https://truyensachay.net

Cổ Đạo Kinh Phong

Chương 166 : Tàng kinh bí động

Trước Sau

đầu dòng
Hai người lại tới một động quật, trên vách vẽ một con hổ lớn và năm con hổ con đang vây quanh một người, đang ăn máu huyết người nọ!

Sở Phong vừa thấy, tức thì ngạc nhiên nói :
- Oa! Phật môn các cô sao khắc tranh tàn nhẫn như vậy, không phải lòng đầy từ bi sao?

Diệu Ngọc sẵng giọng:
- Đây là Phật tổ xả thân nuôi hổ. Kinh ghi, khi Phật tổ còn là vương tử, đi vào rừng trúc, thấy có hổ đói đến ngã lăn ra đất, vì vậy bèn lên núi cao, dấn thân lao xuống, thế là hổ ăn thân thể của ngài!

- Thì ra như vậy. Ta nghe nói Phật tổ còn từng cắt thịt nuôi chim ưng, có phải không?

Diệu Ngọc gật đầu nói:
- Kinh ghi, Phật tổ ra ngoài chơi, gặp một con chim ưng đang đói đuổi một con bồ câu, bồ câu nói với chim ưng: 'Xin hãy tha ta một mạng đi, ngươi đang săn thức ăn, thả ta còn có con mồi kế tiếp, mà ta đang đào mệnh, sinh mệnh ta chỉ có một cái!' chim ưng nói: 'Ta không phải không hiểu lời ngươi, nhưng bây giờ ta rất đói, không ăn ngươi thì sẽ bị chết đói!' Phật tổ nổi lòng từ bi, thế là giấu bồ câu vào trong người, chim ưng nói với Phật tổ: 'Phật tổ ngươi từ bi đi, cứu mạng nó, lẽ nào nhẫn tâm để ta chết đói?' Phật tổ nói : 'Ta không đành lòng thấy ngươi hại bồ câu, cũng không muốn ngươi chết đói, ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục!' vì vậy Phật tổ lấy ra một cái cân tiểu ly, một bên đặt lên bồ câu, bên kia đặt lên thịt trên người mình cắt xuống. Bồ câu tuy nhỏ, nhưng bất kể Phật tổ cắt bao nhiêu thịt đều không thể nâng đủ trọng lượng của nó! Cho đến khi Phật tổ cắt hết miếng thịt cuối cùng trên người xuống, cuối cùng cân tiểu ly mới ngang bằng!

Sở Phong nói :
- Phật tổ quả thật lòng đầy từ bi!

Diệu Ngọc nói :
- Phật yêu chúng sinh, không rời chúng sinh!

Sở Phong cười hỏi:
- Diệu Ngọc, nếu như ta là con bồ câu kia, còn cô là con chim ưng đói, nhưng không có gặp được Phật tổ, cô có thể ăn ta không?

Diệu Ngọc không đáp lại.

Sở Phong nói tiếp:
- Ta biết cô nhất định sẽ không, bởi vì cô không đủ tàn nhẫn như chim ưng!

Hai người lại tới một động quật, lập tức bị hình ảnh con nai trắng trong bích hoạ hấp dẫn. Mặt bức tranh được vẽ theo thể thức liên hoàn cuộn ngang, lúc đầu là một con nai trắng dìu một người bị ngã vào nước lên bờ, tiếp theo người ngã vào nước bái tạ nai trắng, tiếp theo người ngã vào nước đi mật báo, tiếp theo quân đội vây bắt nai trắng, tiếp theo là bức hoạ cuộn tròn ở giữa nai trắng trần thuật lại với quốc vương...

Sở Phong thấy trên người con nai trắng như tuyết có chín màu sắc lốm đốm, mới hỏi:
- Đây là nai gì lại đẹp như vậy!

Diệu Ngọc đáp:
- Đó là Cửu sắc lộc!

- Cửu sắc lộc?

Diệu Ngọc lại nói:
- Đây là câu chuyện về Cửu sắc lộc, cũng là Lộc vương bản sinh đồ. Kinh ghi, tiền thân của Phật tổ từng là Cửu sắc lộc, lông chín màu, sừng trắng như tuyết, thông thường hay uống nước ở bờ sông Hằng. Một ngày, có người ngã xuống nước, thế là nai cõng người ra khỏi nước, người ngã vào nước cảm tạ ân của nó, lộc bảo y chớ nói ra chỗ ở của nó, bởi vì thế nhân tham da sừng của nó sẽ bắt nó giết. Người nọ đáp ứng. Sau đó hoàng hậu mộng thấy Cửu sắc lộc, nói với quốc vương, quốc vương mới chiêu mộ ở trong nước, trọng thưởng người có thể có được Cửu sắc lộc. Người nọ nảy sinh lòng tham, thế là mật báo chỗ ở của nai, vì vậy quốc vương mang theo hoàng hậu dẫn dắt đại quân tới chỗ sông Hằng, trùng trùng vây bắt nai, giương cung muốn bắn. Cửu sắc lộc mới nói với quốc vương: 'Đại vương, người này mấy ngày trước ngã vào nước, ta không tiếc thân mệnh, cõng ra khỏi nước, hắn phát thệ sẽ không nói ra việc này, thế nhưng người hay tráo trở, không bằng cõng một khúc cây? ' quốc vương nghe vậy cảm thấy xấu hổ, khiển trách người nọ đã chịu đại ân của nó, mà lại muốn hại nó, thế là phóng thích nai, cũng hạ lệnh nếu có kẻ nào dám xua đuổi nai, sẽ bị tru ngũ tộc!

Sở Phong cười nói:
- Lấy oán trả ơn, xưa nay không thiếu người như vậy, thật giống như... Ai, bỏ đi.

Diệu Ngọc nói :
- Ngươi lại muốn nói Nga Mi ta lấy oán trả ơn?

- Chẳng lẽ ta còn có thể trông chờ vào Nga Mi cô cừu tương ân báo!

Diệu Ngọc cười "Hinh hích" nói:
- Ngươi không có cừu với ta, sao ta lại cừu tương ân báo?

Sở Phong lập tức nói :
- Được rồi, ta không có cừu với cô, cô vì sao phải giết ta vậy?

Diệu Ngọc lặng lẽ không nói.

- Bỏ đi, ta cũng biết muốn giết ta chính là sư phụ cô, cô chẳng qua là sư mệnh khó trái, cho nên muốn trách, coi như là trách sư phụ cô, có phải hay không, Diệu Ngọc?

- Ngươi đừng trách sư phụ ta!

- Ớ, ta không trách sư phụ cô, vậy cũng chỉ có thể trách cô thôi!

Diệu Ngọc không biết nói gì, đành phải im lặng.

- Bỏ đi, ai ta cũng không trách, trách bản thân ta thôi.

Diệu Ngọc ngạc nhiên nói:
- Vì sao lại tự trách mình?

Sở Phong hợp lại hai tay, nghiêm trang nói :
- Ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục!

Diệu Ngọc nhịn không được bật cười khúc khích.

Sở Phong nghiêm mặt lên nói :
- Diệu Ngọc, lời của Phật tổ mà cô cũng dám cười! Cô đã đại bất kính đối với phật, đại bất kính a!

- Ngươi mới đại bất kính với phật!
Diệu Ngọc giận mắng một câu.

Hai người lại tới một động quật, động quật này rất to lớn, cao ngang tới đỉnh núi, nguy nga hùng vĩ. Bên trong có một pho tượng phật ngồi rất lớn, cao tới 11, 12 trượng, thập phần trang nghiêm.

Diệu Ngọc vội vàng hai tay tạo thành chữ thập, lạy ba lạy rồi lôi kéo Sở Phong, nói :
- Đây là phật Di Lặc, có lẽ là pho tượng phật lớn nhất ở Mạc Cao Quật, mau thi lễ!

Sở Phong đành phải học theo lạy ba lạy, nói:
- Ta thấy phật Di Lặc thường ngồi ở bên trái Phật tổ mà, bên phải Phật tổ còn có một pho tượng phật nữa.

Diệu Ngọc nói :
- Đó là tam thế phật tượng. Phật môn có tam thế phật, tức là phật quá khứ phật Di Đà, phật hiện tại Như Lai phật tổ, phật tương lai phật Di Lặc. Cho nên Phật tổ ở giữa, phật Di Đà bên phải, phật Di Lặc bên trái.

Sở Phong gãi gãi đầu nói :
- Phật cũng có quá khứ, hiện tại, tương lai sao? Thật làm cho người ta đau đầu mà!

Diệu Ngọc lườm hắn một cái, Sở Phong nhún nhún vai, không nói thêm.

Hai người đi thăm quan một cái lại một cái động quật, hoặc tượng đắp, hoặc bích hoạ, mỗi khi đến một nơi, Diệu Ngọc liền giảng giải cố sự của nhân vật trong đó, Sở Phong thỉnh thoảng cũng chọc vào vài câu, cũng khiến chuyện thêm hăng say.

Cho đến hoàng hôn, hai người lại tới một động quật, đã thấy trên vách hành lang bên hông còn có một cửa ngầm, khí tức thần bí từ bên trong thấm ra nhè nhẹ!

Hai người đi vào động quật, đi tới chỗ cửa ngầm kia, vừa nhìn thì ra bên trong là một thạch thất hình vuông, hai người đi vào, chỉ thấy thạch thất này diện tích to không tới một trượng, trống rỗng, chỉ có bốn bức tường.

Diệu Ngọc nói :
- Đây chính là Tàng Kinh động trong lời đồn, đáng tiếc...

- Đáng tiếc gì?
Sở Phong thấy Diệu Ngọc cũng không nói tiếp, bèn hỏi.

Diệu Ngọc nói :
- Có người nói Tàng Kinh động xưa nay cất giấu rất nhiều vật phẩm trân quý như văn thư kinh quyển, giấy để vẽ, lụa để vẽ, thêu qua các triều đại từ thời kỳ Thập lục quốc cho đến thời Bắc Tống, đáng tiếc năm đó một trường hạo kiếp ở Trung Nguyên, đã khiến cho phần lớn những bảo vật này bị trôi ra bên ngoài Trung Nguyên, thật làm cho người đau lòng.

Sở Phong cười nói:
- Xem cô thương tiếc như vậy, bên trong nhất định có rất nhiều kinh quyển của phật môn.

Diệu Ngọc nói :
- Điều này còn phải nói sao, nơi này xưa đến nay chính là thánh địa phật môn, đương nhiên có rất nhiều kinh quyển của phật môn. Có người nói trong những kinh quyển đó có rất nhiều kinh điển còn là bản duy nhất, ai, đáng tiếc...

Sở Phong lại hưng phấn nói :
- Vậy chẳng phải là có rất nhiều bí kíp phật môn, bí kíp võ học sao?

Diệu Ngọc lườm hắn nói :
- Chúng ta tu tập kinh Phật, không phải vì học võ, là vì để cảm ngộ tâm tính!

- Vậy võ công của cô sao lại cao như thế!

- Luyện võ cũng là phương pháp cảm ngộ tâm tính.

- Chà, Diệu Ngọc, cuối cùng cũng thấy cô có đạo lý a.

Diệu Ngọc không nói gì, Sở Phong đột nhiên nói:
- Đúng rồi, phật gia các cô không phải là có cái gì năm loại nhãn sao, những nhãn đó là gì vậy...

- Có phải là nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, phật nhãn không?

- Đúng, chính là năm loại nhãn này! Nghe nói năm loại nhãn này của phật gia có đại thần thông, cô có thể dùng nó nhìn những kinh quyển đã bị thất lạc đó ở đâu, nói không chừng thật sự để cô nhìn được thì sao!

Diệu Ngọc "Hinh hích" cười nói:
- Ta cũng không có thần thông đó, tu được năm loại nhãn .

Sở Phong nhìn trán Diệu Ngọc, bỗng nhiên có chút suy nghĩ. Bạn đang đọc truyện tại TruyệnYY - www.truyenyy.com

Diệu Ngọc hiếu kỳ hỏi:
- Làm sao vậy?

Sở Phong nói :
- Ta đang suy nghĩ, điểm hồng ấn giữa hai mi của cô, không biết là loại nhãn nào trong năm loại nhãn kia!

Diệu Ngọc chỉ lườm hắn, không lên tiếng.

Sở Phong lại nói:
- Ta thấy mi tâm phật tượng này hình như cũng có một điểm hồng ấn, đó rốt cuộc là cái gì?

Diệu Ngọc nói :
- Đó là Bạch Hào tướng một trong ba mươi hai tướng của Phật tổ, trên kinh nói, mi tâm phật phóng ra Bạch Hào tướng quang, chiếu về phương Đông mười tám nghìn thế giới!

Sở Phong nói :
- Điểm chu hồng ấn ký trên mi tâm cô, như rất tương tự so với Phật tổ mà.

Diệu Ngọc nói :
- Sư phụ nói đây là phật ấn trời sinh, cực kỳ hiếm thấy.

- Hừ, cổ muốn cô cả đời làm đệ tử cửa Phật, đương nhiên sẽ nói như vậy rồi, ta nói đó không phải phật ấn!

- Vậy ngươi nói là cái gì?

- Là...là...
Sở Phong bắt đầu ê ê a a:
- Là nốt ruồi, nốt ruồi mỹ nhân!
Sở Phong cuối cùng nghĩ đến cái gì, hưng phấn nói .

Diệu Ngọc cười "Hích hích" nói:
- Nốt ruồi mỹ nhân lại mọc ở chỗ này sao?

- Sao lại không phải? Truyện kể Dương Quý Phi gì đó một trong tứ đại mỹ nhân, nốt ruồi mỹ nhân của bả chính là mọc ở chỗ đó!

Diệu Ngọc cắn môi, không lên tiếng.

Hai người trong thạch thất ca thán một hồi, đang muốn rời khỏi, Sở Phong chợt thấy điểm phật ấn trên mi tâm Diệu Ngọc hình như chợt hiện một chút, không khỏi sửng sốt "Ơ!" gọi một tiếng.

Diệu Ngọc ngạc nhiên hỏi:
- Lại làm sao vậy?

Sở Phong dán mắt vào điểm phật ấn của Diệu Ngọc, nói:
- Vừa rồi ta thấy điểm hồng ấn trêm mi tâm cô hình như lóe lên một cái...

Diệu Ngọc không khỏi "A" một tiếng, thanh âm có phần khác thường, nói:
- Ta vừa rồi cũng cảm thấy được cái ấn này hình như có chút khuấy động, vô cùng cổ quái!

Sở Phong nói :
- Vừa rồi là cô hướng về mặt tường phía tây, cô chậm rãi chuyển hướng nhìn phía đó xem.

Diệu Ngọc quả nhiên từ từ chuyển hướng qua mặt tường phía tây, khi nàng đối diện mặt tường kia, điểm phật ấn trên mi tâm lại lóe lên một cái. Sở Phong vội vàng nói:
- Dừng!

- Ngươi thấy được?
Nhìn thần sắc Diệu Ngọc hiển nhiên vừa rồi rõ ràng cảm thấy được dị dạng của phật ấn.

- Cô đừng động!

Sở Phong vừa nói vừa đi tới trước tường, dùng ngón tay đâm tại một chỗ trên mặt tường đối diện với phật ấn ở mi tâm Diệu Ngọc, đã chọc thủng ra một cái lỗ, chỉ một thoáng thần quang bên trong lóe lên, hướng thẳng trời xanh, liền lập tức biến mất.

Sở Phong và Diệu Ngọc cũng không có giật mình, bởi vì trong nháy mắt phật quang thoáng hiện, bên trong thạch thất tràn ngập vẻ trang nghiêm, an hòa, cát tường ,thần diệu, hoàn toàn làm cho người quên đi tất cả, thậm chí quên sự tồn tại của mình, cảm giác trong nháy mắt đó, tất cả ngôn ngữ trên thế gian đều không thể biểu đạt. Sở Phong và Diệu Ngọc đắm chìm trong một mảnh không khí này, nội tâm cũng đồng thời dấy lên một tia xúc động, hình như cả hai bên cũng rõ ràng chạm đến thế giới nội tâm đối phương, tuy nhiên cũng chỉ thoáng trôi qua!

Sở Phong duỗi hai ngón tay vào trong lỗ, gắp ra một hòn đá nhỏ thanh sắc hình thoi, trong suốt lóng lánh, linh quang ẩn hiện, kẹp ở trong tay có một loại cảm giác tuyệt vời nói không nên lời.

- Thanh Kim thạch? !

Diệu Ngọc thất thanh la hoảng lên.

alt
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc