https://truyensachay.net

Kiêu Phong

Chương 500: Diệt việt

Trước Sau

đầu dòng
Đại quân Tấn quốc tập kích Việt quốc, một ngày công chiếm được Minh Châu và Việt Châu. Ở Minh Châu có thủy quân Nam Phủ của Việt quốc nhưng đại quân Tấn quốc lại không hề lấy được thuyền bè của Việt quốc, khẩn cấp thẩm vấn quan viên Minh Châu của Việt quốc. Có được thuyền bè của thủy quân là có thể tiếp nhận quân lực Chu quốc vận chuyển đến. Điều này chứng minh Việt quốc câu kết với Chu quốc, vì thế đã công bố tin tức này ra ngoài, nhằm giành được danh tiếng.

Còn đại quân của Ngư Hoa Hiên đã trực kích Bắc Phủ quân bảo vệ thành Hàng Châu. Vì quân lực ở phòng tuyến trên của Ninh Quốc quân đã giảm mạnh, cho nên bắc Phủ Quân trấn thủ biên cương cũng chỉ có 3 vạn, 2 vạn quân đã điều đến Gia Hưng.

Đại quân của Ngư Hoa Hiên tập kích bất ngờ 3 vạn Bắc Phủ quân trên đường, Bắc Phủ quân không dám ứng chiến liền hốt hoảng chạy về thành Hàng Châu, bị đại quân của Ngư Hoa Hiên đột kích phía sau. Bắc Phủ quân chạy tới Hàng Châu đã tổn hao một vạn quân lực, ý chí chiến đấu của quân lính bị đả kích nghiêm trọng.

Binh lâm dưới thành Hàng Châu, quân Cán Châu cũng chạy đến hợp binh. Bốn mươi vạn đại quân Tấn quốc gần như bao vây thành Hàng Châu. Trước sau đều áp dụng chiến thuật chiêu hàng, ra rất nhiều công văn vào trong thành. Sau đó to giọng tìm tướng sĩ, gọi quân Việt trên đầu thành đầu hàng, chỉ trích Việt Vương bội ước phản loạn, âm mưu với đại quân Chu quốc gây ý đồ bất lợi với Tấn quốc.

Chỉ vây thành nửa ngày, đột nhiên quân Việt cửa bắc thành Hàng Châu mở ra. Cửa thành mở để đại quân Tấn quốc vào cũng là nội ứng bố trí trước đó của Ngư Hoa Hiên. Vì gia tộc của Ngư Hoa Hiên vốn ở thành Hàng Châu, hơn thế nữa còn là một thế gia võ thần, ở trong kinh quân Việt quốc còn có người thân nắm giữ quân quyền.

Phá thành Hàng Châu, cộng với mối liên kết của gia tộc Ngư Hoa Hiên khiến cho có rất nhiều quân lực thành Hàng Châu chống cự yếu ớt. Đương nhiên nguyên nhân chủ yếu, một là do Việt quốc yếu nhược, hai là Tấn quốc trước kia ưu đãi nhiều con cháu huân quý của Việt quốc, chỉ cần quy hàng cũng là đổi một vương thượng. Ba là, Việt quốc đã yếu thế khiến cho người ta cảm thấy phản kháng vô vọng.

Sau khi đại quân Tấn quốc phá thành liền bao vây hoàng cung Việt quốc. Việt Vương phái sứ thần ra đàm phán, muốn có được sự bảo toàn lớn nhất nhưng bị Ngư Hoa Hiên từ chối mà nói thẳng với sứ thần, bây giờ thành Hàng Châu đã bị cáo phá, Việt Vương đã không còn đường sống, hãy mau chóng quy hàng thì mới có được sự ân xá của Tấn Vương. Sau khi sứ thần về, một lúc sau, Việt Vương ra hoàng cung đầu hàng.

Ngư Hoa Hiên sai Đỗ Dũng ra mặt tiếp nhận lời đầu hàng của Việt Vương, vì quân lệnh của Lục Thất đã nói rõ, Ngư Hoa Hiên là quân sự chiếm giữ, giải quyết tốt hậu quả là trấn giữ và bảo vệ là chức trách của Đỗ Dũng. Ngư Hoa Hiên là một nhân vật biết điều, đương nhiên sẽ không làm trái quân lệnh cuả Lục Thất. Lần này diệt Việt, chỉ cần y tuân theo khuôn phép là sau này chắc chắn sẽ được tứ phong quận Vương.

Sau khi Đỗ Dũng tiếp nhận lời đầu hàng của Việt Vương, chiếu theo yêu cầu của Ngư Hoa Hiên để Việt Vương ra ý chỉ đầu hàng. Ngư Hoa Hiên cầm ý chỉ của Việt Vương dẫn ba mươi vạn quân rời khỏi thành Hàng Châu nghênh đón Việt quân Gia Hưng phụng lệnh điều về, đồng thời cũng tiêu diệt quân lực Chu quốc ở huyện Kim Sơn.

Ngày tiếp theo, Ngư Hoa Hiên tấn công huyện Kim Sơn, đồng thời cũng gặp Việt quân Gia Hưng. Y sai người cầm ý chỉ thu hàng của Việt Vương, người đồng ý quy hàng quan chức sẽ không thay đổi. Có đổi cũng chỉ là hơn nửa thuộc hạ bị đổi, 5 vạn quân Việt tiếp nhận đầu hàng sau đó phụng lệnh đánh 3 vạn quân Chu chủ lực huyện Kim Sơn. Vì không có thuyền sử dụng, Quân Chu đã bí mật trú tại huyện Kim Sơn, thành ra cô quân không có đường rút lui, bị bắt đến 8 phần, quân lực hai bên chênh lệch quá lớn.

Một bức thư của Vương Văn Hòa dẫn đến chiến sự, lấy sự mạnh mẽ cứng rắn của Tấn quốc để chấm dứt chiến sự. Đỗ Dũng dưới dự phối hợp của rất nhiều tướng soái đã nhanh chóng tổ chức và thành lập Bắc Phủ quân mới đi đến Lâm An cùng với Ninh Quốc quân phòng tuyến, tiếp tục giằng co với Ninh Quốc quân của Đường quốc.

Mà Ninh Quốc quân đối mặt biên cảnh vì có 2 vạn quân tuy chậm trễ 1 ngày mới phát hiện ra quân Việt Quốc rời đi cũng chỉ phái thám báo đi điều tra. Mà thám báo đi tra xét gặp phải quân lực của Ngư Hoa Hiên bố trí phản kích, 3 ngàn quân chia làm trăm tổ tướng sĩ Ngụy Việt, giăng lưới ngăn cản thám báo của Ninh Quốc quân thăm dò. Thám báo Ninh Quốc quân đương nhiên là không dám mạo hiểm xông vào sâu, vì biết Ninh Quốc quân căn bản là không tấn công nổi Việt quốc cho nên không đáng để bán mạng.

Bắc Phủ quân Ngụy Việt quốc sau khi rời khỏi thành Hàng Châu về phòng thủ, Dỗ Dũng lại rút 3 vạn quân tổ chức Đông Phủ quân Việt Quốc trấn thủ Gia Hưng. Cũng rút khỏi Gia Hưng cùng với thủ quân của huyện Côn Sơn chơi trò canh gác trong nhà. Sau đó rút 3 vạn quân thành lập đội Tây Phủ quân trấn thủ Hàng Châu.

Sau khi hoàn thành việc bố trí quân lực Ngụy Việt, đại quân Đông Chinh dẫn Việt Quốc quân và tù binh Chu quốc bắt đầu luân phiên tây chinh. Ngư Hoa Hiên suất quân lui về trấn thủ Mục Châu, thuận đường áp tải luôn vương tộc Việt Quốc đưa đến Nhạn Thê Phủ tạm giam, mà huân quý Việt quốc thì không hề có động đến, nơi chiếm cứ của Việt quốc cũng duy trì không thay đổi, mà thay đổi thì có điều quân lực và quan lại cầm quyền.

Lục Thất còn để Đỗ Dũng mang theo một bức thư, sau khi diệt Việt đưa cho Nhạn Thê quận chúa. Trong thư, Lục Thấn trấn an Nhạn Thê quận chúa, trình bày vì sao lại phát binh diệt Việt, hắn muốn Nhạn Thê quận chúa yên tâm. Việt Vương chi phong vẫn sẽ tồn tại, hắn cũng không giết vương tộc Việt Quốc. Chỉ có điều từ này về sau sẽ tước đoạt hết quyền lực của Việt Vương. Hiện giờ, trước hết để cho vương tộc Việt Quốc ẩn cư tại Nhạn Thê phủ. Qua một thời gian hắn sẽ bố trí cho vương tộc Việt Quốc ở nơi khác để họ tiếp tục được hưởng cuộc sống giàu sang phú quý.

Sự an ủi của Lục Thất đương nhiên là muốn nhanh chóng có được sự an trị. Nếu hắn giết Việt Vương, tất nhiên sẽ gây ra sự khủng hoảng và thù hận của các tội thần Việt quốc. Dụ dỗ sẽ khiến cho họ có hy vọng về một cuộc sống giàu sang phú quý, có hy vọng mới có thể an phận. Người không an phận chắc chắn là có, nhưng chỉ cần không nhiều lắm cũng sẽ không khiến Tấn quốc không thể trấn áp nổi.

Đỗ Dũng thân là Trấn Phủ Sứ, trên thực tế chính là Lưu thủ thành Hàng Châu. Để lại 3 vạn quân lực Tây Phủ ở thành Hàng Châu quy thuộc thống soái của mình. Y ban bố cáo chiêu an trong thành Hàng Châu. Thông báo hàng tốt bị bắt được điều đi, chỉ là điều đi nơi trấn thủ, ngày sau sẽ được trở lại, cũng cho phép thân nhân hàng tốt dời theo đoàn tụ, cũng sẽ nhận được thưởng công đất vườn.

Sau khi thông cáo có rất ít người dời đi, vùng bị chiếm lĩnh cũng không phát sinh phản loạn. Thậm chí Việt Quốc mới bị diệt 1 ngày ngay ngày hôm sau trong thành Hàng Châu lại có cảnh tượng phồn hoa. Mọi người thoải mái ra ngoài, thương nhân mở cửa buôn bán cứ như không có biến cố gì.

Vì thành Hàng Châu bị phá, căn bản là giải quyết hòa bình nội bộ. Chính sách lôi kéo của Tấn quốc cũng đi vào lòng người, vì thế có rất ít người lo lắng sẽ xảy ra thảm họa chiến tranh. Hơn nữa, sau khi trở thành người dân Tấn quốc lại không phải lo lắng sẽ tiếp tục xảy ra chiến loạn, lại có thể du ngoạn lãnh thổ Tấn quốc rộng lớn.

Về tình hình trị an hiện tại của thành Hàng Châu, Đỗ Dũng rất bất ngờ. Mặc dù y là tướng võ nhưng nhậm chức Đô úy ở Nhiêu Châu dã lâu cho nên cũng không lạ lẫm gì chế độ thống trị của địa phương. Đó cũng là cái căn bản mà Lục Thất trọng dụng y. Lục Thất không thể để Ngư Hoa Hiên tiếp quản giải quyết hậu quả chiến sự, cũng không muốn lại để Tiêu thị nắm nhiều quan quyền của Tấn quốc. Cho nên Đỗ Dũng và Lãnh Nhung đã trở thành trụ cột được Lục Thất nể trọng tín nhiệm.

Ngày hôm sau khi Lục Thất tách khỏi Đỗ Dũng, hắn đến chỗ Kim Ngô Vệ đòi nợ. Hiện tại Kim Ngô Vệ ở đại doanh ngoài tây thành cùng với Hữu võ Lâm vệ luân phiên nhau phòng ngự tây thành. Chỉ có Kiêu Kỵ Vệ và Thiên Ngưu Vệ trấn thủ hoàng cung là không tham dự vào cuộc thay phiên này.

Dẫn theo mười Dực Vệ đến ngoài Tây đại doanh, Lục Thất báo Ngô Thành quận mã xin gặp Trung Lang Trướng Kim Ngô Vệ. Thủ vệ đi vào bẩm báo, một lát sau một vị Giáo úy trung quân đi ra mời Lục Thất vào. Trung Lang Tướng là quan Tứ phẩm, Lục Thất vẫn mãi là quan Ngũ phẩm. Hắn nhậm chức Trấn Phủ Sứ Nam Đô. Đây là một loại sử chức không có quan phẩm nhất định.

Lục Thất một mình đi vào Tây đại doanh, theo Giáo úy trung quân vào Soái Phủ gặp Trung Lang Tướng Kim Ngô Vệ. Trước đó, Lục Thất đã biết qua về Trung Lang Tướng Kim Ngô Vệ. Hắn biết đó là một vị lão tướng hơn 50 tuổi. Tướng soái trong kinh quân không có nhiều lão tướng.

- Hạ quan bái kiến Vương tướng quân.

Vào soái đường, Lục Thất thấy một ông lão nho nhã đứng lặng trong nội đường.

- Là chậm chễ đón tiếp Lục tướng quân rồi, không biết Lục tướng quân đến có chuyện gì?

Vương Tướng quân ôn hòa nói, cũng thể hiện thiện ý.

- Hạ quan đến là để chấm dứt kiện tụng.

Lục Thất bình thản đáp, lấy công văn hai tay nâng lên. Trung quân tới nhận lấy, chuyển cho Vương tướng.

Vương tướng quân nhận công văn mở ra đọc, ông ta bình tĩnh ngẩng đầu lên nhìn Lục Thất rồi bình thản nói:

- Lục tướng quân, ngài tìm nhầm nơi rồi, nơi nợ ngài thực sự ngài phải đi tìm chủ nhà đòi chứ sao lại đến quân doanh đòi nợ.

- Vương tướng quân nói câu này không phải rồi, đập phá quán rượu là tướng sĩ Kim Ngô vệ. Bọn họ mặc quân giáp làm chuyện ác, vi phạm quân pháp nghiêm trọng. Hạ quan chỉ có thể đến Kim Ngô Vệ để chấm dứt vụ kiện này.

Lục Thất bác bỏ.

alt
(Cao H) Dạy Dỗ Phu Quân
cao H, kết 1v1, ngôn tình
Hệ Thống Xuyên Không Dục Nữ
Ngôn tình Sắc, Xuyên Không, Cổ Đại
Cậu Thật Hư Hỏng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Hào Môn
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc