https://truyensachay.net

Chó Ngao Tây Tạng

Chương 3: chương 3

Trước Sau

đầu dòng
bãi sông Dã-la chạy đến.

Cha tôi tuyệt vọng kêu lên: “Chết rồi!” Ông vội dung chăn trùm kín con Cang-rư-sân-cơ, kéo con ngựa hồng tía không kém hoảng hốt như ông từ góc tường chuồng ngựa ra chuẩn bị nhảy lên lưng ngựa chạy trốn.

Nhưng không kịp nữa, đàn chó lãnh địa đứng kín 1 vùng chắn trước chuồng ngựa. Con Na-rư cùng chị ruột nó là Cô-rư và con Ngao đực già màu xám bị con Cang-rư-sân-cơ đánh thảm bại hôm qua đồng loạt xông vào, không nhằm vào người mà nhằm vào ngựa. Những con Ngao Tạng thông minh hiểu rằng cắn người phải cắn ngựa trước. Ngựa bị cắn đau chảy máu sẽ không chịu nghe con người điều khiển nữa, và con người sẽ không tài nào chạy thoát. Con ngựa hồng tía bỗng quay phắt lại, đá hậu một cái trúng mắt trái con Na-rư. Nó kêu lên 1 tiếng chói tai rồi lăn xuống đất, nhưng lại bật dậy ngay với sự điên cuồng gấp 10 lần. Nó xông lên, răng nanh sắc nhọn cắm phập vào mông ngựa. Con ngựa vừa hý vang 1 cách đau đớn vừa đá. Cha tôi nhìn thấy vó ngựa mấy lần đá trúng vào bụng con Na-rư, nhưng nó không nhả, ra sức kéo xoay người con ngựa lại, để ngực và bụng con ngựa phơi ra trước mặt. Thế là con Ngao đen Cô-rư và con Ngao đực xám già cùng chồm lên cắn con ngựa. Con ngựa ngã lăn xuống đất. Na-rư ngảy lên cắn ngập vào cuống họng con ngựa.

Cha tôi kêu lên 1 tiếng kinh hãi, nhảy vào góc tường. Bản năng mách bảo cha tôi chí ít có thể tránh được sự tấn công vào sau lưng. Ông run lên cầm cập, trợn tròn mắt nhìn bầy chó 1 cách tuyệt vọng. Đàn chó có con im lặng, có con không ngớt sủa, con không của thì đứng 1 bên trợ uy.

Giữa cha tôi và đàn chó là con Cang-rư-sân-cơ bị trùm kín dưới chăn. Đàn chó lãnh địa chưa phát hiện ra nó. Con Ngao đen Na-rư sau khi cắn chết con ngựa hồng tía dường như quên con Cang-rư-sân-cơ. Mục đích duy nhất của nó bây giờ là cắn chết con ngựa rồi cắn chết cha tôi.

Mồ hội cha tôi vã ra ớn lạnh. Ông nghĩ đến cái chết và sự sống. Ông không biết chết là như thế nào, không chết thì sẽ ra sao. Ông đã làm 1 việc mà suốt đời ông ân hận, đó là bán đứng con Cang-rư-sân-cơ trước sự tấn công của đàn chó đông đúc mạnh mẽ. Ông đã bán đứng con Cang-rư-sân-cơ mà ông luôn muốn bảo vệ. Khi con Ngao đen Na-rư đầy mình thương tích cùng mấy con Ngao Tạng khác nhằm vào ông há to mồm đỏ hỏn với những cái răng sắc nhọn thì ông hất tung chiếc chăn đang trùm kín trên mình con Cang-rư-sân-cơ ra.

Tất cả lũ chó sững lại, trừ con Ngao đen Na-rư. Con Na-rư mắt trái và dưới bụng đầy máu đớp ngay chiếc chăn trong tay cha tôi. Chiếc chăn này đã từng trùm vào đầu nó, nó căm ghét chiếc chăn còn hơn cả con Cang-rư-sân-cơ. Nó cắn xé tan nát chiếc chăn. Khi chăn đã nát bươm, con Na-rư cho rằng sự báo thù đã kết thúc. Giờ đây, đối tượng của nó là Cang-rư-sân-cơ và chủ của chiếc chăn. Miệng nó thở phù phù với chúng bạn. Sau này cha tôi mới biết tiếng phù phù đó là nó dặn những con chó kia: Hãy cắn chết con chó kia, ta sẽ cắn chết người này. Mấy con Ngao kia còn do dự. Chúng cho rằng con Cang-rư-sân-cơ đã bị chúng cắn chết hôm qua rồi kia mà. Trước mắt chúng chỉ là cái xác, mà chúng, những con Ngao Tạng chính khí ngất trời này không bao giờ cắn xé hoặc ăn xác đồng loại. Na-rư sốt ruột mắng chúng bạn 1 câu gì đó, nó nhảy lên.

Mục tiêu của Na-rư là cuống họng cha tôi. Cha tôi vội tránh. Cái răng sắc nhọn của nó cắm phập vào vai ông. Cha tôi kêu lên thảm thiết. Đùi ông cũng bị cắn nát, ngực cũng vậy. Tiếp đó là sự đối mặt với cái chết.

Sau đó cha tôi kể lại, nếu không phải có phép màu, hôm đó, ông đã chết dưới những cái răng sắc như dao của con Ngao đen Na-rư rồi. Phép màu đó là con Na-rư bỗng không ổn nữa. 1 bên mắt và bụng nó chảy máu đầm đìa, chảy đến mức nó cảm giác trời đất quay cuồng. Nó tuột từ trên ngực cha tôi xuống, nằm bẹp dưới đất. Tiếp đó 1 phép màu khác xuất hiện. Con Cang-rư-sân-cơ tỉnh lại. Nó đã hôn mê bất tỉnh từ hôm qua, thế mà trong khoảnh khắc cha tôi nguy hiểm nhất, nó bỗng co giật, một cái, 2 cái, 3 cái. Nó mở mắt ra, thậm chí còn cố ngẩng đầu lên. Những con Ngao Tạng đang vây quanh nó gừ gừ kêu lên. Theo sát con Na-rư là con Cô-rư và Ngao đực xám già đang định vồ cha tôi, thoắt cái chúng thay đổi mục tiêu, quay lại cắn xé Cang-rư-sân-cơ. Vì trong ý thức của chúng, tiêu diệt kẻ thù là đồng loại cấp bách hơn so với kẻ thù là loài người.

Con Cang-rư-sân-cơ đang gặp nguy hiểm. Sự nguy hiểm của nó đổi lại cho cha tôi mấy giây an toàn. Mấy giây quý báu liên quan đến mạng người và mạng chó này giúp cha tôi tránh được 2 con mãnh Ngao cắn xé chí mạng, nhưng lại khiến con Cang-rư-sân-cơ 1 lần nữa bị mổ xẻ bởi những chiếc răng sắc như dao.

Lúc này cha tôi nhìn thấy Bạch chủ nhiệm, Mắt Kính và Mây-tô-la-mu. Đàn chó lãnh địa ngăn họ lại trên mấy bậc đá của nhà vọng gác. Bạch chủ nhiệm tay lăm lăm cây súng nhưng không dám nhả đạn. Ông biết không được bắn đàn chó. Bắn chết chúng hậu quả khôn lường. Đàn chó giận dữ. Chúng phán đoán tư thế đi lại của 3 người. Chúng biết họ đến giải cứu cha tôi. Chúng nhảy lên bậc cao ép 3 người lùi về phía sau. 3 người vội lùi vào nhà vọng gác. 2 con Ngao Tạng đứng canh ở cửa. Chúng dùng cái đầu to tướng húc vào cửa, cánh cáo những người trong đó đừng dính mũi vào chuyện của người khác.

Một lần nữa, cha tôi lại vô cùng tuyệt vọng. Chính lúc đó, ông nhìn thấy cách ông khoảng 50 bước có 3 vị lạt ma trên người quấn khăn chiên màu đỏ đi về hướng chuồng ngựa. Ông kêu lên thảm thiết: “Mau đến cứu người!”

3 vị lạt ma cao to xông vào đàn chó, không ngừng quát tháo chúng và vung gậy sắt trong tay mở đường vào chuồng ngựa. Những con Ngao Tạng không chịu nhường đường, những con Ngao Tạng chuẩn bị cắn xé cha tôi, kể cả con Ngao đen Cô-rư và con Ngao đực xám già đang cắn xé Cang-rư-sân-cơ đều bị gậy trong tay 3 vị lạt ma đánh cho quay cuồng, không biết phải làm gì. Nhưng chúng quyết không lùi bước, vì chúng là Ngao Tạng. Tổ tiên chúng không để lại cho chúng sự di truyền rằng khi chiến đấu, nếu gặp trở ngại thì rút lui. Chúng sủa gay gắt 3 vị lạt ma. Chúng tức giận phẫn uất hỏi: “Các người muốn gì đây? Chẳng lẽ 1 người 1 chó từ bên ngoài đến xâm phạm mà không bị trừng phạt sao? Chúng tôi là chó lãnh địa kia mà. Bảo vệ lãnh địa là chức trách thiêng liêng mà người Chia-cu Tây giao cho chúng tôi, chẳng lẽ bây giờ lại thu chức trách đó về ư?” 3 vị lạt ma không thể trả lời những thắc mắc của chúng, chỉ có những con Ngao Tạng có đầu óc thông minh hơn mới trả lời được.

Suốt thời gian đó, Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao đứng yên lặng quan sát. Bỗng nó sủa lên mấy tiếng. Tiếng sủa trầm, vững, chậm chậm. Hết thẩy những con Ngao Tạng, kể cả những con chó Tạng lâu la đều nghe thấy và hiểu rõ hàm ý trong đó. Ngao Vương yêu cầu chúng phải tôn trọng ý chí của lạt ma gậy sắt. Một khi lạt ma gậy sắt đã ra tay bảo vệ thì chó ngoại lai và chủ của chó ngoại lai dám vào lãnh địa của chúng ta đã không còn là đối tượng phải cắn chết nữa. Trước hết, con Ngao đen Cô-rư và con Ngao đực xám già cụp đuôi cúi đầu lặng lẽ rời chuồng ngựa. Sau đó cả những con Ngao Tạng đang trong chuồng ngựa cũng lũ lượt đi ra. Con Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao đầu ngẩng cao, chân sải dài đi về hướng sông Dã-la. Những con Ngao Tạng hầu như xếp thành hàng theo sau nó. Những con chó Tạng lâu la chưa chịu buông tha vẫn sủa inh ỏi, nhưng cũng chỉ dám sủa thôi, sủa chán chê rồi cũng dần dần theo những con Ngao Tạng đi theo Ngao Vương.

Ba vị lạt ma gậy sắt nhìn theo lũ chó khuất dần. Lúc này trong chuồng ngựa chỉ còn lại cha tôi còn sống, con ngựa hồng tía đã chết và 2 con Ngao Tạng: con Cang-rư-sân-cơ đã lại ngất đi và con Ngao đen Na-rư bị mất nhiều máu nằm bẹp dưới đất.

Cha tôi thở dài đánh thượt, ngồi phệt xuống đất. Thằng bé ở trần không biết từ đâu chạy vào chuồng ngựa, nó kêu lên: “Na-rư, Na-rư.” Nó ôm lấy con Ngao đen Na-rư, lấy lưỡi liếm máu trên mắt trái cho nó, liếm máu đang rỉ trên bụng nó. Thằng bé tưởng rằng lưỡi của mình cũng như lưỡi của con Na-rư, có thể sát trùng, thậm chí còn thần kỳ hữu hiệu hơn lưỡi của các con Ngao Tạng, chỉ cần liếm 1 cái vết thương sẽ lành. Con Na-rư cố vẫy đuôi tỏ lòng cảm kích với chủ cũ của nó.

Vết thương của cha tôi rất trầm trọng. Vai, ngực, đùi đều bị con Na-rư cắn nát. Vết cắn sâu, máu chảy đầm đìa. Con Cang-rư-sân-cơ còn tồi tệ hơn, vết thương cũ lại thêm vết thương mới, không biết nó còn sống hay đã chết. Con Na-rư thở hồng hộc, không dậy nổi. Tuy mắt trái nó bị con ngựa hồng tía đá cho chảy máu, nhưng nó vẫn dùng mắt phải đầy căm thù hết nhìn cha tôi lại nhìn con Cang-rư-sân-cơ. Một vị lạt ma gậy sát to cao khoẻ mạnh cõng cha tôi, vị to khoẻ hơn cõng con Ngao đen Na-rư, vị to khoẻ nhất cõng con Cang-rư-sân-cơ. Họ theo nhau đi về chùa Chia-cu Tây ở núi vọng gác cao nhất.

Thằng bé ở trần đi sau cùng. Dù căm ghét con Cang-rư-sân-cơ hay vương vấn với con Na-rư, nó đều có lý do để đi theo 3 vị lạt ma gậy sắt đến chùa Chia-cu Tây. Gần đến chùa, nó dừng lại, nheo mắt nhìn đồng cỏ bên kia sông Dã-la. Bỗng nó kêu rú lên khiến 3 vị lạt ma giật mình quay lại. Trên nét mặt thằng bé lộ rõ vẻ căm thù từ trong tim một cách rõ rệt. Ngọn lửa căm thù phóng ra từ ánh mắt nó cháy rừng rực như những đống lửa đốt bằng phân bò khô.

Trên đồng cỏ đối diện với sông Dã-la xuất hiện 7 cái chấm đen nhỏ. Thằng bé cởi trần nhận ra ngay đó là 7 đứa trẻ Ama Thượng đã theo cha tôi đến đây. Nó vừa chạy xuống núi vừa hét to: “Kẻ thù Ama Thượng! Kẻ thù Ama Thượng!”

Tiếng chó sủa inh ỏi. Cha tôi được vị lạt ma gậy sắt cõng trên lưng. Ông tưởng tượng đàn chó bị kích động sẽ chạy theo thằng bé cởi trần. Nó như 1 vị tướng quân, đàn chó là những chiến sĩ dũng mãnh xông pha trận mạc. Cha tôi thở dài bất lực. Ông thật sự hối hận vì hành động của mình: Sao lại chia những củ lạc rang cho bọn trẻ? Trên thảo nguyên không trồng được lạc, vị bùi bùi, thơm thơm của những củ lạc rang từ cha sinh mẹ đẻ chúng chưa được thấy, chưa nói gì được ăn. Chúng theo chân cha tôi, theo vị thơm ngon quyến rũ của “quả thiên đường” đến Chia-cu Tây, kết quả là tai hoạ ập đến với chúng. 7 đứa trẻ chống chọi sao nổi với đàn chó đông như vậy? Cha tôi cầu khẩn vị lạt ma đang cõng mình: “Các vị là lạt ma trong chùa, chỉ làm việc thiện, các vị phải cứu bọn trẻ.” Vị lạt ma gậy sắt hỏi cha tôi bằng tiếng Hán: “Anh quen biết kẻ thù Ama Thượng? Chúng đến tìm anh?” Cha tôi trả lời: “Không quen. Bọn trẻ chắc chắn là đến tìm Cang-rư-sân-cơ. Con Ngao Tạng này là chó của chúng.” Vị lạt ma không nói gì, cõng cha tôi theo con đường dẫn vào chùa, 2 bên đường có tường cao quét vôi đỏ và trắng.

Thằng bé cởi trần dẫn bầy chó lãnh địa lội qua sông Dã-la đuổi theo 7 đứa trẻ.

7 đứa trẻ lại 1 lần nữa chạy thục mạng. Chúng dường như là những người giỏi chạy trốn. Chỉ cần sải 2 chân chạy là người Chia-cu Tây vĩnh viễn không đuổi kịp chúng. Chúng vừa chạy vừa kêu to: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao! Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao!” Hình như đó là câu thần chú, hễ bầy chó nghe thấy, chúng tự nhiên giảm tốc độ. Tiếng sủa cũng yếu dần, trở thành những tiếng kêu thúc giục của kẻ lắm mồm: “Chạy nhanh lên! Chạy nhanh lên!”

Trên kháng của nhà tăng chùa Chia-cu Tây vang lên tiếng kêu thảm thiết xé ruột xé gan của cha tôi. Lần này không phải do những cái răng chó cắn vào da thịt mà là do thuốc mạnh. Tạng y Tô-y-thê của chùa Chia-cu Tây lấy từ trong túi da báo hình trống ra 1 ít bột thuốc trắng, đen và xanh lam rắc vào vết thương sâu hoắm trên vai, ngực và đùi cha tôi. Sau đó ông lại bôi một loại thuốc như hồ vào trên vết thương. Khi rắc bột thuốc vào, cha tôi đau suýt ngất, nhưng băng bó xong ông cảm thấy dễ chịu hẳn. Máu đã cầm, đau đớn cũng đang giảm. Lúc này cha tôi mới thấy mồ hôi vã ra như tắm. Ông thấy khát cháy cổ. “Có nước không? Cho tôi uống một chút.” Tạng y Tô-y-thê hiểu, quay lại nói với lạt ma gậy sắt biết tiếng Hán từ nãy vẫn đứng cạnh cha tôi bằng tiếng Tạng. Vị lạt ma gậy sắt đi ra ngoài, lúc quay lại trên tay bưng 1 bát thuốc thảo dược đen xì. Tạng y ra hiệu cho cha tôi uống thuốc. Cha tôi cầm lấy uống, thuốc đắng đến chảy cả nước mắt.

Bên cạnh một góc của xá tăng, con Cang-rư-sân-cơ hôn mê và con Na-rư cũng sắp hôn mê nằm đó. Tạng y lạt ma Tô-y-thê cởi băng con Cang-rư-sân-cơ mà hôm qua Mây-tô-la-mu vừa băng, cũng rắc các loại thuốc bột vào vết thương cũ và mới, lại dùng chất đen xì như hồ quết vào toàn thân nó, xong cuốn tai nó lên, ra sức bóp nắn mấy cái. Rồi lại quay sang chữa trị cho con Ngao đen Na-rư. Cha tôi nhớ đến lọ i-ốt Mây-tô-la-mu đưa cho hôm qua, bèn lấy ra đưa cho Tạng y. Ông đón lấy xem, ngửi ngửi rồi vứt lên kháng. Cha tôi lại nhặt lên, ngạc nhiên hỏi: “Thuốc này tốt lắm, sao ông không dùng?” Tang y Tô-y-thê giật lại lọ thuốc trong tay cha tôi, lại vứt vào góc tường, nói với lạt ma gậy sắt mấy tiếng Tạng. Lạt ma gậy sắt dịch lại bằng tiếng Hán: “Công thuốc! Bị công thuốc. Thuốc của các anh công với thuốc của chúng tôi.” Con Ngao đen Na-rư sắp hôn mê khi được rắc thuốc lên vết thương bỗng trợn trừng mắt, cả người nó run lên bần bật, giẫy giụa kêu la một cách đau khổ. Lạt ma gậy sắt ra sức ấn nó xuống. Rắc bôi thuốc xong, con Na-rư đã đau ngất lịm đi.

Tạng y Tô-y-thê bảo lạt ma gậy sắt cậy mồm con Na-rư ra đổ bát thuốc thảo dược cha tôi uống thừa vào. Sau ông tự tay bưng ra nửa chậu thuốc ấm đổ vào mồm con Cang-rư-sân-cơ. Ông lặng lẽ nhìn cha tôi và con Cang-rư-sân-cơ đang thở, thực sự thấy may mắn vì họ còn sống.

Ngoài cửa có tiếng chân người. Bạch chủ nhiệm, Mắt Kính, Mây-tô-la-mu cùng 1 vị tăng gương mặt thanh thoát, sắc mặt nghiêm túc đi vào. Tạng y Tô-y-thê và vị lạt ma gậy sắt thấy vị tăng đó vội kính cẩn cùi gập lưng chào. Bạch chủ nhiệm hỏi: “Vết thương thế nào? Anh làm chúng tôi sợ chết khiếp.” Cha tôi đáp có phần lạnh nhạt: “Chắc không chết nổi đâu. Dù sao vết thương lúc này cũng không đau nữa.” Bạch chủ nhiệm nói: “Phải cám ơn các Phật gia lạt ma chùa Chia-cu Tây đã cứu anh.” Bạch chủ nhiệm chỉ vào vị tăng có khuôn mặt thanh thoát nói: “Anh chưa gặp vị phật gia này? Đây là trụ trì chùa Chia-cu Tây, phật sống Tan-Trân.” Cha tôi chắp tay gượng dậy, lạy vị phật sống mấy lạy. Phật sống Tan-Trân bước lên 1 bước, chìa tay ra như phủi bụi, nhẹ nhàng xoa xoa đỉnh đầu cha tôi. Cha tôi biết theo phong tục, được phật sống xoa đỉnh đầu là lời chúc phúc của thảo nguyên. Ông cảm kích lại cúi gập người xuống, vái lạy 1 lần nữa.

Phật sống Tan-Trân đến trước con Cang-rư-sân-cơ, ngồi xổm xuống, khe khẽ vuốt lông nó đã bôi đầy thuốc. Tạng y Tô-y-thê lo lắng nói: “Chắc nó không sống nổi nữa. Linh hồn nó đang rời khỏi đây.” Phật sống Tan-Trân đứng dậy: “Sao chết được. Nó đã báo mộng rồi, trong mộng không nói nó phải chết. Nó thỉnh cầu chúng ta cứu nó một mạng, chúng ta sẽ cứu được nó. Nó là sư tử núi tuyết A-ni-ma-chinh đầu thai, đã từng bảo vệ tất cả những tăng nhân tu hành trên núi tuyết. Giờ nó đến đây bảo vệ chúng ta. Nó không chết đâu. Bị thương nặng như vậy, nếu chết thì đã chết rồi. Hãy chăm sóc tốt cho nó. Cứu chữa những người bệnh đau trên đời, người sẽ được 13 bậc công đức, cứu chữa bệnh tật đau đớn trong giới thần, người sẽ có 26 bậc công đức; còn cứu chữa hoá thân của hộ pháp núi tuyết từng bảo vệ rất nhiều sư sãi khổ tu trên núi, người sẽ được 39 bậc công đức. Còn nữa, người Hán, người đã đem đến hoá thân của sư tử núi tuyết cho thảo nguyên Chia-cu Tây chúng ta là con người may mắn. Các người phải đối xử tử tế với người Hán đó. Vết thương của người ấy cũng là vết thương của chính các người. Tạng y Tô-y-thê và vị lạt ma gậy sắt vâng dạ nghe lời.

Chó Ngao Tây Tạng - Phần 3

Trước khi đến thảo nguyên Chinh-cô-ama, Mắt Kính được học một lớp tiếng Tạng. Anh ta nghe hiểu gần hết những gì phật sống Tan-Trân nói, vội phiên dịch cho Bạch chủ nhiệm và Mây-tô-la-mu nghe. Bạch chủ nhiệm rất phấn khởi. Ông chìa ngón tay cái trước mặt cha tôi khen: Tốt, tốt, thế thì tốt quá. Anh đã công hiến cho công việc của chúng tôi, giành được sự tín nhiệm của dân địa phương tải thảo nguyên Chia-cu Tây rồi. Nhất định tôi sẽ báo cáo lên cấp trên.” Ông lại quay sang Mắt Kính và cô Mây-tô-la-mu: “Trên người đồng chí phóng viên này rực sáng tinh thần xả thân không sợ chết. Các đồng chí phải học tập đồng chí ấy. Phật sống Tan-Trân nói anh là người may mắn. “May mắn” tiếng Tạng là cha-xi, cha-xi tơ-lơ, cha-xi tơ-lơ”.

Vị lạt ma gậy sắt nghiêm túc nói với cha tôi: “Anh là Hán Cha-xi, còn tôi là Tạng Cha-xi. 2 chúng ta đều là Cha-xi.” Hoá ra vị lạt ma đó cũng tên là Cha-xi. Phật sống Tan-Trân nói cha tôi là người may mắn cứ như đã ban tặng cái tên Cha-xi, bất kể cha tôi có đồng ý hay không. Từ đó trên thảo nguyên người ta đều gọi cha tôi là “Hán Cha-xi”.

Mọi người hàn huyên một lúc rồi ra về. Mây-tô-la-mu nán lại khẽ hỏi: “Cho tôi xem họ bôi thuốc gì cho anh?” Cha tôi nói: “Vết thương tôi đã băng bó cẩn thận rồi, cô xem con chó ấy, nó bôi thuốc gì thì tôi cũng bôi thuốc đó.” Mây-tô-la-mu kinh ngạc kêu lên: “Trời! Làm sao thế được, anh đâu phải chó!” Cô đến trước con Cang-rư-sân-cơ xem xét vết thương cũng chẳng hiểu gì. Vừa quay đầu lại, cô thấy lọ thuốc i-ốt của mình vứt lăn lóc ở góc tường. Cô nhặt lên: “Tôi không đem theo nhiều thuốc, sao anh lại vứt đi?” Cha tôi bắt chước ngữ điệu y như vị lạt ma gậy sắt: “Công thuốc, công thuốc, thuốc của cô công với thuốc của vị lạt ma.”

Mây-tô-la-mu cho lọ thuốc vào túi thuốc: “Mong sao thuốc của họ có tác dụng, nhưng điều tôi lo lắng nhất bây giờ không phải vết thương của anh nhiễm trùng mà là bệnh chó dại.” Cha tôi hỏi: “Bệnh chó dại là thế nào?” Mây-tô-la-mu trợn tròn đôi mắt đẹp, nét mặt sợ hãi: “Anh sẽ biến thành người bệnh thần kinh, đi bằng 2 tay 2 chân như chó, thấy chó là sủa, thấy người là cắn. Không dám uống nước, cuối cùng bắp thịt teo lại, liệt cả người rồi chết.” Cha tôi nói: “Đáng sợ vậy sao? Thế thì tôi thành con chó dại rồi…” Nói xong ông trợn mắt nhe răng, hướng vào Mây-tô-la-mu sủa “gâu” một tiếng. Cô kêu lên quay đầu chạy mất.

Lúc này tăng xá đã trở lại yên tĩnh. Cha tôi duỗi thẳng người, muốn ngủ một chút. Vị lạt ma gậy sắt Cha xi bước vào, đặt lên bàn thấp cạnh kháng ấm một bát mì thanh khoa đã trộn sẵn và một bát trà sữa. Cha tôi lắc đầu tỏ vẻ không muốn ăn. Tạng Cha-xi nói: “Nhất định anh phải ăn. Mì thanh khoa đã được đức phật sống tụng kinh rồi, ăn vào vết thương sẽ sớm lên da non.” Nói xong ông đỡ cha tôi dậy, ngồi canh để cha tôi ăn hết bát mì và uống hết bát trà sữa.

Cứ như vậy cha tôi ở chùa Chia-cu Tây cùng 2 con Ngao Tạng bị thương. Chiều hôm đó, con Na-rư đã tỉnh lại. Vừa tỉnh nó đã dùng 1 mắt lành lặn gườm gườm nhìn Cang-rư-sân-cơ, nhe 2 cái răng nanh sắc nhọn uy hiếp. Thấy Cang-rư-sân-cơ không động đậy, nó lại hướng ánh mắt u ám và nhe cái răng sắc nhọn trắng ởn vào cha tôi.

Cha tôi nằm trên kháng, thấy con Na-rư đã tỉnh, bèn xuống kháng, tập tễnh đi về phía nó.

Con Ngao đen Na-rư cảnh giác muốn đứng dậy, nhưng vết thương ở mắt và bụng không cho phép nó làm vậy. Nó đành phải nhẫn nhịn cơn phẫn nộ cực độ, để mặc cha tôi đến gần. Nó cảm thấy việc cha tôi đến gần nó đã là 1 âm mưu rồi. Sao người đó không xông ngay vào mà con nhích từng bước? Nó cố gắng ngẩng đầu lên, dùng con mắt lành nhìn vào tay cha tôi xem có mang roi, gậy, dao hay là song, những dụng cụ nó quá quen thuộc mà con người dùng để khuất phục đối thủ. Con Na-rư thấy trong tay đối phương không có gì, lại càng nghi hoặc. “Sao người đó lại không mang cái gì nhỉ? Chẳng lẽ bàn tay hắn không cần sự trợ giúp của những dụng cụ đó cũng phóng ra được sức mạnh mà không ai ngờ tới sao?” Cha tôi đến gần con Ngao đen Na-rư, ngồi xổm xuống nhìn nó. Bỗng nhiên cha tôi nghĩ đến 1 vấn đề mà khi này con Na-rư đã nghĩ đến: “Mình đến ngay trước mặt nó, mình muốn làm gì nó nhỉ? Phải chăng mình không muốn nó tỉnh lại? Nhưng thực sự nó đã tỉnh lại, mình phải làm gì đây? Không nghi ngờ gì nữa, nó là con chó ác độc. Nó cắn mình thảm hại thế này đây. Nó là sự đe doạ lớn nhất với con Cang-rư-sân-cơ. Nơi nó phải đến tốt nhất là cõi chết.” Cha tôi nghĩ vậy, nhìn bàn tay mình. Bàn tay vẫn còn lành lặn. Tuy bàn tay này không có sức mạnh như sức bò, sức ngựa, sức chó, nhưng cũng dư sức bóp chết con Ngao đen Na-rư đang không còn chút sức kháng cự.

Ngao đen Na-rư dường như hiểu cha tôi đang nghĩ gì. Nó hướng vào tay cha tôi khẽ gừ một tiếng.

Cha tôi lắc lắc tay, siết chặt 2 nắm đấm như sắp ra tay, nhưng sức lực và dũng khí của ông bỗng tiêu tan hết. Nguyên nhân là cha tôi phát hiện mình không hề căm ghét nó một chút nào. Trời sinh ra cha tôi là người rất yêu động vật, đặc biệt là chó. Ông không thể báo thù một con chó như báo thù một con người. Cha tôi không siết chặt tay nữa, xoa tay vào nhau và ngồi phệt xuống đất.

Con Ngao đen Na-rư hiểu ngay sự thay đổi trong suy nghĩ cha tôi. Cái đầu to đang cố ngẩng lên lại cúi xuống một cách nặng nề, rơi phịch vào 2 chân trước đang duỗi thẳng. Nó thở hổn hển và mệt mỏi nằm nghiêng ra. Cha tôi nhìn nó, tự nhiên từ đáy lòng nảy sinh một chút tình cảm dịu dàng thương cảm. Ông không tự chủ được, đưa tay vuốt ve lớp lông xù mềm mại của con Na-rư.

Con Ngao đen Na-rư cố sức ngẩng đầu lên muốn đớp tay cha tôi. Không đớp được, nó bèn cắn áo. Cha tôi kệ nó, ông tập trung toàn bộ sự chú ý vào bàn tay mình. Ông vuốt nhẹ lông nó, rồi cù nhẹ vào cổ nó, cù đến mức nó ngưa ngứa và cảm thấy dễ chịu. Cái cảm giác dễ chịu từ cổ đó như dòng suối lan toả đến toàn thân nó, chảy đến tận trái tim nó. Cảm giác đó khi đã vào đến con tim thì biến thành một cảm giác khác, đó là thiện cảm. Ngao Tạng là loài động vật rất dễ nảy sinh tình cảm. Chúng có bản tính dã man hung hãn của hổ và sư tử, nhưng lại rất sớm được con người thuần hoá, trung thành hết lòng phục vụ con người. Nguyên nhân chính là chúng có hệ thống thần kinh tiếp nhận và biểu đạt tình cảm và loài hổ và sư tử không có. Tiềm ẩn mà cũng sôi động nhất trong gene của chúng là dễ nảy sinh thiện cảm với con người. Dần dần, không biết từ lúc nào, cái đầu to tướng của con Na-rư không cố động đậy, cũng không cắn áo cha tôi nữa. Nó cảm thấy dâng lên cái gì đó vừa ấm áp vừa buồn ngứa, dâng lên 1 sự an ủi và thăm hỏi đến từ loài người khi nó đang đau đớn. Bỗng nhiên nó ý thức được rằng, chí ít là lúc này, con người trước mặt nó không phải là 1 gã đầy âm mưu đáng ghét mà nó phải đề phòng. Người ấy không muốn hại nó, báo thù nó, lại muốn lấy lòng nó là khác. Nó không thích tay người ấy chạm vào nó, nhưng lại rất thích cử chỉ chạm vào đó biến thành sự thụ hưởng êm ái, dễ chịu. Cảm giác được nịnh bợ lấy lòng đến từ kẻ thù đã là một minh chứng hùng hồn rằng nó đã thắng người đó. Nó bèn gối đầu vào 2 chân trước, yên lặng hưởng thụ cái vuốt ve ấm áp dễ chịu kia. Con mắt lành lặn và con mắt bị thương chứa đựng một nội dung cực kỳ phức tạp: “khoang dung với ngươi không có nghĩa là nhất định ta phải tiếp nhận ngươi. Không cắn ngươi không nhất định là ta đã thích ngươi. Ta là chó lãnh địa thảo nguyên Chia-cu Tây, ta chỉ trung thành duy nhất với mảnh đất và con người Chia-cu Tây. Nhưng ngươi? Ngươi là người gì?”

Vị lạt ma già Tuân-ca bước vào, con Na-rư vẫy đuôi với lạt ma. Thấy con Ngao đen Na-rư đã tỉnh và chịu nằm yên dưới những cái vuốt ve của cha tôi, Tuân-ca mừng đến nỗi cúi gập người chào cha tôi. Ông quay ra lấy ít tim phổi bò vụn đưa cho cha tôi làm động tác ăn. Cha tôi lấy một miếng đưa vào mồm. Tuân-ca lắc đầu chỉ con Na-rư. Cha tôi hiểu ra đây là thức ăn cho chó, ông bèn lấy từng miếng đút cho con Na-rư. Con Na-rư ăn hơi vất vả, nhưng vẫn ăn với vẻ thèm thuồng ngấu nghiến. Vị lạt ma già Tuân-ca ra khỏi phòng. Ông là người chuyên rắc thức ăn cho bầy chó lãnh địa Chia-cu Tây, ông yêu quý bảo vệ đàn chó như chính những đứa con của mình. Tuân-ca vui mừng rời khỏi Na-rư và cha tôi, đem suy nghĩ của mình kể hết cho mọi người trong chùa biết: “Khách ở nhờ nhà chùa có cái tên Hán Cha-xi ấy là người rộng lượng có trái tim lương thiện, là người rất thích Ngao Tạng và không hại con chó kẻ thù của mình. Con người như vậy đã dẫn hoá thân của Sư tử núi tuyết đến thảo nguyên miền Tây Chinh-cô-ama chúng ta, những việc tốt đẹp ắt sẽ xảy ra. Hơn nữa Hán Cha-xi lại muốn ăn phổi bò khô. Những người thảo nguyên không bao giờ ăn phổi bò, đó là thức ăn giành cho chó. Hán Cha-xi muốn ăn phổi bò chứng tỏ kiếp trước cũng là con chó, hẳn là 1 con chó to và tuyệt vời, 1 con Ngao Tạng có linh tính hùng vĩ như con sư tử. Những con Ngao Tạng ăn phổi bò sẽ có những bộ xương vững chắc, có thân hình cao lớn và 1 trái tim tuyệt đối trung thành với chủ. Trái tim đó là trái tim bằng vàng, chỉ có những con Ngao Tạng chân chính mới có. Giờ đây Hán Cha-xi đang ngồi cạnh con Ngao đen Na-rư, anh ta muốn trở thành chủ của con Ngao đen Na-rư. 1 người yêu thích chó lãnh địa, một người dù bị chó cắn cũng không thay đổi tấm lòng yêu quý chó tất nhiên là 1 người có tâm đức.” Một truyền mười, m ười truyền trăm, cả chùa Chia-cu Tây dạt dào không khí vui mừng phấn khởi.

Vị lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi sau khi nghe câu chuyện nói: “Những gì dân Tạng thích thì Hán Cha-xi cũng thích, chứng tỏ anh ta cùng chung 1 lòng với dân Tạng.” Nói xong, ông xuống núi đến các nhà bạt khất thực.

Tối đến, Tạng Cha-xi đem đến cho cha tôi những miếng thịt ông khất được. “Đây là thịt vai con bò lông Tạng. Đây là thịt ức con cừu. Còn đây là thịt chân sau con dê núi. Ăn đi, sao anh không ăn? Anh phải biết trên thảo nguyên chúng ta ăn gì bổ nấy. Vết thương của anh ở vai, ngực và đùi, ngày nào cũng phải ăn những thứ đó, ăn liền 7 ngày, bắp thịt non của anh sẽ chắc hơn, khoẻ hơn bắp thịt cũ.” Cha tôi vô cùng cảm động. Ông đã ý thức được rằng ai tốt với chó thì các lạt ma cũng sẽ tốt với người ấy. Ông vội hỏi: “Nếu ăn gì bổ nấy thì con Ngao đen Na-rư phải ăn mắt và bụng của con bò chứ. Còn con Cang-rư-sân-cơ đầy mình thương tích chắc phải ăn cả một con bò hoặc con dê.” Tạng Cha-xi gật đầu lia lịa. “Đúng vậy, đúng vậy! Hán Cha-xi nói đúng. Nhưng Ngao Tạng có 7 mang, còn người thì chỉ có 1 mạng thôi. Ngao Tạng sống lâu hơn người. Ngao Tạng không ăn mắt bò cũng sẽ có được mắt sáng, không ăn cả con bò cũng khoẻ trở lại.”

Cha tôi chỉ ăn 1 nửa thịt vai của con bò lông dài, thịt
alt
[H++] Đụng Chạm Da Thịt
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Cậu Thật Hư Hỏng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Hào Môn
Anh Rể Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc