https://truyensachay.net

Dám Kháng Chỉ! Chém

Chương 10: Đại lừa gạt và tiểu lừa gạt

Trước Sau

đầu dòng
Phượng Triều Văn dạo này có thêm một tật xấu mới, hằng ngày sau khi bãi triều rất thích nhìn ta chăm chú, ánh mắt bi thương mà xót xa, chốc chốc lại kêu thái y đến giúp ta bắt mạch.

Ta bị ánh mắt của hắn nhìn đến nỗi ngứa ngáy, nhưng không dám trái hoàng mệnh, ngoài việc nốc thuốc vào bụng ra thì chẳng còn cách nào khác.

Hôm ấy nhân lúc hắn có buổi chầu sớm, ta dẫn theo Nga Hoàng đến Thái y viện một chuyến. Ta cùng Nga Hoàng đứng trước bàn của Thạch Thanh Viện Phán thuộc Thái y viện, muốn xem thử đơn thuốc sử dụng hàng ngày và mạch án của mình, sau khi được Viện Phán đại nhân gật gù giảng giải một hồi, ta ôm đầu ê chề.

Ngoài việc rút ra kết luận hình như mình mắc bệnh không hề nhẹ thì ta chẳng nghe hiểu gì hết. Những thuật ngữ chuyên ngành kia của ông khiến người mù tịt về y dược học là ta cảm nhận một cách sâu sắc rằng mình quả là nông cạn dốt nát.

Ta ủ rũ trở về Trùng Hoa điện, chui vào góc sâu nhất của long sàng không chịu ló ra. Phượng Triều Văn bãi triều xong, Nga Hoàng ở trong điện miêu tả một lượt tâm trạng uất ức suy sụp của ta bằng hình ảnh vô cùng sinh động.

Ta nhận được cái ôm thắm thiết từ Phượng Triều Văn coi như an ủi.

Hắn kéo ta ra khỏi góc sâu nhất của long sàng rồi ôm vào lòng, nghiêm túc nhìn ngắm rất lâu, cuối cùng tin chắc tâm trạng ta không tốt, liền ôm ta trong lòng đung đưa mấy cái. Ta bị hắn đung đưa đến chóng mặt, vội kéo tai hắn hét ầm lên bắt hắn ngừng lại. Mặt hắn nhăn nhó, mắt phượng trừng lên: “Nàng dám kéo tai trẫm?!”

Ta yếu ớt than thở: “Bệ hạ, Thạch đại nhân nói thần chẳng còn lưu lại nhân gian được bao lâu, nhân lúc hẵng còn sống, hãy làm hết một lượt tất cả những việc ngày trước muốn làm mà chưa dám làm, chết rồi cũng được nhắm mắt.”

Mắt hắn nheo thành một đường kẻ chỉ, bỏ qua hẳn hành vi kéo tai xấu xa của ta, nghiến răng hỏi: “Thạch Thanh nói vậy ư?”

Ta gật đầu như giã tỏi.

Thạch đại nhân, xin lỗi ông quá!

“Tuy ta không hiểu Thạch đại nhân nói gì lắm, nhưng hằng ngày phải uống nhiều thuốc như thế cũng chẳng thấy có hiệu quả. Thạch đại nhân nói ngoài việc đầu óc ta có vấn đề ra, cơ thể cũng có vấn đề nghiêm trọng…”

Hắn nhìn ta dở khóc dở cười, mãi sau mới thở dài một hơi: “Đầu óc nàng quả là có vấn đề, cũng tại Vũ Khắc bỗng dưng…”

Ta cảm thấy lần này hắn khá thành khẩn tự trách bản thân, quả là cơ hội hiếm gặp, vội vàng thỉnh cầu: “Thật ra bệ hạ à, mặc dù đầu óc thần không tốt lắm, nhưng cả ngày ở Trùng Hoa điện ăn không ngồi rồi, e rằng sẽ buồn chán mà sinh bệnh mất thôi. Nghe nói Thạch đại nhân y thuật cao minh, chi bằng để thần đến chỗ Thạch đại nhân học y thuật nhé?”

Mắt phượng của hắn đảo qua đảo lại, nhìn ta hoài nghi. Ta lập tức nhào vào vòng tay hắn, vùi cả đầu vào trong lòng hắn, trông thương tâm hết sức, giọng điệu thút thít: “Bệ hạ, chỉ là thần muốn học chút y thuật để vỗ yên lòng mình, người không thể đồng ý sao?”

Sang ngày hôm sau, ta liền dẫn theo Nga Hoàng vui vẻ tới Thái y viện.

Thạch đại nhân nhìn thấy ta, ánh mắt ngơ ngác.

Ta tiến lên trước hành lễ bái sư, ông vẫn chưa thể định thần.

“Cô nương, chuyện này là…?”

Ta cười híp mắt đáp: “Sư tôn, bệ hạ đã đồng ý cho đệ tử đến bái sư học y, đây là lễ bái sư của đệ tử.” Rồi ra hiệu bảo Nga Hoàng dâng lên nghiên mực Đoan Khê[1] mà sớm nay ta tiện tay lấy trên ngự án của Phượng Triều Văn.

[1] Nghiên mực Đoan Khê là một loại nghiên mực nổi tiếng sản xuất ở vùng Đoan Khê, huyện Cao Yếu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Nga Hoàng hùng hồn nhét nghiên mực Đoan Khê vào tay Thạch đại nhân, rồi quyến luyến nhìn mãi không nỡ rời xa.

Ta biết thực ra nàng ấy đang lo lắng cho cái đầu và cái mông của mình.

Làm mất nghiên mực Đoan Khê trong Trùng Hoa điện của Hoàng đế bệ hạ… Tội danh này kiểu gì cũng phải có người nhận trách nhiệm.

Thạch đại nhân nhận xong lễ vật vẫn chưa thể định thần.

Ta trịnh trọng nói: “Hôm qua đến Thái y viện, nghe sư tôn giảng giải còn hơn hẳn mười năm đèn sách. Hôm nay đồ nhi tới, có lòng muốn theo học sư tôn, làm thế nào để một câu dễ hiểu khi nói lên khiến người nghe phải mơ hồ.”

Thạch lão đại nhân chòm râu giật giật, vẻ mặt xúc động nhìn ta. Ta nghĩ có lẽ ông có ý định coi ta như tri kỷ nên gan càng lớn: “Sư tôn không cần vội vã, xin cứ lo việc của sư tôn là được. Nếu đồ nhi có gì không hiểu, tự khắc sẽ đến thỉnh giáo sư tôn.”

Ông cúi đầu nhìn nghiên mực, gương mặt lộ vẻ khó xử. Nghe nói Thạch đại nhân thích nghiên mực đến si mê, bây giờ hẳn ông đang băn khoăn xem nên trả lại hay nhận lấy nó, tiện thể nhận luôn đồ đệ là ta?

Ta bình sinh thích nhất nhìn bộ dạng băn khoăn chọn lựa, phân vân bất lực của người khác. Lúc này đang thích thú quan sát, Nga Hoàng đứng bên kéo tay áo ta, thì thầm khuyên nhủ: “Cô nương, chi bằng chúng ta mang nghiên mực về đi?”

Ta xoa đầu nàng ấy, chân thành sâu sắc dạy bảo: “Cái đồ keo kiệt! Thứ đã tặng đi rồi sao có thể lấy lại chứ?” Sau đó cao giọng quở mắng nàng: “Nghiên mực này tuy khá quý giá, nhưng mang ra bái sư thì thích hợp không gì bằng, sao ngươi có thể bảo ta lấy lại hả?”

Mắt lén liếc thấy hai mắt Thạch đại nhân lóe sáng, vội vàng nhìn về phía ta, lập tức nhét ngay nghiên mực Đoan Khê vào trong ngăn kéo bàn dài của mình, sau đó đóng chặt cửa tủ, xong xuôi ông mới thở phào một hơi.

Vật trên bàn của Hoàng đế bệ hạ, đâu thể là thứ tầm thường!

Câu tục ngữ “há miệng mắc quai” đã thuyết minh rất đầy đủ về cuộc sống gần đây của Thạch đại nhân.

Từ khi ta đến thái y viện, Nga Hoàng nói, Thạch đại nhân phải sống trong nước sôi lửa bỏng.

Ta không đồng tình lắm với câu nói ấy. Lẽ nào đối với người làm thầy, thu nạp được một đồ đệ siêng năng chăm chỉ, cần cù hiếu học là một chuyện rất khổ sở hay sao?

Phượng Triều Văn nói dạo này ta chịu khó học hành hơn cả hắn thượng triều, hằng ngày dậy cùng hắn, trời còn chưa sáng đã đến Thái y viện, bữa tối đã bày sẵn mà vẫn không thấy bóng dáng ta. Ta an ủi hắn: “Đời người ngắn ngủi, biển học vô biên.”

Đúng lúc gần đây trong triều chính sự khá bận rộn, nghe nói có tàn dư của Đại Trần tuyên truyền phục quốc ở mấy thành trấn. Chuyện này khiến hắn có phần nổi nóng, lo đốc thúc bộ binh điều tra nghiêm ngặt, chứ chưa từng truy đến cùng xem ta rốt cuộc bận rộn những gì ở Thái y viện.

Người thấu hiểu sâu sắc công việc bận rộn của ta chính là sư tôn Thạch Thanh, Thạch đại nhân.

Thái y viện là nơi chất đầy những thứ đặc sắc trên thế gian, những tuyệt phẩm của tạo hóa. Trong kho thuốc ở đó có vô số vị đếm không xuể, giúp ta được mở mang kiến thức. Nhưng ta là kẻ chẳng biết gì về y dược, hỏi câu nào cũng khó tránh khỏi có chút cổ quái.

Một hôm ta tìm thấy Nhục Thung Dung và Dâm Dương Hoắc[2], giơ cao tay cầm nó từ kho thuốc đến phòng Viện Phán đại nhân, hiếu kì hỏi: “Sư tôn, đây là cái gì? Thuốc này có công hiệu gì?”

[2] Nhục Thung Dung và Dâm Dương Hoắc: Tên các vị thuốc có tác dụng tráng dương trong Đông y.

Râu của ông giật mạnh hai cái, chỉ cho ta một đáp án mơ hồ: “Thuốc dành cho nam nhân dùng.”

Hôm đó ta đã lén sắc hai vị thuốc này rồi cho thỏ cái thử thuốc nuôi sau sân Thái y viện uống…

Ngày hôm sau, thỏ cái đó chết, nghe đâu trước khi chết, nó quằn quại cả đêm…

Ta bày tỏ niềm thương tiếc sâu sắc với cái chết của con thỏ này, nhưng khi sư tôn gọi lên chất vấn, ta lại nhìn ông bằng ánh mắt vô tội: “Đồ nhi chỉ muốn xem xem thỏ cái uống thuốc của nam nhân sẽ có hiệu quả ra sao.” Hay là do thuốc ta sắc bị quá liều lượng, ba phần độc hại nên thỏ cái chết thẳng cẳng…

Ông rất tức giận, chòm râu giật giật trừng mắt nhìn tôi hồi lâu, xong bị cung nữ trong cung Thái hậu vời đi bắt mạch.

Ta là một đồ nhi “tài đức vẹn toàn”, hơn nữa trí nhớ không tốt lắm, khó tránh việc thường một câu hỏi mấy lần, thỉnh thoảng lấy nhầm thuốc bỏ vào tráp bên cạnh, kỳ thực cũng không phải sai lầm gì to tát.

Tiểu quan trông coi kho thuốc dạo này cứ nhìn thấy ta là bắt đầu cau mày lo lắng, trông còn khó coi hơn cả nuốt Hoàng Liên. Ta an ủi vỗ vỗ vai hắn: “Tiểu ca ca đừng buồn, khi nào ta biết được toàn bộ những vị thuốc này ta sẽ giúp ca ca thu dọn kho thuốc.”

Bộ dạng hắn như thể thà chết còn hơn, “Không cần, không cần, cô nương cứ bận việc của mình đi!” Như thể nếu ta giúp hắn thu dọn kho thuốc còn nguy hiểm hơn là đao kề cổ.

Chẳng qua là ta khách khí ấy mà, thấy hắn khăng khăng cự tuyệt, đành thôi. Ta tùy tiện lấy ra một cọng Lô Sài giống cái gậy, mang về thỉnh giáo sư tôn.

Hôm ấy sư tôn cũng ủ rũ đăm chiêu, ông ngồi ngay ngắn trước bàn, lờ đi cây Lô Sài trước mặt. Bởi vì cho dù ông giảng giải tường tận đến thế nào, môi khô miệng khát đến đâu, cái đầu ta cũng hỏng thật rồi. Trí nhớ kém đâu phải lỗi của ta chứ.

Ông nhìn ta dò xét: “Đồ nhi à, hay là vi sư thử phán mạch án cho con nhé?”

Ta lắc đầu, dã tâm sôi sục: “Sư phụ đừng vội, khi nào đồ nhi học xong y thuật sẽ tự mình bắt mạch kê đơn thuốc cho bản thân.”

Ông nhảy dựng lên, chòm râu trắng run rẩy: “Dù con kê đơn thuốc cho vi sư uống cũng nhất thiết đừng tự uống nhé!” Nói rồi, ông lo lắng nhìn bụng ta.

Đây có lẽ là hậu di chứng ta để lại cho ông sau khi làm con thỏ cái kia trúng độc mà chết.

Ta không đành lòng để sư tôn tuổi cao sức yếu bị xúc động đến nước này, ta đúng là một đồ nhi chẳng ra gì.

“Sư tôn đừng vội, con mặc dù đến giờ vẫn chưa nhận biết được hết thuốc trong kho, nhưng đợi thêm một thời gian nữa, con nghĩ…” Ông cắt ngang lời ta, tức giận lấy ra nghiên mực Đoan Khê từ trong ngăn kéo, “Khỏi cần ‘đợi thêm một thời gian nữa’, hiện giờ con đã có thể xem bệnh cho mình rồi.”

Ta lắc đầu: “Có lẽ đồ nhi nên học thêm thì hơn, đợi một thời gian nữa,…”

“Con không cần đợi chờ gì hết, giờ ta có thể chắc chắn với con, cơ thể con hoàn toàn không có vấn đề gì lớn, thuốc mà bệ hạ yêu cầu kê cho con chỉ là thuốc bổ trợ mang thai…”

Phượng Triều Văn! Tên cầm thú nhà ngươi!

Ta nghiến răng mỉm cười, đợi đấy, ta xử lý xong việc này sẽ quay về tính sổ!

Ta nói: “Sư tôn à, thật ra con không muốn biết mình uống thuốc gì nhưng người đã nói ra rồi. Sư tôn hao tốn tâm sức vì đồ nhi, đồ nhi nhất định sẽ báo đáp người. Nghe nói Thái y viện vẫn lưu giữ toàn bộ mạch án tiền triều, chỉ là con muốn biết mạch án của Nhiếp chính vương tiền triều ra sao.”

Sắc mặt ông bỗng cứng đờ: “Con… ông ấy…”

Ta thản nhiên đáp: “Ông ấy là phụ thân của con.”

Vẻ mặt ông hết sức phức tạp, mãi lâu sau ông mới lấy ra một tập giấy từ trong tủ giấy phía sau lưng, lật ra một trang mạch án rồi đưa cho ta.

Ta nhìn kỹ từng chữ bên trên, ngoài quan hàm ra thì ta hoàn toàn không hiểu nội dung viết gì. Chính vì trang mạch án này, hồi đó ta cũng từng tới Thái y viện, nhưng từ sau khi các thái y từng bắt mạch cho cha ta đồng loạt mất tích, Thái y viện này đối với ta trở thành cấm địa, khiến ta khó lòng tới gần dù chỉ một bước.

“Sư tôn, người nghĩ đồ nhi có thể xem hiểu ư?”

Ông đón lấy tờ giấy, cẩn thận xem một lượt, rồi đơn giản háo nội dung: “Nhiếp chính vương tiền triều chết do trúng độc.”

Ta ngẩn người nhìn ông, sư tôn thích lừa gạt người khác à, đây chắc chắn không phải lời mà người nên nói.

Ông lại nói: “Nhiếp chính vương tiền triều chết do trúng độc.”

Trái tim ta như chịu sự đả kích nặng nề, tứ cho bỗng mất hết sức lực. Ta ngã “rầm” về phía sau, trong đầu tiếng ong ong vang lên không ngừng, loáng thoáng nghe tiếng hét chói tai của Nga Hoàng, rồi càng ngày càng trôi xa khỏi ta…

Ta không biết mình đã sốt mấy ngày, lúc tỉnh táo, lúc hồ đồ. Khi ta thật sự bỏ dậy nổi khỏi long sàng, Nga Hoàng vui mừng lải nhải suốt, kể rằng lúc tỉnh táo thì ta gọi Phượng Triều Văn là “bệ hạ”, lúc hồ đồ thì nhìn chằm chằm hắn rồi gọi “cha”. Bệ hạ thượng triều là “quân vương”, bãi triều lại là “cha”, bệ hạ bận rộn đến đáng thương, gầy hẳn đi.

Ta ôm đầu mình, tự hối lỗi trong chăn. Đây đúng là chuyện chẳng ra thể thống gì.

Khi hắn bãi triều, ta đã ngồi cạnh bàn ăn cơm, bên trên bày mười mấy món ăn, rất nhiều món nóng sốt và điểm tâm. Nga Hoàng ở cạnh khuyên ta: “Cô nương ăn từ từ… từ từ thôi… sao cứ như bị bỏ đói mấy chục ngày rồi thế?”

Ta nuốt miếng bánh trong miệng xuống, uống ngụm sữa, quay đầu trừng mắt nhìn nàng ấy: “Thì chả bị đói suốt mấy ngày còn gì?” Lén liếc nhìn Phượng Triều Văn đang đứng ngẩn ngơ ở cửa điện, ta giơ cao nửa miếng bánh còn lại trong tay, tươi cười vẫy vẫy hắn: “Bệ hạ vừa bãi triều à? Tới đây ăn chút đi. Bánh hôm nay ngon lắm.”

Giờ hắn mới định thần, sải bước lại gần, ngồi xuống đối diện ta, nhìn qua các món ăn trên bàn, ánh mắt không vui liếc sang Nga Hoàng: “Nàng ấy vừa mới đỡ một chút, sao lại cho ăn những thứ đầy dầu mỡ thế hả? Còn không mau lui xuống mang mấy món thanh đạm ra đây?”

Ta giương mắt nhìn thịt đông chân giò, thịt bò cay nóng, bánh chay hương sen do đích thân ta gọi bị lần lượt dọn khỏi bàn ăn, chớp mắt trên bàn đã trống trơn.

Nga Hoàng hành lễ, “Nô tì sẽ lập tức đến Ngự thiện phòng đặt làm mấy món thanh đạm cho cô nương.” Nói rồi nàng nhanh chóng lùi lại đến cửa điện, thoắt một cái đã chẳng thấy bóng dáng đâu.

Ta đối diện với chiếc bàn trống trơn, trừng trừng nhìn hắn: “Có phải bệ hạ ghét thần ăn nhiều không?”

Hắn ngồi rất gần ta, ta cẩn thận quan sát, vành mắt hắn thâm quầng, trong mắt phượng xưa nay trong veo như hồ nước vằn đầy những tia màu đỏ. Nga Hoàngnói chẳng sai, quả nhiên hắn gầy hẳn đi.

Ta nghĩ chắc tại Phượng Triều Văn lo lắng cho ta đây mà.

Mày hắn hơi chau lại, trong mắt ngập tràn sự dịu dàng: “Hồi đó sau khi tiến cung kiểm kê lại Thái y viện, Thạch Thanh tìm thấy tờ mạch án kia trong tường kép ngăn kéo bàn. Vốn dĩ là vô tình tìm được, nhưng vật được cất giấu kỹ càng như vậy hẳn là thứ quan trọng, nên Thạch Thanh vội trình lên cho ta xem, lúc đó ta đã giữ lại,…” Hắn liếc nhìn thần sắc của ta, hình như đang do dự không biết có nên kể tiếp hay chăng.

Ta nhìn hắn chăm chú, ngồi rất ngay ngắn, vững chắc tựa núi, nhưng nét mặt quái lạ không chịu nghe theo sự khống chế của ta. Ta cười nhạt, nghe thấy giọng nói điềm đạm của chính mình vang lên bên tai: “Bệ hạ chỉ kể thế thôi, không sao hết.”

Hắn đưa bàn tay lên sờ má ta: “Tiểu Dật, nếu nàng muốn khóc, thì cứ khóc đi. Thạch Thanh nói lòng nàng chất chứa u uất, lại không thể trút ra, vậy nên mới bị sốt…”

Ta ngang bướng nhìn hắn, cảm thấy những thứ vừa ăn ban nãy nặng như chì đang đè lên bao tử, rồi cứ thế cứ thế trĩu dần xuống. Quả nhiên không được ăn nhiều những thứ ngấy dầu.

Ta lắc lắc đầu, ra hiệu hắn tiếp tục kể.

Hắn nói: “Sau này hỏi tiểu quan trông coi kho thuốc trước kia của Thái y viện, nghe nói chiếc bàn này là của một vị Thái y họ Trương dùng khi còn sống. Hơn nữa đây là vị Thái y được Thái hậu nương nương tín nhiệm nhất…”

Ta nhìn chằm chằm mắt Phượng Triều Văn, quả nhiên suy nghĩ trước kia của ta có vài phần chuẩn xác. Thái hậu làm trò này đâu phải lần một lần hai, cha ta chẳng qua chỉ là Nhiếp chính vương mấy hôm trải thảm cho con đường của bà ta. Ông một lòng bảo vệ cơ nghiệp Đại Trần, hiểu rõ Tiểu Hoàng khó lòng giữ vững nổi giang sơn trước cục diện chính trị bấp bênh, nhưng vẫn dốc hết tâm sức phò tá nó, ngờ đâu, ngờ đâu… cuối cùng lại rơi vào tình cảnh này…

Khuôn mặt Phượng Triều Văn kề sát lại gần ta, ta nghe thấy hắn gào thét bên tai: “Tiểu Dật.. Tiểu Dật… mau bỏ tay ra… đừng tự cắn mình nữa…” Dường như có một “ta” khác đang từ trên cao nhìn xuống, lạnh lùng quan sát hắn luống cuống tách ngón tay ta, giữ lấy cắm ta… Tất cả những hình này đều rời khỏi ta, rất xa…

Hồn phách ta như đã ở ngoài cơ thể, nhìn thân xác của mình cong gập như cây cung, tay nắm thành nắm đấm, răng cắn chặt môi dưới, cơ bắp toàn thân cứng đờ. Điền Bỉnh Thanh chạy vào, vẻ mặt lo lắng: “Cô nương lại làm sao vậy?” Vừa hỏi vừa giúp Phượng Triều Văn tách từng ngón tay đang nắm chặt của ta ra, đôi bàn tay đã chảy máu đầm đìa… Rồi lại nắm lấy cằm ta, định tách hàm răng đang nghiến chặt, lớn tiếng vọng ra bên ngoài: “Người đâu! Đi gọi Thạch Thanh tới đây mau lên!”

Viện Phán đại nhân chạy như bay tới, chòm râu ông run run, ông nắm lấy cổ tay ta rồi tát thật mạnh lên mặt ta, ấn huyệt nhân trung, hét to: “Mau tỉnh lại!”

Tai ta có thể nghe thấy rõ ràng Phượng Triều Văn nói: “Thạch Thanh, vô ích thôi, nàng ấy sớm đã mất đi cảm giác đau. Có lẽ do lúc Nhiếp chính vương tiền triều qua đời, nàng ấy quá hoảng sợ, luôn nghĩ rằng chính mình khiến cha ruột tức chết, lại thêm việc Nhiếp chính vương chỉ có một đứa con gái, nên ông thương yêu nàng hết mực, tình phụ tử rất sâu sắc…”

Ta còn nghe thấy Viện Phán đại nhân kéo tai ta ra sức hét: “An Tiểu Dật! Đồ nhi! Cha của con không phải bị con làm tức chết, là do Thái hậu tiền triều hại chết đó, mau tỉnh lại báo thù cho ông ấy!”

Lòng ta xao động, một ngụm máu phụt ra ngoài, bắn lên mặt Phượng Triều Văn. Ta nhìn chăm chú, sắc mặt hắn ngập tràn niềm vui: “Tỉnh rồi tỉnh rồi…” Hắn bất chấp trên đầu trên mặt mình toàn là máu, vội vàng ôm chặt ta vào lòng.

Hồn phách ta bỗng trở về thân xác.

Thạch đại nhân cầm cổ tay bắt mạch cho ta, ta bình tĩnh từ từ vùng khỏi: “Con không sao, chỉ là mệt thôi, con muốn nghỉ một chút.”

Phượng Triều Văn lắc đầu với ông ra hiệu không sao. Ông cùng Điền Bỉnh Thanh lui xuống, Phượng Triều Văn đỡ ta dậy: “Trẫm đi nghỉ cùng nàng nhé?”

Ta đẩy hắn: “Xê ra, trên người bệ hạ toàn mùi máu, khó ngửi lắm.”

“Vậy ta đỡ nàng lên giường nhé.” Hoàng đế bệ hạ dịu dàng khẩn cầu.

Ta liếc nhìn hắn, mắt phượng của hắn cong cong, ẩn chứa sự căng thẳng và lo âu. Ta có thể thấy bóng mình nhỏ xíu trong mắt hắn, môi dưới hằn sâu vết cắn rớm máu, không hiểu tại sao, ta lại không thốt lên nổi một câu cự tuyệt, mặc hắn dìu lên long sàng.

Hắn đắp chăn cho ta, xong xuôi mới nhẹ nhàng xuống giường. Ta nghe thấy tiếng nước, không lâu sau, hắn cầm trong tay chiếc khăn mặt đi tới, lau từng chút một trên gương mặt ta, lau đến môi, hắn thì thầm: “Có thể sẽ hơi đau, nàng cố chịu đựng một chút.”

Ban nãy rõ ràng ta nghe thấy hắn nói rằng ta đã mất cảm giác đau đớn, rõ ràng hắn biết chuyện này, câu nói kia thật dư thừa, nhưng giọng điệu sao mà dịu dàng quá, có sức mạnh kì lạ trấn an lòng người. Mắt ta dán chặt vào hắn, cảm nhận hắn đang nhẹ nhàng lau môi mình. Ánh mắt hắn nhìn ta vô cùng buồn bã, không giống với bất kì một Phượng Triều Văn nào mà ta biết, trước giờ ta chưa tùng trông thấy Hoàng đế bệ hạ đau lòng đến thế này.

Hắn lau tay lau mặt cho ta xong mới xuống giường đi rửa mắt chải đầu.

Trước khi Phượng Triều Văn quay về, ta đã chìm vào giấc mộng.

Trong mơ ta ở giữa một nơi hoang vu, cô độc một thân một mình đi mãi đi mãi, không biết từ đâu đến, không biết phải đi đâu,trời đất mịt mờ, hồng hoang mông muội…

Lúc tỉnh dậy, trời đã sáng, ta khẽ nhấc đầu nhưng cảm thấy gượng gạo. Kề sát sau lưng ta là một vòng tay ấm nóng lạ thường. Trời tháng Sáu tháng Bảy, cho dù bốn góc trong điện đều đặt khối băng thì ta vẫn đổ mồ hôi như tắm.

Ta nằm ngửa ra, trông thấy một đôi mắt phượng vằn tia máu, nhìn mặt trời bên ngoài, ta mỉm cười tự giễu: “Bệ hạ, bộ dạng này của người quả là giống với Thế tử của Ích Vương khi chưa về nông thôn. Đêm xuân ngắn ngủi có ngần, buổi mai từ ấy thánh quân bỏ chầu[3], có phải bệ hạ muốn thần gánh thêm tiếng xấu “hồng nhan họa thủy” không?

[3] Trích “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị.

Hắn nhéo má ta, thần sắc điềm tĩnh như thường: “Nàng cười xấu lắm, lại đây, khóc một cái cho trẫm xem nào.”

Ta lườm hắn: “Bệ hạ có sở thích gì kỳ vậy, hay là thần triệu tập nương nương các cung và cung nhân tới Trùng Hoa điện khóc cho bệ hạ xem nhé? Bệ hạ xem vị nương nương nào khóc đẹp đến nỗi rung động lòng người, cũng phải ban thưởng hậu hĩnh đó!”

Hắn đăm chiêu nhìn ta, cúi đầu gặm một cái lên chóp mũi ta: “Nàng có khóc hay không? Khẩu dụ của trẫm nàng dám không tuân theo? Còn không mau khóc một cái cho trẫm xem!”

Ta dựa vào lòng hắn, ra sức cọ mình vào người hắn: “Thảo dân cứ kháng chỉ đấy, người chém thần đi, chém thần đi này!”

Hoàng đế bệ hạ cười vang, nhảy xuống từ trên long sàng: “Buổi sớm tinh mơ nàng thật ghê gớm, nàng cứ đợi đó cho trẫm!”

Phượng Triều Văn là người ngang bướng, hắn đã nói “đợi” là phải “đợi” rồi. Ta ăn xong bữa sáng, đợi mãi, nhưng lại nhận được tin xuất cung.

Điền Bỉnh Thanh mau bước tiến vào, mặt mày hớn hở: “Cô nương, bệ hạ nói hôm nay sẽ dẫn cô nương xuất cung, đi giải sầu, bảo cô nương mau chuẩn bị.”

Ta đứng dậy nhìn quanh Trùng Hoa điện, hình như ngoài việc tìm chút vàng bạc theo bản năng ra, thì ta chẳng có gì phải chuẩn bị.

Điền Bỉnh Thanh thấy ta ra sức vơ hộp nữ trang trước bàn trang điểm, nhếch miệng cười: “Cô nương, trong hầu bao này đã chuẩn bị đầy đủ cho người rồi. Người thay bộ y phục đơn giản không bắt mắt là được.”

Nga Hoàng tiến vào giúp ta tìm một bộ áo ngắn váy dài hết sức giản dị, gỡ xuống toàn bộ nữ trang rườm rà trên đầu, thay bằng trâm hoa nhỏ màu bạc. Ta khen nàng ấy chu đáo, xuất cung đừng nên rêu rao thì tốt hơn.

Phượng Triều Văn hôm nay cũng chỉ mặc một bộ áo dài lụa màu xanh nhạt, bỗng chốc thay đổi vẻ lộng lẫy thường ngày, quả giống với sỹ tử nhà ai đi dự thi.

Trên đường xe ngựa ra khỏi cổng cung điện, ta vén rèm nhìn thử, rồi thở phào nhẹ nhõm. Vào cung đã mấy tháng, hôm nay cuối cùng đã được ra ngoài thay đổi không khí.

Điền Bỉnh Thanh ngồi đằng trước với phu xe, cười nói: “Nô tài cũng rất lâu rồi chưa được xuất cung, hôm nay nhờ phúc của cô nương đó.”

Phượng Triều Văn nhéo má ta, “Nào, khóc một cái cho trẫm xem thử đí.” Ta lườm hắn, hắn ra hiệu bảo ta nhìn vào lòng bàn tay mình. Lòng bàn tay từ từ mở ra, bên trong có một vật màu đỏ rực. Ta nhìn chăm chú, bỗng lập tức ngẩn người, với tay nắm lấy nó, không thể tin vào thứ trước mắt, cứ ngắm đi ngắm lại.

Không sai! Đây chính là cá gỗ nhỏ mà cha tự tay làm cho ta, vòng vàng nhỏ xíu trong miệng cá tuy chưa phai màu nhưng nút dây song ngư vặn vẹo cha tự tay bện kia do dãi dầu quá lâu nên đã cũ hơn rất nhiều.

Ta nâng niu cá gỗ nhỏ, hình ảnh trước mắt hơi nhòe đi. Ta cảm kích ngẩn đầu nhìn Phượng Triều Văn: “Cá gỗ nhỏ này… Cá gỗ nhỏ cha làm, sao lại ở chỗ bệ hạ? Ta cứ tưởng đã mất ở Hoàng Hà cốc rồi.”

Hắn vuốt ve gương mặt ta, “Hồi đó khi trị thương tình hình rối ren, ta đã cất nó hộ nàng. Sau này lại quên mất không trả lại. Ngoan, khóc một cái cho trẫm xem nào.”

Trong mắt ta lệ hoa dâng trào, ta ghì sát cá gỗ nhỏ vào lòng, cuời tươi rói: “Chắc chắn bệ hạ cố ý không trả lại cho thần, đúng là hẹp hòi!”

Hắn gật đầu lia lịa: “Phải, ta ham muốn đồ của nàng đấy.”

Nếu không phải trong xe chật hẹp thì ta chỉ mong đạp hắn một cước.

Hắn thân là quân vương một nước, có thứ gì chưa từng trông thấy, vậy mà lại nói ra lời này.

Ta ngơ ngác nhìn hắn, như thể trước giờ chưa từng quen biết, không hiểu đằng sau việc hắn dốc hết tâm sức vào chuyện này, rốt cục có âm mưu gì? Mãi đến khi nghe thấy Điền Bỉnh Thanh gào lên: “Bệ hạ, cô nương, đến nơi rồi!”

Ta vén rèm nhìn thử, lập tức ngẩn người.

Hình như hôm qua ta còn cười hi hi vì được ra ngoài đi chơi. Ta như đang cưỡi ngựa xuôi theo con đường nhỏ quanh co này trở về nơi xa xăm trong ký ức, ta đập đập cửa, cửa mở toang, một giọng nói cáu kỉnh cùng một chiếc then cửa từ trong bay thẳng ra…

“Nghiệt tử, ngươi còn biết về nhà cơ đấy!”

Lòng ta đau như cắt.

Ta liền thả rèm xe xuống, “Về cung đi.”

Cánh tay rắn chắc của Phượng Triều Văn bỗng vươn ra ôm chặt ta, “Nếu đã đến đây rồi thì tiện thể về nhà xem sao.”

Cả người ta run lẩy bẩy, nỗi sợ hãi không khống chế được dâng lên trong lòng, sau cánh cửa đóng chặt này, quá khứ lẩn trốn đâu đây.

Không mở toang cánh cửa này, thì ta vẫn vui cười hát ca trong đó, sống cuộc sống sung sướng có cha chở che, gương mặt ta rạng rỡ, chưa từng trải qua cuộc sống phong sương.

Không mở toang cánh cửa này, thì cha vẫn đứng giữa sân, tay cầm then cửa trốn sau cổng lớn…

Phượng Triều Văn bế ta sải bước tiến lên, mỗi bước đi ta càng thêm run rẩy, nỗi sợ hãi tột độ bao trùm cả cơ thể. Ta thét lên một tiếng chói tai, vùng ra khỏi lòng hắn, ra sức đá, ra sức đạp, đem tất cả những sợ hãi đối với thế gian này cùng những bi thương tuyệt vọng vùi sâu trong lòng trút hết lên con người kia.

Hắn với hai cánh tay giữ chặt ta, liên tục dỗ dành: “Tiểu Dật ngoan… Tiểu Dật ngoan, chúng ta chỉ vào xem thử thôi, đi bái tế một lần…!”

Ta hận hắn! Ta hận thế gian này!

Ta hét ầm lên, chỉ mong ôm chặt hai tay giấu mình đi, để không phải nhìn thấy cảnh vật trước mắt. Hắn vươn tay ôm ta, bị ta hết đá rồi lại đạp, nhưng rốt cục hắn vẫn bế được, cùng ta đi gõ cửa. Ta vùi cả cơ thể đang run lẩy bẩy vào lòng hắn, khóc lóc thảm thiết, giọng nói quen thuộc vang lên sau cánh cửa: “Ai vậy?”

Cánh cửa sơn đỏ loang lổ kêu “két” một tiếng. Qua dòng lệ nhòa, ta nhìn thấy gương mặt già nua và mái tóc bạc trắng như sương của bác Đồng. Phượng Triều Văn cười nói: “Bác Đồng, ta đưa Tiểu Dật về nhà tế bái lão gia.”

Ta càng khóc dữ hơn.

Như thể hôm nay mới là ngày cha mất.

Ta quỳ trước bài vị của cha, khóc đến xé ruột xé gan, khóc đến tối sầm đất trời, lu mờ nhật nguyệt, khóc cho đến khi cổ họng khản đặc, hai mắt đỏ ngầu, nước mắt mới dần ngừng tuôn rơi.

Bác Đồng cảm động vô cùng khi thấy ta trở về, chòm râu bạc run run, nước mắt người già đục ngầu men theo nếp nhăn hằn sâu trên gương mặt trườn xuống, giọng bác khàn khàn khuyên bảo: “Nếu tiểu lang đã về thì cũng nên thắp nén hương cho lão gia. Ba năm rồi tiểu lang chưa về đây, bác Đồng cứ tưởng… cứ tưởng cháu bỏ mạng rồi…”

Ta đón lấy nén hương Phượng Triểu Văn vừa châm, cắm vào lư hương. Lúc quỳ xuống định khấu đầu mới phát hiện còn một người nữa quỳ ngay bên cạnh, bác Đồng đã lên trước đỡ hắn: “Bệ hạ, chuyện này ngàn vạn lần không thể! Người tìm được tiểu lang đưa về nhà, lão già nằm dưới đất chết cũng nhắm mắt, đâu thể nào để bệ hạ phải quỳ?”

Phượng Triều Văn đẩy bác Đồng ra, “Lão tướng quân đương nhiên xứng!” Rồi cùng ta khấu đầu trước bài vị của cha.

Bác Đồng sau đó lén hỏi ta sau lưng Phượng Triều Văn: “Tiểu lang… cháu với bệ hạ rốt cuộc đã có chuyện gì vậy?” Bác vẫn không sửa được cách xưng hô trước kia.

Ta khóc xong một trận, trong lòng nhẹ nhõm hơn hẳn, ngồi trong sân nhà ngày xưa, nhưng thấy cây cối hoa lá sum suê, còn tươi tốt hơn trước rất nhiều. Nghĩ đến chuyện cảnh vẫn còn mà người đã mất, ta nghiêng đầu quệt lệ hoa đang chầm chậm lăn xuống, trưng đôi mắt sưng phồng làm mặt xấu với bác Đồng: “Bác thấy cháu với bệ hạ có chuyện gì?”

Bác xoa đầu ta, hơn ba năm không gặp, râu tóc bác đều đã bạc trắng rồi, vẻ ngoài già nua nhưng bàn tay kia lại vẫn ấm áp như xưa: “Bác thấy bệ hạ rất thương tiểu lang. Nhưng điều lão gia không thích nhất khi còn sống là chuyện cháu nhập hậu cung…” Bác quay đầu đi lau nước mắt: “Bác già thật rồi, không nên nhắc lão gia trước mặt cháu.”

Ta ngẩng mặt lên, từ ba năm trước sau khi cha mất, lần đầu tiên ta nhìn thẳng bác Đồng mà lòng không chút hổ thẹn: “Ba năm trước có phải bác đã giận cháu? Giận cháu hại chết…”

Cuối cùng ta vẫn không thể nói ra.

Bàn tay bác nhẹ nhàng vuốt ve đầu ta, ngón tay thô ráp từng chút một gạt đi lệ hoa đang rưng rưng nơi khóe mắt: “Lão gia thương yêu cháu như báu vật, chỉ hận tiểu tử nhà Yến gia không nhìn ra, đâu thể nào trách cháu? Chẳng qua ông ấy không yên tâm về cháu mà thôi. Năm ấy trong triều cục diện chính trị bất ổn, động một tí là có sóng gió, một cô bé như cháu, sao hiểu nổi những mưu tính xấu xa này.”

Giọng ta run run muốn xác nhận lại lần nữa: “Cha thật sự không trách cháu ư?”

Bác Đồng một tay ôm ta, mặc cho nước mắt của ta rơi lên vạt áo: “Đứa bé ngốc, xưa nay làm gì có con thương cha mẹ hơn cha mẹ thương con, liệu có người làm cha làm mẹ nào đang tâm trách cứ con mình? Huống hồ, hồi đó lão gia chỉ uống một cốc trà do viên quan thuộc hạ dâng lên ở bộ binh đã ngã bệnh, viên quan kia lại là người của Thái hậu, ông ấy còn không hiểu sao.”

Trong hơi thở của ta tràn ngập mùi hương quen thuộc trên người bác Đồng, hệt như hồi nhỏ cha bận rộn nên ta cứ hay quấn lấy bác, tựa vào lòng bác mà ngủ, bác nhìn ta dần dần trưởng thành giống như cha vậy. Lặn lội trăm núi ngàn sông, trải qua gió tuyết nắng mưa, nhân thế đổi thay, cuối cùng ta đã trở về nhà, yên lặng núp trong lòng bác nhỏ lệ.

May thay, bác vẫn còn ở đây.

Bác nói: “Hoàng đế là người hồ đồ, bên ngoài cũng có tin đồn, nó là đứa trẻ do cung nữ trong cung Thái hậu sinh ra, bà ta chỉ dùng kế giả vờ mang thai mà thôi, chuyện này không biết thật hay giả. Nhưng từ sau khi Tiên đế qua đời, Thái hậu liền muốn nắm quyền, buông rèm nhiếop chính giống như Lữ Hậu. Đáng tiếc có hai người là Yến Dục và lão gia đứng trên triều đường, đương nhiên bà ta muốn lôi kéo một người, giết một người. Lão gia chính trực, Yến Dục giảo hoạt, nâng lão gia lên cao một chút, khi ngã chắc chắn sẽ đau hơn nhiều. Đúng là người đàn bà đê tiện!” Giọng điệu bác dần trở nên hung dữ, ta cảm thấy ông lão gầy gò khô héo đang ôm mình đây trong lòng chất chứa hận thù, khiến trái tim ta cũng trở nên quặn thắt.

Bác lại nói: “Tiếc rằng bà ta dù đã tính trăm kế ngàn phương,, nhưng khi Đại Trần vong quốc, bà ta vẫn bị Yến Dục bắt được, đem trình lên Tân đế Đại Tề, không lâu sau thì chết trong thiên lao. Yến Dục một đời giảo hoạt, nhưng vì chuyện này mà trong lúc không đề phòng, bị thần tử tàn dư của Đại Trần đâm chết, xuống mồ cũng chẳng vẻ vang được như lão gia.”

Tin này lần đầu tiên ta nghe thấy, không ngờ cha con họ Yến đầu hàng Đại tề, cuối cùng Yến bá bá lại rơi vào tình cảnh ấy, cuộc đời anh hào giữa loạn thế suy cho cùng vẫn thật bi thương.

Bác Đồng cười khẽ: “Kể ra, vị Duệ Vương kia quả là kẻ nhanh trí, Đại Tề đánh đến nơi, ông ta lập tức đầu hàng, còn dâng con gái mình cho Hoàng đế Đại Tề, lúc đó Hoàng đế liền ban cho Thái tử điện hạ. Ông ta vẫn giữ được vinh hoa phú quý, còn có được tước vị Tiêu Dao Hầu.”

Ta tách người khỏi vòng tay bác Đồng, kéo tay ông cười hi hi: “Cháu đã từng gặp Ngọc phi nương nương trong cung…”

Bác Đồng bỗng lo lắng: “Nàng ta có làm khó cháu không? Xưa nay chốn hậu cung tranh sủng ác liệt, đây đâu phải chuyện gì tốt đẹp? Hay là ta xin bệ hạ thả cháu xuất cung?”

Ta an ủi bác: “Cháu toàn ở Trùng Hoa điện với bệ hạ, bình thường nàng ta không thể vào được.”

Bác Đồng gật đầu: “Ừ.” Rồi đột nhiên hét “Á” một tiếng hãi hùng, cứ như gặp phải chuyện gì đó vô cùng kinh khủng: “Cháu ở Trùng Hoa điện với bệ hạ?”

“Vâng ạ.”

“Ở Thiên điện?”

“Chính điện [4] ạ.”

[4] Thiên điện là phòng nằm bên cạnh chính điện.

Bác Đồng đúng là kì lạ, ánh mắt nhìn ta vừa vui vẻ vừa lo âu.

“Các nương nương trong cung… có dễ chung sống không?”

Ta nghĩ ngợi, rút ra một kết luận: “Cũng ổn ạ. Mấy nương nương đó ở cung của họ, lần trước Đức phi có xông vào một lần, sau đó bị cấm không cho phép đến gần Trùng Hoa điện rồi.”

Bác Đồng nhìn ta chằm chằm, nét mặt càng thêm cổ quái, dáng vể tưởng chừng như rất khó mở miệng: “Vốn dĩ… vốn dĩ câu này không nên để ta hỏi, nhưng lão gia không còn nữa. Có điều kể cả lão gia vẫn còn sống có lẽ cũng không thốt ra miệng nổi… Bên ngoài đồn đại, bệ hạ có bệnh không tiện nói ra… phi tần trong cung… người có… với cháu…”

Mãi sau ta mới hiểu câu hỏi của bác Đồng, trợn mắt nhìn nói không ra lời. Chắc bác cũng rất ngại ngùng, ánh mắt hơi né tránh, rồi cũng nghểnh cổ nói: “Phu nhân và lão gia đều không còn, trong phủ chỉ có mình bác trông nom, chuyện này đương nhiên chỉ có bác lo lắng!”

Mặt ta dần dần trở nên nóng bừng, như thể có đốm lửa nhỏ cháy lan ra cả cánh đồng. Cuối cùng ta đã thất bại trước ánh mắt lonh lanh của bác, cúi đầu nhỏ tiếng lầm bầm: “Hắn… Hắn bảo cháu sinh con cho hắn… muốn lập cháu làm Hậu…” Dứt lời, ta hiên ngang ngẩng đầu lên, oai phong lẫm liệt nói: “Dĩ nhiên cháu không đồng ý! Hành động phản quốc này đương nhiên… đương nhiên không thể chấp nhận được…” Càng nói âm thanh càng nhỏ, lòng càng bất an.

Khóe miệng bác Đồng càng ngày càng cong lên, ánh nhìn mang ý cười rõ rệt. Ta đứng bật dậy, “Cháu đi xem phòng cha và cháu…”, bước nhanh hai ba bước, sau lưng đã vang lên tiếng cười lanh lảnh của bác Đồng: “Tiểu lang, thật ra thỉnh thoảng phản quốc một lần cũng không sao hết.”

Bước chân ta chợt ngừng lại, rồi chạy vắt chân lên cổ trong tiếng cười của bác.

Bác Đồng… bác ấy… thật chẳng có tinh thần yêu nước mà!

Phượng Triều Văn đi loanh quanh trong sân sau, thấy ta bước chân vội vã, cao giọng nói: “Tiểu Dật, sao mặt nàng đỏ thế?”

Ta nhớ lại những lời kia của bác Đồng, bỗng vừa xấu hổ vừa lúng túng, lườm hắn: “Đều tại bệ hạ đó!” xong quay đầu xông vào phòng mình, đóng cửa “rầm” một tiếng. Giờ mới nhớ, khi ta rời đi, căn phòng này bị Cấm vệ quân cạy hết sàn gạch lên, ta hận không thể ra ngoài ngay lập tức. Nhưng nghĩ đến người đang đứng ngoài cửa kia, ta bất lực đành thôi.

Lúc này nhìn lại căn phòng, ta liền kinh ngạc.

Căn phòng gọn gàng sạch sẽ, như thể trước kia ta đã về nhà vô số lần vậy, tất cả đồ dùng đều ở nguyên vị trí cũ, sàn gạch cũng được lát ngay ngắn, ngay màn trướng cũng mới toanh, là màu xanh ngọc bích mà ta thích.

Ta ngây người nhìn căn phòng, cảm giác như mình vào nhầm nơi rồi.

Bên ngoài vang lên tiếng gõ, ta ngẩn ngơ mở cửa, Phượng Triều Văn đứng khuất sáng, ngũ quan sắc nét, anh tuấn vô song, như đang giẫm lên ánh mặt trời từng bước tiến vào trái tim ta.

Trái tim ta, nó bỗng đập thình thịch, cảm giác này thật kỳ lạ.

“Căn… căn phòng này…” Nghĩ lại trong phủ luôn có bác Đồng trông nom, ắt hẳn là do bác khôi phục từng chút một vẻ trước kia của phủ, lòng ta chợt thấy xót xa nhưng sau cùng vẫn vui vẻ.

Nào ngờ, Phượng Triểu Văn gật gật đầu: “Bác Đồng nói cho nàng à? Chẳng qua ta chỉ tìm vài người đến sửa chữa phủ chút xíu, chứ không phải ta đích thân làm, nàng không cần trưng ra bộ dạng nước mắt lưng tròng đâu. Nào, cười một cái cho trẫm xem?”

Ta trừng mắt nhìn hắn, không thể nói thêm lời nào nữa, vượt qua hắn chạy vào phòng cha ta.

Đẩy cửa ra, tuy đã chuẩn bị sẵn tinh thần, nhưng đối mặt với căn phòng gọn gàng ngăn nắp, khung cảnh trước kia chẳng hề thay đồi, những cơn ác mộng lặng lẽ rời xa, lòng ta khó tránh khỏi cảm thấy chua xót. Quay đầu lại, đối diện với chàng trai tuấn mĩ, dáng người cao lớn vừa đuổi theo mình đang đứng dưới bậc thềm, trong mắt ta bỗng ngấn lệ, mỉm cười trêu đùa: “Bệ hạ, người muốn xem thảo dân cười là phải trả tiền đó, người trả nổi không?”

Hắn lục lọi mấy lượt trên người, vẻ mặt hết sức thất vọng.

Ta lấy từ thắt lưng ra chiếc hầu bao căng phồng, giơ giơ lên: “Thần biết thừa, bệ hạ chỉ có hư danh thôi, thật ra là kẻ bần hàn đúng không?”

Ngẩn đầu nhìn, ánh mặt trời nhân gian rực rỡ đến vậy, mà sợ rằng nụ cười của ta còn chói lòa hơn cả nắng gắt. Ta kệ cho nước mắt tuôn rơi, có người cùng ta trải qua buồn vui hoan lạc, sóng gió nhân gian, chẳng phải là điều may mắn lắm sao?

Lúc chập tối, Hoàng đế bệ hạ phải hồi cung, đứng trước cổng lớn tạm biệt bác Đồng. Ta kéo tay bác, vẫy chào hắn, “Bệ hạ đi đường mạnh giỏi, rảnh rỗi tới nhà ta chơi nhá!”

Hoàng đế bệ hạ mắt phượng hơi nheo lại, rõ ràng có chút không vui: “Nàng không cùng trẫm hồi cung hả?”

Ta mỉm cười gật đầu: “Thảo dân được bệ hạ chiếu cố, đặc biệt được đưa về tận nhà, thảo dân vô cùng cảm kích.” Ta đứng đó thưởng thức vẻ mặt dần trở nên u ám của hắn.

Bác Đồng đổ thêm dầu vào lửa: “Đa tạ bệ hạ đưa tiểu lang về nhà, lão nô vô cùng cảm kích!”

Hắn sải bước tới, ta định trốn sau lưng bác Đồng, hắn đã túm lấy túi tiền từ thắt lưng ta. Ta với tay muốn cướp, nhưng bỗng co rụt lại trước ánh mắt lạnh thấu xương của hắn, giương mắt nhìn hắn mở túi tiền, chọn lựa kĩ càng trong đó rồi chọn chừng năm lượng bạc đưa qua, “Tiêu hết tiền thì về cung nhé.”

Ta căm phẫn trợn mắt với hắn: “Bệ hạ đúng là keo kiệt bủn xỉn, khiến triều thần đều chê cười đến rụng cả răng!” Giơ tay nhận lấy mấy nén bạc mà lòng ta hụt hẫng.

Hắn rụt tay, thu lại năm lượng bạc về, rồi gạt ra một miếng bạc chừng hai lượng, hình như còn muốn giấu đi: “Xem ra trẫm cho nàng quá nhiều thì phải.” Hắn quay đầu hỏi Điền Bỉnh Thanh: “Tiểu Điền, đếm một trăm quan tiền đưa cho cô nương, khi nào nàng tiêu hết chẳng còn tiền ăn cơm, tự khắc sẽ về cung.”

Ba năm trước Cấm vệ quân đến, phủ ta đã bị những kẻ thừa cơ trục lợi cướp bóc sạch, cho dù trong hầm có lương thực tích trữ, e rằng ba năm nay đã mốc meo biến chất, không thể ăn nổi. Của cải trong nhà trước kia chỉ là bổng lộc của cha và được Tiên đế ban cho hằng năm. Bác Đồng chỉ có một cánh tay, sinh hoạt không thuận tiện, nghĩ lại ba năm nay bác trông nom căn nhà này, cuộc sống chắc cũng khó khăn.

Ta dùng ánh mắt để uy hiếp Điền Bỉnh Thanh: Nếu ngươi thực sự đếm một trăm quan tiền đưa cho ta, về cung ta bảo đảm sẽ khiến ngươi sống không yên thân.

Điền Bỉnh Thanh mặt mày khổ sở đếm cả nửa buổi, mếu máo van nài ta: “Cô nương, hay là cô nương hồi cung với bệ hạ đi, sau này có thời gian lại đến thăm bác Đồng.”

Ta mừng thầm trong lòng, chớp chớp mắt với Phượng Triều Văn, rồi nhìn chằm chằm hai lượng bạc trong tay hắn. Hình như hắn có chút khó xử, nghĩ một lát, hắn nhét tiền vào tay ta, tiện thể khép lòng bàn tay ta lại thành nắm ngay trước mặt bác Đồng… Tên cầm thú không biết xấu hổ…

“Ở trong phủ vài ngày, nếu nhớ chân giò ướp mật ong trong cung thì mau mau về.” Dứt lời, hắn cởi miếng ngọc bội ở thắt lưng nhét vào tay ta: “Cầm cái này vào cung, không được đem đến hiệu cầm đồ đổi lấy bạc tiêu đâu đấy!”

Bệ hạ đúng là hiểu thần! Thần quả thực có ý định đó.

Ta đỏ mặt đứng cạnh bác Đồng, tay cầm ngọc bội và hai lượng bạc, giương mắt nhìn Phượng Triều Văn lên xe.

Nghĩ đến túi tiền mà sáng nay Điền Bỉnh Thanh đưa cho ta, chớp mắt đã đổi chủ, không nén được, lòng ta bi phẫn vạn phần.

Đang định đỡ bác Đồng vào phủ rồi thương tiếc đống tiền kia, lại thấy rèm xe vén lên, Phượng Triều Văn thờ ơ thò đầu ra: “Trẫm quên mất, hôm nay nàng không dẫn người hầu theo, lát nữa về, trẫm sẽ bảo Tiểu Điền đưa bốn cung nữ hầu cận và Nga Hoàng tới, thêm mười cung nhân quét dọn cho nàng sai bảo nữa.”

Ta quỳ sụp xuống, chân thành khẩn thiết: “Bệ hạ, thảo dân cầu xin bệ hạ, nhiều miệng ăn như thế mà chỉ có hai lượng bạc, thảo dân nhà nghèo rớt mồng tơi, không nuôi nổi đâu!”

Đùa chắc, bốn cung nữ hầu cận kia đều là nữ tử luyện võ, sức ăn như nam tử tráng niên, đây chẳng phải là ép ta sớm về cung đó sao?

Xe ngựa lộc cộc chạy đi trong tiếng cười ha hả của hắn.

Ta ngồi phịch xuống, vô cùng sầu não: “Bác Đồng, làm sao bây giờ?”

Bác Đồng cười ha ha đỡ ta dậy: “Mặc dù nhà chúng ta không còn lương thực, nhưng rượu trong kho không thiếu.”

Ta phủi bụi trên đầu gối, tinh thần phấn chấn: “Bán rượu ven đường, chủ ý này hay!”

Bác Đồng lắc đầu: “E rằng bệ hạ sẽ không đồng ý cho cháu đi bán rượu.” Chợt bác mỉm cười: “Chi bằng tiểu lang ở cùng bác hai hôm rồi hồi cung đi nhé!”

Ta uất ức sắp khóc tới nơi: “Bị giam trong cung suốt mấy tháng trời, cháu mới về nhà mà bác Đồng đã muốn đuổi cháu đi…”

Bác bỗng luống cuống, xoa đầu an ủi ta giống như bao lần trước kia: “Được rồi, được rồi, cháu muốn ở bao lâu thì ở, chỉ cần bệ hạ không đến thúc giục là được.”

Hai canh giờ sau, trời đã tối, ta và bác Đồng làm vài món đơn giản ăn qua loa. Đang ngồi hóng mát dưới gốc cây trong sân, tán gẫu đôi ba chuyện trong ba năm nay với bác, cổng lớn bị đập rầm rầm. Ta mở ra, ngoài cổng có bốn người thân hình như cột sắt đang đứng, nhìn qua bốn cái cột sắt này thấy một bóng người xinh xắn: “Cô nương, cô nương, trong nhà có đồ ăn không? Bệ hạ vừa hồi cung đã hạ chỉ cấm bọn nô tì ăn cơm, sắp đói chết mất rồi!”

Trên chíêc xe ngựa đằng xa, Điền Bỉnh Thanh nhìn ta cười gian xảo, cung tay hành lễ rồi biến thẳng.

… Bệ hạ quá tàn nhẫn rồi! Lại nỡ làm thật chứ!

Bác Đồng quan sát năm người quanh bàn ăn, tướng ăn của bốn người thì nhồm nhoàm, một người thì nhỏ nhẹ, bác lén hỏi ta: “Tiểu lang, người trong cung đều có tướng ăn thế này à?”

Ta đau đầu nhìn đám cung nữ hầu cận tiêu diệt gọn hai thùng cơm trước mặt, buồn rầu hết sức vì vần đề kiếm kế sinh nhai. Cứ ăn uống như bây giờ thì hai lượng bạc của ta chẳng mấy mà tiêu hết.

Ngày hôm sau, bác Đồng cầm hai lượng bạc của ta, dậy thật sớm chuẩn bị đi mua gạo. Bác đứng trong sân thấy ta cùng năm thị nữ hầu cận phía sau cũng dậy sớm, ngạc nhiên hỏi: “tiểu lang, sáng ra cháu không ngủ, dậy sớm thế này làm gì?”

… Ta có thể nói vì ưu sầu mà suýt mất ngủ cả đêm không?

Ngẩng đầu trông ánh nắng ban mai phía xa, lại là một buổi sáng rầu rĩ cả người! Ta chỉ vào bốn cung nữ sau lưng: “Họ khỏe lắm, cháu nghĩ hôm nay để họ đi mua gạo và thức ăn. Bác Đồng chỉ cần đẫn họ đi, còn bác trả tiền là được.”

Bác Đồng vừa khởi hành đã đi được khá xa, Nga Hoàng đứng mãi đằng sau ta, thấy trời đã sáng bảnh, cẩn thận hỏi: “Cô nương, hay là về phòng nghỉ ngơi tiếp?”

Ta quay đầu nhìn nàng ấy chằm chằm, ung dung đáp trước ánh mắt né tránh của nàng: “Nói mau, tối qua năm người các ngươi cũng mất ngủ cả đêm? Lẽ nào là tại ăn no quá?”

Nàng ấy mặt mày đỏ bừng, chột dạ ngẩng đầu lên liếc nhìn ta, rồi lại vội vàng cúi đầu, cắn chặt môi, cuối cùng quỳ rạp xuống, hai mắt đỏ hoe: “Cô nương, bệ hạ nói rồi, nhiệm vụ của năm người chúng thần khi tới phủ là ra sức ăn uống buộc cô nương khuynh gia bại sản, làm cho cô nương không một xu dính túi phải mau chóng hồi cung.”

Ta…

Chiêu này của bệ hạ quá vô liêm sỉ, thật là mất hết thể thống của quân vương một nước!

Ba năm trước, từ sau trận hỏa hoạn ở Cẩm Tú các, tin tức truyền ra bên ngoài cung, người hầu trong nhà dần dần tản mác, lúc nước mất nhà tan, chỉ có một mình bác Đồng trông nom sân vườn rộng lớn, cực nhọc sống qua ngày. Tối qua ông cùng ta ngồi trong sân, giọng mãn nguyện: “Không ngờ tiểu lang còn sống trở về, bác cứ tưởng bệ hạ lừa gạt ông già như bác.”

Sau này Phượng Triều Văn lên ngôi, từng đặc biết tới đây một chuyến, còn phái người tu sửa lại nhà cửa, mang tiền bạc và lương thực đến. Mặc dù bác Đồng không biết vị Thái tử Đại Tề này tại sao phải khăng khăng sửa mới phủ đệ của Nhiếp chính vương tiền triều, nhưng bởi bác cũng xót xa khi thấy nhà cửa bị hủy hoại, bèn vui vẻ tiếp nhận, còn tiền và lương thực thì mang trả về, không giữ lấy một đồng một cắc.

Đến khi phòng ốc sửa chữa xong xuôi, Phượng Triều Văn cũng từng ghé qua, hỏi bác tại sao trả lại tiền bạc và lương thực. Bác Đồng trả lời, lão gia đã qua đời, tiểu lang ra đi trong biển lửa, không thể trở về nữa, quãng đời còn lại của bác chỉ muốn dùng để trông nom nơi này mà thôi, nhờ có Thải tử điện hạ mà phủ đệ này khôi phục diện mạo ban đầu, như vậy bác đã mãn nguyện lắm rồi.

Tuy lúc đó Phượng Triều Văn không miễn cưỡng bác nhận tiền và lương thực, nhưng lại nói với bác: “Tiểu lang nhà bác nhất định sẽ trở về!”

Bác nói khi ấy bệ hạ rất quả quyết, có lúc ngay cả bác cũng khó tránh khỏi việc nảy sinh mong ước xa xỉ, rằng, một ngày nào đó ta có thể đứng trước mặt bác. Nói xong những chuyện này, bác lại khóc, giọng khàn khàn già nua vang vọng trong sân vườn trống trải. Lòng ta bỗng thấy chua xót, ba năm nay bác lẻ loi một mình, không hiểu đã sống qua ngày ra sao?

Lúc ấy, ta nắm tay bác, nước mắt đầm đìa, nói: “Bác Đồng, cháu sẽ hiếu kính với bác như với cha cháu, sẽ phụng dưỡng bác cho đến cuối đời, sẽ là chỗ dựa cho những tháng năm về sau của bác.”

Bây giờ ta vô cùng hổ thẹn vì lời nói hào hùng khi đó. Ta không những chẳng có khả năng kiếm nổi tiền cơm, mà còn gọi đến năm gia nô như quỷ chết đói… Chuyện này là sao chứ?

Ăn xong bữa sáng, ngắm mặt trời lên cao, ta kêu bốn cung nữ kia xuống hầm, chuyển mấy vò rượu ra ngoài: “An phủ xưa nay không nuôi kẻ nhàn rỗi ăn không ngồi rồi, hôm nay các ngươi nghĩ cách bán chỗ rượu này đi, đổi lấy ít lương thực và tiền bạc.”

Rượu tích trữ trong hầm của cha rất nhiều mà lại còn lâu năm, cũng đủ để sống qua ngày rồi.

Bốn cung nhân kia nét mặt co giật, nhìn ta bằng ánh mắt lên án hết lần này đến lần khác, Nga Hoàng lưỡng lự tiến lên trước khuyên nhủ: “Cô nuơng, bốn tỷ tỷ đây đều là người có quan hàm, sao có thể để họ đứng bán rượu ở ven đường?”

Ta hung dữ trừng mắt nhìn nàng ấy: “Tiểu nha đầu, hôm qua người ăn không ít, hôm nay đừng mong rảnh rang, giọng ngươi ngọt ngào nhất, để ngươi đứng đường rao hàng chắc chắn sẽ dụ được rất nhiều người!”

Năm gương mặt lộ vẻ bất lực, lấy ra chiếc xe đẩy cút kít từ trong kho sân sau, xếp vò rượu lên xe, mặt mày sa sầm đẩy xe rượu vào phố xá náo nhiệt.

Ta đứng trước cửa vui sướng vẫy chào: “Không được bán giảm giá nha, chỗ này toàn là rượu ngon thượng đẳng đó.”

Bác Đồng xách chiếc làn ra từ phòng bếp, bên trong xếp nhang đèn, tiền giấy và điểm tâm, bác nói: “Tiểu lang, nếu đã về nhà rồi, cũng nên đến phần mộ lão gia thắp nén hương mới phải.”

Ta do dự một lát, cuối cùng đồng ý.

Vùng Tân Sơn kinh thành chính là đế lăng của Đại Trần.

Phía Tây Nam của đế lăng Đại Trần nguyên là nơi chôn cất khai quốc công thần mà Thái tổ Hoàng đế Đại Trần định ra. Chỉ vì chiến loạn liên miên nên những trọng thần triều đình muốn chuyển về quê nội chôn cất không thể thực hiện được nguyện vọng lá rụng về cội này. Thái tổ Hoàng đế dứt khoát dành ra một mảnh đất dưới chân đế lăng, trăm năm sau quân thần vẫn luôn được gần gũi.

Cha và Yến bá bá lúc còn sống là thần tử của Tiên đế, khi Tiên đế xây dựng lăng mộ, đã có thầy phong thủy thay họ chọn chỗ an nghỉ trăm năm nơi đây, điểm huyệt động thổ, ở liền kề Tiên đế.

Lúc ta và bác Đồng đến trước phần mộ, vừa khéo gặp ngay Yến Bình tới lễ bái.

Nhìn thấy ta có lẽ hắn hơi ngạc nhiên, cúng lễ xong hắn liền đi thẳng qua đây. Bác Đồng nhìn thấy hắn từ xa, cứ như gặp kẻ địch: “Tiểu tử họ Yến sao lại đến đây? Đừng tưởng thằng oắt này bề ngoài nho nhã vô hại, thật ra thủ đoạn nhiều vô kể chẳng khác gì cha nó, tiểu lang nhất định đừng tin nó nữa.”

Ta quỳ trước phần mộ của cha nhổ cỏ, trách: “Bác Đồng, rốt cuộc bao lâu rồi bác chưa đến nhổ cỏ cho cha cháu? Bác trông, cỏ trên phần mộ ông đã mọc cao đến ngần này rồi!”

Bác chuyển qua nhìn ta, vội vàng hét: “Tiểu lang, tiểu lang, bẩn váy rồi! Cháu đúng là, bận y phục không nói chuyện thì còn giống một tiểu cô nương xinh đẹp, cứ nói chuyện hay làm việc là hệt như con khỉ hoang.”

Ta uất ức hỏi ngược lại: “Có con khỉ nào xinh đẹp như cháu không?”

Mấy cung nữ hầu cận mà Phượng Triều Văn ban cho ta không tồi, mấy tháng nay họ chịu khó chăm sóc, tắm rửa kì cọ cho ta, có lúc ta sờ lên da mình còn thầm vui sướng, tưởng như lớp da của người khác đắp lên vậy, mềm mại quá đáng.

Bác Đồng lườm ta, vừa tức vừa buồn cười: “Cháu trèo cây hái quả thua xa bọn khỉ, lại không có bộ lông sưởi ấm như chúng. Cháu ấy à, còn chẳng bằng khỉ.”

Ta vuốt ve ngôi mộ: “Cha kìa, bác Đồng nói con gái cha chẳng bằng con khỉ, cha mau dậy đánh bác ấy đi!”

Bác Đồng vừa cười vừa thở dài, nước mắt tuôn rơi: “Lão gia không chừng đã bị cháu làm tức giận đến nỗi ngóc dậy rồi đó.”

Bác quay đầu lau mặt, lén nhìn Yến Bình ngày càng tiến tới gần, rồi quay đầu lại la lên: “Cháu xem, không biết bệ hạ ở trong cung chăm sóc cháu thế nào mà mười đầu ngón tay của cháu từ khi sinh ra chưa từng trắng nõn nà đến thế, thôi để bác nhổ cỏ cho.”

Ngày trước nhị đại lão gia là cha ta và bác Đồng chăm sóc cho ta, có thể rửa tay rửa mặt sạch sẽ đã là tốt lắm rồi, có bao giờ thấy họ xoa kem dưỡng cho ta?

Khẩu khí này nghe chừng chất chứa oán trách, nhưng để ý kĩ hơn, sao ta cảm giác bác đang khen Phượng Triều Văn nhỉ?

Bác đồng quỳ gối dịch người qua, giúp ta nhổ cỏ trên mộ: “Sau đám tang của lão gia, trong ba năm, già đây chưa từng đến thăm mộ của lão gia. Thứ nhất vì quá đau lòng, thứ hai vì chẳng còn mặt mũi nào gặp lão gia. Bác đã hứa phải bảo vệ cháu cho tốt, để cháu được sống bình an, nhưng bác lại đánh mất cháu trong chớp mắt…”

Bác bắt đầu khóc hu hu.

Ta thực không đành lòng, từ hôm qua đến giờ ta đã khiến bác khóc không biết bao nhiêu lần. Thấy Yến Bình tới gần, ta vội vàng nhét chiếc khăn mang theo bên người vào tay bác, “Bác Đồng, tiểu hồ ly họ Yến đến rồi, từng này tuổi rồi bác còn khóc, để hắn nhìn thấy sẽ cười bác đó.”

Nhắc mới nhớ, mang theo khăn bên người cũng là thói quen dần hình thành nhờ mấy tháng nay ở cạnh Phượng Triểu Văn.

Dường như ta bỗng chốc đã thay đổi rất nhiều.

Yến Bình đến, hai bác cháu đang hăng say nhổ cỏ, hắn xắn tay áo định tới giúp, ta liền ngăn cản: “Yến tướng quân, đừng! Tướng quân đừng thế, cẩn thận làm bẩn tay người!”

Hắn lúng túng đứng nguyên tại chỗ: “Tiểu Dật, đừng khách khí như vậy được không?”

Ta dù bận rộn vẫn mỉm cười với hắn: “Tướng quân không biết chứ, người mà cha ta không thích nhất khi còn sống chính là tướng quân. Ta sợ ngươi sờ vào cỏ xanh trên mộ ông, đến tối ông lại đi tìm ngươi gây phiền phức, vậy thì ta có lỗi lắm.”

Sắc mặt hắn đột nhiên tái nhợt, ta thấy hơi áy náy: “Ta chỉ nói thật lòng mà thôi, quả thực không biết tướng quân sợ ma.”

Hắn lắc đầu, không nói thêm gì nữa.

Nhổ hết cỏ, ta mệt gần chết, tựa lên bia đá, thì thầm oán trách: “Cha, à, con mệt chết mất thôi, xem ra sau này con phải thường xuyên đến thăm cha, để cỏ không thể mọc nhiều đến vậy trên mộ cha nữa.”

Ánh mặt trời thật đẹp, nếu không phải Yến Bình đang chôn chân đứng cách ta mấy bước, ta đã định tựa vào bia mộ của cha ngủ một giấc rồi.

Lễ bái xong xuôi, bác Đồng thu dọn chiếc làn rỗng, gọi ta: “Tiểu thư, xuống núi thôi!”

Sau đó bác bỗng thay đổi thái độ, thở phì phì tức trừng mắt nhìn Yến Bình, không cười lấy một cái.

Ta bắng nhắng vẫy tay chào cha: “Cha à, sau này có thời gian con lại đến, nhưng trăn năm sau con sợ mình không thể ở chỗ cha đâu, chỗ này của cha không phải ai cũng có thể tùy tiện ở được.”

Lại nghĩ, Đại Trần mất nước, hiện tại muốn ở ngọn núi này thì ở, chẳng ai quản lý, ta vội đề nghị bác Đồng: “Bác Đồng không biết trăm năm sau chúng ta đều an táng ở nơi này cùng cha cháu được không nhỉ?”

Bác Đồng lảo đảo suýt ngã: “Tiểu thư, trăm năm sau tiểu thư phải an táng trong nghĩa địa của nhà chồng. Già đây mới có thể ở cùng lão gia chớ!”

Ta lườm bác, liếc nhìn Yến Bình lẽo đẽo theo sau, hậm hực ngậm miệng.

Yến Bình không để lỡ thời cơ, tiến lên hai bước: “Thật ra, nàng có thể an táng phía bên trái cạnh nơi này.” Đôi mắt sáng ngời như loạn thần tặc tử: “Cuối cùng bệ hạ đã chịu tha cho nàng rồi ư?”

Phái bên trái cạnh cha ta chính là nơi an táng cha của hắn – Yến bá bá.

Ta lắc đầu: “Đó là nghĩa trang của gia đình nhà ngươi, ta thực tình chẳng dám trèo cao.” Rồi vui vẻ phân bua với hắn: “Ta sống trong cung rất tốt, nằm giường của bệ hạ, ăn cơm của bệ hạ, có lúc còn chọc cười bệ hạ, ngươi xem có phải ta béo hơn nhiều so với lúc mới về không?”

Hắn gượng cười, nói: “Nàng vẫn không chịu tha thứ cho ta?”

Ta nhấc váy bước từng bước cẩn thận trên đường núi nhỏ, nghe vậy ta hết sức ngạc nhiên: “Ta tha thứ cho ngươi hay không liệu có ảnh hưởng tới việc ngươi uống nước, ăn cơm, sinh hoạt hay làm tướng quân chăng?”

Hắn nhìn ta không biết phải làm sao, có lẽ không nghĩ rằng ta có thể nói ra những lời như thế.

Ta dừng hẳn bước chân, nhìn lại bằng ánh mắt vô tội, “Chắc không phải ngươi tưởng đến nay ta vẫn còn ôm ấp ý nghĩ ngu ngốc khi xưa, lúc nào cũng phí hoài tâm sức đối tốt với một người đấy chứ?”

Bác Đồng quay đầu nhìn ta, ta cười với bác: “Bác Đồng cứ đi trước đi, cháu nói chuyện với Yến tướng quân một lát.”

Bác bất mãn trừngmắt nhìn Yến Bình, kéo dài giọng: “Tiểu thưa, tiểu tử họ Yến đây chả phải người tốt, cháu cẩn thận chút…”

Sắc mặt Yến Bình hết sức khó coi, ta ngoan ngoãn gật đầu: “Bác yên tâm, cháu sẽ cẩn thận.”

Lúc này ông mới xách làn rỗng xuống núi trước.

Đợi bác Đồng đi khá xa, Yến Bình khẽ nói: “Ta tưởng cho dù người khác thay đổi, nàng cũng sẽ không thay đổi.”

“Sẽ mãi đối tốt với ngươi ư? Có cần ta gọi ngươi là ‘vợ ơi’ không?”

Hắn bỗng ngẩng đầu, vẻ mặt ngạc nhiên mừng rỡ, nhưng chạm phải ánh mắt mỉa mai của ta, hắn lại trở nên u ám.

“Ta không biết nàng là nữ tử, ta không biết!”

Ta vò đầu bứt tai, rõ ràng trong lòng ta, việc này sớm đã hóa thành cát bụi, nhưng người này lại cố tình chạy tới trước mặt ta, thoắt một cái đã thay đổi sự kiên quyết nhiều năm về trước, cứ nhất định lật tung đống cát bụi này lên.

“Biết rồi thì sao? Lấy ta chắc?”

Ánh mắt hắn nhìn ta chăm chú, trong đôi mắt trước giờ luôn dịu dàng tràn ngập sự kiên định: “Phải, nếu sớm biết nàng là nữ tử, ta sẽ không dằn vặt lâu đến vậy, sẽ không hoài nghi bản thân đồng tính luyến ái… sẽ không… sẽ không đối xử với nàng như thế…”

Ta cười châm biếm: “Giả dụ biết ta là nữ tử, lúc ngươi hôn ta trên thuyền, liệu có phải ngươi sẽ không buồn nôn? Càng thuận lợi cho việc dùng mỹ nam kế?”

Gương mặt tuấn tú của hắn lập tức đỏ bừng: “Ta… Cha ta nói…”

Ta gật đầu: “Phải, xưa nay ngươi luôn nghe lời cha, bảo gì làm nấy. Ngươi biết rõ ta si mê ngươi, còn chịu dùng mỹ nam kế, đúng là đứa con hiếu thuận!”

Gương mặt hắn ngập tràn đau khổ, nhưng khi lọt vào mắt ta, ta bất giác cảm thấy hả hê.

Ta mỉm cười bi thương, lòng đầy hận thù: “Biết lúc ngươi và Tần Ngọc Tranh chàng chàng thiếp thiếp thì ta đang làm gì không? Ta đang mải cầu xin người cha bị trúng kịch độc của mình, cho ta và ngươi được ở bên nhau, làm ông tức giận vong mạng ngay tại chỗ!”

Chuyện năm đó, ta chưa từng muốn nói với người khác, trước nay không hề dám phơi bày nó trước ánh mặt trời. Thế nhưng hôm nay, ta bỗng nhiên muốn chính miệng nói thẳng những chuyện này với nam nhân luôn miệng đòi lấy ta bằng được.

Tuy cha ta đã trúng độc, thủ đoạn của Hoàng Thái hậu lúc nào cũng bách phát bách trúng, nhưng sâu trong lòng, ta luôn ghi nhớ hình ảnh ngụm máu mà cha phun lên mặt mình.

Dòng máu nóng hổi, cả đời chẳng thể nào lau sạch.

Ta nghĩ, người đến chết ta không thể tha thứ không phải là Yến Bình, mà chính là bản thân.

Hắn lùi một bước lớn về phía sau, ánh mắt không dám tin vào chuyện này. Ta lại tiến lên trước một bước, nhìn chằm chằm vào mắt hắn, cười mỉa mai: “Ta làm cha mình tức chết. Lúc bất chấp mưa to gió lớn đi tìm ngươi, ngươi đã tặng ta một cú đấm thẳng thừng, ta luôn nhớ rõ!”

Sự tuyệt vọng và đau khổ hằn sâu trên gương mặt hắn, còn cả sự thương xót, sự thương xót mà ta từng chống lại tất cả để đổi lấy.

Nhưng hôm nay, ta vứt bỏ nó như vứt bỏ một đôi giày rách.

Hắn đưa tay ra, hình như muốn đỡ cánh tay ta, lại do dự lùi về sau: “Xin lỗi, ta không biết…”

Lòng ta mang nỗi oán hận không có nơi giải tỏa, ta bèn gắng sức làm mình bình tĩnh lại: “Ngươi khỏi cần xin lỗi. Yến bá bá mang chí hướng lớn lao, phản quốc theo địch, nhưng ta lại muốn trung nghĩa vẹn toàn, chẳng qua ngày trước ta si mê hão huyền mà thôi. Ta tự gây nghiệp chướng, không cần ngươi thương xót!”

Hắn liền giải thích: “Không, ngày trước không phải nàng đơn phương tình nguyện, chỉ là ta không hề biết nàng là nữ tử… Cha ta một đời chinh chiến, trông cảnh khói lửa chíên tranh liên miên, núi sông tan nát, ông chỉ muốn nhìn thấy thiên hạ thống nhất. Nhưng nàng cũng biết Tần Huy không đáng tin, đâu có chút tác phong nào của bậc quân chủ hiền minh?”

“Ngươi nói cũng phải, cha ta tuy dốc hết tâm huyết phò tá, nhưng Tiểu Hoàng quả thức khó đảm đương trách nhiệm lớn lao. Yến bá bá yêu giang sơn tươi đẹp này, còn cha chỉ muốn thay Tiên đế gìn giữ thiên hạ Đại Trần, quan điểm bất đồng không thể thương lượng, ta vốn dĩ không hề trách cứ.”

Ta quay người đi tiếp, Yến Bình lớn tiếng, nói vọng từ phía sau: “Tiểu Dật, ta thật lòng muốn cầu thân với nàng. Phi tần trong cung bệ hạ nhiều vô số… bệ hạ…bệ hạ lại có bệnh không tiện nói ra… Nàng ở bên cạnh bệ hạ suy cho cùng không phải kế sách lâu dài!”

Ta quay đầu ngước nhìn hắn bằng ánh mắt khó chịu, chỉ về hướng phần mộ của cha, mỉm cười: “Được thôi, ngươi cứ việc cầu thân với cha ta, chỉ cần ông ấy có thể bò dậy khỏi nấm mồ, đồng ý hôn sự này, thì ta đương nhiên sẽ chịu gả cho ngươi.”

Hắn kinh hồn bạt vía đứng nguyên tại chỗ. Ta đi một đoạn rất xa, quay đầu nhìn thử, vẫn có thể thấy bóng dáng hắn, ta càng đi bóng dáng ấy càng xa dần…

Lúc về nhà, đám Nga Hoàng cũng đã về, mặt mày ủ rũ.

Chằng chờ ta hỏi rõ lãi lời bán rượu ngày hôm nay, chúng đã quỳ thụp xuống: “Cô nuơng, xe bị lật rồi, tất cả vò rượu đều đã vỡ vụn.”



Ta lúc nào cũng cảm thấy Hoàng đế bệ hạ sai người phá sạp bán rượu của mình, bằng không dựa vào thân thủ của bốn cung nữ này, lẽ nào ngay một chiếc xe nhỏ cũng không giữ nổi?

Nga Hoàng thấy ta nghi ngờ, ngập ngừng hỏi: “Cô nương, hay là cô nương vào cung thử hỏi bệ hạ?’

Ta nghi nàng ấy có ý xúi giục mình vào cung, liền véo tai nàng, tức giận nhảy dựng lên: “Nha đầu ăn cây táo rào cây sung này!” Nhớ ra nàng ấy vốn là cung nữ của Phượng Triều Văn, còn ta thực tình chưa từng phát cho nàng một tháng lương nào, lại chẳng phải chủ nhân thực sự của nàng, sáu chứ “ăn cây táo rào cây sung” này quả là không tiện nói, ta đành buông tay.

Đang lúc bức bối đi đi lại lại trong sân thì Điền Bỉnh Thanh dẫn theo một nhóm cung nhân xách cặp lồng sơn đỏ đựng thức ăn tới.

Hắn chẳng nói chẳng rằng, mở cặp lồng ra, bên trong toàn những món ăn ta thích, nào là tôm sốt cay, chân giò mật ong… hương vị tỏa ra từng hồi.

Sự phẫn nộ ban nãy của ta yếu dần từng chút một theo mùi hương của đồ ăn.

“Bệ hạ có chỉ, thưởng Ngự thiện cho An cô nương…” Ta nhào đến định cắn mấy miếng, bị bốn cung nữ ra sức giữ chặt: “Cô nương, cô nương, còn chưa nghe hết ý chỉ kìa!”

“Bệ hạ thưởng Ngự thiện cho An cô nương ngửi hương, còn ban thêm một thang thuốc uống tẩm bổ thân thể.” Điền Bỉnh Thanh nhanh chóng đọc hết câu, hình như hắn có thù oán gì với ta nên phải vội vã bảo đám cung nhân gấp rút xếp Ngự thiện vừa bày ra vào cặp lồng sơn đỏ đựng thức ăn, chỉ để lại một bát thuốc rồi chạy như bay chuồn mất tăm.

Ta…

Phượng Triều Văn! Ngươi có thù với ta hả?

Ta nhảy lên kêu gào: “Tối nay ta nhất định phải tiến cung, bây giờ tiến cung ngay! Nga Hoàng, ngọc bội của ta đâu! Mang ra đây mau, ta phải xông vào cung! Ta phải trực tiếp hỏi bệ hạ, thà chịu chết chứ không chịu nhục…”

Nga Hoàng run rẩy cánh tay, lập tức nhận lời: “Giờ nô tì sẽ đi lấy, cô nương đợi chút!” Sau đó chạy thẳng vào trong phòng.

Bác Đồng ở bên cạnh liên tục khích lệ ta thay trời hành đạo: “Tiểu lang nhà họ An sao có thể chấp nhận để người khác làm nhục như vậy! Nhất định phải tiến cung đòi lại công bằng từ bệ hạ! Bệ hạ không thể vì thấy dòng dõi An gia chúng ta suy yếu mà hành xử kiểu này!”

Ta cảm thấy lòng bác sục sôi căm phẫn, hận không thể thay ta tiến cung đòi lại công bằng từ bệ hạ. Gió lạnh trong sân chợt thổi qua, lúc Nga Hoàng mang ngọc bội tới, ta cầm lấy nhét ngay vào tay bác Đồng: “Bác Đồng, xưa nay bác luôn thương cháu, việc đòi lại công bằng từ bệ hạ giao cho bác là thích hợp nhất, hôm nay cháu leo núi cả ngày nên mệt lắm rồi, trước tiên cháu phải về phòng nghỉ ngơi đã.”

Bác Đồng dài giọng: “Tiểu lang, bác già rồi, chuyện đánh đấm đấu đá phải để người trẻ làm chớ, cháu tiến cung đòi lại công bằng thì ổn hơn.”

Ta lười biếng quay đầu: “Ai cũng bảo người cao tuổi nhìn xa trông rộng, bàn chuyện cùng Hoàng đế bệ hạ nhất định phải là người có kinh nghiệm đương đầu phong phú, cháu vận chưa lão luyện, phải ngủ một giấc bồi bổ trình độ!”

Ngày hôm sau, ta cố tình bảo cung nhân giả vờ đẩy xe rượu, còn mình xách một vò nhỏ, áp tải xe hàng đi vòng quanh các đại tửu lâu, chỉ một buổi sáng đã thu được mười lăm lượng.

Ta nghĩ, Hoàng đế bệ hạ nghe thấy tin này chắc sẽ không vui lắm, liền tiêu năm trăm quan tiền mua hộp điểm tâm bên đường, bảo Nga hoàng đưa vào trong cung.

“‘Có đi mà không có lại là vô lễ, hộp điểm tâm này coi như chút tấm lòng của thảo dân tặng bệ hạ’, ngươi nhất định phải truyền đạt sự cảm kích sâu sắc của ta tới bệ hạ đấy.”

Ta nói vậy đó.

Nga Hoàng run run, xách hộp điểm tâm tiến cung thăm bệ hạ, khác hẳn so với thần sắc tối qua phi như bay đi lấy ngọc bội.

Hoàng hôn buông xuống, nàng ủ rũ trở về, đứng ngoài cửa sổ phòng ta không chịu vào.

Ta nằm trên giường đang ôm quyển truyện kinh dị rất thú vị, vừa ngẩng đầu liếc nhìn thấy nàng, tâm trạng lập tức hào hứng, tràn đầy hi vọng vẫy vẫy tay: “Nga Hoàng mau vào đây, bệ hạ nói gì?”

Hắn có nổi cơn tam bành không? Có đập nghiên mực mới trị giá ngàn vàng trên bàn không? Hoàng đế bệ hạ mỗi hai lượng bạc còn tiếc rẻ không biết liệu có đau lòng chăng?

Nga Hoàng rụt rè ngẩng đầu nhìn ta: “Bệ hạ nói… bệ hạ nói cô nương là kẻ phá gia chi tử, miệng ăn núi lở…”

Ta thất vọng nằm bẹp xuống giường, quay người vào trong tiếp tục đọc sách.

Hoàng đế bệ hạ mắng người kiểu cũ rích!

Nga Hoàng lùi về sau, “Có điều bệ hạ đích thân đến rồi…” Nàng ngẩng đầu liếc nhìn sắc mặt ta, “Nô tì xin cáo lui!” Chớp mắt một cái đã không thấy đâu.

Ta ngồi trên giường nghĩ ngợi, đột nhiên nhớ ra một chuyện, vội xỏ giày chạy đến nhà bếp, giấu hết thịt cá mua về từ lúc trưa, bày hết rau xanh, củ cải lên bàn nấu, xong xuôi mới đi ra sân trước.

Lúc này Hoàng đế bệ hạ đang ngồi dưới bóng cây trong sân, nói chuyện phiếm với bác Đồng, Điền Bỉnh Thanh đứng hầu bên cạnh.

Bác Đồng thấy ta đến, đứng dậy nói: “Bác xuống bếp xem thử, tối nay có món gì ngon tiếp đãi bệ hạ.”

Ta nồng nhiệt tiến lên, “Bác Đồng, cháu để thức ăn ngon lên bàn nấu hết rồi, bác bảo đám Nga Hoàng nhanh tay nhanh chân chút, xem ra bệ hạ cũng đói rồi.”

Thấy bác Đồng đã đi khá xa, ta vuốt ve ấm trà trên bàn đá: “Nha đầu Nga Hoàng này, tiếp đón bệ hạ mà không biết rót chút trà nóng cho người, bệ hạ ngồi đây nhé, thần xuống bếp xem sao.”

Phượng Triều Văn dáng người cao ráo, khí phách hiên ngang, ngồi trên ghế đá không chút lo lắng, ung dung nói: “Nàng xuống bếp dặn dò một lượt, đừng để họ bày thịt cá nàng mua lên bàn nhá!”

“Sao bệ hạ biết?” Ta vừa nói ra, vội che miệng lại, hận không thể cắn đứt lưỡi ngay bây giờ.

Phượng Triều Văn lạnh lùng nhìn ta, mỉm cười đầy sát khí, “Suốt thời gian nàng sống trong cung, trẫm chưa từng đối xử tệ với nàng, có bữa nào không phải do nàng chọn món?”

Chân ta mềm nhũn, bất giác nhớ lại mũi tên ở Cẩm Tú các.

“Bệ hạ, đâu phải thế. Chẳng qua thần muốn xuống bếp dặn dò một lượt, bảo họ đừng tiết kiệm thứ gì, hiếm khi bệ hạ đến chơi, hiếm khi…”

Hắn vẫy tay, “Nàng qua đây ngồi, việc pha trà rót nước cứ để Điền Bỉnh Thanh lo là được rồi.”

Điền Bỉnh Thanh ban nãy còn đứng đó giả bộ làm môn thần, lập tức tiến lên trước, đón lấy ấm trà trong tay ta, thoắt cái đã đi mất dạng.

Ta miễn cưỡng ngồi đối diện Hoàng đế bệ hạ, hắn liếc nhìn ta: “Lại gần đây.”

Ta lại dịch gần thêm một chút, cho đến khi bị cánh tay dài của hắn ôm chầm lấy, cả người lọt thỏm trong lòng hắn.

Ta lén ngẩng đầu, gặp phải đôi mắt phượng của hắn đang nhìn xuống, bị hắn véo mũi hỏi: “Tại sao không hồi cung?”

Nhìn quanh tứ phía, bác Đồng để ta một mình ở đây chống địch, đến một trợ thủ cũng chẳng có. Ta gạt bàn tay hắn đang véo mũi mình xuống: “Đó không phải nhà của thần.”

Hắn bỗng cười tươi rói: “Cũng phải, nàng đang nhắc trẫm phải hạ chỉ ban hôn, mau mau dùng xa giá rước nàng từ Đan Phượng môn về cung. Thì ra Tiểu Dật về nhà để chuẩn bị xuất giá…”

Ta trợn mắt nhìn, hết sức bái phục trước khả năng lý giải siêu việt lạ thường của hắn.

Hắn ôm eo ta, chỉ quan tâm suy nghĩ của bản thân: “Phải nhờ ai làm mai đây? Thái Phó hay là Tiêu Dao Hầu nhỉ? Là thần tử Đại Tề hay là di lão Đại Trần nhỉ? Hay là nhờ cả hai đi?”

Ta…

“Hình như điều không ổn…”

“Có gì mà không ồn!” Hoàng đế bệ hạ vung bàn tay lớn, “Trẫm đương nhiên có thể làm chủ hôn sự của chính mình.”

Ta vùi đầu vào lòng hắn, thưởng thức sự ấm áp này, không kìm nổi liền ngăn cản: “Nhà thần không có của hồi môn!”

Hắn nhấc đầu ta ra khỏi lòng, trán hắn kề sát trán ta, ta có thể nhìn thấy sự nghiêm túc trong đôi mắt phượng kia: “Của hồi môn đã có ta lo!”

“Bệ hạ không phải cha thần!”

Ta cắn chặt môi, uất hận vô cùng vì sự tự chủ của bản thân càng ngày càng yếu khi đối diện với hắn.

Hoàng đế bệ hạ sắc mặt không vui nhìn ta chằm chằm, ra sức cắn một cái lên môi ta, dường như vẫn không thể trút bỏ căm phẫn, hắn lại vạch cổ áo ra, cắn một cái lên đó.

… Bệ hạ tuổi con cún đấy à?

Ta nhớ Điền Bỉnh Thanh nói, năm đó Tiên đế Đại Tề liên tục đưa nữ nhân vào đông cung, thật ra làm một Hoàng đế còn đang mạnh khỏe mà Thái tử quá giỏi giang cũng chẳng phải chuyện tốt dẹp gì, huống hồ ở giữa còn có người mẹ kế lòng dạ hiểm ác.

Lúc này Hoàng đế bệ hạ đang cao hừng, ta thực tình không cố ý làm hắn mất vui.

Nhưng khi thức ăn được bưng lên, gương mặt Hoàng đế bệ hạ lại một lần nữa trở nên u ám.

Ai ai cũng biết, Đại Tề là vùng đất lãnh lẽo, bệ hạ thích ăn thịt, nhưng nhìn chung các món hôm nay của nhà ta là củ cải xào nhạt, cải xanh xào nhạt, bí đao xào nhạt còn có món canh củ cải hầm… Đều tại ta giấu thịt cá quá kĩ, họ chắc chắn không thể tìm thấy…

Người bưng món lên là Nga Hoàng, nàng thận trọng đặt lên bàn rồi lui xuống, Điền Bỉnh Thanh và bác Đồng lặn mất tăm…

Ta phải chịu đựng ánh mắt khiển trách của Hoàng đế bệ hạ khi còn đang ngả trong lòng hắn, lại còn bị hắn ép ăn rất nhiều cải xanh với củ cải, hắn vừa bón cho ta vừa thương tiếc: “Tiểu Dật gầy quá đi, ăn nhiều chút cho béo, nếu không làm tân nương sẽ không xinh đâu…”

Thật ra ta cũng thèm thịt lắm á á á á á…

Lúc tiễn hắn đi, bác Đồng mặt mày tươi cười, ta đứng trước gió thầm rơi lệ, đám Nga Hoàng quyết không lộ diện.

Ta biết thời đại này mọi người đều không coi trọng sự trung thành sắt son, làm kẻ hàng địch phản quốc, gió chiều nào xoay chiều ấy mới được thiên hạ ca ngợi.

Đợi Phượng Triều Văn đi rất xa, ta nắm chặt vạt áo trước của bác Đồng, như sắp òa khóc đến nơi, cắn răng bặm môi: “Bác Đồng, sao bác có thể cười vui vẻ như thế? Bệ hạ đe dọa cháu kí giấy nợ hai vạn lượng bạc, những hai vạn đó! Cháu đào đâu ra bạc đây?”

Bác cười tít mắt gật đầu, “Ta biết, mực là do ta mài mà.”

“Sao lúc Điền Bỉnh Thanh đến thư phòng cầm giấy bút nghiên mực, bác không cản lại? Cứ thế này chỗ rượu kia của cha cháu sẽ hết sạch mất.”

Bác Đồng xoa đầu ta, chân thành nói: “Bệ hạ bảo rồi, rượu của lão gia đổi lấy chút tiền ăn cơm mà mang ra trả nợ thì không được.”

Ban nãy ta cũng nghe thấy câu này.

Ta hận không thể cào tường khóc lóc, níu tay áo bác Đồng: “Vậy phải làm sao đây phải làm sao đây?”

Bác lại xoa đầu ta: “Ngoan, bệ hạ bảo rồi, chỉ cần cháu tiến cung kết duyên với bệ hạ, món nợ này sẽ được xóa sạch.”

Ta giãy đành đạch, tức giận gào thét: “Phải kết duyên á? Món nợ này chính vì lần trước vào cung kết duyên với bệ hạ mà thành đấy, hắn nói đây là chi phí tiêu xài thường ngày của cháu trong cung… Đúng là lần đầu tiên nghe thấy làm Hoàng đế mà keo kiệt như hắn!”

Bác Đồng quay người cười như nắc nẻ: “Tiểu lang nhà ta cũng không kém đâu, một miếng thịt còn tiếc rẻ. Có điều không phải bác không nhắc cháu nhé, hôm nay hơi nóng nực, thịt để lâu sẽ bị thiu… Cháu cũng biết trong phủ bây giờ không được như xưa, tiền bạc không có sẵn…”

Ta: “…”
alt
Nuôi thú cưng (NP hiện đại H)
Ngôn tình sắc, NP hiện đại H
Bà Chủ Trọ Muốn Được Yêu
Ngôn tình Sắc, Đô Thị
(Sắc)Con Chồng Trước Và Cha Dượng
Ngôn tình Sắc, nhiều CP
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc