https://truyensachay.net

Kiêu Phong

Q.5 - Chương 211 - Chiến Thổ Phiên

Trước Sau

đầu dòng
Lục Thất chỉ ở phủ Ngu Vương hưởng thụ năm ngày gia đình đoàn tụ ấm áp, năm ngày sau hắn rời khỏi thành Trường An, cùng Ba Lăng quân của Đỗ Dũng xuất phát chạy đến Hà Hoàng. Hắn phải đi giải quyết vấn đề Thổ Phiên xâm phạm biên giới, thân là Hoàng đế trên thực tế, hắn nên bắt lấy cơ hội ngự giá thân chinh, có thể thu được sự sùng kính của quân tâm rộng khắp.

Một đường hành quân, dọc đường đi Lục Thất cũng tiếp kiến quan địa phương, tìm hiểu về đời sống của dân, đối với một số quan viên có trách nhiệm sẽ khen ngợi. Địa vực Quan Nội cũng còn một ít nạn trộm cướp, phần nhiều là do Lục Thất lúc trước máu tanh càn quét tiếp quản Quan Nội, những thế lực của Triệu Khuông Nghĩa trốn chạy vào trong núi làm cướp rất khó tiêu diệt, cũng không chịu nhận chiêu hàng.

Sau khi tìm hiểu rõ ràng, Lục Thất mệnh lệnh ba vạn Cấm quân ở thành Trường An, cũng chính là quân lực đã từng đóng quân tại Hà Hoàng tiến hành tiêu diệt phỉ kiến công trên quy mô lớn ở Quan Nội. Lục Thất cố ý khiến cho ba vạn quân lực kia rời khỏi thành Trường An, dù sao cũng là Cấm quân từ Khai Phong Phủ điều đến Kinh Triệu Phủ đóng quân, giữ ở ‘tâm tạng’ (*) không được ổn, khó tránh sẽ phát sinh binh biến bất ngờ hoặc là ám sát, Lục Thất không muốn thân nhân gặp phải nguy hiểm.

(*) ví với trung tâm, nơi quan trọng nhất.

Lục Thất lo nghĩ thật sự không phải là phạm vào chứng bệnh “đa nghi”, mà là đối với ba vạn quân lực kia hắn chỉ có sức ảnh hưởng với tướng soái cấp cao, còn quan tướng trung hạ tầng không có tiếp xúc nhiều với hắn, đến cả tướng soái cao cấp cũng sẽ chịu ảnh hưởng của quan hệ ngày xưa mà đối địch với Lục Thất, tỷ như mệnh lệnh của Chu hoàng đế có tới sáu phần hiệu lực với ba vạn quân lực này.

Ba Lăng quân đã tới Hà Châu, Thứ sử Hà Châu Tiêu Tri Lễ ở ngoài thành Lâm Hạ nghênh đón Lục Thất, Thứ sử Hà Châu nguyên bản đã bị Lục Thất điều đi Duyên Châu, bây giờ Tiêu Tri Lễ không chỉ là Thứ sử Hà Châu, mà còn là Chuyển Vận Sứ của Tây Ninh đô đốc phủ, quản lý tài quyền của Tây Ninh đô đốc phủ.

Vừa vào huyện thành Lâm Hạ, đập vào mắt Lục Thất là cảnh tượng xây dựng rầm rộ, nam bắc trong thành được chia cắt bởi đường cái hình chữ thập, rộng chừng bốn mươi thước, ở hai bên đường cái đang dựng lên các cửa hàng san sát, Tiêu Tri Lễ giới thiệu, y muốn trong thời gian nhiệm kỳ, cải tạo thành Lâm Hạ này thành một nơi thật tốt vừa thích hợp sinh sống vừa thích hợp kinh thương, y tính toán bao thêm một tầng gạch xanh bên ngoài tường thành loạn thạch lũy.

Lục Thất hiểu được tâm ý của Tiêu Tri Lễ, Tiêu Tri Lễ là muốn lưu danh một phương, hắn thuận tiện nói huyện thành Lâm Hạ so ra nhỏ hơn thành Thanh Đường rất nhiều, về mặt mỹ quan cũng được kiến tạo thua xa thành Thanh Đường, mà thành trì huyện thành Lâm Hạ được xây dựng theo khẩu (口)hình vẹo, hắn đề nghị Tiêu Tri Lễ dỡ xuống hai mặt tường thành tiến hành xây dựng thêm để huyện thành Lâm Hạ được ngay ngắn rộng rãi, sau khi thành trì được cải tạo xong có thể đổi tên là thành Đại Hạ.

Đương nhiên sự ủng hộ của Lục Thất không hoàn toàn là vì thành toàn cho nguyện vọng của Tiêu Tri Lễ, hơn phân nửa là vì sự phồn vinh và phòng ngự của Hà Châu, thành trì được mở rộng và xây dựng thành một kiến trúc hùng vĩ, sẽ có thể chứa được càng nhiều nhân khẩu, nếu thích hợp cư ngụ, sẽ hấp dẫn được càng nhiều nhân khẩu di dời đến Hà Châu, nhân khẩu là căn bản làm nên một vùng đất phồn vinh, Hà Hoàng bao la rộng lớn nhưng rất thiếu người.

Lục Thất đóng quân ở Hà Châu một ngày, ngày kế đi hướng Hoàng Châu, khi đến thành Thanh Đường, Dương Côn và Đô đốc Tây Ninh mang người đi đón chào, Lục Thất đã phong Dương Côn làm Tần Vương, lập phủ tại Tần Châu, gia ân cho bố trí biệt phủ ở huyện Thanh Dương.

Tiến vào thành Thanh Đường, Lục Thất ở Hoàng Châu cùng doanh tướng cấp tướng soái trở lên tụ hội, sau tụ hội, giữ lại tướng soái cấp cao thảo luận quân sự.

Dương Côn nói, Thổ Phiên ở vùng Thanh Hải có ba mươi vạn quân lực, sau khi tiến công Hà Tây và Hà Hoàng thất lợi, Thổ Phiên phái sứ giả đến đưa ra điều kiện bãi binh, điều kiện là cấp cho lương thực và dê bò, nếu không cấp, bọn họ sẽ tiếp tục phát binh gây chiến, Dương Côn mượn cớ xin chỉ thị yêu cầu Thổ Phiên tạm thời đình chiến.

Dương Côn nói quân Thổ Phiên rất dũng mãnh, kỵ binh ước chừng mười vạn, quân lực Hà Tây và Hà Hoàng tuy rằng có thể thủ vững cương vực, nhưng tổn thất rất lớn, đã chết hơn năm vạn tướng sĩ, mắt thấy mùa đông sắp đến, càng có lợi cho quân Thổ Phiên.

Lục Thất tỏ thái độ không đồng ý thỏa hiệp cùng Thổ Phiên, trong số ba mươi vạn Ba Lăng quân chinh tây lần này có ba vạn thần nỏ quân có thể sử dụng, còn có thần nỏ xa, có thể trước khi cái rét kéo đến gây thiệt hại nghiêm trọng cho Thổ Phiên, chiến lược là từ chối đòi hỏi của Thổ Phiên, áp dụng thế phòng thủ để dụ địch, chờ quân Thổ Phiên chủ động tiến công.

Năm ngày sau, đại quân của Thổ Phiên xâm lấn Hoàng Châu, ba mươi vạn đại quân phát động thế công che trời phủ đất. Tán Phổ của Thổ Phiên cực kỳ tức giận, tiến công Hà Hoàng và Hà Tây thất lợi khiến uy vọng và quân lực của y đồng thời chịu sự tổn thất nghiêm trọng, đưa tới sự bất mãn của rất nhiều bộ lạc, bởi vì từ khi thành Thanh Đường khôi phục “trà mã hỗ thị (*)”, mang tới lợi ích rất lớn cho rất nhiều bộ lạc, nổi lên chiến sự thế này chỉ đưa đến tổn thất.

(*) giao dịch trà ngựa

Tán Phổ Thổ Phiên dĩ nhiên biết Hà Hoàng có ba mươi vạn viện quân đến, theo tin thám báo hầu như đều là bộ quân, cho nên Tán Phổ Thổ Phiên không cam lòng rút quân, lòng tham với Hà Hoàng khiến Tán Phổ Thổ Phiên quyết định tiếp tục chiến tranh, chỉ cần đánh bại được Chu quân ở Hà Hoàng, y sẽ lấy được lương thực và số lượng lớn nô lệ, thậm chí có thể cho Thổ Phiên lần nữa sở hữu Lũng Hữu rộng lớn.

Quân lực của Lục Thất cũng bày ra trận thế không cam lòng yếu thế, đại quân đóng quân ở ngoài mười dặm mặt đông sông Đại Thông, Tán Phổ Thổ Phiên nghe báo quân địch không ngờ không trú đóng ở sông Đại Thông, mà đang bày ra tư thế nghênh chiến cách mặt đông sông mười dặm, không khỏi mừng rỡ, lập tức hạ lệnh qua sông tiến công, y phải cùng Chu quân chính diện đại chiến.

Mười vạn kỵ binh Thổ Phiên nối liền không dứt lội nước qua sông Đại Thông, mới bắt đầu còn lo lắng quân địch sẽ bất ngờ kéo đến tập kích, nhưng đã qua được ba thành kỵ quân Thổ Phiên, vẫn không gặp quân địch đột kích, vì thế tốc độ sang sông tăng vọt, bộ quân Thổ Phiên cũng đã lâm thời dựng lên mười cây cầu gỗ, cho phép hàng loạt quân qua sông.

Lục Thất ở bên này có sáu mươi vạn quân lực, dàn ra thành một trận thế dài hơn hai dặm, sau khi được bẩm báo quân Thổ Phiên đã có hơn phân nửa qua sông, Lục Thất truyền lệnh, trận chiến này không cần tù binh, bởi vì đa số người Thổ Phiên dã man tàn bạo, bắt về làm tù binh sẽ rất khó khống chế, thường sẽ trở thành tai họa khiến cho địa phương bất ổn.

Theo quân Thổ Phiên qua sông, Lục Thất ở trong quân đã có thể thấy kỵ quân Thổ Phiên đang tiếp cận, hắn biết được nhân khẩu của bổn tộc Thổ Phiên có ước chừng ba triệu, phụ thuộc chủng tộc khác có bốn năm trăm vạn. Thổ Phiên ở chiến trường phương đông bị người Đảng Hạng cướp đi Hà Hoàng, nhưng ở chiến trường phương tây lại diễu võ dương oai, thống trị bao quát Thổ Hỏa La và một bộ phận của lãnh thổ Thiên Trúc rộng lớn.

Địa vực Thổ Hỏa La đã từng là một bộ phận của An Tây đô hộ phủ, nằm ở phía nam của Hắc Hãn Hồi Hột ngày hôm nay, phía tây Thổ Hỏa La chính là Đại Thực quốc (Ả Rập), tổ tiên của đại đa số chủng tộc trên địa vực Thổ Hỏa La là người Nguyệt Thị và Lâu Lan.

Thổ Phiên ở phương tây đã chiếm cứ lâu dài địa vực Thổ Hỏa La, cùng người Đại Thực phương tây khi chiến tranh khi hòa bình, cùng Hắc Hãn Hồi Hột ở phương bắc cũng không ngừng chiến tranh, hơn phân nửa cương vực của Hắc Hãn Hồi Hột chính là An Tây tứ trấn thời kỳ Đường triều, còn Thổ Phiên vào thời kỳ Đường triều đã cùng Đường triều kịch liệt tranh đoạt địa vực An Tây tứ trấn, cho nên Thổ Phiên muốn tiêu diệt Hắc Hãn Hồi Hột, mà dân tộc Hắc Hãn Hồi Hột vì chịu sự uy hiếp đến từ Đại Thực và Thổ Phiên, cho nên không có sức đi chiếm cứ Bắc Đình.

Cuối cùng quân Thổ Phiên đã qua sông bày xong trận thế xuất kích, Lục Thất biết Thổ Phiên cũng am hiểu công kích bằng dầu hỏa, nhưng hắn có Thần Tí nỏ có thể sử dụng để giết địch từ xa, chỉ cần đánh bại kỵ quân Thổ Phiên, sáu mươi vạn bộ quân đủ để chôn vùi bộ quân Thổ Phiên.

Kỵ quân Thổ Phiên bắt đầu tiến công, vạn mã lao nhanh như sóng triều đánh tới, Ba Lăng quân cũng triển khai, hơn một ngàn chiếc xe được đẩy ra trước đội hình quân, mỗi chiếc xe giống như một hòm gỗ được đóng thêm bánh xe, ở mặt trước hòm xe có ba mươi lỗ thủng, mỗi lỗ thủng nhô ra một mũi tên sắc bén.

- Bắn!

Quan cầm cờ theo lệnh xua cờ, một trận tiếng vang run rẩy như tiếng “đạn bông (*)” cất lên, từ mỗi chiếc nỏ xe phóng ra ba mươi chi kình nỏ, hợp lại thành một đoàn ba vạn chi tên nỏ, giống như mưa sao sa đi đến đâu san bằng đến đó.

(*) là một trong những truyền thống thủ công nghệ của Trung quốc, đánh tơi sợi bông vải bằng cây cung.

Một trận mưa nỏ xả tới, mấy ngàn kỵ binh Thổ Phiên lảo đảo xuống ngựa, kình nỏ lướt không bắn vào kỵ binh ở phía sau và bộ binh cũng tạo thành sát thương, tiếp theo nỏ xe lui xuống, ba vạn thần nỏ quân bước ra ngoài, bắt đầu bắn theo đội hình ba đoạn, từng đám tên nỏ vọt tới, kỵ binh Thổ Phiên dũng mãnh người ngã ngựa đổ tiếng kêu la ghê người vang rền, đại lượng kỵ binh ở tiền phương tử vong khiến rất nhiều kỵ binh Thổ Phiên ở mặt sau hoảng sợ ghìm ngựa.

Quân Thổ Phiên đều là tập kết từ các bộ lạc, khuyết thiếu tố chất quân kỷ quân trận, vừa thấy phía trước đã chết mấy vạn đồng bạn, quân ở mặt sau lập tức hoảng sợ không chịu xung phong, đều quay đầu chạy trở về. Lục Thất thấy tình cảnh đó thì có chút bất ngờ, hạ lệnh đại quân đẩy mạnh lên trước, ba vạn thần nỏ quân dẫn đầu xuất kích, đuổi giết quân Thổ Phiên trốn chạy.

Giết! Mấy chục vạn đại quân phía sau tiếp trước xung phong, một lát sau đã vượt qua thần nỏ quân đánh tới quân Thổ Phiên, thần nỏ quân xạ kích cần phải nhắm, chứ không bắn loạn tên nỏ, hơn nữa nhất định phải duy trì hàng ngũ, cho nên các quân lực khác vừa xông lên trước, thần nỏ quân từng bước một tiến lên liền rơi lại phía sau.

Kỵ quân bị tàn sát trốn về, khiến cho bộ quân Thổ Phiên ở mặt sau và Tán Phổ Thổ Phiên kinh hồn bạt vía, vừa thấy quân địch như sóng triều ụp tới, không đợi Tán Phổ Thổ Phiên hạ lệnh, bộ quân Thổ Phiên đều quay đầu chạy trốn, kết quả sông Đại Thông lại trở thành trở ngại trí mạng, từng nhóm một qua sông thì có thể bình an, thế nhưng như ong vỡ tổ chen lấn qua, rất nhanh cầu gỗ sụp đổ, bởi vì có quá nhiều người lội nước khiến cho nước sông ùn tắc biến thành cuộn trào mãnh liệt, rất nhiều quân Thổ Phiên bị sóng nước nhấn chìm, hơn nữa còn báu víu lấy nhau, kết quả là cầu sinh không thành, ngược lại lôi kéo nhau cùng chết đuối trong sông.

Hai thời sau, Tán Phổ Thổ Phiên mang theo hơn năm vạn quân mã bộ lẫn lộn đào thoát, hơn hai mươi vạn quân Thổ Phiên bỏ mạng trong chiến dịch sông Đại Thông, bởi vì quân lệnh của Lục Thất, quân Thổ Phiên xin hàng cũng bị đồ đao đoạt mệnh, sau trận chiến Dương Côn suất lĩnh quân lực tiến chiếm địa vực xung quanh hồ Thanh Hải.

alt
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Tán Tỉnh Chàng Cảnh Sát Hình Sự
Sắc, Sủng, Nữ Cường
Hẹn Tình Với Người Nổi Tiếng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc