https://truyensachay.net

Cuộc Sống Sâu Gạo Của Mọt Sách Ở Thanh Triều

Chương 107 - Ngoại Truyện 4: Vấn Đề Giáo Dục

Trước Sau

đầu dòng
Dận Chân cực kì chú ý đến vấn đề giáo dục tiểu Thi Ngữ.

Thi từ ca phú từng triều đại đều có điểm khác biệt, vậy nên sẽ có nhiều người dạy thay phiên nhau (Dận Chân, Dận Tường, Triệu Giai Thị, Long Khoa Đa).

Về lễ nghi thục nữ, Dận Chân nhờ cậy Thập Tam đệ muội, mặc dù có hơi xấu hổ, nhưng vì tương lai của nữ nhi, toàn gia sau khi xem xét đều đồng ý rằng sức ảnh hưởng to lớn của Thục Lan đã bắt đầu tác động đến con gái, vậy nên việc nhờ Triệu Giai Thị dạy tiểu Thi Ngữ lễ nghi thục nữ là là một hành động vô cùng sáng suốt. Hơn nữa, nữ nhân nào đó sau khi nghe tin này cũng không kháng nghị kịch liệt như những người mẹ bình thường khác, trái lại nàng còn bày ra bộ dạng thở phào nhẹ nhõm. Bất luận là trước đây hay bây giờ, Đông Thục Lan đều không cho rằng bản thân thích hợp làm một tấm gương về đối nhân xử thế, hơn nữa, nàng còn chưa bao giờ động đến mấy thứ lễ nghi Khổng Tử cổ đại. Nàng tự nhận thấy mình thích hợp làm người đi giải quyết khúc mắc hơn, khi đó hai bên đều bình đẳng giúp nhau học tập.

Về thi pháp của Thi Ngữ, Dận Chân tự mình dạy. Có câu “nhìn chữ như gặp người”, đây là một chuyện quan trọng. Đồng thời Dận Chân còn kiêm luôn nhiệm vụ giám định thi họa, ai bảo người nào đó trong thời gian làm Hoàng đế lại chuộng thiết kế cách tân, thậm chí còn lấy được mấy cái danh xưng như “Hoàng đế có phẩm vị” làm gì.

Về chuyện võ công, Đông Giai Thị Thục Lan sau khi được hỏi ý kiến thì mãnh liệt đề nghị: những thứ khác có thể coi nhẹ, nhưng riêng hai môn công phu tẩu thoát là cưỡi ngựa và khinh công thì nhất định phải học giỏi, núi xanh còn đó lo gì không có củi đun. Sau khi ý kiến của nàng được yên lặng thông qua, chức thầy dạy võ thuật tạm thời được giao cho hai người Chu Lan Thái và Lỗ Thái.

Về phần toán học, địa lí và khoa học tự nhiên, Long Khoa Đa có ý kiến rằng con gái không cần biết quá nhiều, dù sao cũng không sử dụng đến. Đại tổng quản Đới Đại vốn đang tính tự đề cử mình, chỉ tiếc, mấy lời của Long Khoa Đa lại vấp phải sự chỉ trích không khoan nhượng từ chính cháu gái nhà mình.

“Không cần học giỏi toán là thế nào?! Bị lừa, kiếm tiền hộ kẻ khác là chuyện nhỏ, rủi như gặp nạn tiền mất tật mang mới là chuyện lớn! Một văn tiền bức tử anh hung hảo hán (dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng tiền đối với tất cả mọi người). Mặc dù Thi Ngữ của chúng ta không phải là anh hùng, nhưng đại bá cũng phải nghĩ cho tương lai của nó chứ, nếu nó may mắn như cháu, tìm được một tấm chồng tốt thì cháu không có gì để lo lắng, nhưng sợ rằng sau này a mã nó nhất thời bị ngao sò kẹp mắt, nhìn trúng một con rể sống không có đạo lí, đến lúc ấy thì có giỏi khinh công cưỡi ngựa đến đâu cũng vô ích, người ta vẫn nói ‘có tiền đi khắp thiên hạ, không có tiền nửa bước khó đi’”.

Cổ họng Long Khoa Đa có chút khô: “Ta nói này cháu gái, cháu có nhất thiết phải rủa xả con gái mình như thế không? Sau này con bé sẽ có một vị hôn phu tốt như cháu rể cũng không biết chừng, bá phụ ta luôn luôn tin tưởng mắt nhìn người của phu quân cháu”.

“Bá bá, chúng ta đều có tuổi rồi, ai rồi chẳng phải chịu thua tuổi già”.

Lời của Đông Thục Lan làm không ít người trong đại sảnh đen mặt.

“Người già không tránh được mắt kém. Con gái cưới gả thuận lợi thì người làm ngạch nương như cháu đương nhiên cũng vui mừng. Cháu chỉ muốn phòng tránh hậu hoạn, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra thôi. Vậy nên là: mấy thứ như đại số, hình học thì có thể học hành qua quýt, nhưng riêng ghi chép sổ sách, quản lý tài sản thì nhất định phải tinh thông”.

Thấy tình huống này, mấy lời Đới Đại định nói vừa lên đến miệng liền bị nuốt trở về, hắn vẫn cứ ngoan ngoãn làm chức tổng quản thôi.

“Y lý cũng vô cùng quan trọng. Không phải để cứu người, mà là để tự cứu mình. Chưa nói đến những chuyện ngoài ý muốn có thể xảy ra khi đi xa, nếu biết y lý thì có thể nhận biết thực vật ăn được với thảo dược cứu người, sau khi lập gia đình, không thể không đề phòng những thủ đoạn ở hậu trạch. Không nên có tâm hại người, nhưng nên có tâm đề phòng”.

Tất cả đều phải gật gù đồng ý. Những người trong phòng bằng cách này hay cách khác đều đã được thể nghiệm qua sự tranh đấu của nữ nhân nơi hậu trạch.

“Còn có thiên văn…” Căn cứ theo nguyên tắc phòng còn hơn chống, nữ nhân nào đó bắt đầu thao thao bất tuyệt.

Đám người lớn trong đại sảnh bắt đầu cảm thấy khổ thay cho tiểu Thi Ngữ, đến hoàng tử cũng không phải học nhiều như vậy, mà nếu thật sự học được hết thì e rằng trên đời này không còn ai dám lấy con bé làm vợ nữa. Điều quan trọng nhất bây giờ là phải kiếm cho Thi Ngữ một vị hôn phu tốt trước khi con bé học xong tất cả những thứ ngạch nương nó muốn! Long Khoa Đa thầm ghi nhớ điều này trong lòng, lão phải báo cho Hoằng Thời đang buôn bán bên ngoài: bắt đầu tuyển hôn phu cho tiểu Thi Ngữ được rồi!

Về châm ngôn “nữ tử không tài mới là đức”, người trong đại sảnh đều rất thức thời không đề cập đến.

Tiếp đó, kiếp sống chỉ có học tập của tiểu Thi Ngữ bắt đầu, cả ngày trừ thời gian ăn và ngủ ra thì đều có việc để làm. Bình thường thái độ của mọi người trong phủ đối với tiểu Thi Ngữ là nâng trên tay sợ rơi, ngậm trong miệng sợ tan, đội lên đầu sợ nóng, thế nhưng đến lúc học tập, mấy vị “sư phó” này lại cực kì nghiêm túc, không màng tình thân. Vì vậy, tiểu Thi Ngữ không hiểu chuyện lại coi kẻ đầu têu Thục Lan là người tốt nhất, đáng để thân thiết cùng sùng bái nhất.

Bất cứ khi nào Thi Ngữ chạy đi tìm ngạch nương, Đông Thục Lan cũng đặt sách trên tay xuống, giúp con gái giải tỏa khúc mắc, hay nói đúng hơn là lúc nào cũng sẵn sàng tiếp nhận khiêu chiến của quân địch. Chuyện này đã trở thành tiết mục được người trong phủ mong chờ nhất. Không nói cũng biết người đứng sau giật dây chính là lão Long Khoa Đa già mà không kính. Ví như, vào một ngày đẹp trời, Dận Tường giải thích cho Thi Ngữ, từ “tục” trong bài Ư Tiềm tăng Lục Quân hiên* của Tô Thức nghĩa là tục tằng, bất nhã, thiếu tu dưỡng, là xấu, vì vậy, Trình Thi Ngữ lập chí không làm “tục nhân”. Long Khoa Đa nghe xong còn tận lực tán dương, khiến cho tiểu Thi Ngữ cả người kiêu ngạo y như tiểu nhân đắc chí, chỉ tội cho bà mẹ già nào đó nghẹn muốn thổ huyết.

*

Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc

Vô nhục linh nhân sấu, vô trúc linh nhân tục

Nhân sấu thượng khả phì, sĩ tục bất khả y

Bàng nhân tiếu thử ngôn, tự cao hoàn tự si

Nhược đối thử quân nhưng đại tước, thế gian na hữu Dương Châu hạc

Thà ăn cơm không có thịt chứ không thể ở mà không có trúc

Không có thịt làm cho người hoá gầy, không có trúc khiến cho người hoá tục

Người gầy thì có thể mập lại, chứ kẻ sĩ đã tục rồi thì không thể chữa trị được

Tục sĩ cười những lời này, phải là như thanh cao mà cũng là như si ngốc

Nếu đối diện với trúc mà lòng vẫn luôn ham món ngon, trên thế gian này làm gì có người cưỡi hạc đi đến Dương Châu

Ư Tiềm là tên một huyện cũ, nay ở địa phận huyện Lâm An tỉnh Triết Giang. Tăng Ư Tiềm có tên là Tư, tự Tuệ Giác, xuất gia tu tại chùa Tịch Chiếu làng Phong Quốc phía nam huyện Ư Tiềm. Trong chùa có “Lục Quân hiên” (hiên Lục Quân), trồng trúc điểm xuyết chung quanh, phong cảnh vô cùng u nhã. Bài này mượn tiêu đề Ư Tiềm tăng Lục Quân hiên ca ngợi phong nhã cao tiết, phê phán vật dục tục cốt. (www.chuonghung.com)

“Đại tiểu thư của chúng ta từ giờ không cần ăn cơm nữa? Vậy thì nhà lại tiết kiệm được chút thóc gạo cứu đói cho nạn dân rồi”.

Tiểu Thi Ngữ vừa nghe xong lời này, vội vàng từ trên người cữu gia gia trượt xuống, bộ dạng đề phòng như gặp địch, “Con không làm ‘tục nhân’ thì liên quan gì đến chuyện ăn cơm?”

“Chữ ‘tục’ tách ra là chữ ‘nhân’ với chữ ‘cốc’*, người ăn ngũ cốc tức là tục, con không muốn làm ‘tục nhân’, tức là không muốn ăn ngũ cốc, không phải sao?”

* Chữ “tục”: 俗, chữ “nhân” (người): 人, chữ “cốc” (ngũ cốc, lúa gạo): 谷.

Trình Thi Ngữ nhíu chặt lông mày, suy nghĩ một hồi lâu, rất thận trọng gật đầu: “Không sao, không ăn ngũ cốc thì còn có thể ăn trái cây, rau dưa, gà vịt thịt cá, rất nhiều thứ”.

“Đợi đã, đối với người xuất gia, ‘tục nhân’ chính là người trong thế tục, nếu con không muốn làm tục nhân thì có thể coi là muốn xuất gia, không được ăn thịt”. Đông Thục Lan lắc lắc ngón trỏ trước mặt con gái, “Bây giờ con đang tuổi lớn lại không ăn cái này cái kia, cơm không ăn thịt không động, chắc chắn cơ thể sẽ thiếu dinh dưỡng, sau này người không cao, da lại khô, không xinh đẹp”.

Không đợi người mẹ bất lương nào đó nói xong, sắc mặt tiểu Thi Ngữ đã trắng bệch, lòng cũng kiên quyết sau này chỉ làm “tục nữ”, một mối nghi hoặc cũng đồng thời nảy sinh: “Vậy xét cho cùng ‘tục’ là tốt hay xấu?”

“Ngoan quá, thế này mới coi là động não. Nhớ kĩ một điều: đánh giá chuyện gì cũng phải xét đến hoàn cảnh. Có rất nhiều thứ, xét trong một tình huống, một khoảng thời gian nhất định thì là đúng, nhưng khi đặt vào hoàn cảnh khác lại thành sai. Cũng như chữ ‘tục’ này, đặt trong bài thơ của Tô Thức thì mang nghĩa xấu, nhưng đặt trong những ví dụ ta vừa nói thì không”.

Đánh giá chuyện gì cũng phải xét đến hoàn cảnh, những chữ này được tiểu Thi Ngữ ghi tạc trong lòng, không lúc nào quên, sau này bản thân làm chuyện gì cũng nhất định phải xem xét hoàn cảnh đầu tiên!

Mỗi ngày có một canh giờ giải trí, Trình Thi Ngữ chỉ tìm đến Đông Thục Lan. Trình Thi Ngữ nghe Thập Tam thẩm nói, tài năng chơi bời của ngạch nương nàng ở Đại Thanh không ai không biết, thậm chí từng được dùng để đánh bại công chúa Triều Tiên, giữ thể diện cho a mã của nàng! Vậy nên sao có thể lãng phí nguồn tài nguyên như vậy được?! Quả nhiên, trừ cách đánh bài, đánh cờ nổi tiếng đã lâu, Đông Thục Lan còn biết gấp hạc giấy, làm hải đông thanh (cũng chính là máy bay giấy của hiện đại), đấu ếch giấy. Những thứ này đủ để cho tiểu Thi Ngữ xưng vương xưng bá trong đám cháu trai cháu gái (các con của Hoằng Thời). Vì thế, Long Khoa Đa lần nào nhìn thấy cũng lắc đầu thở dài, “Đây toàn là trò chơi của bé trai, bé gái chơi còn ra thể thống gì?!”

“Thể thống, lễ nghi là để người khác nhìn vào. Những lúc không có người ngoài thì cứ tạm cất mấy thứ thể thống lễ nghi này đi, miễn làm cho người ta sinh buồn chán”. Vừa nói, Đông Thục Lan vừa tỏ vẻ không quan tâm đi vào thư phòng.

Chưa đợi chân sau của Thục Lan bước qua cánh cửa thư phòng, Long Khoa Đa đã không nhịn được đòi Thi Ngữ dạy mình cách gấp ếch giấy, lão cũng muốn đấu. Chuyện này khiến cho Trình Thi Ngữ nhỏ tuổi cũng phải lắc đầu, khó trách cữu gia gia lại đặt hết hi vọng lên người ngoại tôn nữ là nàng, theo nàng thấy, khi đứng trước ngạch nương, một chút năng lực phản công cữu gia gia cũng không có!

alt
Tập truyện: Nam Nhân Là Để Cưỡi (NP, Cao H)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại, Cao H
Thiếu Phụ Khuê Phòng Và Thiếu Gia Hắc Đạo
Ngôn tình Sắc, Đô Thị, 1x1
Công Nhân Nhập Cư Và Nữ Sinh Viên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nam Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc