đúng quy cách. Kể cũng ái khoáy. Nhưng sót ruột vì lúa đang ngâm nước ngoài đồng, tôi vẫn đưa bà con làng này sang gặt cho Phương ì.

Nhưng thật ngược đời, xong vụ gặt, một hôm tôi lên xã họp, ông Thuật gọi tôi vào phòng làm việc của ông, nói vẻ thân tình, nhưng nghe ra lại đượm ý răn đe: “Chú mới ở bộ đội về, lại mới làm đội ưởng, kinh nghiệm còn ít, chúng tôi cũng bỏ qua. Nhưng nếu vụ sau còn khoán thế nữa là kỷ luật đấy!”. Cái lợi đã nhỡn tiền, còn đe kỷ luật. Kể cũng đáng sợ. Nhưng tôi nghe vậy, biết vậy, không nói lại với ông ấy nửa lời, vì biết có nói cũng chẳng lại, bởi những người như ông Thuật đâu dám đi ngược lại ý kiến của tập thể, của cấp ên, chỉ biết răm rắp làm theo, bất kể đúng hay sai mà thôi. Thế nhưng, có người ong đội biết tin, lại khích lệ: “Các ông ấy nói thế nào, mặc. Cái gì lợi cho bà con xóm láng, cứ làm!”.

alt
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc