https://truyensachay.net

Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc

Chương 95: VƯƠNG QUỐC LATIUM

Trước Sau

đầu dòng
Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.518 (Bính Thân, 1416). Mùa hạ, tháng 4.

Đến lúc này, vương quốc Latium của Long nhi đã kiểm soát được lĩnh thổ của 4 vương quốc là Napoli, Sicily, Sardinia và Corsica. Đinh An Bình tạm thời cho chuyển đại bản doanh đến Napoli, rồi phái 2 đạo quân Chiêu Viễn, Bảo Tiệp tấn công Aragon, và 4 đạo quân Chiêu Đức, Linh Tiệp, Uy Tiệp, Long Tiệp tấn công Castile. Do Fernando I de Aragon vừa là quốc vương Aragon vừa là nhiếp chính của Castile (nữ vương là chị dâu), nên cả hai vương quốc này có thể xem như là một, khi tấn công Aragon thì phải tính cả Castile và ngược lại. Do đó, để đơn giản, Đinh An Bình đã điều thêm 2 đạo quân Uy Tiệp và Long Tiệp ở Sinai, cùng với 4 đạo quân hiện hữu hình thành lưỡng lộ đại quân, tấn công cả 2 vương quốc.

Sau trận Aljubarrota với thất bại của liên minh Castile – Aragon – Pháp Lan Tây, nền độc lập của Bồ Đào Nha được xác nhận với việc thành lập Vương triều Aviz, và Castile không còn hùng mạnh như trước nữa. Năm 1383, vua Ferdinand I de Portugal qua đời mà không có con trai kế vị, người con gái duy nhất lại là vợ của quốc vương Jean I de Castile, nên theo luật thừa kế ở Âu châu lúc bấy giờ, quốc vương Jean I de Castile sẽ đồng thời là quốc vương của Bồ Đào Nha. Đối mặt với nguy cơ mất độc lập, giới quý tộc Bồ Đào Nha với sự ủng hộ của người dân Lisbon đã đề nghị Jean I de Aviz (con trai của quốc vương trước đó) lên ngôi. Thế là giữa Jean I de Aviz và Jean I de Castile diễn ra cuộc tranh chấp quyền thừa kế ngai vàng giống hệt cuộc tranh chấp giữa quốc vương hai nước Anh Cách Lan và Pháp Lan Tây. Sau đó, Anh Cách Lan ủng hộ Portugal, còn Pháp Lan Tây và Aragon ủng hộ Castile. Đầu năm 1384, nghe tin Jean I de Aviz sắp lên ngôi, Jean I de Castile liền phối hợp cùng các đồng minh là Aragon và Pháp Lan Tây tổ chức một đạo quân 31.000 người (trong đó có 2.000 Hiệp sĩ đến từ Pháp Lan Tây) để xâm chiếm Bồ Đào Nha. Jean I de Aviz tổ chức được một đạo quân 6.500 người và được hỗ trợ bởi 600 trường cung thủ (longbowman) đến từ Anh Cách Lan. Thế rồi trận Aljubarrota diễn ra, liên quân Bồ Đào Nha - Anh Cách Lan đại thắng, chỉ thiệt hại 1.000 người, nhưng đã tiêu diệt 4.000 địch quân trong trận chiến và 5.000 địch quân trong ngày hôm sau. Trận Aljubarrota đã chính thức xác nhận sự thành lập vương triều Aviz ở Bồ Đào Nha, đồng thời dẫn đến sự suy yếu của vương quốc Castile.

Đến lúc này, để chống lại sự tấn công của quân đội Thần Thánh Đế quốc, liên quân Castile – Aragon cũng tập họp được khoảng 3 vạn quân. Dù chiếm ưu thế tuyệt đối về quân số và trang bị vũ khí, quân đội Thần Thánh Đế quốc tiến quân không được thuận lợi lắm, nguyên nhân chủ yếu là vì sợ tổn thất nặng nên các tướng lĩnh đều tránh xung đột trực diện, chỉ tiến hành những trận chiến khi có ưu thế tuyệt đối. Ngoài ra, quốc vương ở đây không bị mất lòng dân như James de Bourbon ở Napoli. Quân đội Thần Thánh Đế quốc không phải không thắng được, nhưng vì tiến độ tấn công chậm chạp, nên sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Ở vương quốc Castile, 12 vạn quân Thần Thánh Đế quốc đánh nhau với 2 vạn quân Castile chỉ giành được một số chiến thắng nhỏ. Phải sang tháng 5, khi có thêm 2 vạn dân binh Hồi giáo từ bờ nam eo biển Gibraltar kéo sang hỗ trợ, quân đội Thần Thánh Đế quốc mới đánh bại được quân Castile, đuổi tàn quân Castile chạy sang lĩnh thổ Aragon ở phía bắc. Lĩnh thổ vương quốc Castile trước kia thuộc về vương quốc Hồi giáo Almohades. Do đó, người Hồi giáo xem việc tham chiến như là tham gia Thánh chiến, khả năng chiến đấu cao đến mức không ngờ. Cũng chính vì vậy mà Đinh An Bình mới tuyển mộ dân binh từ người Hồi giáo.

Ở vương quốc Aragon, 6 vạn quân Thần Thánh Đế quốc đánh nhau với 1 vạn quân Aragon, tình hình chiến sự cũng tương tự như ở Castile. Sau 1 tháng giao chiến, quân đội Thần Thánh Đế quốc cũng chỉ kiểm soát được khoảng một nửa lĩnh thổ Aragon ở vùng duyên hải phía đông.

Đầu tháng 6, khi các đạo quân Linh Tiệp, Uy Tiệp, Long Tiệp cùng 1 vạn dân binh Hồi giáo từ Castile kéo sang trợ chiến, quân đội Thần Thánh Đế quốc tập trung 16 vạn quân tấn công chưa đến 1 vạn quân Aragon, thì mới kết thúc được cuộc chiến. Sau đó đại quân tràn sang các vùng chưa chiếm được ở phía tây và phía bắc thuộc bán đảo Iberia. Sang đến giữa tháng 7, toàn bán đảo Iberia đã được Thần Thánh Đế quốc kiểm soát hoàn toàn, biên giới mở rộng đến vương quốc Pháp Lan Tây ở phía bắc. Nhưng theo kế hoạch định sẵn từ trước ở Trường Thanh Cung, lĩnh thổ của Aragon và Navarre vốn không thuộc về vương quốc Hồi giáo Amohades, nên được chuyển giao cho vương quốc Latium của Long nhi; còn Castile, Bồ Đào Nha, Granada (ước khoảng 483.000 kilômét vuông) được sát nhập vào Thần Thánh Đế quốc, hình thành 7 tỉnh mới là Cordova, Granada, Gibraltar, Lisbon, Toledo, Santander và Léon.

Như vậy, sau khi sát nhập Aragon và Navarre, vương quốc Latium mở rộng thêm gần gấp đôi. Qua sự tham mưu của các văn quan đến từ Thần Thánh Đế quốc, Long nhi và Đinh An Bình bàn bạc việc thiết lập thể chế mới cho vương quốc. Từ nay, vương quốc Latium thực hiện chế độ quân chủ chuyên chế, lĩnh thổ vương quốc thống nhất tuyệt đối, bãi bỏ chế độ phân phong lĩnh địa, không để các vương quốc tồn tại độc lập mà tổ chức thành tỉnh, quận, huyện theo kiểu Thần Thánh Đế quốc. Ở Âu châu, nhiều vương quốc dù có vua chung, nhưng vẫn là những vương quốc độc lập, giống như Sigismund de Luxembourg, vừa là Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức, vừa là Quốc vương Hungary, Quốc vương Boheme và Công tước xứ Luxembourg, trong khi các quốc gia đó vẫn tồn tại độc lập với nhau.

Lĩnh thổ của vương quốc Latium được tổ chức lại thành 4 tỉnh :

1. Sicily (diện tích 63,470 kilômét vuông) : do 3 vương quốc Sicily, Sardinia, Corsica và quần đảo thuộc địa Majorca (của Aragon) hợp thành, được chia thành 7 quận, gồm 3 quận Syracuse, Palermo và Messina thuộc đảo Sicily; 2 quận Cagliari và Sassari thuộc đảo Sardinia; quận Corsica thuộc đảo Corsica; quận Majorca thuộc quần đảo Majorca. Trong đó Syracuse là kinh đô.

2. Napoli (diện tích 73,261 kilômét vuông) : nguyên là vương quốc Napoli, được chia thành 6 quận là Napoli, Taranto, Calabria, Potenza, L’Aquila và Foggia.

3. Aragon (diện tích 58,110 kilômét vuông) : nguyên là phần phía bắc của vương quốc Aragon cùng với công quốc Navarre, được chia thành 5 quận là Barcelona, Lérida, Navarre, Saragossa và Gerona.

4. Valencia (diện tích 55,419 kilômét vuông) : nguyên là phần phía nam của vương quốc Aragon, được chia thành 5 quận là Valencia, Sagunto, La Plana, Alicanté, Monreal del Campo.

Kể từ lúc này, vương quốc Latium đã trở thành một nước lớn ở Âu châu, có thể sánh ngang với Pháp Lan Tây, Hungary; chỉ thua Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức; mạnh hơn cả Anh Cách Lan (sau khi bị quân Anjou đánh bại vào đầu năm, mất hết các lĩnh địa trên đất Pháp).

Từ khi quân Anjou quật khởi và vương quốc Latium hình thành, cục diện Âu châu đã có những biến đổi rất đáng kể.

Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức vẫn là thế lực mạnh nhất, có điều Đế quốc La – Đức không thống nhất mà là một liên minh các vương quốc, công quốc độc lập, trong đó Hoàng đế chỉ là một vương công lớn, không thể chỉ huy các vương công quý tộc khác nếu như họ không muốn nghe lệnh.

Nhóm thế lực thứ hai gồm có vương quốc Pháp Lan Tây ở phía tây, vương quốc Hungary ở phía đông và vương quốc Latium ở phía nam. Ba vương quốc này bao vây ba mặt Đế quốc La – Đức. Và do Đế quốc La – Đức ở về phe Anh Cách Lan trong cuộc ‘chiến tranh trăm năm’ nên quan hệ với vương quốc Pháp Lan Tây rất xấu, từ đó dẫn đến quan hệ với vương quốc Latium cũng không được tốt. Cũng còn may là Hoàng đế Sigismund de Luxembourg của Đế quốc La – Đức đồng thời cũng là quốc vương Hungary, nên tình hình đối với Đế quốc La – Đức chưa đến nỗi tồi tệ.

Nhóm thế lực thứ ba gồm các vương quốc yếu hơn như Đan Mạch, Thụy Điển, Tô Cách Lan (Scotland) và Ba Lan.

Nhóm thế lực thứ tư, yếu nhất, gồm các vương quốc nhỏ, công quốc và cộng hòa quốc như Na Uy, Ái Nhĩ Lan (Ireland), Papal of States, Candia, Syprus, Iceland, Burgundy, Bungary, Bosnia, Albani, Servia, Wallachia, Moldavia, Genoa, Venice, Byzantine, Lithuania, Morea, Trebizonde, tonic Knights, Knights of Saint John, … Riêng cộng hòa Novgorod và công quốc Moscow là chư hầu của Hãn quốc Kim trướng (Mông Cổ), chưa được kể là thế lực thuộc Âu châu.

Vương quốc Latium quật khởi quá nhanh, trong lúc các nước Âu châu còn chưa kịp có phản ứng gì thì đã có 5 vương quốc (Sicily, Napoli, Sardinia, Aragon, Corsica) và 1 công quốc (Navarre) trở thành lịch sử. Tuy rằng vương quốc Latium hiện giờ chỉ có 1 vạn quân đội, nhưng các nước đều không dám xem thường, do vương quốc Latium được hậu thuẫn trực tiếp bởi Thần Thánh Đế quốc, và Long nhi còn là Hoàng tử của Thần Thánh Đế quốc. 18 vạn quân đội cùng Hắc Long Hạm đội đủ sức uy hiếp bất kỳ nước nào ở Âu châu.

Chương 96 : LẠI CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH

Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.518 (Bính Thân, 1416). Mùa thu, tháng 8. Đại Tây Hành cung.

Do chiến tranh ở Iberia bán đảo đã kết thúc, Long nhi và Đinh An Bình không ở lại bộ chỉ huy tiền phương tại Napoli nữa mà quay về Đại Tây Hành cung ở Sinai. Lúc này cung điện ở Syracuse vẫn còn đang trong quá trình xây dựng, nên Long nhi phải tạm trú ở Đại Tây Hành cung. Còn Đinh An Bình quen sống trong những cung điện kiểu phương đông, ở trong cung điện kiểu phương tây thấy không thoải mái tí nào, do đó mà khi chiến tranh vừa kết thúc thì đã cùng Long nhi quay về Đại Tây Hành cung.

Dù vậy, Đinh An Bình cũng giống như bọn Triệu Phong, đều là những phần tử hiếu chiến, nên chiến tranh vừa kết thúc là lại muốn phát động một cuộc chiến tranh mới. Do đó, ánh mắt của y lại hướng sang khu vực phía đông vương quốc Latium, những vương quốc nằm bên kia bờ biển Adriatic. Ở phía tây và phía nam của vương quốc Latium là các tỉnh trên bán đảo Iberia và các tỉnh Bắc Phi của Thần Thánh Đế quốc, ở phía tây bắc là vương quốc Pháp Lan Tây, chính bắc là Papal of States, đều là những nơi không tiện tiến hành chiến tranh, chỉ có khu vực phía đông là thích hợp, lại có lý do chính đáng. Nhà Anjou – Hungary của Ladislaus de Napoli từng chiếm đóng Napoli, sát hại nữ vương Joan I de Napoli của nhà Anjou - Maine, do vậy Long nhi hoàn toàn đủ lý do để phát động chiến tranh. Thật ra quan hệ giữa giới quý tộc Âu châu vô cùng phức tạp, trải qua mấy trăm năm truyền thừa, ân oán không ít, muốn tìm lý do để tuyên chiến dễ dàng vô cùng.

Khi bàn bạc cùng Long nhi chuyện quân quốc đại sự, Đinh An Bình còn chưa kịp đề xuất việc đông chinh, thì Long nhi đã nói :

- Vương gia. Các thuộc hạ của ta đều muốn ta sớm đăng quang và đại phong quần thần. Vương gia thấy thế nào ?

Đinh An Bình ngẫm nghĩ giây lát, rồi nói :

- Đại phong quần thần thì không thành vấn đề, chỉ cần không phân phong lĩnh địa là được. Mọi đất đai trong vương quốc đều phải thuộc về Điện hạ. Còn việc đăng quang thì chưa phải lúc.

Long nhi ngạc nhiên hỏi :

- Sao vậy ?

Đinh An Bình nói :

- Đệ đệ của Chiêu Vũ Vương Triệu Phong còn được Thánh hoàng cho đăng cơ xưng đế. Điện hạ không thể kém gã ta được.

Long nhi giật mình :

- Ý vương gia bảo ta xưng đế ?

Đinh An Bình nói :

- Không phải ý của ta mà là ý của Thánh hoàng. Chỉ cần quốc thổ của Điện hạ đạt đến một quy mô nhất định, Thánh hoàng sẽ đích thân gia miện cho Điện hạ làm Hoàng đế. Do đó, đại sự hiện giờ đối với điện hạ là mở mang quốc thổ.

Long nhi hỏi :

- Lại tiếp tục phát động chiến tranh nữa ư ? Chọn mục tiêu ở đâu bây giờ ?

Đinh An Bình mỉm cười hỏi :

- Điện hạ quên gã Ladislaus rồi sao ?

Long nhi giật mình :

- Ý vương gia muốn nói đến Hungary ?

Đinh An Bình gật đầu nói :

- Đúng thế. Mục tiêu sắp tới sẽ là Hungary.

Long nhi nói :

- Nhưng phu quân của nữ vương Mary de Hungary lại là Sigismund de Luxembourg, là Hoàng đế của Đế quốc La – Đức đó nha !

Đinh An Bình mỉm cười nói :

- Chính vì thế mà chúng ta càng phải tấn công Hungary. Điện hạ quên George I de Trento rồi sao ?

Long nhi lo lắng nói :

- Chúng ta mở rộng quy mô chiến tranh, có vấn đề gì không ?

Đinh An Bình cười nói :

- Không vấn đề gì cả. Chiến tranh ở Hoa Bắc đã kết thúc vào năm trước. Chiến tranh ở Miến Điện cũng đã kết thúc vào đầu năm nay. Hiện giờ còn có mười mấy đạo quân đang rảnh rỗi. Mà Điện hạ nên nhớ rằng các tướng lĩnh của Đế quốc đều hiếu chiến cả, không thể an nhàn quá lâu được.

Long nhi ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi nói :

- Nhưng quân đội của ta chỉ có 1 vạn người, chia ra phòng thủ 4 tỉnh là đã quá sức rồi, nếu mở rộng quốc thổ sẽ không có đủ quân đội để phòng thủ.

Việc công thành chiếm đất, quân đội Thần Thánh Đế quốc có thể làm thay, nhưng việc phòng thủ quốc thổ phải do lực lượng dân binh người Âu châu của Long nhi đảm nhiệm. Việc thiếu quân đội cũng là vấn đề, nhưng không phải không có cách giải quyết. Đinh An Bình nói :

- Vậy thì tăng quân. Quân đội Anjou mà còn có 2 vạn rưỡi người. Quân đội Pháp Lan Tây cũng có hơn 3 vạn. Vương quốc Latium không thể ít hơn được. Tăng quân lên 5 vạn, thành lập 5 sư đoàn.

Long nhi nói :

- Nhưng vương quốc mới thành lập, mức độ trung thành của thần dân chưa thể đảm bảo nha !

Đinh An Bình nói :

- Không hề gì. Ở các tỉnh quanh Địa Trung Hải của Thần Thánh Đế quốc có không ít người Âu châu, tạm thời cứ tuyển mộ trong số bọn họ, sau này sẽ di dân từ các vùng mới chiếm lĩnh bù lại. Sau khi Điện hạ đại phong quần thần, ta nghĩ sẽ có không ít bình dân hăng hái tham quân.

Long nhi đưa ra một bản danh sách, nói :

- Đây là danh sách ta định phong tước đợt này, vương gia xem thử rồi cho ý kiến.

Đinh An Bình cầm xem, rồi gật đầu nói :

- Quân đội phải do Điện hạ trực tiếp thống lĩnh, không thể để cho các đại gia tộc can thiệp vào. Các đại gia tộc thường xem lợi ích của gia tộc cao hơn lợi ích của quốc gia, vì thế Điện hạ không nên giao cho trọng nhậm, nhất là trong quân đội. Sử dụng tướng lĩnh từ bình dân hay tiểu gia tộc là tốt nhất. Còn tước hiệu thì chúng ta có thể phong, công tước hay hầu tước đều không thành vấn đề.

Long nhi mỉm cười nói :

- Hiện giờ trong vương quốc, đừng nói đại gia tộc, ngay cả tiểu gia tộc cũng không còn. Ở vương quốc chỉ còn lại một số tiểu quý tộc bất đắc chí, không lĩnh địa, không quyền lực mà thôi.

Đinh An Bình gật đầu nói :

- Như thế càng tốt. Trong vương quốc, quý tộc có thể cao quý hơn bình dân, nhưng không thể có nhiều đặc quyền. Người duy nhất có thể có đặc quyền chỉ có thể là Điện hạ.

Long nhi gật đầu :

- Ta hiểu rồi. Ta sẽ nắm chắc quân đội, và không để cho các gia tộc lũng đoạn triều chính.

Đinh An Bình trao lại danh sách cho Long nhi, nói :

- Vậy là ta yên tâm rồi. Quân đội Đế quốc không thể ở lại đây mãi được. Việc triều chính phải trông chờ cả ở Điện hạ đấy.

Long nhi gật đầu nói :

- Ta hiểu rồi. Vậy thì trong những trận chiến sắp tới phải cho quân đội của ta tham chiến mới được, không thể để bọn họ là dân binh mãi được.

Đinh An Binh nói :

- Điện hạ nói rất phải. Cần cho bọn họ làm quen với sự ác liệt của chiến trường. Quân đội mà chưa từng tham chiến thì không thể xem là quân đội được.

Giữa lúc đó, Chronique de Vte, cận thần của Long nhi, vào bẩm báo :

- Hồi bẩm bệ hạ, Đại vương. Có sứ thần của nước cộng hòa Genoa đến, xin được yết kiến bệ hạ.

Chronique de Vte là một tiểu quý tộc ở Pháp Lan Tây, gia tộc đã suy bại, để chạy loạn trong cuộc nội chiến giữa hai phe Armacnacs và Burgundy, đã mượn danh nghĩa hành hương đến thánh địa mà di cư sang Jerusalem. Sau cuộc tuyển mộ dân binh, gã nhờ tài năng, học thức và thông hiểu lễ nghi mà được Đinh An Bình và Long nhi chú ý, rồi được chọn làm thư ký quan của Long nhi. Chức thư ký quan của quốc vương cũng tương đương với chức vụ Chánh văn phòng Nội Các, ngang cấp Bộ trưởng, có thân phận địa vị rất cao. Hơn nữa, thư ký quan cũng có nghĩa là cận thần thân tín của quốc vương, vị cao quyền trọng hơn ngoại thần nhiều.

Nghe nói có sứ thần của Genoa đến, Long nhi ngạc nhiên hỏi :

- Bọn họ đến đây làm gì thế ?

Chronique de Vte tâu :

- Hồi bẩm bệ hạ. Bọn họ đến kháng nghị việc bản triều chiếm lĩnh Corsica. Đảo quốc Corsica tuy trên danh nghĩa thuộc về vương quốc Aragon, nhưng thực tế lại là thuộc địa của Genoa.

Đinh An Bình ánh mắt bừng sáng, hừ nhẹ một tiếng, nói :

- Kháng nghị ? Bọn chúng dựa vào đâu mà kháng nghị ? Rõ ràng Corsica danh nghĩa thuộc về Aragon, Điện hạ tiếp quản Aragon, thì tiếp quản luôn Corsica là việc thiên kinh địa nghĩa. Chúng ta chiếm lý, không cần để ý đến bọn chúng.

Chronique de Vte cũng biết Đinh An Bình có thân phận địa vị rất cao, không thua kém gì Long nhi, nhất là trong lĩnh vực quân sự thì có tiếng nói quyết định, bởi họ Đinh không chỉ thống lĩnh 18 vạn quân đội Thần Thánh Đế quốc ở đây, mà còn là Hải quân bộ bộ trưởng. Do đó, gã cung kính hỏi :

- Vậy bản triều nên đáp hạ sứ giả Genoa thế nào ạ ?

Đinh An Bình cười nhạt nói :

- Thống trách bọn chúng khinh thường vương quốc Latium, khinh thường Điện hạ. Sau đó hạ chiến thư.

Cả Long nhi và Chronique de Vte đều giật mình :

- Hạ chiến thư ?

Đinh An Bình nói :

- Đúng thế. Hạ chiến thư.

Long nhi nói :

- Vương gia. Như thế còn nên không ? Nước cộng hòa Genoa ở Âu châu có địa vị rất đặc biệt đó nha !

Đinh An Bình nói :

- Bọn chúng có địa vị đặc biệt là nhờ ở Hải quân. Các nước ở Âu châu khi có hải chiến thường thuê chiến thuyền của bọn họ tham chiến. Nhưng Hải quân của bọn họ, đối với Đế quốc, còn chưa sánh bằng các đội vũ trang thương thuyền nữa, không cần để ý đến.

Long nhi chợt nhớ đến Hạm đội Angers của nhà Anjou nguyên bản cũng chỉ là đội vũ trang thương thuyền của Đế quốc, nên gật đầu tán đồng. Đinh An Bình quay sang viên tùy tướng của mình, bảo :

- Truyền lệnh Tôn Đại đô đốc điều Hạm đội phong tỏa Genoa, vận chuyển Linh Tiệp quân đổ bộ vào Genoa. Truyền lệnh Lý Xương Văn chuẩn bị phương án công chiếm Genoa. Truyền lệnh các đạo quân còn lại chuẩn bị chiến tranh.

Có thể bà con chưa biết :

Các loại tước hiệu của quý tộc Âu châu (phần 4)

6. Hà Lan :

Hà Lan nằm ở phía tây bắc của châu Âu và có biên giới với Bỉ, Đức và nhìn ra biển Bắc.

Thời Trung Cổ, Hà Lan thuộc lĩnh thổ của Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân Tộc Đức. Hà Lan, tiếng Anh là Holland, thực ra chỉ là 1 trong 7 công quốc tuyên bố tách khỏi Đế quốc La - Đức hình thành Liên minh Utrecht vào ngày 23 tháng 1 năm 1579. Sau đó là cuộc chiến tranh 80 năm, đến ngày 15 tháng 5 năm 1648 mới được chính thức công nhận độc lập, thành lập "Republiek der Zeven Verenigde Nederlanden".

Danh xưng chính thức là "Het Koninkrijk der Nederlanden" (Hán Việt : Ni Đức Lan vương quốc), nhưng thông thường bị gọi lầm là Holland (Hà Lan), mà trên thực tế Hà Lan chỉ là hai vùng trong Ni Đức Lan vương quốc (North Holland và South Holland, ngày xưa chỉ là Holland), và được dùng lâu thành quen. Có lẽ thương thuyền của Công quốc Holland đến nước ta đầu tiên, nên mới bị gọi lầm như thế.

Ni Đức Lan có nghĩa là "vùng đất thấp".

(tham khảo : http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_Lan)

Nhóm 1 :

Koning/Koningin : Quốc vương / Nữ vương

Kroonprins : Thái tử

Prins : Vương tử

Nhóm 2 :

Aartshertog : đại công (đã bãi bỏ)

Hertog : công tước

Markies : hầu tước

Graaf : bá tước

Burggraf : tử tước

Baron : nam tước

Nhóm 3 :

Ridder : Hiệp sĩ

Hà lan hiện có 2 vương tử, 31 bá tước, 103 nam tước, 8 Hiệp sĩ.

7. Bỉ :

Cái tên 'Bỉ' (Belgium) xuất xứ từ Gallia Belgica, một Tỉnh La Mã ở phần cực bắc của Gaul nơi người Belgae, một sự pha trộn giữa người Celt và German sinh sống. Về mặt lịch sử, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg được gọi là Các nước "vùng đất thấp", thường để chỉ một vùng hơi rộng hơn nhóm quốc gia Benelux hiện tại. Thời Trung Cổ, Bỉ có nhiều công quốc, lĩnh địa; lúc thì là chư hầu của Đế quốc La - Đức, lúc thần phục Pháp Lan Tây, thậm chí phe Burgundy. Tóm lại, đây là vùng chiến loạn của Âu châu.

(tham khảo http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%89)

Do lúc theo Pháp Lan Tây, lúc theo Đế quốc La - Đức, nên tước hiệu có cả tiếng Pháp/tiếng Đức.

Nhóm 1 :

Roi/Koning - quốc vương

Prince/Prins - vương tử

Nhóm 2 :

Duc/Hertog - công tước

Marquis/Markies - hầu tước

Count/Graaf - bá tước

Viscount/Burggraff - tử tước

Baron - nam tước

Nhóm 3 :

Chevalier/Ridder - Hiệp sĩ

Squire/jonkheer - lĩnh chủ, hương thân

Bỉ hiện có 9 vương tử, 5 công tước, 10 hầu tước, 85 bá tước, 35 tử tước, 317 nam tước, 113 Hiệp sĩ.

Kỳ sau : Đan Mạch và Thụy Điển

alt
Cố Ý Mê Hoặc (Sắc)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Chị Gái Lầu Trên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc