https://truyensachay.net

Đường Còn Dài, Còn Dài

Chương 6

Trước Sau

đầu dòng
Chúng ta hãy chuyện trò.

Một buổi chiều khi tôi đang lau dọn quán chuẩn bị mở cửa, Ni nói ở đây có hai người mà không khí lặng lẽ quá. Tôi hơi ngạc nhiên, nghĩ bụng chứ biết nói gì bây giờ. Tôi và chị ta không phải là bạn, mối quan hệ dù dễ chịu nhưng xa cách, có gì để nói nhiều với nhau đâu.

Ni hỏi cậu đã lang thang nhiều nơi trong thời gian vừa rồi đúng không. Tôi hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đó, rồi đáp rằng cũng không nhiều. Ni đề nghị khi nào cả hai cùng thấy thoải mái, chúng ta hãy chuyện trò. Tốt nhất là về những trải nghiệm trên đường đi. Tôi hiểu, như vậy thì sẽ không phải chạm đến phần đời tư của mỗi người, mà câu chuyện vẫn không nhàm chán.

‘Ok chứ?’

‘Tất nhiên là Ok. Em chỉ nghĩ có những chi tiết, ở một khía cạnh nào đó, chỉ có ý nghĩa với bản thân em. Không biết chị có chán không?’

‘Tôi rất muốn nghe, nếu được. Cùng một địa điểm, dưới con mắt của nhiều người, sẽ có nhiều câu chuyện khác nhau.’

Ngày đầu tiên, tôi kể về cái làng nhỏ ở Ba Bể. Khi tôi đến nơi, ông trưởng bản dong thuyền sang đón. Ở đó có một cây cầu sắt mà ban đêm, khi xe chạy qua, âm thanh của nó vọng vào bốn bề núi rừng nghe như tiếng súng nổ thảng thốt. Những đỉnh núi ở đó nhọn vút, sơ nguyên. Ba Bể có nhiều đom đóm buổi đêm, có con đường yên tĩnh uốn vòng qua núi. Tôi đã từng trèo lên thuyền độc mộc nhưng… ớn quá, đành leo xuống. Cảm giác ngồi chơi vơi ở mũi thuyền, thả hai chân xuống nước thú vị ra sao, và tôi bị một trận ghẻ kinh hoàng sau trò đó như thế nào. Những chuyện kiểu như vậy. Ni chăm chú nghe. Chị nói thật tuyệt, những trải nghiệm thú vị. Lời khen của Ni nghe có vẻ lịch sự rất Ăng-lê, nhưng cách chị nói luôn khiến người ta phải tin tưởng.

Đổi lại, Ni kể lúc chị ở Ấn Độ, nước trong khách sạn bơm từ sông Hằng lên, màu xanh lơ lơ kì cục và hôi mùi thuốc sát trùng kinh khủng. Rồi Ni qua Nepal, đến Kathmandu khi ở đó đang có nội chiến. Giờ giới nghiêm, dân địa phương phải ở trong nhà, chỉ có đám du khách được quân lính nới tay, để cho lang thang ngoài đường phố vắng vẻ. Tôi sực nhớ đến thằng Damien, bèn nói rằng mình cũng có thằng bạn đang ở Kathmandu thời điểm đó, tóc dài thắt rít li ti, đeo cây đàn mandolin, hay đi chân không, nhìn rất quái. Ni hỏi có phải thằng đó người Mỹ tên là Damien không? Tôi ngạc nhiên hỏi sao chị biết? Ni bảo đã gặp nó, cả hai cùng ngồi tán dóc ở vòi phun nước giữa thành phố cùng một đám binh lính. Ni còn giữ một tấm hình chụp nó đang ngồi ngửa mặt lên trời cười rất tiêu dao giữa đám lính mũ cối, đồng phục xám, súng đeo kè kè sau lưng. Thằng Damien rất nổi tiếng trong đám Tây ba lô ăn dầm nằm dề ở Kathmandu bởi cái bộ dạng vui mắt của nó. Thậm chí trên Youtube, đôi lần Ni tình cờ xem những video clip về Nepal có dính nó vào. Không ngờ nó đã bò qua ViệtNam rồi.

Hóa ra trái đất này nhỏ hơn chúng tôi tưởng.

Cuộc chuyện trò đầu tiên diễn ra như thế. Đó là cách chúng tôi giao tiếp với nhau. Đêm đó, tôi chợt nghĩ Ni đã nhầm rồi. Tại sao chị lại lựa chọn chủ đề ta-trong-những-chuyến-đi để trò chuyện; khi mà trên đường đi, ta mới giống bản thân mình nhất. Vậy phần đời tư mỗi người đang cố giấu sẽ còn nghĩa lý gì?.

Ni

Qua những chi tiết ráp nối từ những cuộc chuyện trò, tôi lắp ghép chân dung của Ni, không hoàn hảo nhưng có đủ những đường nét cơ bản.

Ni hăm tám tuổi. Chị từng làm biên tập viên cho một chương trình phát thanh ở Sài Gòn. Rồi một sáng thức dậy, Ni thu xếp bán lại căn hộ chung cư, cổ phiếu, những phần hùn làm ăn. Chị bỏ lên Đà Lạt mua một ngôi nhà nhỏ cách thành phố ba cây số và thuê lại quán cà phê để sinh sống.

‘Chỉ là vì tự nhiên tôi nghĩ mình không thể tiếp tục sống cái cuộc sống đó nữa.’ Ni nói.

Tôi nghĩ mình hiểu cảm giác ấy.

Thả lỏng tâm trí.

Chứng đau đầu vận mạch vẫn hành hạ tôi.ôi bị bệnh này hơn năm năm, từ thời còn học cấp ba. Một chứng bệnh khó chữa, hay tái phát, do sự co thắt của các mạch máu vùng đầu và trong sọ não gì đó.

Từ khi có ý thức đến năm mười lăm tuổi, rất nhiều lần tôi muốn chết. Khi ba tôi đánh tôi một trận nát chổi lông gà vì tội ăn cắp hai trăm đồng trong túi áo của mẹ để mua kẹo sing-gum. Khi ông nội tôi mất năm tôi tám tuổi. Khi tôi nghe bài Gloomy Sunday do Sarah Mclachlan hát… Lúc đó tôi vẫn cho rằng chết rất dễ dàng, chết giải quyết được mọi chuyện, chết là cứu cánh cuối cùng khi người ta cảm thấy bơ vơ. Sau đó, tôi trưởng thành. Tôi không còn nghĩ đến cái chết đơn giản như thế nữa.

Nhưng cơn đau do chứng đau đầu vận mạch vẫn đem lại cho tôi cảm giác muốn chết như thế, ngay cả khi tôi qua tuổi mười lăm. Tôi đau kinh khủng ở thái dương, ở hốc mắt, ở đỉnh đầu, ở gáy. Cơn đau vây bủa lấy tôi, không cách gì thoát được. Cổ họng tôi trào lên cảm giác chua lét muốn nôn ọe. Tôi ở trong toilet hàng giờ để nôn mửa nhưng vô ích. Mắt tôi hoa lên và đôi lần té ngã ở đâu đó, khi cơn đau lên đến cực điểm. Tôi uống từng vốc thuốc mỗi ngày, trong nhiều tuần, nhiều tháng. Nhưng chỉ cần ngừng thuốc khoảng vài hôm, lập tức tôi đau đầu trở lại, cơn đau kinh khủng hơn bất cứ một cơn đau nào tôi từng biết. Mắt tôi mở trừng trừng giữa những đêm triền miên mất ngủ. Tuổi trẻ của tôi như có một bóng ma đau yếu bám theo.

Một bài báo viết rằng nguyên nhân của bệnh là do căng thẳng, thời tiết thay đổi hay những sang chấn về tâm lý và cả yếu tố di truyền. Tôi căng thẳng? Đôi khi. Thời tiết thay đổi? Thỉnh thoảng. Yếu tố di truyền? Gia đình tôi – theo như tôi biết – chưa có ai bị chứng này. Sang chấn tâm lý? Là cái khỉ gì?

Tôi tìm trên mạng. Kết quả như sau.

“Từ điển Robert đưa ra ba định nghĩa:

a.Định nghĩa y học: Là toàn bộ những rối loạn về thể chất hoặc tâm lý gây ra cho cơ thể con người do một chấn thương.

b.Định nghĩa tâm lý học và thường dùng: Sang chấn tâm lý là toàn bộ những rối loạn do một sốc cảm xúc mãnh liệt gây ra.

c.Định nghĩa phân tâm học: Sự kiện phát động ở đương sự một luồng dồn dập các kích thích vượt quá ngưỡng dung nạp của bộ máy tâm trí.”

Tôi không nhớ mình đã gặp sang chấn tâm lý nào, từ khi bắt đầu bị chứng này, theo cả ba định nghĩa trên. Nhưng cũng có thể là tôi đã quên, hoặc tư duy đối chiếu hiện tượng với khái niệm của tôi có vấn đề.

Đà Lạt lạnh, chứng đau đầu càng thoải mái hoành hành. Có nhiều đêm, nước mắt tôi vô thức bật ra ràn rụa bởi cơn đau quằn quại. Tôi xiết muốn gãy thanh sắt ở đầu giường, gồng thật mạnh, răng nghiến chặt, nghe rõ tiếng mạch máu đang rần rật ở thái dương.

Một lần thấy tôi ôm đầu ngồi trong bếp, Ni nhẹ nhàng bảo cậu nên thử tập thể dục xem sao, tôi từng thấy sự vận động đẩy lùi rất nhiều căn bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tôi mua một đôi giày chạy. Buổi sáng tôi dậy sớm, đeo earphones vào tai, chọn nghe những bài hip hop sôi động. Tôi đi bộ nhẹ nhàng, rồi nhanh dần thành chạy, rồi tăng tốc. Hết một vòng hồ, iPod chạy đến bài “Free your mind” của En Vogue. Tôi đi chậm lại, lau mồ hôi đang tràn xuống mắt, gắng thở đều và ngắm mặt trời lên. Bài hát vang bên tai nói cho tôi biết một quy tắc rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm bắt được. “Free your mind, and the rest will follow” – Hãy thả lỏng tâm trí, những phần còn lại sẽ tự khắc noi gương.

Sau ngày đầu tiên, hai đùi tôi đau nhức, cơ thể tôi rã rời. Nhưng cảm giác hạnh phúc khi vận động bằng tất cả sức lực dâng tràn trong tôi, tiết ra một chất ma túy nội tại đẩy lùi cơn đau.

Tôi chạy bộ đều đặn mỗi ngày.

Và hiểu ra cách tốt nhất để thoát khỏi cơn đau là đối diện với nó.

Người khoa V

Tôi mua tặng Ni một quyển thơ Nhật cổ điển. Ni nhìn tôi ngạc nhiên.

‘Nhân dịp gì?’

‘Nhân dịp em đỡ đau đầu vì chăm chạy bộ, theo lời khuyên của chị’

Ni mỉm cười. Chị chăm chú lần giở từng trang. Rồi chị ngẩng lên nhìn tôi.

‘Đây là một món quà mạo hiểm.’

‘Em biết không phải ai cũng thích thơ Nhật cổ điển, nhưng cứ mạo hiểm thử xem sao.’

‘Tôi thuộc khá nhiều bài có trong tuyển tập này.’ Ni nói ‘Cả tanka, hokku, trường ca, thậm chí còn thuộc tất cả một trăm bài tanka trong cỗ bài Bách nhân nhất thủ.’

Tôi nhìn Ni đầy bất ngờ.

Ni lại mỉm cười, giải thích.

‘Ngày xưa tôi cũng là người khoa Văn, giống như cậu.’

Thậm chí tôi còn chưa nói cho Ni biết mình từng học khoa Văn. Ni chẳng bao giờ hỏi tôi đã làm gì. Tôi tưởng chị không quan tâm đến.

Chúng tôi chọn đề tài trò chuyện mới: Người khoa văn. Ni nhắc lại bốn câu thơ không biết của ai, đã lưu truyền trong “giới khoa văn” từ lâu lắm. Tuy có xuất hiện nhiều dị bản nhưng cũng chỉ khác vài ba chi tiết không đáng kể, còn lại thì vẫn giữ tinh thần ca ngợi:

“Người khoa Văn chân tình lắm

Người yêu Văn nhân hậu nhiều

Cha mẹ dạy con mai lớn

Chọn người khoa ấy mà yêu”.

Ni bảo tôi thử biến tấu lại bài thơ đó theo ý mình. Tôi suy nghĩ một lát rồi đọc:

“Người khoa Văn đa tình lắm

Người khoa văn ảo tưởng nhiều

Mẹ dặn mai này con lớn

Gặp thằng khoa ấy đừng yêu!”

Ni cười lớn, bảo vậy là tôi đã biết quan niệm sâu thẳm trong tâm hồn của cậu về bản thân mình: đa tình và ảo tưởng. Ha ha. Ghê thật! Đa tình cơ đấy!

Tôi hơi quê quê, bèn khỏa lấp bằng cách hỏi ngược lại Ni, nếu là chị, chị sẽ biến tấu nó như thế nào?

Ni cười cười. “Bí mật!”

Tôi biết mình vừa bị Ni “bẫy”. Tôi rơi vào cái bẫy tâm lý một cách ngô nghê, thành thực đến tội nghiệp.

Mù quáng đến độ không thể nào lý giả

Tôi gọi điện về cho mẹ, mẹ hỏi tôi có đau đầu không, học hành sao rồi, điểm số tốt chứ, Chiêu Anh và tôi vẫn ổn phải không?

Tôi nói tôi không còn đau chút nào, có vẻ đợt châm cứu ở viện Y học dân tộc tết vừa rồi đã thực sự hiệu quả. Tôi không có quyền nói tôi vẫn đau, nhưng đã dần đỡ sau khi tập thể dục. Mẹ không quan tâm đến việc tôi tập thể dục, tôi đã dần đỡ. Mẹ sẽ chỉ biết tôi vẫn còn đau.

Tôi nói tôi đang có quá nhiều bài tiểu luận. Điểm số không cao nhưng không tồi. Đó là câu trả lời an toàn. “Có quá nhiều bài tiểu luận” nghĩa là gián tiếp khẳng định tôi vẫn đang đi học đàng hoàng, và tôi khá tập trung vào việc học của mình. “Điểm số không cao” là để mẹ tin tôi đang nói thật, vì mẹ biết rõ tính tôi lơ đễnh, ham chơi. “Nhưng không tồi”, là để mẹ không phải quá lo lắng vì tôi.

Tôi nói thỉnh thoảng Chiêu Anh có qua nấu cơm, ủi quần áo cho tôi vào cuối tuần. Mẹ tôi cười, bảo tôi đừng có ỷ lại vào nàng quá. Mẹ rất thương nàng. Có lẽ mẹ và nàng cùng cảnh ngộ mất bố từ nhỏ.

Thế đấy! Những câu trả lời của tôi hầu hết đều là dối trá. Mẹ không hay rằng tôi đã biết nói dối từ rất sớm, và trình độ nói dối đã lên tầng thượng thặng mà qua những cuộc điện thoại, mẹ không bao giờ phát hiện được. Hình tượng tôi trong mắt mẹ là một thằng con trai yếu đuối, tình cảm, thích thổ lộ. Tôi phải luôn sống đúng với hình tượng đó. Từ lâu rồi, tôi hiểu rằng thành thực với mẹ có nghĩa là làm tổn thương mẹ. Nhưng tôi đâu còn cách chọn lựa nào khác? Nếu vì sống đúng theo ý mẹ, tôi phải làm tổn thương bản thân mình?

Năm tôi mười ba tuổi, vào dịp hè về thăm nhà, có một đoàn xiếc đến thị trấn. Tôi xin phép mẹ đi xem với một đám bạn trong xóm. Mẹ gật đầu đồng ý. Nhưng rồi mẹ ngồi nhìn ra đường, thấy đoàn người đi xem càng ngày càng đông như kiến cỏ. Trong đầu bà xuất hiện những ý tưởng kinh khủng nhất. Có thể tôi sẽ bị người ta giẫm đạp cho đến chết, như nhiều vụ tai nạn thường xảy ra trong những cuộc hành hương ở các nước Hồi giáo thường đưa tin trên tivi. Mẹ tôi trở nên hốt hoảng. Như người mất trí, bà lao xuống đám đông đang xem xiếc, rẽ đoàn người ra để tìm tôi. Cuối cùng, bà nghĩ ra một cách. Khi tôi đang háo hức cùng với đám bạn bu lên thanh chắn trên tầng hai để xem cho rõ màn khỉ đi xe đạp sắp bắt đột nhiên chú hề mũi đỏ cầm micro nói oang oang “Trước khi chúng ta đến với chú khỉ Nitili biết đạp xe một bánh, chúng tôi xin thông báo: em N.V.N, tên ở nhà là Mickey ra ngay cánh gà sân khấu có mẹ cần gặp. Xin nhắc lại: em N.V.N, tên ở nhà là Mickey ra ngay cánh gà sân khấu có mẹ cần gặp…”

Tôi bất ngờ. Tôi choáng váng. Tôi thất thểu bước ra cánh gà trong tiếng cười nhạo không dứt của bạn bè, để mẹ nắm tay tôi đưa về. Tôi khóc nấc lên khi vừa bước qua cổng nhà. Ba tôi im lặng hút thuốc. Mẹ rón rén nhìn tôi bằng cặp mắt đầy vẻ biết lỗi.

Sáng hôm sau và nhiều hôm sau nữa, bọn trẻ trong xóm cứ đi ngang qua nhà tôi lại hè nhau gào to “Em N.V.N, tên ở nhà là Mickey, học lớp mẫu giáo bé, đi lạc trong rạp xiếc, ra ngay cánh gà sân khấu có mẹ cần gặp…”

Khi tôi lớn lên, nhớ lại, tôi cho rằng ngay lúc đó, chính mẹ cũng không biết được mình đang làm gì, không nghĩ được rằng chuyện đó sẽ ảnh hưởng đến tôi ra sao. Tình yêu của người mẹ dành cho đứa con của mình đôi khi mù quáng đến độ không thể nào lý giải.

Đến mức có đôi lần tôi cho rằng mẹ luôn biết khi nào tôi nói dối. Nhưng mẹ cố thỏa hiệp với bản thân, cố tự đánh lừa chính mình rằng con trai mẹ đang rất ổn.

Những lá thư

Giữa tháng tư, tôi nhận được gần như cùng lúc hai email từ hai người bạn đồng hành cũ: Sói và Damien.

“…Tao lại cùng nàng Francessca bỏ đi. Sonija đã khóc. Nàng muốn đi theo tao, nhưng tao đồ rằng chỉ sau đó vài ngày, nàng sẽ nhận ra đó là ước muốn nhất thời. Sonija hiểu tao nhất, vậy mà đôi khi nàng vẫn yếu đuối đến kì cục.

Tao bỏ ý định lên miền núi phía Bắc, mà lại ngược trở về phương Nam, đi dọc biển. Tao thấy biển hợao hơn. Biển phóng khoáng, thoát bay, cuốn trôi; còn núi đồi thường nuôi dài những cơn mộng mị.

Mỗi khi trở lại một nơi nào đó quen, tao thấy nhớ mày – thằng tiểu thư èo uột hay suy gẫm, dẫu trải nghiệm về cuộc đời chưa đựng đầy một vốc tay. Tao cũng nhớ tiếng đàn tiêu dao của thằng Damien lúc nào cũng phởn phơ. Mày thấy buồn cười không? Sến như con hến, sến của ngàn năm góp lại, sến rực rỡ, sến đảo điên!

Tao chỉ không biết rằng đi hết biển rồi, mình sẽ làm gì tiếp nữa. Quay ngược lại hành trình? Dừng ở bến cuối, kiếm một nghề gì đó thuần túy tay chân để sinh nhai? Đâu có được, tướng tao èo uột vầy sao đi làm bốc vác nổi. Mặt mũi cũng gian manh, ai cho đi phụ quán ăn?! Hay là nên trở về Sài Gòn, sống lại cuộc đời mà tao đã từng đào thoát?

Còn mày? Mày đang ở đâu? Mày còn sống không vậy?”

Email của thằng Damien được CC cho cả tôi và Sói.

“Hi guys,

Tao viết email này để thông báo với tụi mày là tao đang ở Hải Phòng. Sẽ lâu đó. Tao nghĩ vậy.

2 đứa mày có biết bài “Father and son” không? “Find a girl and settle down…” Tao đã làm như vậy đó. Tao đã gặp tình yêu của đời mình ở đây và tụi tao đang chung sống với nhau. Nàng làm phục vụ ở một quán cà phê. Tao thì vừa nhận công việc dạy tiếng Anh ở một trường ngoại ngữ tư nhân trong thành phố, làm việc bốn giờ một ngày. Một cuộc sống không tồi!

Tất cả là thế. Tụi mày đang ở đâu? Ổn cả chứ? Một ngày nào đó, hãy đến đây thăm tao nếu có thể, nhé! Để xem tao đang hạnh phúc đến dường nào.”

Tôi đọc lại hai bức thư rất nhiều lần. Sói vẫn loay hoay đi tìm một thứ gì đó mà thậm chí lão còn chưa biết hình thù của nó ra sao. Còn Damien, kể cả thả nó ra giữa một sa mạc cát, nó vẫn thấy được ở đó có lẫn những bụi vàng lấp

Standby và Turn off

Khi đang lau khô những chiếc cốc thủy tinh, tôi kể chuyện “an cư lạc nghiệp” của thằng Damien cho Ni nghe rồi kết luận: cuối cùng nó cũng đã dừng chân.

Ni đang đổ trà vào ấm, chợt dừng lại. Chị nhíu mày, cười nhẹ, không đáp.

‘Chị có ý nghĩ nào khác sao?’

‘Ừ, ngày mai chưa đến, ai biết được điều gì sẽ xảy ra.’

‘Ý chị là…?’

‘Giống như em đang sử dụng máy tính, đến một lúc nào đó, em chợt không biết làm gì tiếp nữa. Vậy nên em dừng lại, chọn chế độ standby để cho phép mình và máy tính nghỉ ngơi một chút. Lúc này, máy tính giảm tối thiểu sự hoạt động nhưng vẫn giữ nguồn để nuôi các bộ phận cần thiết. Việc này giúp giữ lại dữ liệu trên ram và chờ tín hiệu kích hoạt trở lại. Nhưng chẳng lẽ em cứ để máy ở tình trạng standby mãi? Cho đến khi em nghĩ ra phải làm gì với cái máy tính?’

‘Theo chị thì phải làm thế nào?’

‘Turn off - tắt hẳn máy tính đi.’

‘Không thể được. Lỡ ngay sau đó em sực nhớ ra còn việc gì đó phải làm thì sao, check mail mới chẳng hạn?’

‘Thì vậy. Damien là một cái máy tính ở tình trạng standby, còn ý nghĩ của hắn là người đang dùng máy. Và em, hay chị nữa, có lẽ cũng đều thế cả!’

Lúc đó, tôi thấy được rõ ràng sự khác nhau giữa tôi và Ni. Đó là sự khác nhau giữa tuổi hai mươi và hăm tám. Dễ dãi và hoài nghi

Nhật kí Già Si

Là tên một tiểu thuyết của Junichiro Tanizaki. Tôi chỉ được nghe qua tên cuốn này trong giờ văn học Nhật khi còn đi học, chứ không biết nó có nội dung gì. Tiểu thuyết của “Tanizaki vĩ đại” được dịch ra tiếng Việt rất ít. Trong nền văn học Nhật, Murakami và Kawabata là những tên tuổi thống trị về số đầu sách được dịch ở Việt Nam.

Nhưng tôi luôn nghĩ đến cái tên tiểu thuyết này, rồi bật cười một mình mỗi lần liếc trộm ông M. từ phía sau quầy.

Ông M. là một họa sĩ ở Sài Gòn, đoán chừng sáu mươi tuổi, góa vợ, con cái đều đã khôn lớn. Ông lên Đà Lạt sống ít lâu cho yên tĩnh để sáng tác, nhưng lại sa đà vào chuyện tình yêu. Người ông mê mệt không ai khác chính là Ni. Mỗi tuần bảy ngày thì có đến sáu ngày rưỡi ông ngồi đồng ở quán từ chiều đến tận lúc gần đóng cửa, cốt chỉ để ngắm nhìn Ni ra vào hoặc trò chuyện vài ba câu với cương vị khách quen – chủ quán. Ông M. thấp, người béo tròn, cái đầu hói bóng chỉ còn ba cọng tóc lơ thơ, hay mặc áo len cổ lọ, đội mũ bê-rê xám. Những ngày quá lạnh, ông khoác thêm măng tô xám và choàng khăn. Những thứ dài lượt thượt ấy làm ông trông càng thấp, càng béo tệ! Ông hay ngồi ở góc quán, chỗ gần quầy bar, gọi một ly cà phê sữa, rồi đến một ly trà hoa cúc, và rốt cuộc là một bình trà đắng miễn phí trong thời gian ngồi lại.

Ngày đầu tiên thấy tôi, ông ta ngỡ tôi là người yêu của Ni. Khi biết ra tôi chỉ là người làm trong quán và thua Ni đến tám tuổi, ông ta vui mừng ra mặt. Tuy vậy, ông M. vẫn hục hặc với tôi dù ít dù nhiều. Rõ ràng một thằng nào được gần gũi Ni hơn ông cũng làm cho ông cảm thấy buồn bực, khó chịu. Tính ông M. hồn nhiên như vậy đó. Nhìn nét mặt ông, người không quá nhạy cảm cũng biết rõ mười mươi ông đang nghĩ gì, tính toan gì

Có lần ông M. mang đến quán một chai vang Chile, bảo với Ni rằng hôm nay sinh nhật ông, mời Ni uống cùng. Giọng ông lập cập, dường như đã thu hết can đảm để lặp lại cái câu ông đã phải đứng trước gương tập nói hàng mấy trăm lần. Ni ngồi xuống một lát, nhấp môi ly vang, chúc mừng sinh nhật ông rồi lịch duyệt cáo lui. Hẳn ông M. còn nhiều điều chưa nói hết. Tôi đứng sau quầy bar, thấy rõ nỗi thất vọng cùng cực lan trên khuôn mặt già nua của ông như vệt dầu loang trên mặt nước. Rồi ông lặng lẽ bỏ về lúc nào tôi không rõ.

Đêm đó khó ngủ, tôi đi lang thang ngoài bờ hồ. Chợt tôi thấy một bóng người đang ngồi dứng gần mép nước. Định tự tử hay sao vậy trời? Tôi nhè nhẹ đi đến phía sau người đó. Hóa ra là ông M. Và trời ơi, ông ta đang khóc thổn thức như một thằng bé. Tôi vỗ nhẹ vai ông M., bảo ông về đi kẻo lạnh.

Vừa quay lại thấy tôi, ông M. hất tôi văng tòm xuống hồ rồi đùng đùng bỏ đi. May mà ở gần mép nước nên tôi chỉ việc đứng dậy trèo lên bờ, áo quần ướt nhẹp, tanh hôi, người thì lạnh cóng, thấy vừa tức vừa buồn cười. Thật tình quan sát phản ứng của ông ta trước nay, tôi thấy lo sợ cho tuổi già của mình. Có phải càng già người ta càng trở về ngây ngô, bột phát như con nít?

Tôi nằm đờ trên vệ cỏ một chút rồi rên hừ hừ đứng dậy, lết về quán. Lúc mở khóa, tôi thấy bóng ai như ông M. thập thò cuối hẻm. Chắc ông quay lại thám thính xem có phải mình vừa gây ra một vụ án mạng rồi không. Nếu không vì đang quá lạnh, thế nào tôi cũng rượt theo ông ta nhát ma một phen cho bõ tức. Nhưng tất cả những gì lúc đó tôi khao khát là được tắm nước nóng và chui vô mền.

Ni cười rất lâu khi nghe chuyện tôi bị ông M. “ám sát” ở bờ hồ. Tôi nhận xét rằng Ni độc ác như hầu hết phụ nữ trên đời. Ni nghiêm mặt bảo chị cho rằng việc ai đó thích chị đến khổ sở thì suy cho cùng cũng là việc riêng của họ, chẳng liên quan gì đến chị. Tôi giải thích rằng sự lịch duyệt của chị làm cho ông ta tưởng rằng vẫn còn le lói cơ hội. Chị hỏi chứ theo tôi chị nên cư xử ra sao? Nhúng nguẩy bất lịch sự? Cấm ông ta vào quán? Mà sao tôi lại quan tâm đến ông ta thế? Tôi ngớ người, bảo ừ nhỉ, chắc đó là một mối tương cảm vô thức giữa đàn ông với nhau.

Hai đứa đang nói chuyện thì ông M. lại bước vào, vẻ len lét nhìn rất tội nghiệp. Tôi và Ni giả tảng như không có chuyện gì xảy ra, cứ đối đãi như bình thường, nhưng hễ ánh mắt chạm nhau lại cùng mỉm cười kín đáo. Cuối buổi, Ni chịu khó đứng lại nói chuyện với ông về mấy cây mai anh đào nở trễ, tôi thấy ông thở phào nhẹ nhõm.

Ôi những kẻ già si nói riêng và những kẻ đang yêu nói chung, niềm hạnh phúc của họ giản đơn gấp mấy chục lần hạn mức bình thường!

alt
Bà Chủ Trọ Muốn Được Yêu
Ngôn tình Sắc, Đô Thị
(Cao H) Dạy Dỗ Phu Quân
cao H, kết 1v1, ngôn tình
Nuôi thú cưng (NP hiện đại H)
Ngôn tình sắc, NP hiện đại H
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc