https://truyensachay.net

Đấu La Đại Lục II (Tuyệt Thế Đường Môn)

Chương 25: Học viện đệ nhất Đấu La Đại Lục (4)

Trước Sau

đầu dòng
Hàng đầu tiên có ba pho tượng, pho tượng ở giữa là một lão giả mang kính, miệng nở nụ cười, dáng người hơi mập nhìn qua rất phúc hậu.
Bối Bối chỉ Hoắc Vũ Hạo:
-Vị ở giữa chính là người sáng lập học viện Sử Lai Khắc, cũng là viện trưởng đầu tiên: Phất Lan Đức. Người bên trái hắn là một trong những tổ tiên của ta, là người sáng tạo cơ sở giảng dạy cho các hệ vũ hồn, Ngọc Tiểu Cương, danh xưng Đại Sư. Mẫu thân của ta chính là trực hệ của người. Người con gái bên phải cũng là tổ tiên của ta, Liễu Nhị Long, cũng là vợ của Đại Sư. Hai vợ chồng họ và viện trưởng Phất Lan Đức hợp lại Hoàng Kim Thiết Tam Giác. Nếu nói viện trưởng Phất Lan Đức là người sáng tạo học viện, vậy hai người kia chính là những người đã bồi dưỡng ra Sử Lai Khắc Thất Quái .
Vị đại sư nhìn qua là một trung niên gấy yếu, còn nữ tử lại có phong tử yểu điệu.
Phía sau ba người là bảy pho tượng, Hoắc Vũ Hạo nhìn thấy pho tượng đầu tiên lập tức mỉm cười.
Đây là một gã thân hình cao lớn, tướng mạo anh tuấn, đặc biệt nhất là đôi mắt. Trên trán hiện lên chữ Vương, tuy chỉ là một pho tượng nhưng khí thế vô cùng cường đại.
- Bảy pho tượng phía sau Hoàng Kim Thiết Tam Giác chính là Sử Lai Khắc Thất Quái. Người đứng đầu là lão đại Bạch Hổ Đấu La Đái Mộc Bạch, vị thứ hai là Hương Tràng Đấu La Áp Tư Tạp, thứ ba chính là tổ tiên của Đường Môn chúng ta, Thiên Thủ Đấu La Đường Tam.
Trong bảy người Đường Tam là anh tuất nhất, một mái tóc màu lam phiêu dật, trang phục đơn giản, trên pho tượng còn có lam sắc đằng mạn của vũ hồn Lam Ngân Thảo không ngừng xoay quanh, khóe miệng lại mỉm cười bình thản, ánh mắt như hướng về nữ tử thứ năm trong thất quái.
- Người thứ tư là Tà Phượng Đấu La Mã Hồng Tuấn, vị thứ năm chính là thê tử của Thiên Thủ Đấu La, Nhu Cốt Đấu La Tiểu Vũ. Nghe nói người chính là một Thập vạn niên Hồn Thú tu luyện thành người. Người thứ sáu là Hồn sư phụ trợ cực mạnh Cửu Bảo Đấu La Trữ Vinh Vinh, cũng là thê tử của Hương Tràng Đấu La. Vị cuối cùng là U Minh Đấu La Chu Trúc Thanh, là thê tử của Bạch Hổ Đấu La Đái Mộc Bạch.
Bảy pho tượng tuy hình thể khác nhau nhưng đều hiện ra khí tức cường đại của Phong Hào Đấu La.
Ánh mắt Đường Nhã dừng lại trước pho tượng Thiên Thủ Đấu La Đường Tam. Sau đời Thất Quái Sử Lai Khắc, ngàn vạn năm trôi qua, học viện Sử Lai Khắc xuất hiện vô vàn thiên tài cường giả, nhưng số lượng pho tượng vẫn chỉ là mười không hề tăng thêm.
Bới Bối giới thiệu với Hoắc Vũ Hạo:
- Từ đây bắt đầu chia đường, bên trái là phân viện Vũ Hồn, bên phải là phân viện Hồn Đạo. Đây cũng là hai đại phân bộ của học viện Sử Lai Khắc. Nói một cách tương đối, phân viện Vũ Hồn lớn hơn phân viện Hồn Đạo một ít. Trong phân viện Vũ Hồn lại phân chia nhiều hệ. Trước tiên chúng ta đến phân viện Vũ Hồn báo danh, phải thông qua sát hạch mới có tư cách báo danh phân viện Hồn Đạo.
Ánh mắt Hoắc Vũ Hạo còn lưu luyến trên mười pho tượng, trong đầu hồi tưởng đến truyền thuyết mà mẫu thân từng kể qua, từng đạo cảm giác rung động không ngừng xuất hiện.
Phía trái pho tượng là một con đường lớn đủ để bốn năm xe ngựa đi qua cùng lúc, ven đường còn có một tấm bảng hướng dẫn viết bốn chữ Bờ Hồ Tiểu Kính.
Bên phải có thể mơ hồ nhìn thấy một mảng nước mênh mông, nói cách khác mười pho tượng đứng dựa vào ao hồ phía sau.
Đường Nhã nhìn thấy ánh mắt Hoắc Vũ Hạo, kiêu ngạo nói:
- Hồ này là vì kỷ niệm tổ tiên Thiên Thủ Đấu La của Đường Môn chúng ta mà xây nên, tên gọi Hải Thần Hồ. Trong truyền thuyết tổ tiên Đường Tam chính là người kế thừa của Hải Thần. Nội viện của học viện nằm tại một hòn đảo ở giữa hồ, toàn bộ đệ tử ngoại viện đều xem việc có thể đến giữa hồ là vinh quang.
Bối Bối nhìn sâu vào hướng giữa hồ, ánh mắt toát lên vẻ kiên định.
Hải Thần Hồ vô cùng to lớn, đường mòn bờ hồ từ hướng nam kéo dài kéo đến hướng tây, phải đi một lúc nữa đường mòn mới bắt đầu nhỏ lại, một quảng trường rộng lớn xuất hiện trước mắt, bên cạnh còn có một tấm bảng ghi quảng trường Sử Lai Khắc.
Phía sau quảng trường là những tòa Giáo Học Lâu to lớn, các Giáo Học Lâu màu sắc không giống nhau, chủ yếu là trắng, vàng, đen, tím. Khá xa ở hướng bắc quảng trường tựa hồ còn có một tòa Giáo Học Lâu màu xám. Bạn đang đọc truyện được lấy tại
alt
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Bà Chủ Trọ Muốn Được Yêu
Ngôn tình Sắc, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc