https://truyensachay.net

Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 370 - Binh Lính Đào Ngũ.

Trước Sau

đầu dòng
- Tại sao vậy?

Lưu Cảnh hỏi với vẻ mặt khó hiểu.

- Tháng trước phụ thân nàng phái người tới đón nàng, đồng thời đưa đến cho nàng một tờ “khứ thư” của Lưu Tông, Thiếu Dư chính vì việc này mà trở mặt với phụ thân.

“Khứ thư” chính là giấy ly hôn, chứng tỏ hai bên phu thê đã hủy bỏ hôn ước, điều này cực kỳ phổ biến ở thời Hán triều, có thể nam bỏ nữ hoặc nữ bỏ nam, giống như vợ của Chu Mãi Thần ghét chồng vô dụng liền chủ động yêu cầu ly hôn với chồng, có điều Thái Thiếu Dư lại trở mặt với phụ thân vì chuyện ly hôn, thật khiến Lưu Cảnh khó hiểu.

- Điều này có phần kỳ lạ, lẽ nào Thiếu Dư còn có tình cảm với Lưu Tông?

Lưu Cảnh cười hỏi.

Thái Tiến lắc đầu:

- Không phải thế, là do Thiếu Dư nhận được một bức thư của cô cô trước, trong thư nói, phụ thân nàng phái người đi Nghiệp Thành ép Lưu Tông phải hủy bỏ hôn ước, sau đó phụ thân sai người đến đón nàng, còn gửi một bức thư viết rằng sẽ chuẩn bị cho nàng tái giá với Hạ Hầu Bá, Thiếu Dư vì thế khóc lóc, nói phụ thân đã hại nàng một lần rồi, còn muốn hại nàng thêm lần nữa, rồi nàng đuổi kẻ tới đón mình đi Hứa Xương và cắt tóc gửi cho phụ thân.

Lưu Cảnh giờ mới hiểu, hóa ra Thái Mạo lại muốn lợi dụng con gái để nịnh bợ Hạ Hầu Uyên, phản ứng của Thái Thiếu Dư hình như cũng hơi quá quyết liệt, dù sao là phụ thân nàng, sao phải cắt tóc đi chứ, tuy nhiên Lưu Cảnh cũng có thể tưởng tượng được sự đau khổ mà nàng phải chịu mấy năm nay.

- Thái độ của Thái gia thì sao?

Lưu Cảnh lại hỏi.

- Thái gia?

Thái Tiến bèn cười nhạt.

- Thái gia từ lâu đã bỏ mặc muội ấy không quan tâm rồi, việc này ta đã nói với phụ thân, kết quả giống như không xảy ra chuyện gì cả.

Lưu Cảnh nhớ lại việc xảy ra ở bến phà Tương Dương lần trước, là Thái Huấn phái người tới nhắc nhở mình, Thái gia hẳn cũng không phải không hỏi han gì đến nàng, có lẽ là muốn phân rõ ranh giới với Thái Mạo, nghĩ vậy, Lưu Cảnh liếc mắt nhìn Thái Tiến, thấy vẻ bất mãn trên mặt y liền phì cười không nói đến chuyện này nữa.

Không lâu sau, bọn họ đã tới đại doanh Xích Bích, chỉ thấy trong cánh đồng bát ngát phía nam dốc đá Xích Bích là một khu đất ngàn mẫu, đại doanh rộng lớn xuất hiện trước mắt Lưu Cảnh, ngay cả trấn Xích Bích cũng bao gồm vào đại doanh, đại doanh được bao quanh bởi những bức tường cao một trượng năm thước, kiên cố và chắc chắn, bốn phía xây mười hai vọng đài, xích kỳ của quân Kinh Châu treo phấp phới trên cột cờ cao năm trượng.

Lúc này, ba vạn thủy quân do Cam Ninh dẫn đầu và hơn bảy trăm chiến thuyền đã tới Xích Bích, bên trong Tây đại doanh vô cùng náo nhiệt, vận chuyển vật phẩm, phân phối doanh trướng, tất cả náo nhiệt và trật tự trước từng đại trướng, đó là nơi trú binh của thủy quân Giang Hạ, còn Đông đại doanh là nơi trú binh của thủy quân Giang Đông, còn Nam đại doanh là điểm dừng chân của lục quân Giang Hạ.

Lưu Cảnh không bước vào doanh trại mà để Thái Tiến đi sắp xếp cho lục quân Ngụy Diên nhập doanh, hắn thúc ngựa đi tới bờ sông, không ngoài dự liệu, trên mặt sông ở bến phà Xích Bích cũng đang xây dựng thủy trại, thủy trại cực kỳ rộng, chiếm hơn năm ngàn mẫu trên mặt nước, kéo dài gần mười dặm.

Việc xây dựng thủy trại rất phức tạp, cần hạ cọc gỗ bên ngoài, cứ cách khoảng năm bước lại dựng một cọc gỗ, cắm sâu xuống đáy sông, đồng thời còn phải nối đầu và đuôi của hàng trăm còn thuyền với nhau, buộc chặt vào cọc gỗ, tạo thành một vòng vây và trải tấm ván gỗ lên, hình thành thế phòng ngự trên thuyền.

Hiện giờ, Cam Ninh đã nghe tiếng liền chạy đến thi lễ cười nói:

- Không biết thủy quân Giang Đông có muốn vào thủy trại mà chúng ta chuẩn bị không?

Lưu Cảnh thản nhiên cười nói:

- Việc này rất đơn giản, kéo một cái cọc ngăn cách ở giữa, sau đó sửa một đường nước ở hai bên đồ vật thì bọn họ sẽ vào ở.

- Châu Mục nói rất có lý, ty chức sẽ làm theo!

Cam Ninh lập tức dặn dò mấy tên thuộc hạ, bọn chúng chạy đi như bay, Lưu Cảnh nhìn đăm chiêu vào mặt sông phía xa:

- Ta muốn đi xem tình hình phía Quân Tào, ngươi sắp xếp thuyền đi!

- Tuân mệnh!

Cam Ninh sai người đi sắp xếp thuyền, lát sau, Lưu Cảnh ngồi trên một con thuyền nhỏ chạy nhanh ra thủy trại, đi theo sau là hai mươi chiến thuyền bảo vệ, trùng trùng điệp điệp chạy sang bờ bên kia.

Trên đầu thuyền, Cam Ninh báo cáo tình hình hướng gió cho Lưu Cảnh.

- Mấy hôm nay hướng gió không ổn định, lúc thổi gió phương nam, khi thổi gió phương bắc, phải qua một tháng nữa bắt đầu vào đông thì gió nam sẽ không còn nữa.

- Bây giờ vẫn có gió phương nam sao?

Lưu Cảnh hỏi.

- Hôm qua là gió phương nam, chúng ta cứ xuôi theo gió mà đi, hôm nay không may lại đúng lúc có gió bắc, chiến thuyền nặng nề không qua được bờ bên kia, đành phải chèo thuyền nhỏ đi.

Lúc này, trên mặt sông xuất hiện mấy chiếc thuyền canh gác của quân Giang Hạ, Cam Ninh chỉ vào đó nói:

- Đó là thuyền canh gác mà ty chức phái đi, chịu trách nhiệm giám sát quân Tào ở bờ bắc, nếu chiến thuyền của quân Tào nhúc nhích, chúng ta sẽ biết ngay lập tức.

- Có phát hiện được thuyền của quân Tào không?

- Cho tới giờ, chưa phát hiện ra.

Cam Ninh vừa dứt lời thì nghe thấy lính gác trên vọng đài hô to:

- Trước mặt phát hiện một con thuyền khả nghi!

Lưu Cảnh vội vàng đi đến mạn thuyền, nhìn ra phía xa, từ xa nhìn thấy một con thuyền nhỏ rất nhỏ gọn tiện lợi, xem ra không giống thuyền tuần tra của quân Giang Hạ, chiếc thuyền này đang lao nhanh tới đây.

- Nghênh đón!

Lưu Cảnh hạ lệnh, đội thuyền tăng tốc, nhanh chóng ngăn chiếc thuyền nhỏ lại, trên thuyền có ba binh sĩ quân Tào khiến Lưu Cảnh khá bất ngờ.

- Dẫn bọn chúng tới gặp ta!

Lưu Cảnh quay người về khoang thuyền, một lúc sau, thân binh áp giải ba tên lính quân Tào tới, ba tên đó vô cùng bất an, khi bọn chúng nhìn thấy tướng quân trên thuyền là Lưu Cảnh liền lập tức kích động quỳ xuống dập đầu.

- Bọn tại hạ đều là binh lính Kinh Châu, không muốn góp sức cho quân Tào, nhân cơ hội thử thuyền nên trốn chạy luôn, xin Cảnh Công tử thu dụng!

Lưu Cảnh liếc nhìn thân binh, họ đều lắc đầu tỏ ý bọn họ không hề tiết lộ thân phận, Lưu Cảnh có phần ngạc nhiên hỏi ba tên đó:

- Các ngươi biết ta sao?

Một gã lớn tuổi khóc nói:

- Cảnh Công tử quên rồi sao? Năm đó Cảnh Công tử chặt đứt chân của Thái Trung, chính là vì Thái Trung vô cớ trách mắng và đánh bọn tại hạ, bọn tại hạ đều là binh lính giữ thành Tương Dương lúc trước và bị Thái Mạo đưa đến Phàn Thành.

Hóa ra là bọn họ, Lưu Cảnh gật đầu, ánh mắt đã bớt nghiêm nghị hơn, nhưng hắn vẫn thấy có gì đó bất ổn, Lưu Cảnh chắp tay sau lưng đi vài bước, ánh mắt bỗng nhiên sắc lẹm nhìn bọn chúng chằm chằm:

- Thực tế, cơ hội trốn thoát của các ngươi rất nhiều, thậm chí khi Thái Mạo rút quân chạy tới Phòng Lăng đã có không ít binh lính thừa cơ trốn chạy, khi đó tại sao các ngươi không bỏ trốn?

Ba người nhìn nhau đều xấu hổ cúi đầu, Lưu Cảnh lạnh lùng cười:

- Sao, không còn gì để nói nữa hả?

Tên lính lớn tuổi thở dài đáp:

- Thực không giấu Công tử, chủ yếu là Quân hầu của bọn tại hạ rất trượng nghĩa, bọn tại hạ không đành lòng phản bội lại, lần này nếu không phải bất đắc dĩ thì bọn tại hạ cũng sẽ không chạy trốn.

- Sao lại bất đắc dĩ?

Lưu Cảnh lạnh lùng hỏi.

- Bởi vì trong quân có người mắc bệnh dịch chết, phải khiêng xác đi thiêu, cấp trên muốn đám lính Kinh Châu như bọn tại hạ khiêng đi, trong huynh đệ chúng tôi cũng có người bị lây nhiễm rồi, vì thế bọn tại hạ sợ, bàn bạc với nhau muốn chạy trốn, hôm nay đúng lúc thử thuyền, bọn tại hạ liền thừa cơ…

- Chờ chút!

Không chờ bọn họ nói dứt lời, Lưu Cảnh đã cắt ngang:

- Các ngươi nói trong quân Tào có người bị dịch bệnh sao?

- Đúng thế, thật ra khi hành quân ở Vân Mộng trạch đã có người bị bệnh rồi, nhưng nghe nói đã bị thiêu rụi, mọi người nghĩ là không sao, không ngờ tới doanh trại dừng chân không bao lâu đã lại có người nhiễm bệnh, chính là người khiêng xác lần trước, cũng là binh lính Kinh Châu.

Tin này khiến Lưu Cảnh vừa ngạc nhiên mừng rỡ vừa lo lắng, vui là vì trong binh lính quân Tào có người bị dịch bệnh, điều này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sức chiến đấu của quân Tào, nhưng hắn biết, dịch bệnh thì không có ranh giới, một khi bùng phát quy mô lớn sẽ là đòn giáng hủy diệt đối với toàn bộ Giang Hạ và thậm chí là Kinh Châu, hơn nữa quân Tào có Hai mươi vạn binh lính, khiến Lưu Cảnh càng vô cùng lo lắng.

Hắn chắp tay đứng ở đầu thuyền trầm sư suy nghĩ rất lâu, sau đó quay đầu nói với thân binh:

- Lập tức đi Vũ Xương một chuyến, mời Trường Biệt Giá tới đây!

Trương Biệt Giá chính là Biệt Giá mới nhậm chức của Kinh Châu tên là Trương Cơ, y đã không còn đảm nhiệm chức Thái Thú quận Trường Sa nữa. Trên thực tế, Biệt Giá Kinh Châu là một chức quan nhàn hạ, đây cũng là yêu cầu của Trương Cơ, y muốn chuyên tâm vào y học, không rảnh để làm quan, nhưng Lưu Cảnh lại không muốn để y từ quan nên bổ nhiệm Trương Cơ vào chức Biệt Giá Kinh Châu, địa vị cao lại không cần lo việc, có thể nói là vẹn cả đôi đường.

Hai gã thân binh đổi sang một con thuyền khác vội vã đi Vũ Xương. Lúc này, Lưu Cảnh tiếp tục hỏi ba gã lính đào ngũ:

- Ta muốn biết, con thuyền nhỏ các ngươi chèo là từ đâu đến?

- Hồi bẩm Công tử, đây là con thuyền từ Vân Mộng trạch chuyển đến Trường Giang, hai ngày nay đã chuyển mấy trăm con thuyền đến, đây là một trong số đó.

Việc khiến Lưu Cảnh lo lắng quả nhiên đã xảy ra, quân Tào ở Xích Bích đang bắt chước quân Tào ở Bồ Kỳ, đào một con kênh kéo những con thuyền nhỏ từ Vân Mộng trạch vào thẳng Trường Giang, đây dù không phải là việc gì lớn nhưng đồng nghĩa với việc chiến thuyền của quân Tào có thể từ Vân Mộng trạch tiến vào Trường Giang, như vậy chiến thuyền ở Phàn Thành cũng có thể thông qua Vân Mộng trạch tới đây.

… …

Hai mươi vạn quân Tào đã hạ đại doanh ở bờ bên kia Xích Bích, quy mô và khí thế của đại doanh càng thêm rộng lớn, trải dài hơn ba mươi dặm men theo Trường Giang, tinh kỳ như mây. Từng nóc đại doanh mờ mờ ảo ảo trong cơn mưa thu lất phất.

Bên trong đại doanh, một con kênh đào rộng mười trượng, sâu hai trượng đang dần hiện ra, mấy vạn binh lính ra sức đào bới trên con kênh dài khoảng ba dặm này, Tào Tháo chắp tay đứng dưới mái che trên cao, ánh mắt chăm chú nhìn vào sự xuất hiện của con kênh.

Suy đoán của Lưu Cảnh về cơ bản là chính xác, con kênh này được đào với mục đích đưa chiến thuyền từ Phàn Thành tới, mặt nước rộng và sâu đủ để cho những con thuyền nặng ba nghìn thạch xuyên qua, một khi chiến thuyền tới là có thể lao vào Trường Giang qua con kênh cuồn cuộn được sắp xếp từ trước.

Nhưng có một chút Lưu Cảnh không đoán đúng, đây không phải là Tào Tháo đang học kinh nghiệm của quân Tào ở Bồ Kỳ mà thực tế là khi thám báo của quân Tào do Vu Cấm phái đi phát hiện Vân Mộng trạch cách chỗ gần nhất của Trường Giang chỉ ba dặm thì Tào Tháo mới quyết định phương án này. Như vậy có thể điều chiến thuyền từ Phàn Thành tới Trường Giang.

Đại quân của Tào Tháo đã đóng quân ở Ô Lâm được ba ngày, ba ngày qua khắp quân Tào đều sống trong sự hỗn độn, dần dần đã yên ổn lại thì tự nhiên phát sinh ra chuyện dịch bệnh chết người.

Việc này khiến Tào Tháo cực kỳ tức giận, bởi vì từ khi binh lính mắc bệnh đến khi chết ít nhất phải mất ba ngày, nhưng ba ngày vừa qua không có ai bẩm bảo lên, mãi đến khi binh lính bệnh chết, không giấu được nữa thì tướng lĩnh mới bị ép phải bẩm báo lên cấp trên.

Tào Tháo trong cơn nổi giận đã giết liên tiếp ba gã nha tướng liên quan và năm tên quân y tham gia che giấu, sau đó ra lệnh tra rõ binh lính bị bệnh thì phát hiện thêm hơn hai trăm lính mắc bệnh tiêu chảy, trong đó hơn phân nửa đều là quân Kinh Châu đầu hàng.

Chuyện này khiến tâm trạng của Tào Tháo vô cùng buồn bực, một mặt lão hạ lệnh cách ly binh lính bị bệnh, mặt khác ra cấp lệnh cho Hoa Đà đang hồi hương thăm người thân hỏa tốc tới ngay đại doanh Kinh Châu.

Cũng may lão lại nhận được tin nhanh của Thái Hòa, Thái Hòa đã dẫn hơn bảy trăm chiến thuyền Phàn thành tới Vân Mộng trạch, thẳng hướng tới Ô Lâm bằng hết tốc lực, điều này giúp tâm trạng lão đã chuyển biết tốt hơn, trong lòng cũng đang mong chờ.

Lúc này, một gã thị vệ chạy vội tới, khom người bẩm báo:

- Khởi bẩm Thừa tướng, bên kia thủy trại đưa tin tới, có chiến thuyền quân Giang Hạ đến gần thủy trại, người trên thuyền hình như là Lưu Cảnh.
alt
Hắn Như Lửa
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Gả Cho Nam Thần
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc