https://truyensachay.net

Đất Trời

Chương 7

Trước Sau

đầu dòng
Nắng vàng tươi hắt vào những mái chùa cong rải rác chung quanh tháp Báo Thiên cao vút. Nhô ra khỏi những ngọn cây bàng, đỉnh tháp thếp vàng chóe sáng uy hiển, lung linh thứ quyền năng chập chờn như vừa răn đe vừa bảo bọc đám hàng dân lũ lượt đi lễ chùa vào ngày đầu một năm mới. Khác với mọi năm qua, không còn ai tóc tết bím, miệng xì xồ tiếng Quảng, tiếng Tiều. Ðàn bà nay lại mặc áo tứ thân, giải đằng trước buộc túm lại lẳng lơ thả xuống cái trễ nải làm dáng của những ngày lễ hội. Ðám trẻ con tóc trái đào tíu tít cười chạy đuổi nhau, tiếng vải thô sột soạt cọ xát như đến quần áo cũng tranh nhau khoe mới.Chùa chật ních những người là người. Họ xếp hàng trên thềm, miệng lầm rầm tụng niệm theo một vị sư bác ngồi trên bệ. Sư bác mắt nhắm nghiền, một tay nhịp mõ, tay kia thỉnh thoảng lại đánh nhẹ vào chiếc chuông treo bên. Tiếng chuông ngân nga vươn lên lượn bắt ánh nắng lẻn qua những chiếc then gỗ mun đan dọc mảnh vách lửng rồi tan vào những lạt khói xanh biếc thơm ngát trầm hương.Khuất sau một thân bưởi già đến trăm năm ở tít cuối sân chùa là nơi sư cụ tiếp khách. Sư trụ trì là Ðạo Khả, kẻ cách đây hai mươi năm đã xuống tóc cho hàng ngàn người tránh không muốn tết bím theo lệnh Trương Phụ và Hoàng Phúc dưới thời thuộc Minh. Vốn là đệ tử đời thứ ba của sư Pháp Loa, Khả họ Phạm, đã từng theo chú là Phạm sư Ôn khởi quân từ chùa Thiên Nhiên đời Thuận Tông nhà Trần. Ðánh vào chiếm kinh sư được ba ngày thì bỗng nhiên Khả ngộ ra chữ Tâm nhà Phật, liền trốn vào Báo Thiên và xin qui y đến nay đã xấp xỉ năm mươi năm. Bây giờ, Khả đã yếu, cho gọi sư đệ là Ðạo Khiêm từ chùa Thiệân Chính về. Cả hai đang đợi Nguyễn Trãi, hiện là kẻ đang xếp đặt lại bộ máy triều chính, đã hẹn đến bàn một việc liên quan đến mai hậu của Phật giáo. Thần thái an nhiên, tự thân Khả tỏa ra một niềm vui sâu lắng. Nhếch cặp lông mày rủ xuống bạc thếch trên cặp mắt nay đã lòa, Khả từ tốn nhấp một ngụm nước, hồi tưởng lại lần gặp Trãi cách đây mười lăm năm có lẻ. Thuở ấy, khi Nguyễn Trãi vào chùa xin xuống tóc, Khả đùa ‘‘ Ðệ tử danh gia nay qui y ? ’’. Trãi dí dỏm ‘‘ Chỉ xin thầy cho nhát kéo là xong ? Cửa Phật đâu hẹp hòi gì ...’’. Khả bật cười ‘‘ ...thế còn cái đạo quân tử ? ’’. Trãi đáp ‘‘ ...đạo có khi biến, có khi thường. Trãi tự tay xuống tóc thì ai biết ? Nhưng thế mới là trí trá. Nay đến đây, mô Phật, là tự tâm thành, tin vào lượng từ bi độ thế... ’’. Khả mỉm cười, nhỏ nhẹ ‘‘ ...để ta tặng thầy một vài câu ngô nghê nhé ’’. Nói xong, Khả khép mắt lại. Lát sau, tay thỉnh một tiếng chuông, Khả chậm rãi:Mặt trăng mọc giữa ngọKhông thấy nhưng vẫn cònMở mắt nhìn Trãi, Khả hỏi ‘‘ Rồi sao nữa ? Thí chủ tiếp ta đi chứ ’’. Trãi vái Khả, xin phép rồi đọc :Thuận lòng sông nước chảyNguồn mãi tự đỉnh non...Kể cho Ðạo Khiêm đến đấy, Khả vẩn vơ nói như nói một mình ‘‘... hai chữ non sông với Trãi nặng thật ! Nặng đến độ Trãi quên mất những cái không thấy tít trên trời cao ! ’’. Lấy cây quạt đập khẽ vào tay Khiêm, Khả lẩn thẩn hỏi :- Ðệ thấy sao ? Hai câu kệ đầu bảo tu đi. Hai câu sau thì đáp rằng không, phải nhập thế bởi non sông còn đó. Này, có thể nào vừa nhập thế lại vừa tu được không nhỉ ?Khiêm không trả lời sư huynh mình ngay, lặng lẽ chắp tay, nhớ lại buổi tối ngắm trăng trên sân chùa Thiện Chính. Ngẫm đến cách vận trí đoạt thành chứ không dụng lực trên chiến trường từ Trường Yên vào đến hai châu Hoan Ái, Khiêm hiểu rằng Trãi đã tránh được chuyện máu đổ xương rơi. Ðúng như lời mình dặn Trãi là khi nghĩa quân mạnh, lúc ấy mới là lúc sách lược Tâm công độ được người. Khiêm kể lại cho Ðạo Khả cái quan hệ giữa Trãi và mình, từ ngày tình cờ gặp nhau trên con đường từ ải Phá Lũy về Ðông Ðô cho đến cái xẩy chân của Trãi nơi bờ vực cạnh chùa. Giọng có chút bùi ngùi, Khiêm nhỏ nhẹ :- Cao quí thay những kẻ lấm tay nhập thế mà vẫn giữ được tâm sạch chốn tu hành...Khả chép miệng :- Cao quí thay, mà cũng tội nghiệp thay...Ngẫm nghĩ, Khả tiếp, giọng khoan thai :- Khi gặp, ta sẽ đọc tặng cho Trãi hai câu kệ xem thế nào. Ngày xưa, khi Trãi đến Báo Thiên xin ta xuống tóc, ta đùa ‘‘ ...thế là thí chủ quét bụi vào sân chùa rồi ’’ . Trãi đáp làm sao, sư đệ đoán thử xem. ?Ðạo Khiêm cười mỉm :- Cứ như đệ biết về Trãi, thì Trãi sẽ thưa là sân chùa có chút bụi mà thế gian sạch hơn, chẳng phải là lượng Phật sao ?- Không ! Trãi ngậm ngùi nhìn ta một lát rồi thốt : bụi trần mà nhà chùa không nhận thì quét về chốn nao. Ta vẫn nghĩ Trãi là kẻ về mặt trí thì chọn Danh giáo, tâm là tâm Phật và chất, lại là cái chất Lão đạo phóng khoáng. Cũng vì là Trãi mà cái việc Triều đình đòi, ta ưng. Tăng lữ dưới ngũ tuần thi để lọc ra quả thật cũng không sao. Nhân dịp, ta rửa sạch sân chùa... Gạn lọc cũng có thể là cái duyên may !Ðạo Khiêm cúi đầu lĩnh ý. Khả ung dung tiếp :- Chẳng còn bao lâu, đệ thay ta trụ trì Báo Thiên và hoằng hóa Phập pháp. Ta chỉ căn dặn một điều, là lấy lòng người làm gốc, coi quyền thế vinh hoa là ngọn.Quơ tay lấy chén nước, Ðạo Khả nhắp rồi tiếp :- Ừ, cứ thỉnh thoảng ra mà xem bài văn bia của Lê Quát ở chùa Thiên Phúc : ‘‘ Sao không mệnh lệnh mà người ta vẫn theo, không thề thốt mà người ta vẫn tin. Chỗ nào có người ở, tất có chùa Phật...’’.Nói cho cùng, nơi đâu có người, chỗ đó tất có Phật !*Mồng hai Tết, Trãi về đến Nhị Khê khi mặt trời đứng bóng. Vài tháng sau khi quân Minh rút đi, Ðào Nương đã cho bốc mộ Vàng Anh rồi cùng với đám con gái quay lại quê chồng. Từ đống tro gạch điêu tàn, họ tay không dựng lại cái cơ đồ chẳng còn gì ngoài hai mẫu đất và khu mộ tổ nằm trên sườn đồi. Mẹ con họ Ðào định năm nay lên Xương Giang tìm mả Phi Bảo. Ðào Nương xót xa nói với các con ‘‘ Ðể cha về đây nằm với các cụ thì mới yên lòng được ! ’’.Dân làng phiêu tán nay lục đục hồi hương. Nhị Khê hồi sinh trong tiếng nói cười rôm rả buổi đầu xuân, xác pháo hồng rắc trên sân, ngoài cửa như dấu ấn những niềm vui mới tìm lại. Biết Trãi về, dân kéo nhau đến chào hỏi khiến chỉ đến tối Trãi mới quây quần với đám cháu và cô em dâu. Ðào Nương già sọm xuống, mặt xương xương vất vả nhưng mắt vẫn ánh lên nét cương nghị thuở nào. Nhìn các cháu, bao nhiêu hình ảnh nơi trại chè bỗng dưng chập chờn đâu đây. Bờ sông Lam đá trắng, Ðào lão móm mém mắt lòa, tay quờ quạng. Vàng Anh giọng ngọng nghịu líu lo cất tiếng hát. Ngơ ngẩn đắm hồn vào quá khứ, Trãi giật mình nghe Ðào Nương nhắc :- Mai cả nhà lên cúng các cụ. Em đợi bác về để cùng đi tảo mộ. Ðã định chiều nay nhưng dân làng họ đến...Trãi nhìn Ðào Nương, mắt biết ơn, miệng nhỏ nhẹ :- Thím sửa soạn đi sớm nhé. Trưa mai tôi lại phải về Ðông Kinh rồi !- Sao bác không ở dăm ngày ? Tết nhất mà...Ðếm đốt ngón tay, đã mười lăm năm nay Trãi mới về Nhị Khê vào dịp Tết. Lần cuối, còn Hà Trí Viễn ở đây, là năm chàng bỏ vào Mường Thôi tìm Trần Nguyên Hãn sau khi Viễn ám toán Thượng thư Hoàng Phúc. Mười lăm năm, như một chớp mắt. Thù nhà đã trả. Thế còn nợ nước. Dẫu sách Tâm công đã cho phép giữ sức dân nhưng đuổi giặc xong đâu đã là xong. Còn phải xây dựng lại một xã hội đang ngơ ngác trước những đổi thay. Kỷ cương phải mới. Nhưng mới thế nào ? Và nhất là với một guồng máy triều chính non nớt, võ quan nhiều, văn quan lưa thưa. Quyền lực tập trung vào một tập hợp vừa có tính gia tộc của tân hoàng đế họ Lê, vừa có tính địa phương của miền Thanh Hóa, đất ‘‘ tắm gội ’’ mưa móc mệnh Trời. Từ đó, sự phân hóa văn - võ và Kinh - Mường ngày càng rõ nét. Trãi có tâu với Lê Lợi, rằng thời bình là thời văn trị, phải chọn giữa giá gươm và cái tháp bút. Lợi hỏi, ông có bao giờ thấy cái ghế hai chân chưa ? Trãi đang còn phân vân, Lợi tiếp, có giá gươm và tháp bút mới có hai. Còn cái ngai vua. Chòm lông trên cái nốt ruồi bên má trái Lợi lại giật lên. Nhìn vào mắt Trãi, Lợi thủng thỉnh, Quan Lại bộ thượng thư trách nhiệm việc tổ chức triều chính đừng quên cái chân ghế thứ ba nhé !Ðào Nương không thấy Trãi trả lời, sai con bé lớn trong nhà gọi là Vành Khuyên :- Con để cái trái trong cho bác nghỉ vài hôm !Trãi giật mình, giơ tay cản :- Thím ạ, tôi có hẹn... Việc công cứ như con mọn, thím cho tôi bận sau. Sáng sớm mai lên khu mộ tổ, đến khoảng giờ Thìn thì tôi phải về Kinh.Nhìn các cháu, Trãi đổi giọng làm vui :- Còn các cô này, tiểu thư cả rồi, có còn hát hò gì nữa không ?Nghe ông bác giục, các cô lên dây đàn và lấy giọng. Thế là Trãi lại được nghe những điệu hát ví hát giặm, lòng chạnh tưởng đến Vàng Anh và lời hứa trên mộ cháu cạnh dòng sông Lam. Chàng ngậm ngùi, cả đêm trăn trở.Tờ mờ sáng hôm sau, cả nhà họ Nguyễn lên khu mộ tổ ở sườn đồi. Trãi ngạc nhiên khi thấy nơi rặng đề đã bị Hoàng Phúc khai quật nay là một dãy cây con. Hỏi ra, Ðào Nương kể :- Năm ngoái chú Viễn chú ấy về thuê người phát cỏ trồng cây. Rồi chú ấy còn cho khơi lại cái lạch ở dưới chân đồi. Em có hỏi nhưng chú ấy hềnh hệch cười rồi bảo trước khu mộ thế nào thì sau cứ thế vậy, có tốn kém gì đâu...Mỉm cười, Trãi nhớ người nghĩa đệ đã bặt tin, dịu dàng hỏi :- Viễn có nói nay ở đâu không ?- Chú ấy chỉ bảo ở Nghệ An, nhưng không nói rõ là nơi nào. Giọng Ðào Nương lên một thanh âm như hát, tiếp - ...rồi chú ấy khoe là năm vừa rồi lại đẻ thêm hai đứa, nhưng lần này toàn là con gái cả...Trãi bật cười, vui miệng :- Khiếp, con đông mà đẻ cứ như dươi đẻ...Sự sống mỗi con người, Trãi nghĩ thầm, phải chăng được tái tạo kinh qua quá trình truyền giống đến đời sau. Ðó là phép mầu kéo cái hữu hạn đến vô cùng, đẩy niềm tuyệt vọng đến hy vọng, xô nỗi đớn đau hôm nay đến khả năng hạnh phúc một ngày mai. Mọi dở dang hiện tại đều có thể khu toàn nếu có một lớp người chia chung những hoài bão để tiếp nối tương lai. Ðá tảng làm nền là những hoài bão đó. Như vậy, thời gian nhất thiết không cứ hủy diệt một xã hội, mặc dầu bất cứ mỗi cá nhân ai cuối cùng rồi cũng đến cái giới hạn của sự sống cho riêng mình.Trãi đưa mắt nhìn ra sông Nhị xa xa. Nắng mới rạng rỡ trải vàng những cánh đồng đầu vụ Ðông - Xuân chạy muốt mắt. Dưới chân đồi, lũ mục đồng vắt vẻo trên mình trâu gọi nhau ơi ới. Tâm hồn Trãi trải rộng đến chân trời, lâng lâng một niềm hân hoan chia chung với vạn vật. Chàng đưa mắt nhìn lũ cháu gái đang nhổ cỏ dại dưới chân những ngôi mộ nhà họ Nguyễn, lòng rưng rưng một nỗi thương cảm. Có tiếng Ðào Nương gọi. Mọi người lục tục kéo đến.Trãi quì trước mộ tổ, ngậm ngùi tưởng đến thân xác cha chàng còn chôn ở Kim Lăng. Chàng thầm khấn, hứa sẽ bốc mộ cha về Nhị Khê, lòng đau như cắt. Ðến giờ hóa vàng, Trãi đến ngồi cạnh mộ Vàng Anh. Ngôi mộ nhỏ xíu nằm trong một góc, phía trước có độc một bát hương, nhô lên mặt đất mịn màng. Chàng nghe văng vẳng tiếng Vàng Anh hát. Rồi Vàng Anh nói, Vàng Anh cười. Chàng lại thấy dòng sông Lam lờ lững, mỏm đồi chè uốn lượn, những chiếc xe kéo thồ hàng trăm bao chè sấy khô lọc cọc lên xuống con dốc dẫn đến bến đò.Tay vuốt ve ngôi mộ, Trãi nhắm mắt hồi tưởng lại cái đêm chàng đã thủ thỉ với Vàng Anh đã lạnh cứng dưới ba tấc đất. Chính cái chết thê thảm của Vàng Anh đã là động lực cho chàng chống lại sự hủy diệt mù lòa lẫn nhau giữa con người với con người. Ðộng lực đó tạo ra cơ sở cho sách ‘‘ mang đạo nghĩa chống hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo ’’. Ðiều này, chàng đã thực hiện được giữa một đám võ quan, bản chất thực ra là hung tàn và cường bạo. Nhưng còn lời hứa sẽ viết lại tập Nam Dao chí đã bị cháy khi quân Minh đến tập kích trại chè tám năm về trước ? Thả hồn vào những làn khói xanh lơ lửng đầu ba cây hương đang cháy, chàng lại khấn ‘‘ ...Vàng Anh ơi, bác không quên đâu. Cho bác thêm một ít thời gian ... ’’.*Cho phu kiệu và đám lính về, Trãi len khỏi đám người chen chúc xì xụp lễ lậy đến nói nhỏ vào tai một vị sư. Lát sau, một chú tiểu đến, gập đầu chào, làm hiệu cho Trãi theo chân. Men lối sau, cả hai bước ngang sân chùa vào mé trong khi trời bắt đầu chạng vạng.Nghiêng người lách vào cánh cửa mở hờ, Trãi lờ mờ sống lại cái cảm giác chàng tưởng đã quên. Mùi hương đèn, tiếng chuông ngân, và nhất là nhịp ê a tụng niệm đưa Trãi quay về thuở chàng viếng chùa một sáng tân niên hai mươi năm về trước. Ðạo Khiêm đứng dậy, tươi cười :- Nam mô a di đà Phật, cố nhân đến được, thật là phúc hạnh cho chùa...Trãi vội đến nắm tay Khiêm, miệng nói :- Ða tạ ! Ðể hai vị cao tăng phải chờ phải đợi, tại hạ quả áy náy !Thấy Ðạo Khả đang lẩy bẩy chống tay định đứng lên, Trãi vội để tay lên vai, nhẹ nhàng thưa :- Xin thầy cứ ngồi... Ðể Trãi này vái ba vái, nhớ thuở xưa thầy cho xuống tóc...Bật cười, Khả đáp :- Không dám... Thuở ấy thí chủ xuống tóc là để xua bụi vào chùa cho sạch nhân gian. Hà hà... Nay mắt bần tăng lòa, nhân ảnh hóa ra mộng mị, nhưng cũng thấy đây là Quan Lại bộ Thượng Thư, kiêm Nhập Nội Hành Khiển, chứ có phải là anh đồ cứng cổ khi xưa đâu...- Lạy thầy ! Thầy xử như Trãi thuở xưa thì Trãi xin ở. Thầy coi Trãi như quan thì Trãi phải mời thầy đến dinh Bộ Lại...- Gớm, khéo thế đấy ! Thôi nhé... Ở lại thì ở. Nhưng muốn ở thì phải bồi tiếp hai câu kệ này :Tâm, hạt bụi trong ngầnThân, bùn vầy nước khuấy.Trãi thót bụng. Tâm và thân ta, vị sư không nhìn mà thấy. Mới sáng hôm qua, khi cùng các quan văn võ vào chầu, Trãi giật mình trước lễ vật của đám quyền thần từ hàng tam phẩm trở lên. Nào là ngà voi, sừng tê, ngọc phí thủy, vàng trắng... xếp từng mâm, trên có đề tên của kẻ dâng quà Tết cho vị chủ tể của cái triều chính mới được non tám tháng. Lê Lợi hể hả, tay vê chùm lông trên má, gật gù nghe Trịnh Hoành Bá thì thào kê khai. Ðến tên Trãi, lễ vật độc có một bài thơ. Lợi ngạc nhiên, lấy tay gạt qua một bên, mắt lạnh lùng quét nhìn Trãi như một lưỡi kiếm sắc. Ðạo quân tử, trọng thanh bần. Làm quan mà không chèn ép cướp bóc dân thì lấy đâu ra ngọc ngà để cung hiến...Chờ không thấy Trãi đáp, Ðạo Khả hấp háy :- Thế nào ? Muốn ở hay về ?Trãi nuốt nước bọt, giọng ngậm ngùi :- Thầy xá lỗi cho, Trãi đến quấy chuyện trần tục, tâm thân dẫu muốn cũng chẳng thể đặt ra ngoài thế thời...Nhìn lên bức tượng Thích Ca, Trãi cảm thấy một sự hụt hẫng mênh mông trong lòng. Chàng gượng cười, vòng tay :- Bạch thầy, ngày Xuân viếng chùa và chúc Tết hai vị. Xin thứ cho Trãi cái chuyện thế, thời đáng ra không được nói nơi cửa Phật...Cười ha hả, Khả lắc tay :- Chót nói rồi, thì nói một lần cho hết ! Lão nay đã gần cõi Phật lắm rồi, sau này Ðạo Khiêm là kẻ truyền thừa, sẽ tiếp tục việc chấn chỉnh và hoằng hóa Phật pháp. Anh em lão đều đồng tâm cái việc để cho người nhà chùa đi thi tăng đạo. Bọn khoác áo nâu sồng mà làm bùa làm ngải, reo rắc dị đoan, không phải là phật tử. Ai chỉ núp áo cà sa thì đuổi về, quét cho sạch sân chùa là phải.Ðạo Khiêm chắp tay :- Nam mô ai di đà Phật ! Nhưng thi thế nào ? Và bao giờ ?Trãi ngẫm nghĩ :- Về ý nghĩa kinh Phật, thì xin hai vị chủ trì việc sát hạch cho. Còn bao giờ, tại hạ định là tháng sáu năm nay để sư ở mọi nơi có thể về kinh dự thi !Ðạo Khả nhẹ nhàng :- Kinh nghĩa mênh mông, nhưng rồi rút về chỉ một chữ ngộ. Thế thì thi thế nào ? Mà thôi, nội nhật nay mai lão qui cửa Phật, nên chuyện sát hạnh thí chủ cứ bàn bạc với Ðạo Khiêm...Nói xong, Khả lần tràng. Tâm thần lại lắng vào an bình, Khả như không còn biết đến thế gian.Trãi chia tay, bụng ngạc nhiên thấy nhà chùa dễ dàng thuận theo Triều đình mà không đôi co tới lui gì cả. Ðến tối mịt, Khả mới lại cho gọi Ðạo Khiêm vào bảo :- Những điều Trãi ngày nay muốn bàn thì đi một bước xa hơn so với Trương Hán Siêu và Lê Quát thời Trần, mong giới hạn số tăng đồ nhằm tập trung quyền lực. Có lẽ vì Trãi tưởng trong triều không ai cản, nắm cái thế muốn làm gì cũng được. Nhưng Trãi nhầm đấy. Còn dân nữa, đâu phải chỉ triều đình là xong. Mặt kkác, bọn võ tướng gốc Mường Một, Mường Thôi, rồi đám cung nhân đều đến xì xụp lạy Phật để xin bùa yêu, ngải yểm. Chúng sau này sẽ là cái mầm chống lại biện pháp của đám Danh gia...Ngừng một lát, Khả thì thầm :- Mà thôi, chuyện đó xem chừng còn nhiều đổi thay. Ðệ cứ nhớ lấy lời ta, sau này dặn lại Trãi. Khó mà vừa nhập thế vừa tu hành được. Nhắc tăng đồ lấy chữ nhẫn làm phương châm, chữ xả làm cứu cánh.Thình lình nắm tay Khiêm, giọng bình thản như chẳng có chuyện gì, Khả nói :- Sinh là ký. Ta sắp qui rồi !Khi thả tay ra, miệng Khả còn nhếch lên cười, nhưng người đã bắt đầu lạnh. Lúc đó là đầu giờ Tí ngày ba tháng giêng Kỷ Dậu, Thuận Thiên năm thứ hai, kỷ nhà Lê. Phật tử ở Ðông Kinh đồn đãi là đúng lúc Ðạo Khả viên tịch, có một trận mưa sao rơi trên đỉnh tháp Báo Thiên rồi theo sông Tô Lịch trôi ra sông Nhị. Vì thế, sông Nhị sẽ nẩy vàng ròng.*Sau khi Lê Lợi lên ngôi và cho xây Ðiện Vạn Thọ, những kẻ đã cùng vua hội thề ở Lũng Nhai trở thành hoàng thân quốc thích đều thi nhau cho con cháu trở thành hoạn quan và lính kín. Hoạn, được ở ngay trong cung vua. Còn lính kín, do Nội Mật viện chỉ huy, có quyền cáo bẩm về mọi việc và về mọi người trong bộ máy triều chính. Phạm Văn Xảo trước là Khu Mật Trì Sự chỉ lo việc quân báo thời chiến nay thành Thái bảo, nhân vật thứ ba. Kể thêm hai nhân vật, thứ nhất là Hữu Tướng quốc Tư Tề và thứ nhì là Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn, thì cả ba dẫu thứ bậc cao nhưng vẫn chưa có quyền lực gì nhất định. Cách tiến thân là trực tiếp tâu bẩm với Lợi để lập công.Họ Ðinh ở Nông Cống, là con cháu hổ tướng Ðinh Lễ đã tử trận. Em Lễ là Thiếu úy Ðinh Liệt tiến cử được Ðinh Hối làm Thái Giám trực tiếp trông coi đám hoạn quan. Về phần Nội Mật viện, sự vụ gay go chồng tréo hơn. Họ hàng Nguyễn Xí đẩy được Nguyễn Thúc Huệ vào. Họ Trịnh, dưới ảnh hưởng của Tư Ðồ Trịnh Khả, đưa Trịnh Hoành Bá ra để cân bằng lực lượng với họ Nguyễn. Bá khôn ngoan đứng chung phe với bọn cháu Lợi là Lê Quốc Khí và Lê Ðức Dư, mỗi lúc ảnh hưởng một lớn. Nhưng quyền lực trong hậu cung xưa nay là cái thế cài răng lược có tính cách trao đổi gả bán.Rắp tâm cho người len vào đám hoạn quan, Bá thỏa thuận nhận cho phe họ Ðinh là Ðinh Bản vào Nội Mật viện. Ngược lại Thái giám Ðinh Hối phải để người của Bá là Lương Ðăng vào hàng ngũ hoạn quan. Ðăng xưa đã bị Hoàng Phúc, Thượng thư nhà Minh, truy lùng sau khi Ðào nhi rút trâm đâm trong buổi tấu nhạc cho Trương Phụ cách đây mười lăm năm. Từ đó, Ðăng trốn vào châu Phục Lễ, rồi theo họ Ðèo nổi quân chống lại quân Minh. Khi Lê Lợi cho lệnh tìm bắt đám thổ quan cộng tác với nhà Minh thì chú Ðăng là Lương Nhữ Hốt trốn vào một ngôi chùa miệt Vụ Bản. Ðăng biết, đến tìm chú, khóc đòi đưa chú trốn vào Mường Lễ. Hốt nghe theo nhưng đi đến nửa đường thì Ðăng rút đao đâm chết. Rồi Ðăng cắt đầu để vào một cái tráp son mang về Ðông Kinh, xin ra mắt Trịnh Hoành Bá. Bá mừng rỡ, đưa Ðăng vào tiến cử với Lê Lợi. Khi Vua còn ngần ngừ chưa biết sắp đặt thế nào thì Bá bảo Ðăng, muốn tiến quan, chỉ có một con đường. Và nếu con cái đã có rồi, không sợ chuyện vô hậu, thì cứ việc thiến đi là được. Ðăng xin nghĩ lại, nhưng chỉ một tuần trăng sau là hớn hở đến nói, ‘‘ ...trình quan lớn, xoẹt một cái xong rồi ! ’’ . Bá cười đùa ‘‘ ...thế thì hoạn lộ thênh thang trước mặt, cật không ấm nhưng cơm no, là sướng được một nửa ! ’’.Cuối tháng giêng, bọn Bá, Khí và Ðức Dư trình lên Lợi một bản mật tấu về câu chuyện sông Nhị tự nhiên nẩy vàng. Thời gian đó, Lợi đang bực bội thấy quan cũng như dân ăn chơi buông tuồng, vừa ra lệnh sau Tết ai đánh bạc thì chặt năm ngón tay, đánh cờ chặt một phân một ngón tay, và tụ họp rượu chè thì đánh một trăm trượng. Nghe Bá nói xong, Lợi quát :- Làm gì có chuyện mưa sao rồi chảy ra sông thành vàng... Rồi thế nào mà bọn đại thần lại biết trước mà cho gia nhân lính tráng ra nhặt ? Vàng này là vàng ở đâu ?Bá rập đầu :- Tâu hoàng thượng, trong số kim vật bọn hạ thần lượm lặt có hổ phù của tướng Minh trấn thành Xương Giang.Chùm lông trên nốt ruồi bên má Lợi giật lên bừng bựt. Lợi nheo mắt ngẫm nghĩ rồi bảo :- Ðưa hổ phù cho ta xem tận mắt. Chúng bay phải điều tra cho thật kỹ càng !Dăm bữa sau, bọn sai nha viện Nội Mật dâng sớ, tâu rằng đám quan gốc Kinh lộ và miệt thượng du phía bắc ở Mường Lễ, Mường Việt và Mường La mang ý đồ cát cứ. Câu chuyện sông Nhị chỉ là cái cách phao lên rằng vàng bạc châu báu lấy từ tay quân Minh ở các thành nhiều đến thế mà quan quân khổ cực vào sinh ra tử thì vẫn trắng tay. Ðiều này nhằm gây ra tị hiềm để phân hóa và chia rẽ trong nội bộ triều đình, tạo điều kiện để sau chúng sẽ kéo bè kết đảng nhằm tạo thời cơ.Lợi gọi quân sư Nguyễn Tử Hoan đến ngay tối hôm có mật sớ nhưng không đưa ra, chỉ hỏi :- Ta nghe Nội Mật Viện báo trên Mường Việt và Mường Lễ, đám Bế Khắc Thiệu và Nông Ðắc Thái ở châu Thạch Lâm lăm le nổi loạn. Tết vừa qua ta có gọi mà chúng không về Kinh, chỉ tạ lỗi nhăng nhít...- Tâu trình hoàng thượng, thần cho rằng chúng có làm loạn thì cũng là giặc cỏ mà thôi...Lợi ngắt :- Nhưng nếu chúng có móc nối ở Kinh sư thì sao ? Gốc loạn ở đâu ?Hoan chắp tay :- Ở Kinh sư !Lợi ngắt lời :- Chuyện hư thực chưa thể biết. Tả tướng quốc, người biết rõ tình hình trấn Thái Nguyên và dân hai mường Việt - Lễ, khi xưa cũng đã từng sai bảo được bọn Thiệu, Thái. Liệu có nên sai lên xem cớ sự ra sao không ?Bàn bạc một hồi, cuối cùng Lợi bảo :- Ông thảo chiếu vời Tướng quốc cho ta.Hoan gập đầu vâng mệnh.Liền sau đó Lợi phao là mình bệnh nặng, sai Bình Chương sự Lê Vấn, Ðại tư mã Lê Ngân và thiếu phó Lê Văn Linh mang kim sách lập Tư Tề làm Quốc Vương. Ðồng thời, Lợi sai Tư khấu Lê Sát, Tư không Lưu Nhân Chú, Tư mã Lê Lý, Thiếu úy Lê Quốc Hưng mang kim sách lập Nguyên Long làm Hoàng thái tử. Dẫu đều là quốc thích, bọn đại thần như vậy chia thành hai phe cầm chân lẫn nhau. Lợi lại xuống chiếu cấp đất cho đám võ quan, cắt tinh binh Thiết Ðột thành năm đạo, một đạo bảo vệ Lợi gọi là Ngự tiền Thiết Ðột, còn lại chia ra kiểm soát kinh thành và vùng phụ cận Ðông Quan. Khi vấn đề an ninh tạm ổn, Lợi bất ngờ ra lệnh tập diễn thủy bộ cho toàn quân. Lệnh ra ngày hai mươi mốt tháng hai, đến ngày hai mươi bảy thì phải tập hợp, ai vắng mặt sẽ bị tội. Ðầu tháng ba, Lợi chia mỗi vệ quân làm năm phiên, một ở lại, bốn cho về làm ruộng.Nội Mật viện báo với Vua làm sao không biết, chính sử chép rằng dẫu đã cho gọi về kinh nhưng một số quân tướng lại bất tuân quân lệnh. Ngoài ra, chẳng biết thế nào mà Nội Mật viện hạ ngục gần một trăm người, phần lớn là những võ tướng đã vây đánh thành Cổ Ðộng, Chí Linh và nhất là thành Xương Giang.

Chia tay Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn rập đầu :

- Tâu hoàng thượng, chuyến này thần mang được Bế Khắc Thiệu về với triều đình thì chỉ xin một điều. Ðó là chuyện thần đã bẩm năm ngoái, rằng xưa thần rong ruổi chiến trận đã nhiều, nay có tuổi nên thần mỏi mệt, thần chỉ mong được về điền viên vui cảnh già, hoàng thượng chuẩn y thì thần đội lượng vô cùng...Lợi vội đỡ Hãn lên, nắm tay ôn tồn :- Khanh là đệ nhất công thần, là rường cột xã tắc. Xưa hoạn nạn chia, bây giờ là lúc phúc cùng hưởng. Cũng vì biết khanh đã khó nhọc mà nay cậy đến khanh vào trấn Thái Nguyên, lòng ta cũng không yên. Cứ đi đi, rồi lúc về, ta sẽ bàn sau...Nói xong, Lợi rút viên hồng ngọc trên đai áo, đưa vào tay Hãn, giọng run run :- Khanh cầm lấy, như lúc nào cũng có ta ở bên khanh. Chưa bình định được mọi miền, thu dân về một mối là lòng ta không yên. Xưa, thời chiếân dùng sách Tâm công. Nay, thời bình không lẽ ta lại đi dụng lực. Họ Bế về hàng là để cùng chia ân phúc thái hòa, khanh cứ thế mà nói cho tỏ tường...Hãn lạy tạ rồi lên đường. Mang theo sáu tên gia đinh. Hãn ruổi ngựa hai ngày sau thì vào địa phận dưới quyền cai quản của họ Bế. Vốn đã xuôi ngược giả dạng đi bán dầu để tụ tập nghĩa quân thời kháng Minh trước khi về với Nguyễn Chích, Hãn và Thiệu biết nhau từ lâu. Mấy năm gần đây, Hãn lại là người chỉ huy mặt trận chặn đường quân Minh đến từ Lưỡng Quảng nên đôi lần gặp gỡ Thiệu. Biết dùng tình mà nói thì sớm muộn Thiệu cũng mềm lòng bỏ cái chí một mình giữ một cõi, Hãn đưa viên hồng ngọc của Lợi làm quà. Bỏ hết mũ áo, Hãn ngồi xếp bằng trên sàn lán, uống rượu suốt một ngày với Thiệu. Hôm sau, Hãn khề khàbảo : - Về với ta đi !Thiệu lắc :- Về thế nào được. Mình người Mường, nó khác mình khác...- Mình Mường Việt, Mường Lễ. Nó Mường Một, Mường Thôi. Cũng Mường cả... có khác gì đâu !- Khác chứ ! Mình thật, nó gian. Mình ngay, nó cong. Mình tay làm hàm nhai. Nó nhác việc, lại bắt mình sưu thuế. Thôi uống đi, rượu ngon, thịt béo trước. Nói thì nói sau.Cứ thế, Hãn nói rồi lại rượu. Ðến chiều ngày thứ ba, Thiệu nghe chừng đã xuôi tai nhưng bất chợt có báo là quân triều đình tới xin được diện kiến Hãn. Hãn bước xuống lán thì Lê Quốc Khí và độ hai mươi dũng sĩ Thiết Ðột vẫn còn ngồi trên mình ngựa. Thấy Hãn, cả bọn xuống ngựa gập người chào. Khí bước đến cạnh Hãn thì thào :- Bẩm quan Tướng quốc, có chính biến. Hoàng thượng vời ngài về ngay...- Chính biến ? Chuyện thế nào ? Hãn gặng - Nay hoàng thượng đâu ?- Hoàng thượng đã xa giá về dinh Bồ Ðề... Còn cơ sự thế nào thì hạ quan không tường tận hết...Hãn nhảy vội lên lán kiếm Bế Khắc Thiệu rồi vội vàng cùng bọn gia đinh lên ngựa theo Khí và bọn dũng sĩ. Ðám người ngựa len lỏi trong rừng đến tối thì bật hồng đốt đuốc tiếp tục đi. Nhìn Khí, Hãn đột ngột hỏi :- Khi tướng quân rời kinh, tình hình thế nào ?- Bẩm thượng quan, binh lính đầy đường kéo nhau đi về phía bờ bắc sông Nhị...Trong đầu, Hãn điểm qua đám võ tướng hiện còn trực tiếp nắm binh quyền. Bọn Sát, Vấn, Ngân đều là họ hàng ruột thịt với Lợi, chắc là không phản trắc. Còn lại có Trịnh Khả, Ðinh Liệt và Nguyễn Xí. Liệt là em Ðinh Lễ, được phong làm Nhập nội thiếu úy, tước Á hầu, và chẳng có cái gan bạo động. Xí mắc tật mạnh miệng, nhưng lại như con chồn trước cái oai phong hổ báo của Lợi. Còn Khả. Tháng hai năm ngoái, Lợi có thưởng công cho đám người hội thề ở Lũng Nhai và tinh binh Thiết Ðột, tất cả là hai trăm năm mươi sáu người. Là nhân vật hàng thứ ba trong cuộc hội thề, Khả bị đánh tuột xuống lớp chín mươi bốn người có công hạng ba, được ban tước Trí Tự và chức Câu kiềm Vệ tướng quân. Thỉnh thoảng, Khả ấm ức nhắc công mình chiếm thành Tam Giang, sau lại cùng Phạm Văn Xảo đánh tan đám quân nhà Minh do Mộc Thạnh đem từ Vân Nam vào ải Liên Hoa. Thế thì, Hãn nghĩ, chắc là Khả.Vào lúc tờ mờ sáng, đám người ngựa đến ven sông Lô. Khói sông trên mặt nước bốc thành một tấm màn trắng đục chập chờ trong gió sớm. Hãn hỏi Khí :- Tướng quân có sắp xếp thuyền đò rồi chứ ?Nghiêng người trên mình ngựa, Khí thình lình thét :- Xuất thủ !Tiếng gươm rút ra khỏi vỏ, rồi tiếng chém xoèn xoẹt lẫn vào tiếng la thét oai oái vang lên choáng tai. Hãn ngẩn người. Sáu tên gia đinh theo Hãn, đứa cụt đầu, đứa lòi ruột ngã từ mình ngựa nằm ngổn ngang trên mặt đất. Sờ vào ngang lưng, Hãn mới nhớ từ lâu nay mình không còn đeo kiếm. Vả lại, bây giờ cũng vô ích. Bọn dũng sĩ Thiết đột vây quanh Hãn, tay kiếm tay nỏ, lẳng lặng nhìn vị Tả Tướng quốc nay thất thần, mặt nhợt nhạt. Hít một hơi thật sâu, Hãn nhìn Khí quát :- Thế ra chính biến là cái mạng ta à ? Ai ra lệnh cho mi ?Khí cắn răng, lạnh lùng :- Tội khi quân ! Hoàng thượng cho Tướng quốc chết toàn thân.Nói xong, Khí chìa cho Hãn một cái bình sứ đựng thuốc độc. Hãn cười ha hả, miệng kêu ‘‘ đa tạ, đa tạ ! ’’ , tay thò ra nhưng bất ngờ lạng người kéo Khí ngã xuống ngựa. Kẹp lấy yết hầu Khí, Hãn xoay lưng về phía bờ sông, dùng Khí như lá chắn. Bọn dũng sĩ Thiết Ðột thấy chủ tướng bị kiềm chế, chỉ hò hét nhưng không dám làm gì. Hãn lại cười sằng sặc. Nhìn Khí mặt cắt không còn hột máu đang khò khè thở, Hãn rành rọt :- Hôn quân vô đạo, bức tử công thần. Mi chỉ là tay sai, ta tha mạng cho nhưng về tâu với nó hộ ta là trị quốc bằng Nội Mật viện thì cả nước thành cái nhà tù khổng lồ. Chỉ có cai ngục và tù nhân mà không có dân thì đi về đâu...Ngẫm nghĩ, Hãn tiếp, giọng bùi ngùi :- Quân Minh vừa kéo đi, hôn quân giết ngay Quốc vương Trần Cảo, thì ta, giòng giõi nhà Trần, ta đã biết phận ta, nào có muốn nấn ná gì chốn cung đình. Thế mà nó không tha, giở thủ đoạn lừa lọc...Hãn vung tay ném bình thuốc độc xuống nước, bật miệng :- ...nhân nghĩa với nó là ban cho thuốc độc, ha ha. Nhưng ta không cần đến mà vẫn chết được một mình.Ngửng mặt lên trời, Hãn than :- Hỡi hoàng thiên, đất thấp thì trời phải nhìn xa, lẽ nào để nó thế thiên mà lộng hành đến thế...Nói xong, Hãn đẩy Khí ngã xấp mặt xuống đất. Lừng lững bước vào mặt nước mù khói, Hãn chìm dần, họng sặc nước nhưng vẫn ghìm chống cái bản năng sống còn cứ chực đẩy cho bật dậy. Bọt nước lục bục từng chập nổi lên, rồi thưa dần, và cuối cùng chỉ còn lăn tăn vô ảnh.*Hé mắt nhìn lên những vệt sáng len qua chấn song, Trãi bấm đốt ngón tay đếm những ngày vừa qua. Từ rạng sáng hôm hai mươi sáu, Nội Mật viện cho sai nha mời Trãi lên làm việc. Trãi hỏi việc gì. Không ai đáp. Trãi lại bảo ‘‘...đại thần thì có chỉ vua gọi mới đi thôi ! ’’. Sai nha về nhưng vào giữa trưa Trịnh Hoành Bá đích thân đến nơi Trãi cư ngụ. Hắn sách mé ‘‘...quan Thượng Thư thanh bần nhỉ, vàng bạc giấu đâu cả rồi ? ’’. Không thèm nghe Trãi đáp, hắn hất tay ra lệnh. Bọn Thiết Ðột áp lại không nói không rằng trói gô Trãi mang hạ ngục. Trãi đòi gặp Lê Lợi. Nội Mật viện cho người bảo Ðức Hoàng Thượng đã xa giá ra dinh Bồ Ðề rồi. Cứ thế, đến ngày thứ bảy thì Trãi tuyệt thực. Tên cai tù bắt đầu chỉ cười khẩy. Ðến ngày thứ hai, nó chửi Trãi ngu. Trãi bật cười, mình ngu thật. Chống đói là điều không dễ như chàng tưởng. Bụng có lúc xót như cào, rồi quặn thắt lại. Nước bọt tự động ứa ra, nhắm mắt là thấy cơm, thấy cá. Thấy những món ăn thuở bé thèm thuồng. Như một trái ổi xanh. Một quả me chín. Một trái hồng đào. Một bát canh mướp nấu với tôm khô. Cái khổ nhất, là đến bữa, cai tù lại đẩy khay cơm vào. Nhìn mà không ăn, quả là một cực hình. Oái oăm thay, trong đời có lúc miếng ăn là miếng nhục.Trước cái cám dỗ của khay cơm, Trãi quay người nhìn vào tường. Ngày sau, Trải nhìn thấy một con dán. Bé bằng đầu ngón tay, nó vểnh hai sợi râu lên, mon men bò về phía khay cơm. Sợ hơi người nên vẫn rụt dè e ngại, nó chạy lên rồi lại dừng lại, nép vào khe vách nằm im giả chết. Tìm miếng ăn để cầu sống dẫu tự nhiên nhưng quả không phải chẳng hiểm nguy, Trải chua chát nghĩ. Chàng đẩy khay cơm ra xa. Con dán cánh đen mầu gụ lân la rồi cuối cùng bò hẳn vào cái khay, lấy chân khều những hạt cơm trộn mắm. Ðến ngày thứ hai, nó quen dần, nay thủng thỉnh đến ăn bữa cơm tù, vểnh râu nhìn Trải chẳng chút sợ hãi.Cái gông trên vai mới nặng làm sao. Nó nghiến vào vai Trãi, ấn chàng vào cái thế dở nằm dở ngồi. A, diệân bích là một cách tu. Nhưng biết thế nào là đạt đạo đây. Con đường tu này oái oăm thật. Thuở còn giặc Minh, chàng tránh né nên dẫu chi cũng không phải nằm trong đề lao sống đời tù ngục. Thuở đánh giặc Minh, dù có bị vây hãm, nhưng chàng vẫn giữ được cái tự do ngắm trời ngắm đất mơ chuyện vẫy vùng. Nay, thuở đuổi xong giặc Minh thì Trãi đây, Lại Bộ Thượng Thư triều Lê Thái Tổ nước Ðại Việt, bị ném vào giữa bốn bức tường đánh bạn với một con dán, cổ đeo cái gông gỗ lim gài then nặng trĩu cứ chực đẩy cho ngã chúi mặt xuống đất đen.Chống đói được đến ngày thứ tư thì thể xác không còn hành hạ như trước nhưng trí óc lại trôi vào một chốn mập mờ hư thực. Ðúng lúc đó, Trịnh Hoành Bá xuất hiện. Hắn sai cởi gông cho Trãi, đưa vào một mâm có canh gà cá gỏi, ngọt ngào :- Ông phải ăn đi một tí, cứù thế này thì chết mất...Trãi im lặng, thản nhiên nhìn lên trần.- Hoàng thượng lệnh cho tôi đến phiền ông, hỏi về cái sách cát cứ của Bế Khắc Thiệu ở trấn Thái Nguyên, hư thực thế nào...Trãi vẫn im lặng.- Và chẳng hiểu Tả Tướng quốc có biết ý đồ của Thiệu không ? Xưa nay, chỉ mình ông ấy là có đi lại với Thiệu...Trãi bỗng chột dạ. Chuyện gì đã xảy ra ngoài kia ? Phải chăng Hãn đã manh động dấy quân ? Không, không thể thế. Hãn thừa biết mệnh trời với nhà Trần đã dứt từ thời Trùng Quang. Ngay khi Lợi giết Trần Cảo, Hãn cũng chẳng nói gì. Ðẩy mâm cơm sang một bên, Trãi thều thào :- Ông trình với Hoàng Thượng, tôi biết. Biết nhiều chuyện nhưng chỉ có thể tâu thẳng với ngài...Không cậy được miệng Trãi, Hoành Bá bỏ đi, mặt xầm xuống như đeo đá.Nằm trong bóng đen, Trãi cố tập trung suy nghĩ nhưng tâm trí cứ như những mảng lục bình rời ra trôi giữa một dòng sông bập bềnh. Chống tay ngồi dậy, Trãi dựa lưng vào tường, cố mở mắt. Trong khoảng sáng tờ mờ hắt qua khe cửa ngục, ai đó ngồi nhìn Trãi. Chàng nhướng mắt lên, sửng sốt kêu :- Huynh đó à ?Hãn mặt bủng, da trắng bệnh, quần áo sũng nước khẽ gật đầu. Trãi vội vã :- Sao huynh lại thế này !Hình ảnh Hãn nhợt nhạt dần. Trãi nghe văng vẳng :- Chuyện ‘‘ Phá cường địch, công thần vong ’’ dẫu có biết, tránh cũng không xong. Lưu Nhân Chú hôm qua bị chúng nó đâm lòi ruột...- Chúng nó là ai ?- ...Nguyễn Chích cũng bị hạ ngục. Ta đã xin vào xem sổ Thiên Tào. Chưa có tên chú. Chưa có tên Chích !Bên tai Trãi, lại tiếng cười ha hả quen thuộc của Hãn vang lên rồi xa đi mơ hồ thành tiếng muỗi vo ve. Trong đầu Trãi, mọi việc bỗng trở nên trong suốt. Họ Bế trấn chiếm Thái Nguyên cả hai đời nay, quân Minh xưa có đánh cũng không bình định được. Lưu Nhân Chú là người Thái Nguyên, kẻ tìm cách mang quân của Bế về hợp với nghĩa quân Lam Sơn từ ngày Lê Lợi xưng là Bình Ðịnh Vương, nhưng chuyện không thành. Còn Nguyễn Chích, thân cận với Hãn, công chiếm hai châu Hoan, Ái và vây thành Nghệ An tạo ra thế bàn đạp đưa đường cho nghĩa quân tiến về Ðông Ðô. Và chàng, nay cũng tù ngục. Tiếng thở dài của Hãn dưới chân thành Xương Giang năm nọ lại mơ hồ cất lên dài ra hun hút.Hai hôm sau, bọn văn quan Nguyễn Thiên Tích và Bùi Ư Ðài vào ngục. Tích là người Trãi đã tiến cử vào làm Ngôn quan. Ðài nay là Ngự sử. Tích nhìn Trãi thoi thóp, buột miệng nói lớn :- Nỗi oan này, đúng là trời không có mắt...Trãi thều thào :- Không phải trời, mà là người...Bùi Ư Ðài hỏi :- Quan Lại bộ Thượng Thư, bây giời ngài định thế nào ?Trãi chua chát :- Tên tù Nguyễn Trãi này còn định được gì. Hãn chết rồi. Lưu Nhân Chú cũng vậy...Ðài ngạc nhiên :- Sao ngài biết ?- Hãn báo mộng... Tả Tướng quốc, chắc là chết oan, có nhắn Hoàng Thượng...- Nhắn gì...Trãi mượn người chết nói thay mình :- Nhắn rằng chẳng việc gì mà Hoàng Thượng phải sợ đến nỗi đi giết công thần, trái cái ước là họa cùng chia phúc cùng hưởng. Hãy thả Chích...Thiên Tích chép lời Trãi, rồi hỏi :- Còn gì nữa...- Ðuổi giặc là lấy được Thiên mệnh. Từ cổ kim, một triều đại mới thường ít là trị vì được ba đời. Nhưng nếu dùng nhân, để đức thì có thể kéo dài đến sáu, bảy đời trong độ hai trăm năm. Ðó là qui luật. Sợ mà thất đức nổi cuồng thì tự dấy vạ...Bùi Ư Ðài nhỏ nhẹ :- Nhưng đó là lời Hãn. Còn ngài ?Nguyễn Trãi quay mặt vào tường, yếu ớt đáp :- Còn Trãi... Ta thật có còn không ? Ðiều đó có quan hệ gì ? Cái đạo quân - thần mới thực sự là điều cần gìn giữ... Ngoài ra, thì rồi sinh rồi tử. Quân cũng vậy, mà thần cũng thế. Nhưng cái đạo quân - thần thì phải để truyền đời...Nói đến đấy, Trãi lịm người đi, mắt nhắm lại.*Trăng lưỡi liềm lơ lửng treo đầu trên đỉnh tháp Báo Thiên thoắt một cái đã biến sau lớp mây vun vút bay ngang. Mây lòe lên như trạm bạc, lát sau thẫm lại rồi biến vào bầu trời đen kịt. Tiếng quạ đâu đây quang quác. Chẳng biết vì sao chúng kéo về hàng đàn, ngày không thấy nhưng đêm lại chập cánh bay phành phạch suốt canh hai và canh ba.Cho đốt bạch lạp để khắp thư phòng, Lợi chống tay lên án. Sau ngày điểm binh và giải giới quân binh đến bốn phần năm, không một võ tướng nào có đủ lực lượng chống được năm đạo Thiết Ðột do chính Lợi chỉ huy điều động. Bức tử Hãn, hạ ngục Nguyễn Chính và Nguyễn Trãi, rồi sau lại để Lê Sát và Lê Vấn sát hại Lưu Nhân Chú khiến đám đại thần văn võ co quắp run sợ. Với uy lực đó, Lợi ra lệnh bắt họ nộp lại số kim ngân họ mang tiếng đã lấy ở Bến Ðông dịp sông Nhị nẩy vàng ròng. Chánh nhất phẩm, nộp hai lạng, tòng nhất phẩm lạng rưỡi... cho đến tòng ngũ phẩm thì không phải nộp. Trăm quan răm rắp tuân lệnh, kẻ không có thì phải đi vay đi mượn, chẳng một ai dám than van.Sáng nay đám Ngôn quan vào tâu việc Chích và Trãi. Nghe Nguyễn Thiên Tích thuật xong, Lợi đập án :- Chỉ rặt chuyện quái dị...Tích rập đầu tâu :- ...nhưng Trãi nằêm trong ngục, sao biết được cả chuyện Lưu Nhân Chú chết và Chích bị hạ ngục. Hoàng Thượng xét cho, Trãi nào có nguy hiểm gì. Cái chuyện lá có đục chữ ‘‘ Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần’’ nay dân gian đều biết, dẫu Trãi có hai lòng thì cũng chẳng ai theo...Nguyễn Thiện Hựu, là em Tích, cũng quì xuống khẩn cầu ;- Tâu Hoàng Thượng, Trãi là anh em cô cậu với Hãn thì đâu phải là tội. Vả lại, gia nhân bạn bè Hãn nay Nội Mật viện đã truy lùng bắt bớ đến hàng trăm người, tha Trãi sẽ tỏ ra cái đức của đấng Minh quân, cái dũng của bực Thiên tử. Mặt khác, chuyện thiết lập bộ máy triều chính thì Hoàng Thượng đã xuống chiếu tháng sáu này sát hạch kinh sử trăm quan, xét khả năng mà cắt cử. Phi Trãi ra ai là người đủ kinh lịch và kiến thức để chủ trì việc này. Như thế, tha Trãi là dụng cái trí của đấng bề trên trông xa mà bỏ gần...Lợi tần ngần, tay xoa chùm lông trên má, rồi phẩy tay đuổi bọn Ngôn quan ra ngoài. Ngẫm nghĩ lại, Lợi bỗng rùng mình. Từ khi phong Tư Tề làm Quốc Vương, ngày nào bụng Lợi cũng ngâm ngẩm đau, ăn uống gì là chỉ chực nôn ra. Bọn Ngự y bắt mạch, chẩn đoán rằng Lợi bị bệnh rối ruột vì âu lo, cắt thuốc cho hạ hỏa rồi tẩm bổ sâm nhung. Nhưng cứ về đêm, chợp mắt lúc nào là Lợi lại nghe văng vẳng tiếng khóc rấm rứt. Ban đầu, tiếng khóc ở cửa sổ. Ít lâu sau, Lợi nghe tiếng đập cửa, nhưng đám thị vệ nói không thấy một ai. Gần đây, tiếng khóc rõ ràng là ngay đầu long sàng. Rồi một đêm, khi Lợi thiếp đi vì mệt thì có người lay dậy. Mắt nhắm mắt mở, Lợi quát :- Ai ?Tiếng trả lời :- Ngọc Trần đây ! Người nuốt lời ở sông Ác rồi sao ?Lợi vùng ngồi lên. Ngay dưới chân giường, đúng là Ngọc Trần mặt tái bệch, tóc dài xõa xuống đến lưng, há miệng lưỡi đỏ lòm sắc máu. Lợi quát :- Mi về đây làm gì ?- Ta về ta nhắc mi cái lời hứa năm xưa khi mi hiến ta làm vật tế cho thần Phổ Hộ... Tại sao mi phong Tư Tề làm Quốc Vương và Nguyên Long, con ta, chỉ là Hoàng thái tử ?Lợi gằn giọng :- Ta là vua, ta làm gì mà chẳng được...Ngọc Trần dang tay tát vào mặt Lợi, lưỡi thè dài ra như rắn cuốn lấy cổ Lợi xiết lại.Lợi vùng vẫy kêu thét lên. Khi đám Ngự y vội chạy vào thì Lợi đã ngã úp mặt xuống đất. Bắt mạch, đám ngự y ngạc nhiên thấy thân hàn xuống hẳn và từ đó không dám cắt thuốc hạ hỏa nữa. Bụng Lợi lại tiếp tục đau ngâm ngẩm, không ăn uống được.Những đêm sau đó, Lợi bắt mỗi đêm có một tay Ngự y thức canh chừng ngay trong phòng. Nhưng cứ chợp mắt, Ngọc Trần lại xuất hiện, hỏi lại đúng một câu, lắm đêm thoát y, thân thể lõa lồ, tay lấy váy đập vào mặt Lợi. Mỗi lần, Lợi lại la thét cho đến khi Ngự y lay dậy.*Nhận được chỉ mời vào kinh gấp, Nhất Hạnh không biết chuyện gì, vội vã lên đường. Sư vốn là người thân thích với Lê Lợi, tu ở chùa Chân Phúc phía bắc Lư Sơn từ khi tóc để chỏm. Ba năm cuối trước khi nghĩa quân toàn thắng, Lợi giấu Nguyên Long trong chùa. Lúc bị vây hãm ở núi Chi Linh, con gái lớn của Lợi là Thị Quyên bị Mã Kỳ bắt cóc đưa về Kim Lăng. Ðể tránh cái cảnh bị tướng nhà Minh tạo áp lực, từ ngày đó Lợi cho con cái ẩn vào các nơi chùa chiền dân dã.Khi Lợi dọn từ dinh Bồ Ðề về điện Vạn Thọ thì mới đưa Nguyên Long về kinh. Lên bảy, Long vẫn chưa biết đọc. Nhất Hạnh dạy vỡ lòng, giận đến phải đánh mắng, nhưng Long cứng cổ. Trêu Hạnh, khi viết Long viết ngược. Chỉ ba chữ Thiên - Ðịa - Nhân mà mất đến hai tháng Long mới viết được đúng có một lần. Hạnh rút cục chịu thua, mặc cho Long lêu lổng cả ngày đi lùng cào cào, châu chấu. Phá phách cây cảnh chán, Long lại tìm đủ cách chòng ghẹo người đi lễ chùa. Rầy la thì Long giả vâng dạ, nhưng thoáng một cái là đâu vào đấy.Hạnh vào hoàng cung lúc trời vừa tối. Lê Lợi vẫn ở điện Cần Chính nhưng dặn hoạn quan Ðinh Hối đưa Hạnh vào thư phòng. Ðến khuya, Lợi mới tới. Gặp Hạnh, Lợi kể ngay chuyện ăn ngủ không yên, đêm nào cũng mơ thấy Ngọc Trần. Nhìn khí sắc Lợi, Hạnh phát sợ. Mắt hõm sâu xuống, lưỡng quyền nhô cao lên, Lợi đôi khi thất thần như ai cướp hồn bắt vía.- Bây giờ phải làm sao ? Lợi hỏiCúi đầu ngẫm nghĩ, Hạnh đáp :- Cầu siêu, bẩm Hoàng Thượng. Ðể bần tăng gọi thêm một con đồng xem cái oan hồn kia muốn gì.- Nhưng phải hạn hẹp, đừng để người ta biết !- Bẩm Hoàng Thượng, chỉ cần những người trực tiếp liên quan đến việc này, là Tư Tề và Nguyên Long. Thế thôi !

Bốn ngày sau, một đội Thiết Ðột bảo vệ ba cha con Lợi bí mật đi về Hà Ðông sau bữa cơm chiều. Họ đến điện bà chúa Lừ, nơi sư Nhất Hạnh đã soạn lễ. Nhìn thấy Lợi, sư gập mình quì gối nhưng Lợi đỡ dậy. Sư nghiêng người chào Quốc vương và Hoàng thái tử xong, kính cẩn rước ngồi lên một chiếc sập gụ. Ngay dưới chân sập là hai chiếc chiếu cạp điều, ngồi xung quanh toàn những nhạc công, tay kèn, tay nhị. Họ không biết là vị chủ tể của cả nước đến, chỉ nghe Hạnh bảo rằng đây là gia đình một vị phú hộ ở Sơn Tây mới về kinh.Cô đồng điện Lừ chạc ba mươi. Ðầu đội một chiếc khăn đỏ, mặt mũi xanh xao gầy guộc, mắt cô lúc nào cũng lờ đờ như ngủ gật. Cô lắc lư đầu, thỉnh thoảng nhếch miệng cười, một cái cười lạnh lẽo vô cảm của người chết chôn rồi đội mồ sống lại. Phủ phục, cô nằm bất động khi sư Nhất Hạnh thỉnh chuông, cắm những bó nhang lên điện thờ, thỉnh thoảng niệm to :- Án Lam sa ha, chí tâm đỉnh lễ, tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh, Tăng thường trụ tam bảo.Chí tâm thỉnh lễã, Sa bà giáo chủ Bản sư Thích ca Mâu NiChí tâm thỉnh lễã,Tây Phương cực lạc giáo chủ A di ÐàChí tâm thỉnh lễã, Ðương lai giáo chủ Di Lặc tônCầu Phật từ gia hộTâm bồ đề kiên cốXa bể khổ sông MêChóng quay về bờ Giác...Nhất Hạnh ê a, tay nhịp mõ một lúc thì trời đổ mưa. Tiếng mưa rào rào trùm lên những câu kinh kéo lê thê, thỉnh thoảng lại bị những cơn gió phần phật thốc vào mái điện át đi. Liếc mắt về phía Tư Tề và Nguyên Long, Lợi thấy chúng phảng phất nét giống nhau mặc dầu Tư Tề hơn Long gần hai con giáp. Có khác, chỉ là cặp mắt. Mắt Tư Tề hai mí sụp xuống. Mắt Nguyên Long một mí xếch lên. Làm sao mà biết chúng là anh em hay là bố con với nhau ? Lợi cố xua câu hỏi đó đi, quay lại chú tâm nghe. Nhất Hạnh vẫn ê a :- ... Nguyện nghiệp chướng báo chướngPhiền não chướng, ba chướng tiêu trừNguyện tân duyên, cựu duyênOan trái duyên, mọi duyên giải thoát...Tội từ tâm khởi cũng từ tâm diệtTội diệt, tâm không, cả hai triệt tuyệt...Hồn chưa tiêu oanPhách còn trói buộcVề đây giải bày...Chiếc khăn đỏ trên đầu cô đồng lắc mạnh rồi xoay vòng vòng. Ðám nhạc công bấy giờ ngồi xuống tay vặn đàn lên dây. Nhất Hạnh thỉnh một hồi chuông. Tiếp tục đọc :- Nam mô bát ra dát na đá ra gia giạ... Nam mô a rị gia bà cô cát đế thước bàn ra giạ, sa bà ha...Cô đồng thình lình cười lên khanh khách khiến Nguyên Long đang ngủ gà ngủ gật choàng dậy. Cô cất tiếng hát the thé :- Cô về cô hát cô chơiTay cầm kiếm trỏ rắn dơi thành rồng...Ưỡn ẹo lượn vòng trên chiếu, hai tay cô đồng vung vẩy lên xuống như đang chèo thuyền theo nhịp kèn rền rĩ. Nhất Hạnh chắp tay miệng lầm rầm khấn vái. Bất thình lình cô đồng sà vào trước mặt Nguyên Long, miệng réo :- Con mẹ ơi, lớn thế rồi à !Nguyên Long không nhịn được, ré lên cười. Cô đồng lại ngó chòng chọc vào mặt Lợi, hai tay vỗ vào nhau, hò lên :- Gánh vàng mang đổ sông NgôSao người không nhớ lời xưa thuở nào...Lợi rùng mình, toàn thân lạnh ngắt, khấn thầm :- Cho ta thêm dăm năm. Nhìn Nguyên Long, Lợi nghĩ - Nó còn quá nhỏ, chưa được...Quay sang Tư Tề mặt mũi như ngái ngủ, Lợi ghé vào tai, giọng gằn xuống ;- Hồn Ngọc Trần từ sông Ác về đấy !Tề co rúm người, nét kinh hoảng hiện ra, mồm méo xệch. Cô đồng lấy tay dí vào trán Tề, cười ha hả :- ...chớ trái lời mang một dạ mà hai lòng nhé.Như hiểu lời khấn của Lợi, cô quay nhìn, sẵng giọng :- ...được, nhưng chỉ ba năm thôi. Nhớ lấy !Vào đầu giờ Tí, khi cha con Lợi cùng đội Thiết Ðột ra về thì điện Lừ chìm vào màn đêm đen kịt như chưa từng bao giờ có thật. Cầm ba lạng vàng Lợi trả công, Nhất Hạnh thò tay vỗ vào vế cô đồng, giọng hể hả :- Lấy một nhé ! Trang trải cho bọn kèn trống thì cũng còn hời khối...Ngăït nghẽo cười, cô đồng nhẽo nhoẹt :- Khuya rồi ! Ðằng ấy về đâu ngủ hả ?Hạnh ghé vào tai thì thào gì đó mà cô thụi vào lưng Hạnh thùm thụp, miệng kêu ‘‘...thèm, thèm vào ! ’’ .Thật tình mà nói, ba lạng vàng đổi lấy một xác quyết là giá còn quá rẻ. Sau khi rời điện Lừ, Lợi không còn nghi ngờ, tin rằng Nguyên Long đích thị là con Tư Tề chứ không phải con mình. Hết bứt rứt về một câu hỏi ám ảnh sáu năm ròng, Lợi bình thản tự nhủ, không con thì cháu, lọt sàng xuống nia rồi cũng vậy. Tuy thế, lúc chỉ còn ba cha con, Lợi thẳng tay tát Tư Tề một cái tát nổ đom đóm mắt.Hai ngày sau, Nhất Hạnh ghé qua Ðông kinh, xin vào lậy tạ Lợi nhưng không được phép. Chỉ có Nguyên Long ra tiễn Hạnh. Ðứng trên thềm điện Vạn Thọ, Long hỏi :- Bạch thầy, cái trò múa hát tối hôm nọ gọi là gì nhỉ ?*Duyên và nghiệp, hai khái niệm gắn vào nhau bằng cái run rủi của những cuộc đời bắt chéo ở những tọa độ trên trục thời gian. Trục đó không cứ thẳng mà xoay vòng theo một qui luật trong đó từ không ra có rồi từ có thành không. Tất cả mọi vận hành mang dạng đồng nhất uyên nguyên một khởi thủy bất khả phân. Tĩnh và động là một. Hữu thể hóa ra siêu hình, và ngược lại, trộn vào nhau như hình với bóng.Chỉ có thế mới chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi trong cõi thế nhân cùng một lúc có Ðạo Khiêm, có Lý Tử Cấu, có Nguyễn Lão và có một Nguyễn Trãi nằm thoi thóp trong cái trái cạnh chùa Báo Thiên vào ngày mười bốn tháng tư năm Kỷ Dậu, năm Thuận Thiên thứ hai. Với Tử Cấu, chuyện dễ hiểu. Vốn đi lại với Ðạo Khiêm suốt mười lăm năm nay từ khi Khiêm trụ trì chùa Thiên Chính, Cấu nghe tin Khiêm vào Báo Thiên liền mang theo một bị Hầu trà, vai đèo một con vượn lông vàng, đi một mạch đến Ðông Kinh. Gặp Khiêm, Cấu la to ‘‘...giời ơi ! Dễ mà bỏ cố nhân à, đây - tay chỉ con vượn, Cấu đùa - đệ mang cho sư huynh kẻ tri kỷ tấm lòng vô lượng thọ Phật ! ’’. Biết tính Cấu bông lơn, Khiêm chỉ cười.Cũng chiều ngày hôm ấy, hai anh em Thiên Tích và Thiên Hựu sai cáng Trãi vào chùa. Sáng nay, Lợi hạ lệnh tha Trãi, cho bọn Tích, Hựu đến đón khỏi ngục. Hựu nhìn Trãi mình chỉ còn da bọc xương, nghẹn ngào nói : ‘‘ ...đệ đưa ngài về nhà đệ nhé ! ’’. Trãi lắc đầu, biết là không nên để ai liên lụy. Ở Ðông Kinh, Trãi vẫn thân một mình. Từ ngày bị giam hãm, gia nhân dăm người hoảng sợ bỏ đi hết nên có về căn nhà nằm phía bắc hồ Thuyền Quang, Trãi chẳng còn một ai gần gũi chăm nom. Nắm tay Hựu, Trãi nhớ đến Ðạo Khiêm, thều thào ‘‘ ...nhờ hai vị đưa Trãi này vào chùa Báo Thiên ! ’’. Xẩm tối Ðạo Khiêm và Cấu đưa Trãi vào cái trái cạnh chùa. Nhìn Cấu, Trãi hồi tưởng lại buổi nói chuyện dưới trăng cạnh bờ vực nhìn ra sông Mã, tai lại văng vẳng tiếng hát năm xưa. Hình ảnh Xuyến bụng mang dạ chửa nhảy vào dòng nước sông Cầu ngỡ đã quên bỗng lại hiện lại. Vẳng từ đầu gió, đâu đó vẫn Xuyến hát lên ‘‘...chèo quơ nước ngược chuyến đò ngang...’’ và rồi nhắn nhủ ...chàng ơi ! đời đâu chỉ có đại sự... Hạnh phúc đến từ những cái nhỏ nhoi, lời nhắn đêm đầu trao thân cho Trãi trong túp lều góc thành Nam. Ôi, đại sự ! Ngẫm lại những ngày nằm trong ngục nhướng mắt tìm một chút ánh sáng hắt qua những khe song, Trãi chỉ thấy chua xót khôn cùng.Về phần Nguyễn lão, kẻ đã dạy nghề bốc thuốc nam cho Trãi ngày Trãi còn bị quản thúc ở Ðông Quan trước khi chàng thoát ly đi tìm Hãn và nghĩa quân ở Mường Một, cái duyên đến từ nghiệp. Thấy Trãi như ngọn đèn cạn dầu, người nhà chùa đổ nhau đi tìm thầy tìm thuốc. Khi Nguyễn lão vào bắt mạch mới nhận ra kẻ đang thoi thóp kia chính là anh đồ cứng cổ năm nao đã bị Hoàng Phúc ức ép đến độ phải độ nhật bằng cách bốc thuốc ở Ðông Ðô dưới thời thuộc Minh. Nguyễn lão lo lắng, ở luôn trong chùa cả một tuần trăng. Chẳng hiểu là thầy thuốc mát tay hay cái mệnh bệnh nhân chưa tận, Trãi khỏe lên. Khi đã hồi sức, Trãi nhận ra Nguyễn lão, nắm tay đùa ‘‘...Huynh ạ ! Ngày xưa không có huynh thì đệ chết đói. Bây giờ, sắp chết vì đói, huynh lại cứu cho, rõ là tuần hoàn thì rồi cũng lại qui về một cái duyên nợ năm xưa ’’.Tháng năm, Lợi ban biển ngạch công thần, tất cả gồm chín mươi ba người. Huyện thượng hầu, có Lê Vấn, Lê Sát và Phạm Văn Xảo. Á thượng hầu, một người, là Lê Ngân. Rồi Hương thượng hầu, ba người. Sau đến Ðình thượng hầu, mười bốn người, có Chích, cũng được Lợi tha. Rồi Huyện hầu mười bốn người, có Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ... Phần Trãi được phong Á hầu, hạng bảy mươi. Tử Cấu lại bông lơn ‘‘...này huynh, bây giờ

alt
Âm Mưu Từ Lâu
Ngôn tình Sắc, Sủng
Cô Giáo Đừng Chạy
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
Cậu Thật Hư Hỏng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Hào Môn
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc