https://truyensachay.net

Lưỡi Gươm Cứu Quốc

Chương 6

Trước Sau

đầu dòng
Hơn hai tháng bị lưu đày nơi rừng sâu nước độc, Từ Sinh và Nguyễn Lộc với đoàn tù trải bao gian lao nguy khốn.

Bọn giặc đóng đồn trại giữa rừng sâu, sai đoàn tù vào rừng tìm trầm hương, sừng tê giác, ngà voi và nhiều vật quý trong rừng.

Ðoàn tù thật là trăm phần nguy khốn, ăn không no lại thiếu thốn thuốc men nên không mấy người là mạnh khỏe. Trong trại tù không ngày nào là không có người chết, ngày nào đoàn tù cũng dưa đám một người. Lòng họ chai lạnh với sự chết chóc vì sự thật cái đau đớn của kẻ sống còn gấp vạn lần

người chết.

Có kẻ cho sự chết là thoát khổ, họ chúc nhau chóng chết còn hơn sống mà nguy nan như vậy.

Nhiều người bỏ trốn, nhưng sau đấy lại mò trở về trại tù để chịu roi đòn vì không làm sao ra khỏi rừng già đầy nguy hiểm. Săn voi lấy ngà đâu phải là chuyện dễ, tìm trầm hương là giống cây rất hiếm, phải len lỏi tận rừng sâu ngàn xưa đến giờ không người để chán đến, cái nguy hiểm lúc nào

cũng chực chờ đoàn tù như gươm đao của đao phủ thủ chờ cổ tội nhân.

Hôm nay chỉ còn có ba hôm nữa lâu ngày Tết, nhưng đoàn tù phải lên rừng làm việc như thường, trong khi ở trại bọn giặc vui chơi ồn ào, chúng ung rượu ăn thịt rừng của đoàn tù săn được. Từ Sinh và Nguyễn Lộc cùng với mấy mươi tên tù phải lên rừng với mục đích đánh bẫy một con voi có ngà to theo lời thổ dân cho biết.

Hôm nay đoàn tù có vẻ xơ xác như đoàn chó săn già kiệt sức, người nào người nấy áo quần rách mướp, họ tiến lên rừng với vẻ chán nản, không ai muốn nói lời gì với ai, cái lạnh của ngày đông thật lâ ghê gớm như làm khô sức nóng nơi lòng họ.

Từ Sinh và Nguyễn Lộc đi cạnh nhau, cả hai lạnh lẽo nên hơi chậm bước đi thì một tên quất roi vào đầu chàng như mưa bấc.

Từ Sinh như con hổ tức giận chồm ngay dậy..Chàng chụp roi và toan cự, nhưng Nguyễn Lộc khôn ngoan xốc tới cản Từ Sinh và nói:

- Anh không thấy đại nhân đánh hay sao?

Từ Sinh bình tĩnh lại ngay, chàng xá và nói:

- Tôi tưởng tên tù nào lên mặt toan cự lại, không ngờ là đại nhân. Xin ngài tha thứ cho.

Tên kia quất vào đầu vào lưng chàng mấy roi và nói:

- Thằng khốn kia, muốn cự lại ta à? Ta sẽ giết chết mày. Ðợi về trại thì mấy biết.

Nói xong hắn quơ roi đập những người tù khác túi bụi làm họ kinh sợ chạy tán loạn.

Những tên khác thấy vậy cười lên, bọn giặc cũng thấy sự đánh đập tù là vui mắt cùng cười rộ lên với vẻ thích thú.

Từ Sinh và đoàn tù căm gan, máu quật clig sôi ngầm trong huyết quản, họ chỉ muốn nuốt sống những tên phản dân và ăn tươi lũ giặc cướp nước.

Bây giờ Nguyễn Lộc nói nhỏ với Từ Sinh:

- Nguy cho anh lắm, về trại sao cho khỏi nó giết anh chết. Chi bằng ngay bây giờ anh liệu thế trốn đi còn hơn.

- Trốn vào rừng cũng chết anh ạ? Tôi nghĩ kỹ lắm rồi, hôm nay chúng ta nên nổi loạn giết quách bọn nầy rồi cướp khí giới trở về phá trại giết giặc thả anh em ra rồi sẽ tính sau.

Nguyễn Lộc cười tự nhiên nói:

- Anh nghĩ kỹ chưa kìa?

Kỹ lắm rồi anh ạ? Nghĩ đến cả tháng nay rồi, nhưng chưa có dịp nào cả .

Mấy ngày nay lũ giặc được lương thực, được rượu chè, chúng đang say sưa ăn chơi ngày tết đến, ta có thể hành sự được. Vả lại, hiện giờ bọn tù ai cũng oán ghét lắm rồi, ai cũng muốn liều chết để sống chứ nhịn nhục mãi thì cũng như chết vậy.

- Anh liệu làm sao thì liệu. Tôi xin cố sức giúp anh và sẽ khuyến khích anh em khác giúp anh.

Từ Sinh cười nói:

- Anh làm như chỉ có một mình tôi là tù vậy.

Nguyễn Lộc không cười, chàng nói:

- Thì giờ gấp lắm rồi. Ta nên liệu việc cho chóng.

Từ Sinh bảo Nguyễn Lộc:

- Anh em ai cũng thù oán bọn giặc cướp nước tận xương tủy. Bây giờ ta hô hào chống giặc thì ai mà không theo kìa? Tôi tin họ sẽ hăng hái liều chết để thành sự.

- Anh định mấy giờ khởi sự.

Từ Sinh nói ngay:

- Hẹn khi mặt trời đến đầu núi kia là khởi sự. Nếu bọn giặc về sớm hơn ngày thường thì khi chúng truyền lệnh là ta ra tay. Bây giờ ta nên đi cho chóng, mỗi người một nơi kẻo chúng nghi ngờ mà khốn.

Ðoàn tù đi sâu vào rừng đến một ngọn suối kia thì dừng lại. Mấy ngày trước thổ dân bảo có đoàn voi xuống suối uống nước và hôm nay lũ giặc đem tù đến lập thế bắt.

Thường thường người ta làm hầm ngay đường voi đi để voi sụp xuống, hay dùng lưới lớn giăng quanh đường và khi voi vào chổ phục là họ kéo lưới lên vây chặt voi lại, một mặt họ đốt lửa xông khói mê làm voi yếu sức và sai tù liều lĩnh có sức khỏe xông vào vòng vây khắp mình voi.

Nếu có thể bắt được voi đem về dùng đánh trận thì hay lắm, còn nếu không người ta dùng tên tẩm thuốc độc mạnh bắn vào mình, dùng giáo có thuốc độc đâm vào mình voi cho đến chết mới thôi.

Thật là một cuộc săn bắt vô cùng nguy hiểm, mỗi lúc voi kháng cự vùng vẫy thì có thể người chết như chơi nhưng lũ giặc có sá chi mạng sống của đoàn tù trong tay chúng.

Trong khi ấy Từ Sinh cùng một nhóm tù khá đông sửa lại mặt cỏ trên nấp hầm, chàng dọa họ:

- Anh em có biết hôm nay chúng ta lâm vào cảnh nguy hiểm lắm không?

- Có gì mà nguy.

Từ Sinh đặt điều nói dối:

- Thật là nguy ngập cho lũ ta. Có đến một đoàn voi hơn vài chục kéo ra. Nếu chúng ta hầm vài con thì những con còn lại sẽ chà nát chúng ta như chà cỏ vậy.

- Ai nói anh biết?

- Tôi nghe lỏm của hai tên tướng giặc nói với nhau khi nãy. Ðã vậy mà tên Chu Quỳ đại tướng cai quản ở đây ra lịnh cho hai tên giặc phải cố bắt sống vài ba con voi để đem về dùng đánh giặc. Bắt sống voi sa hầm khi mà còn trên miệng cả đoàn voi khác thì chúng ta ắt ra cám cả lũ.

Bọn tù nhiều người run sợ nói:

- Như vậy thì nguy lắm.

Từ Sinh làm ra vẻ buồn rũ nói:

- Anh em ơi ! Ngày nay là ngày mà chúng ta phải chết cả.

Nhiều người xanh mặt hỏi:

- Anh nói nghe ghê quá.

Từ Sinh tiếp luôn:

- Anh em ta không sợ sao được. Chu Quỳ ra lệnh nếu ta không đem được voi sống về thì sẽ giết vài chục người làm răn và sẽ không cho ta nghỉ trong ba ngày tết Chao ôi ? Ta mà cố sức thì voi giết ta, mà về trại thì tướng Chu Quỳ làm cỏ hết. Anh em lâu nay đã biết ông ta là ghê gớm, nói sao thì làm vậy. Phen nầy anh em ta không còn kể nữa rồi.

Xưa nay bọn tù tin tưởng Từ Sinh và Nguyễn Lộc lắm, nay nghe vậy họ rùng mình sợ hãi thì Từ Sinh tiếp:

- Còn vài ngày nữa là tết đến mà chúng ta còn ăn gió nằm sương thế này thật đau xót. Ta mà chết đi thì gia đình ta khổ biết bao. Ðáng giận thay lũ giặc cướp nước.

Từ Sinh đánh trúng chổ yếu của đoàn tù nên họ chỉ muốn nổi loạn để giành sự sống, nhiều người nghiến răng nói:

- Tướng Chu Quỳ ác còn thua tên Ðiểm và tên Vịnh. Chúng coi trại tù và đánh đập bọn ta quá chừng. Nghe đâu tên Ðiểm và tên Vịnh là người của Lương Nhữ Hốt sai đến đây.

Mọi người nghiến răng bậm môi như muốn nổi loạn ngay thì Từ Sinh nói:

- Nầy anh em, tôi còn nghe chúng nói như vầy: Ðộ rày nghe đâu trong rừng nầy có quân khởi nghĩa có tướng quân Trần Nhuế rình bọn chúng. Nếu khi nào ta thấy tướng chỉ huy của giặc bị tên ngã xuống và tiếng pháo nổ xuống là ta nên phụ lực với quân nghĩa dõng trừ bọn giặc nhé.

Mọi người lấm lét nhìn quanh và gật đầu tỏ ý tán thành.

Từ Sinh nói thêm:

- Nghe đâu mặt trời gác núi kia là quân của tướng Trần Nhuế đến, nếu khi họ đến sớm thì họ núp đâu đó nghe giặc truyền lịnh kéo về thì ra tay.

Tức thì đoàn tù như sôi máu căm hờn, ai ai cũng mong mặt trời mau mau gác núi kia để được một trận thư hùng.

Vừa lúc đó tên dân Nam theo giặc đến đưa tay vẫy Từ Sinh và gọi lớn:

- Tên khốn kia mau ra đây ta bảo.

Mọi người giật mình xanh mặt lo sợ cho Từ Sinh.

Còn Từ Sinh không hề sợ chi cả, chàng bước ra và cúi rạp mình nói:

- Thưa đại nhân cho gọi tiểu dân có chuyện gì dạy bảo.

Tên Vịnh cầm cán giáo đánh vào đầu chàng và hỏi:

- Ngươi nói chuyện chi đó?

- Dạ thưa đại nhân, chúng tôi định cách bắt voi khi nó sa hầm.

- Mầy nói láo. Từ đây ta cấm dụm năm dụm bảy nói thầm lén nghe chưa?

Từ Sinh chưa kịp nói thì tên Vịnh tiếp:

- Mầy mau theo ta ra kia có việc.

Hắn nói mà tay thì chỉ vào rừng.

Từ Sinh không biết hắn muốn gì mà đem mình vào rừng, tuy vậy chàng tin ở tài mình không thể thua sút một tên như tên Vịnh được. Chàng đi theo hắn sau khi quay lại nhìn Nguyễn Lộc và nhìn đầu núi kia.

Thấy Nguyễn Lộc gật đầu, Từ Sinh bước theo tên Vịnh và theo sát nhơn hắn. Ði vào đường nhỏ một chốc, Vịnh rẽ ngang qua suối và bảo Từ Sinh:

- Mẩy đứng đây dòm lên trên truông kia, nếu có thú dữ thì la to lên nhé?

Từ Sinh giả vờ sợ sệt nói:

- Thưa đại nhân, tôi tay không nếu thú dữ đến thì tôi chết được.

Tên Vịnh thấy bộ tịch Từ Sinh mạnh khoẻ như voi mà nhát như cáy, anh ta cười và nói:

- Mầy trông bộ tịch như vậy mà quá tệ. Ðây, ta đưa cho mầy lưỡi dao đây mà giử mình. Có gì phải la to lên nhé.

Nói xong anh ta lầm lủi đến bên bờ suối và ngồi bên gành đá mà đi đại tiện. Từ Sinh tức tối nghĩ thầm: Bọn giặc đã hành hạ ta quá đỗi mà tên nầy còn bắt ta theo canh chừng cho hắn đại tiện thật coi ra như chó hcó. Nếu có hổ đến thì ta chết thay cho hắn. Ðã vậy thì hắn không còn trở lại nữa. Ta sẽ mổ tim hắn ra để trả thù cho bao nhiêu kẻ bị hắn giết chóc.

Từ Sinh như con hổ rình mồi, chàng đợi cho tên Vịnh đi lên là ra tay.

Ðôi mắt chàng lúc bấy giờ sáng rực lên máu nóng như dồn lên mặt làm chàng hăng máu lên, quyết vật chết kẻ thù của dân tộc. Sau khi đi đại tiện xong, tên giặc từ từ đứng lên đi lại phía Từ Sinh.

Từ Sinh hồi hộp làm sao, không phải chàng sợ tên giặc mà hồi hộp vì mình sắp giết một kẻ thù. Tên giặc sấn lại phía chàng, hắn thấy chàng cầm dao cúi mặt xuống đất nên nói to :

- Tên khốn kia, ta sai mi giữ gìn thú dữ cho ta mà mi đứng như vậy à?

Từ Sinh bỗng ngước mặt lên nhìn kẻ thù, chàng cười dòn nói:

- Tên kia, ngày nay là ngày mi chết. Ta sẵn sàng giết mi để trừ bỏ một mối nguy hại cho dân Nam.

Tên Vịnh xanh mặt, hắn thấy gương mặt Từ Sinh có vẻ dữ như cọp, đôi mắt chàng đỏ ngầu như người điên nên đưa mũi giáo tới trước mặt và lùi lại thủ thế.

Từ Sinh cười và nói:

- Mi biết ta rồi chứ. Ta xưa nay muốn ăn gan mổ mật mi mà chưa có dịp. Ngày nay mi còn nói gì nữa không?

Tên Vịnh quát to:

- Tên tù kia, mi chạm vào bản quan thì chết ngay. Mau ném dao đầu hàng thì ta tha cho tội chết. Ta hứa không làm hại mi đâu mà sợ.

Từ Sinh sấn tới một bước, chàng nói:

- Ðã đến nước nầy mi còn lên mặt nữa sao hở tên phản quốc kia. Mi thử giết. ta xem, nếu không ta sẽ mổ gan mi ra bây giờ. Tên giặc thấy thế nguy, hắn vụt đưa mũi giáo đâm vút vào ngực Từ Sinh, nhưng chàng đưa lưỡi dao gạt mạnh một nhát làm lưỡi giáo văng ra mà tay tên Vịnh tê chồn.

Hắn run sợ cho sức mạnh vô cùng của Từ Sinh thi chàng cười và nói:

- Mi thấy chưa, tài lực của mi nào có gì, chẳng qua mi a dua với lũ giặc mà hại dân hại nước. Lượm giáo lên thư hùng với ta. Ta không thèm giết kẻ tay không đâu.

Vịnh khiếp sợ lật đật nhặt cây giáo và đâm vào bụng Từ Sinh, nhưng chàng né tránh và nhào tới đá ngay vào bụng Vịnh làm cho cây giáo rơi xuống đất.

Vịnh nhảy lui ra phía sau lấy cây cung trên vai xuống thì Từ Sinh nhảy theo luôn đưa lưỡi dao ngay ngực hắn và nói:

- Ðể yên tay đó, cãi lời ta thì lưỡi dao sẽ phập vào ngực mi bây giờ.

Vịnh mất hồn, mũi dao đâm vào ngực đau điếng làm anh ta không còn chút gì kháng cự chỉ kêu van:

- Xin tráng sĩ tha tội cho, tôi trót dại mới theo giặc vì tên Lương Nhữ Hốt xúi giục, chứ bản tâm tôi không thế.

Từ Sinh cười dòn nói:

- Bây giờ người nói dối mong cho khỏi chết à? Nếu mi bất đắc dĩ phải theo giặc thì sao mi nỡ giết bao nhiêu sanh mạnh anh em chúng ta. ở trại nầy đã mấy trăm mạng chết về tay mi rồi. Ngày nay mi chối sao được. Kẻ ác đức phải chết vì tội ác mình làm ra. Người đừng trốn chạy đi đâu được.

Chàng đâm nhẹ lưỡi dao vào ngực hắn làm hắn lui lại một chút và sụp lạy như tế sao và luôn miệng kêu van:

- Trăm lạy tráng sĩ, xin tha cho tôi khỏi chết, ơn tráng sĩ tôi ghi tạc ngàn đời.

Từ Sinh lấy cây cung và túi tên của hắn, lấy cả khí giới của hắn rồi nói :

- Chà ? Lưỡi giáo nầy bén lắm. Từ xưa nay nó đẫm máu bao nhiêu mạng người lương thiện đói nghèo. Ngày nay nó lại đẫm máu kẻ tham tàn như mi.

Tên Vịnh run sợ lạy lục kêu van làm Từ Sinh càng ghét hắn, nên định ra tay cho rồi, chàng nắm cổ hắn ra bờ suối và nói:

- Tên kia trước giờ chết mi muốn nói gì không? Ta sẵn sàng giết mi, nhưng sẵn sàng tha tội cho mi khi mà mi chết rồi.

Vịnh kinh hồn, hắn run cầm cập và nói:

- Tráng sĩ chớ giết tôi vô ích. Tôi sẽ chỉ cho tráng sĩ một kho vàng bạc châu báu.

Từ Sinh toan hạ sát kẻ thù khi nghe vậy chàng hỏi mau:

- Mi nói gì?

Lập tức tên giặc rút trong người ra một tấm địa đồ và đưa cho Từ Sinh và nói :

- Thưa tráng sĩ đây là bức địa đồ kho vàng bạc châu báu của tướng quân Lương Nhữ Hốt. Tướng quân họ Lương giao cho tôi việc chuyên chở vàng bạc giấu vào đó nên tôi biết rõ. Xin tráng sĩ lấy kho vàng mà tha cho tôi tội chết.

Từ Sinh ngẫm nghĩ chàng nói:

- Lẽ ra giết mi, nhưng mi đã có công chuộc tội. Ta sẽ lấy kho vàng xương máu của dân Nam mà tên Lương Nhữ Hốt cướp giựt để mua khí giới diệt kẻ thù cứu dân. Từ nay ta với mi là bạn. Hãy quên cả thù hiềm đi mà chung lo việc lớn. Tổ quốc không khi nào buộc tội những đứa con đã lầm

đường . Vừa lúc đó có tiếng động và một tên giặc vát giáo đi tới làm Từ Sinh giật mình.

Còn tên Vịnh khi thấy tên giặc đi tới hắn mừng rỡ kêu to lên:

- Cứu tôi với

Nói xong, anh ta nhảy lùi lại trong khi tên giặc lướt tới đâm mũi giáo vào ngực Từ Sinh.

Từ Sinh phải đâu là kẻ non gan, chàng đưa giáo gạt mạnh ngọn giáo của tên giặc ra và trả lại hắn một mũi. Tên giặc tránh khỏi liền trả lại một mũi làm Từ Sinh phải đỡ tạt ra.

Tên Vịnh chạy đến núp vào một gốc cây xem hai người giao đấu, hắn không dám chạy xa vì sợ lạc đường thì sao cũng vào miệng cọp.

Còn Từ Sinh giao đấu với tên giặc nữa hiệp, chàng không muốn kéo dài nên chuyển thần lực gạt mạnh giáo tên giặc vâ xốc mạnh lưỡi giáo vào ngực hắn làm tên giặc ngã gục xuống đất dãy đành đạch như cá bị đáp đầu.

Rút lưỡi giáo ra và thu hết khí giới của tên giặc Từ Sinh đưa tay vẫy Vịnh ra và nói:

- Ta lấy lòng thành tín mà đãi anh, mà anh cầu cứu với tên giặc nầy. Anh thật đáng chết lắm, nhưng ta cũng tha cho để anh thấy độ lượng của người quân tử như chúng ta. Mau đến vát thây tên khốn nầy ném xuống suối kia cho rồi.

Tên Vịnh kinh hồn mất vía hắn ríu ríu làm theo lời Từ Sinh và khi làm xong hắn nói:

- Từ nay tôi một lòng theo tráng sĩ quyết không sai lời đâu. Tráng sĩ thật là một người quân tử.

Từ Sinh đưa cho tên Vịnh một ngọn giáo và nói:

- Hãy cầm lấy khí giới mà tự vệ. Chúng ta từ nay là bạn nhau, tôi không hề nghi kỵ anh. Hãy xưng hô với tôi là anh em.

Tên Vịnh lấm lét cầm ngọn giáo, anh ta sợ Từ Sinh và kính phục chàng, tuy vậy hắn chưa biết làm sao.

Từ Sinh mới giải nỗi thắc mắc của tên Vịnh:

- Nầy anh, anh chớ lo ta chết trong rừng. Ðến lúc mặt trời hác núi kia là ta khởi sự giết sạch bọn giặc theo gác đoàn tù. Xong việc đó chúng ta giả như ngày thường đi làm về mà xông vào trại chém giết bọn giặc. Tôi chắc trong lúc bất phòng chúng không làm sao chống cự nổi.

Tên Vịnh lo sợ nói:

- Nhưng bọn lính của tướng Chu Quỳ trong trại rất đông người, bao nhiêu chúng ta làm sao cự nỗi.

Từ Sinh nói ngay:

- Ta không lo việc đó. Khi xông vào trại thì ta giết êm mấy tên gác ngoài và mở toang cửa để sẵn đó. Xong rồi ta ùa vào làm thịt lũ giặc lúc hắn đang ăn uống vui chơi, một mặt phá trại cho anh em tù thoát ra cướp khí giới mà phụ lực cùng ta. Như vậy chúng làm sao chống nỗi kìa? Nếu cùng lắm ta không hơn được thì lui ra ngoài chận mấy cửa ra mà phóng hỏa thì cả trại giặc sẽ không còn một mống nào cả. Nếu anh có mưu chi hạ lũ giặc thì công anh sẽ đứng đầu, đủ chuộc cảm tình với bọn tù xưa nay không ưa anh. Hãy cố tìm mưu kế xem.

Tên Vịnh lúc bấy giờ nghe Từ Sinh bàn mưu như vậy anh ta thấy có cơ thành sự được mà khỏi chết đói trong rừng, nên nói:

- Nếu tôi và anh trốn thì chết cả. Nếu làm mưu như vậy thì ra mới sống được, nhưng rồi sau chúng ta làm gì nữa đây.

Từ Sinh nói ngay:

- Anh khỏi lo sợ. Ðại tướng quân Trần Nhuế là tướng lãnh của tôi mà tôi là hộ tướng của người. Nếu ta hạ bọn giặc xong rồi thì ta chiếm trại, nhờ sự tiếp ứng của tướng Trần Nhuế. Cùng lắm ta cứ ở luôn trong rừng thì giặc làm gì nỗi bọn ta mà sợ kìa . Anh biết chăng bây giờ ở đâu cũng có người nỗi lên khởi nghĩa chống giặc cả. Quanh vùng ta ở Hạ Hồng có Công Chứng với Lê Hành, ở Hoàng Giang có tướng Trần Nhuế, Ða Cấu, ở Khoái Châu có Nguyễn Ðạt, còn miền Thủy Ðường có Lê Ngã. Bao nhiêu nhân tài đều cự lại giặc cả. Vả lại, trong nước còn nhiều nơi nữa, ở Tây Ðô, Ðông Ðô còn có anh tài nổi lên khởi nghĩa mà ta không biết cho hết được. Giặc tuy mạnh tuy đông, nhưng làm sao cự hết cả xứ Nam nổi lên chóng lại chúng sao. Anh đừng lo mình thất bại.

Tên Vịnh nghe Từ Sinh nói như vậy, hắn có vẻ tin tưởng và khiếp sợ lâu nay mình đang ở trong vòng nguy hiểm mà không biết.

Từ Sinh thấy mình đã đánh đổ được lòng lo sợ của Vịnh, liền tiếp :

- Ta nên tin tưởng vào sự thành còng của dân ta. Bọn giặc không khi nào ở lâu được đâu anh ạ? Anh nên làm một vị anh hùng cứu nước mà không nên làm kẻ tiểu nhân hại nước. Bây giờ anh nên tìm xem có mưu gì giết giặc sạch cả trại không?

Tên Vịnh vẫn còn lo sợ nói:

- Nhưng tôi sợ các bạn anh không thể dung tha tôi.

Từ Sinh quả quyết nói:

- Tôi hứa danh dự là bảo vệ cho anh nếu anh hết lòng giúp dân cứu nước. Kẻ nào chạm đến anh trong khi anh cứu nước tôi sẽ giết kẻ ấy ngay.

Tên Vịnh nhìn mặt trời và nói:

- Bây giờ gần dừng ngọ rồi. Nếu ta không trở về thì bị giặc nghi ngờ. Chúng đổ xô đi tìm chứ chẳng không đâu. Ðợi mặt trời gác núi có đến cuối giờ thân. Nếu chúng nghi thì sao?

Từ Sinh nói ngay:

- Ðông đảo lắm chúng làm sao biết hết được mà sợ chúng trông đợi. Bây giờ chúng ta tìm món ăn cho no rồi về tìm chổ núp quanh giặc, chờ mặt trời gác núi lâ ta ra tay ngay.

Hai người len lỏi đi về phía lũ giặc và núp trên một mô đá cao, thỉnh thoảng lén nhìn xuống.

Từ Sinh trông thấy giặc chòm nhom với nhau dùng cơm, còn Nguyễn Lộc thì chạy đầu nầy đầu kia nói chi với đoàn tù không rõ.

Chàng hiểu ngay Nguyễn Lộc đi xúi giục bọn tù nổi dậy, chàng bảo tên Vịnh:

- Khi mặt trời gác núi là anh đốt quả pháo ném vào bụi rậm và giương cung nhắm ngay tên tướng giặc cao còn tôi nhắm tên mập nhé . Khi hai tên cầm đầu bị hạ thì nhân lúc bất ngờ đó đoàn tù nổi dậy lên còn ta thì hò hét và dùng cung tên giúp họ giết giặc.

Vịnh hơi có vẻ nghi ngờ:

- Nhỡ ta bắn không trúng thì sao?

Từ Sinh nói:

- Tôi sẽ giết nó ngay nếu bắn cung. Anh không ngại điều đó. Tôi xưa nay hễ bắn là trúng ngay đích. Với bao nhiêu mũi tên nầy là bao nhiêu mạng lính giặc đó.

Hai người lấy món ăn ra và im lặng nằm chờ. Phía dưới đoàn tù ăn xong họ kéo nhau núp kỹ vào gốc cây để chờ voi ra, chỉ có bảy tám tên giặc cầm đầu thì ngồi chòm nhom dưới cây khuất sau hầm bẫy rập.

Mặt trời hạ dần, hạ dần đến ngọn cây là Từ Sinh rút mũi tên đặt vào giây cung trong khi Vịnh cũng làm theo.

Mặt trời hạ xuống vừa đúng đầu núi là tất cả tù nhân hợm sẵn, nhìn ngay toán giặc cầm đầu, còn Từ Sinh và Vịnh dương cung nhắm ngay hai tướng giặc và bắn vụt hai phát tên.

Hai tên cầm đầu toán lính giặc bị trúng tên nhào lăn xuống làm mấy tên kia kinh ngạc nhìn quanh chưa hiểu chi cả thì Từ Sinh hối Vịnh đốt pháo còn chàng giương cung lấp tên bắn thật mau về phía mấy tên bộ tướng còn lại .

Tài bắn của Từ Sinh thật giỏi, không mũi tên nào đi trợt ra ngoài mà chỉ cắm ngay vào giặc làm chúng ngã lăn ra đất.

Còn lại mấy tên kia hoảng hốt lăn mình xuống đất toan hô to lên thì một tiếng nổ long trời phát ra tức thì tất cả các nơi đoàn tù cùng một lượt dùng cây cối đá gạch đập các toán lính giặc, cướp khí giới và rồi một cuộc xô xát ghê gớm diễn ra.

Từ Sinh muốn làm phấn khởi tinh thần anh em, chàng la to:

- Anh em hăng hái lên, có tướng quân Trần Nhuế đem quân đến giết giặc đây. Tức thì muôn ngàn tiếng hoan hô vang dậy, đoàn tù liều sanh tử giết giặc quên thôi.

Từ Sinh đứng ngay trên mô đá, chang rút tên đặt vào cung và bắn những tên giặc lợi hại. Tên giặc nào võ nghệ giỏi cự nổi với đoàn tù là chàng thưởng cho nó mũi tên.

Có mấy mươi tên giặc bị tên chàng mà bị đoàn tù đâm chết cả.

Bấy giờ Vịnh mới khiếp phục tài bắn tên của Từ Sinh, cứ mỗi lần chàng buông tên là một lính giặc nhào ngay. Bỗng Vịnh kéo tay Từ Sinh và nói mau:

- Kìa? Tên giặc kia phi ngựa đi cầu cứu kìa . Bắn mau lên không thì nguy.

Từ Sinh lẹ làng rút mũi tên đặt vào dây bắn luôn, chỉ nghe tách một tiếng là tên giặc từ trên lưng ngựa té nhào xuống đất không sao tránh được.

Vịnh thấy chàng đã hết tên nên lật đật rút tên trao cho chàng bắn. Bây giờ đoàn tù như một đoàn hổ điên cuồn vùng lên giết giặc để sốn. Bọn giặc ban đầu không đề phòng nên bị giết khá nhiều, đến lúc những tên còn lại kháng cự thì đoàn tù có đủ khí giới nên không sao đàn áp nổi.

Vả lại những tên giỏi đều bị tên ở đâu xẹt tới ghim vào người ngã lăn ra nên chúng mất cả tinh thần. Còn đoàn tù nghe có tướng Trần Nhuế kéo quân tới giết giặc nên hăng hái thêm. Họ càng tin tưởng khi thấy những mũi tên bí mật giúp họ và họ đinh ninh đấy là binh lính tướng Trần Nhuế giúp sức Bây giờ toán lính giặc chỉ còn có vài chục tên mà bị bọn tù vây vào giữa, chúng múa men xung đột dữ dội mà không làm sao thoát được. Còn đoàn tù cũng khó lòng mà giết được bọn kia vì đấy là toán quân giỏi, chúng biết cách thủ nên kẻ địch khó xâm phạm tới. Từ Sinh bây giờ không còn e

nguy hiểm nữa, chàng nhận rõ bọn giặc là tay thiện chiến cả, bên mình tuy đông nhưng khó mà làm gì chúng nổi chỉ có một mình Nguyễn Lộc là mới đủ sức so tài với chúng, nhưng một mình Nguyễn Lộc làm sao hạ hết mấy mươi người.

Chàng đứng thẳng lưng lên trên mô đá cao và giương cung bắn ngay vào toán quân địch làm mọi người nhìn lên và hoan hô chàng.

Nguyễn Lộc hô anh em vây giặc, còn mình đem mấy túi tên lớn và hai cây cung mạnh cướp được của giặc chạy vụt về phía Từ Sinh vì anh ta thấy rõ chúng hết cả tên. Toán lính giặc bị lâm vào một tình thế nguy nan chúng thấy cơ nguy sắp tới nên liều lĩnh phá một vòng vây để chạy, nhưng đoàn tù

vây chặt vòng quanh chúng, gươm giáo mát tua tủa vào chúng hể tên nào xổ tới thì đâm ngay nên khó cho bọn giặc chạy dược. Từ Sinh và Nguyễn Lộc gặp nhau cả hai mừng rỡ cùng thi nhau dùng cung tên hạ lũ giặc.

Phần thì không chạy được, phần thì bị tên trên cao bắn xuống, bọn giặc bị hao mòn lần và lâm vào cảnh chết.

Chúng quá tuyệt vọng nhưng không làm sao thoát được. Tuy vậy chúng cũng liều lăn cả vào đâm chém vùn vụt để liều chạy trốn.

Từ Sinh thấy lũ giặc còn có ba tên cuối cùng mà cả nhóm tù không làm chi nổi, chúng né được tên mình thì biết ngay mấy tên đó là giỏi liền bảo Nguyễn Lộc:

Công việc mười phần đã xong. Bây giờ tôi xuống trị ba tên kia, Anh nên bảo vệ bạn ta là anh Vịnh đây. Không được để một ai chạm đến anh Vịnh vì anh là bạn thân của chúng ta.

Nói xong chàng thẳng cánh gương cung nhắm ngay mặt một tên và buông tên.

Tách một tiếng, tiếp theo một tiếng rú phía dưới một tên giặc té nhào còn hai tên kia như điên cuồng chúng lăn vào đoàn tù đâm chém như mưa.

Hai tên này quả là tay ghê gớm, không một ai dám gần được chúng cả . Cả hai đánh rẽ nhóm dân tù ra và toan chạy lại cướp ngựa chạy trốn thì vừa lúc ấy Từ Sinh xông tới quát to:

- Tên giặc kia, mi đã đến ngày tận số, còn hòng chạy đâu nữa, ta đến kết liễu tính mạnh hai ngươi đây.

Lập tức đoàn người sấn đến vây quanh hai tên giặc thành một vòng người đen nghẹt. Bao nhiêu mũi giáo, gươm dao đều chỉa vào tua tủa.

Từ Sinh bước ra chổ trống và nói:

- Không hề lọt, hai ngươi làm sao chạy nổi kia. Ta và hai người cứ đấu sức một với nhau. Nếu hai người thắng ta thì ta lập tức đê hai người yên ổn ra về mà không hề cho nghĩa quân làm hại. Nào, tên nào muốn đấu trước thì sấn lên bước xem.

Một tên giặc sấn lên một bước cầm giáo thủ thế.

Từ Sinh nghiêm nghị bảo toán anh em:

- Nầy các bạn, tôi đã hứa như thế xin các bạn giữ lời. Nếu tôi thua, xin các bạn hãy để cho hai tên này ra đi, cho chúng sống. Nhưng chúng không được trở về trại cũ vì sẽ có người đến đoạt trại chúng ngay trong ngày hôm nay. Anh em dang ra cho tôi cùng kẻ địch tỉ thí một phen.

Tức thì vòng vây giãn rộng ra. Từ Sinh quát to bảo giặc:

- Hãy liệu mà giữ mình đó.

Nói xong chàng đâm ngay vào yết hầu tên giặc một giáo. Tên giặc hụp đầu né tránh và trả lại chàng một giáo ngay ngực. Từ Sinh lẹ như chớp né tránh và phóng lại ngay hạ bộ kẻ địch một giáo nhanh vô cùng làm tên giặc kinh sợ vung giáo gạt ra. Không để cho chàng kịp trở bộ, tên giặc phóng luôn ngọn giáo vào hông chàng làm chàng phải lùi lại.

Mọi người hồi hộp kinh sợ cho sanh mạng Từ Sinh, xưa nay họ chưa biết tài năng chàng nên không tin chàng có thể hạ được hai tên giặc mà cả đoàn không hạ nổi chúng. Vừa lúc đó tên giặc quát to một tiếng và đâm lưỡi giáo vào bụng chàng làm Từ Sinh phải lùi lại. Tên giặc sấn theo luôn đâm mạnh mũi giáo sáng loáng vào cổ họng chàng.

Mọi người kinh sợ lo cho Từ sinh nhưng chàng không sợ tí nào, chỉ nghiêng đầu tránh là ngọn giáo trợt qua, chàng quất cán giáo ngang hông tên giặc làm hắn loạng choạng và phóng chân đá hắn nhào luôn. Từ Sinh không nhân cơ hội ấy đâm tiếp, chàng đứng yên chờ tên giặc ngồi dậy. Tên giặc nhân lúc chàng bất ý hắn đâm luôn lưỡi giáo vào hạ bộ chàng nhưng Từ Sinh nhảy lùi né tránh khỏi.

Lẹ như tên, tướng giặc vụt đứng dậy và đâm ngay bụng chàng một giáo nữa.

Từ Sinh bừng giận, chàng lách mình qua một bên và đâm luôn mũi giáo vào bụng tên giặc khi cả thân mình hắn lao tới.

Tên giặc rú lên và ngã gục xuống bởi mũi giáo của Từ Sinh đâm thủng đến sau lưng hắn.

Tên còn lại kinh sợ vô cùng, hắn đưa mũi giáo tới để thủ thế.

Từ Sinh cười và nói:

- Các người đánh giáo không hơn ta đâu. Sao không so gươm cho tiện.

Tên giặc ném lưỡi giáo và tuốt lưỡi gươm trường ra và xốc tới.

Từ Sinh ra hiệu cho anh em lôi xác tên giặc bị chết ra và quay lại nói:

- Có anh em nào cho tôi mượn thanh gươm.

Tức thì một người xô ra trao thanh gươm cho chàng và nói:

- Chúc tráng sĩ thành công.

Từ Sinh cầm gươm và nói:

- Nào, chúng ta hãy giải quyết cho rồi. Nhà ngươi xưa nay giết chóc hãm hại dân ta thì hãy hánh chịu cái thảm họa ấy trở lại.

Tên giặc không để cho nói thêm, hắn đâm ngay vào ngực chàng một gươm thật mạnh. Từ Sinh đưa gươm đở, chàng biết ngay tên giặc nầy mạnh lắm nên để ý đề phòng.

Tên giặc đâm luôn một gươm nữa làm Từ Sinh né tránh và chém vụt ngay hông hắn một nhát làm hắn kinh sợ nhảy lùi lại. Nhanh như chớp, Từ Sinh xốc theo xả xuống vai hắn một gươm lâm tên giặc kinh hoảng lùi lại luôn.

Từ Sinh không muốn kéo dài trận đấu, chàng đem ngay đường gươm tối diệu của vị võ sư ra dùng làm tên giặc vô cùng kinh sợ.

Hắn hoang mang sợ sệt vì không rõ Từ Sinh dùng lối gươm nào mà ghê gớm như vậy.

Hắn cố nhận xét nhưng không tài nào thấy nổi nên cơ nguy đã thấy ngay về phần hắn.

Từ Sinh muốn cho xong phút trận chiến, chàng quát to lên một tiếng và phóng lưỡi gươm vào ngực tên giặc và đợi hắn nhảy lùi là chàng nhào theo bổ mạnh một nhát gươm vào đầu hắn.

Tên giặc kinh sợ vì biết sức Từ Sinh mạnh lắm, hắn chuyển hết thần lực gạt mạnh lên, nhưng Từ Sinh rút nhanh gươm về và đâm mạnh vào yết hầu tên giặc, máu phun vọt ra ướt cả áo chàng.

Từ Sinh rút gươm về thì tên giặc lảo đảo như người say rượu, hắn buông gươm và chỉ một loáng là ngã nhào xuống đất nằm im.

Từ Sinh đưa gươm lên khỏi đầu và la to:

- Hoan hô đoàn nghĩa quân đã giết giặc.

Ngàn muôn tiếng hoan hô theo vang dậy cả khu rừng, máu của mọi người như sôi lên, tim rung động, hồn phơi phới trước cảnh sống hiên ngang hùng vĩ.

Mọi người thấy ách nộ lệ đã cổi mở nên sung sướng làm sao, họ vây quanh Từ Sinh và cung cám ơn chàng đã giải thoát cho họ.

Bây giờ Từ Sinh mới bảo mọi người:

- Hôm nay chúng ta thành công là nhờ ở một người giúp ta đắc lực nhứt. Người mà lâu nay chúng ta hiểu lầm theo giặc. Chính Vịnh đã tổ chức cuộc chiến đấu giải thoát cho anh em ta và rồi đây Vịnh còn lập công trạng bằng cách hạ trại giặc bây giờ.

Mỗi người nhao nhao lên phản đối, nhưng Từ Sinh thét to:

- Anh em không được làm náo động. Nếu chúng ta vô kỷ luật thì làm gì nên chuyện mà hòng. Ta ở lại để chết trong rừng luôn à? Lương thực đâu ta sống chứ? Chẳng qua là vài ngày thì đoàn nghĩa quân của ta vừa lập lên phải tan rã ngay vì anh em vô kỷ luật.

Mọi người hỏi chàng việc tướng quân Trần Nhuế thi Từ Sinh nghiêm trang đáp:

- Chính tôi lâ bộ tướng của tướng quân Trần Nhuế. Người giao cho tôi trọng trách đánh trại tù, giải phóng cho tất cả anh em còn bị giam. Bây giờ các anh em nên công cử một người chỉ huy để đoàn quân ta có kỷ luật mới hòng làm việc lớn được.

Chúng đưa tay vẫy, tức thì Nguyễn Lộc đưa Vịnh xuống. Thấy Vịnh, mọi người chỉ muốn lôi hắn ra mà ăn thịt, nhưng Từ Sinh đứng sát bên Vịnh và noi:

- Anh Vịnh là bạn ta. Từ lâu anh chịu nhục theo giặc và làm theo chúng để che mặt chúng mà hành động việc lớn. Ngày nay anh Vịnh đã giải phóng cho chúng ta và sẽ giúp chúng ta khỏi đói chết trong rừng sâu, bằng cách về đánh chiếm trại tù để lấy lương thực khí giới.

Nguyễn Lộc cũng nói thêm vào :

- Anh em ta nhờ anh Vịnh mà giải thoát được. Ta phải mang ơn anh Vịnh và phải cảm tình mật thiết với kẻ vì ta mà hy sinh danh dự.

Ðoàn tù mới giải phóng tuy oán ghét Vịnh đã hành hạ đánh đập mình giết chóc bạn mình vô cùng tàn nhẫn, họ chỉ muốn trả thù ngay, nhưng nghe Từ Sinh và Nguyễn Lộc nói thế họ tin nên không dám làm càn. Bây giờ một người lớn tuổi trong bọn bước ra nói lớn:

- Thì giờ gấp lắm rồi. Anh em nên cử một người tướng để lo làm chuyện lớn. Việc cần yếu ấy nên làm ngay để ta còn phải hạ trại giặc.

Một người nữa đứng ra nói :

- Tôi xin cử Từ Sinh tráng sĩ làm tướng quân đoàn nghĩa quân ta và Nguyễn Lộc làm phó tướng.

Mọi người hoan hô tán thành ngay vì họ nhận thấy Từ Sinh với Nguyễn Lộc có tư cách đức độ hơn ngươi, tài trí hơn cả anh em.

Từ Sinh nói to:

- Anh em đã công cử tôi làm tướng lãnh đoàn nghĩa quân thật một vinh dự cho tôi. Anh em đã thấy rõ tài sức tôi mà cử lên thì đã tin tưởng tôi là người có thể gánh vát việc cho anh em. Vậy thì anh em nên tuân theo tôi thì chúng ta mới có thể thành sự được. Ai muốn việc gì có ích chung đều phải bàn với nhau để rộng kiến thức mà làm cho đến thành công. Anh em nào không tuân lịnh trên và phản quyền lợi của đất nước sẽ bị nghiêm trị ngay lập tức. Chúng ta phải hết lòng giết giặc cứu nước cho dân ta sung sướng và ta mới được trở lại lo làm ruộng rẫy như ngày xưa.

Tiếng hoan hô vang dội lên, ai ai cũng răm rắp tuân theo lời Từ Sinh.

Bây giờ Nguyễn Lộc hỏi lớn:

- Anh em nào có mưu kế chi đoạt trại của giặc để giải phóng cho đoàn tù còn bị giam?

Tất cả những cặp mắt đều quay lại nhìn Vịnh như dò hỏi làm Vịnh run sợ..

Nhưng sau đấy vài phút Vịnh bình tĩnh lại, chàng nhận thấy đoàn tù mới giải phóng đối với mình như vậy là quá tốt, lẽ ra họ giết chàng, xé chàng ra vạn mảnh cũng chưa hết tội chàng.

Tự nhiên Vịnh bị lôi cuốn theo ý chí đám đông, chàng quyết làm việc gì để chuột tội ác vô cùng của mình từ xưa nay đã lam hại dân hại nước.

Vịnh nói ngay:

- theo ý tôi ta nên làm thế nầy: Bây giờ ta nên giả vờ đã bắt được ba bên thớt voi mà không đem về được vì thiếu sức. Tôi sẽ vào trại giặc giả như xin thêm lính và dụ chúng ra rừng, còn ta thì phục binh chận giết tất cả bọn lính thì trong trại đã gần cô thế.

Mọi người nghi ngờ điều ấy, họ có cảm tưởng để Vịnh đi vào trại thì anh ta sẽ ở luôn nơi ấy và rồi tướng Chu Quỳ sẽ đem lính ra vây bắt bọn họ.

Tuy vậy nhưng không ai nói toạc sự nghi ngờ của mmh cả.

Từ Sinh tự nhiên hỏi Vịnh:

- Như vậy là hay lắm, nhưng ta chỉ giết một toán lính như vậy, nào có phải lâ chiếm trại được đâu. Nếu ta thắng lúc đó trời đã tối mịt rồi làm sao vào trại cho chúng khỏi nghi.

Vịnh nói ngay:

- Trong lúc tôi về, ta phải chọn chừng ba bốn mươi anh em bị thương đem về trại, anh em nầy dấu khí giới trong người để lúc khởi sự thì giặc không trở tay kịp.

- Nếu giặc hỏi tại sao anh em ấy về thì ta nói sao?

Một người trong đám đông hỏi như vậy, nhưng Vịnh đáp ngay:

- Có khó gì, tôi sẽ nói anh em vì bắt voi mà bị thương tích không thể ở lại nên phải về. Khi nào toán lính giặc đem đoàn tù mới ra đi thì chúng ta ở lại trong trại, hễ nghe tiếng pháo hiệu ngoài nầy thì anh em trong trại phá cửa đổ xô ra chém giết. Chúng đang ăn uống vui chơi có đâu chống cự cho kịp. Cần nhút là anh em phải chiếm cho được kho khí giới thì mới thành sự được mau.

- Làm sao chiếm kho khí giới?

- Chính tôi sẽ đến đó mỡ sẵn khóa để chờ anh em tiến đến.

Từ Sinh hỏi Vịnh:

- Nếu lũ giặc bảo anh đi theo thì sao?

- Ta phục một nơi bên đường chờ giặc ra. Nếu chúng bảo tôi đi theo thì tôi khuyên chúng đi trước còn tôi hộ tống đoàn tù đi sau. Trong khi đó tôi cho anh em tù hay trước cuộc khởi nghĩa và sẽ cùng họ giết giặc nếu chúng chạy lui lại.

Nguyễn Lộc hỏi ngay:

- Còn nếu anh phải ở lại trong trại?

- Có gì đâu, nếu tôi ở lại trong trại thì sau khi mở khóa kho khí giới tôi đến ở với tướng Chu Quỳ. Nếu nghe pháo hiệu là tôi đưa gươm vào lưng hắn bảo hắn ra lịnh cho lính đầu hàng. Nếu không tôi sẽ giết hắn trước rồi hợp lực với anh em. Cần nhứt phải có người vào đó để tiếp ứng cho tôi mới được vì Chu Quỳ có nhiều bộ tướng quanh hắn.

Từ Sinh nói:

- Việc ấy tôi sẽ lo chu toàn cả. Nhưng ta phải phòng việc thất bại. Nếu trong trại mà không nên việc thì sao?

- Tôi sẽ đốt trại của tướng Chu Quỳ và bọn lính bận chữa lửa cứu chủ tướng thì nhân cơ hội đó anh em trong đánh ra ngoài đánh tràn vào. Tôi chắc chắn thành công vì giặc không thể nào ngờ hôm nay ta có thể nổi dậy giết chúng. Chúng luôn luôn xem ta không bao giờ dám nổi lên chống chúng cả.

- Anh em nghĩ sao về kế hoạch anh Vịnh đưa ra.

Nghe Từ Sinh hỏi, Nguyễn Lộc nói:

- Như vậy là hoàn toàn lắm rồi. Trong tình thế gấp rút như lửa cháy này, ta chỉ còn có cách đó là hay hơn hết cả. Nhưng việc nầy thành hay bại, hư hay nên đều do ở anh Vịnh mà ra. Nếu anh không khéo thì tất cả đều nguy khốn.

Từ Sinh hỏi mọi người:

- Anh em nghĩ sao?

Ðoàn nghĩa quân chỉ nhận thấy kế đó là toàn vẹn hơn cả, chứ không còn kế nào hơn nữa. Nếu đem lính xông vào trại giặc mà đánh bừa đi thì sự hơn thua khó định được. còn chần chờ để trễ độ một giờ nữa thì muôn sự đều hư hết.

Bây giờ Từ Sinh nắm tay Vịnh và nói:

- Anh Vịnh, tất cả sinh mạng anh em tôi và trong trại giặc đều giao phó cho anh. Nếu anh không khéo chúng tôi không còn chi cả. Nhưng chúng tôi tin tưởng và giao cho anh trọng trách ấy. Anh phải làm cho xong thì anh vẫn chiếm công đầu.

Vịnh nói mau:

- Tôi xin từ giả anh em đi ngay bây giờ cho kịp. Anh em phục ở đầu truông kia là nơi kín đáo. Dùng cung bắn chúng và rồi mới xông ra. Tôi sẽ làm giặc đi trước để đoàn tù đi sau mới xong.

Từ Sinh nói mau:

- Tôi xin vào trại giặc. Vậy anh em nào bị thương nhẹ hãy bước ra. Ta giấu dao nhỏ trong người mà thôi. Phải làm ra vẻ đau đớn cho giặc khỏi nghi.

Vịnh cầm giáo, mang gươm đao, đcó cung vào vai và nói với Từ Sinh:

- Tôi sẽ đưa cung cho Tướng Quân lúc vào trại.

Từ Sinh bảo Nguyễn Lộc:

- Anh nên lo mặt ngoài cho xong. Phần tôi sẽ ở mặt trong. Khi nào khởi sự mà anh thầy không thể thắng nổi thì mở vòng vây cho chúng chạy mà đem lính vào trại tiếp ứng chúng tôi nhé? Anh em phải cố sức. Vận mạng ta còn mất chỉ cốt ở một trận nầy mà thôi.

Từ Sinh truyền lệnh:

- Anh em bị thương nhẹ mau theo tôi. Hãy giấu khí giới cho cẩn thận nhé.

Thế là Từ Sinh cùng với mấy mươi người tiến về phía trại giặc nhanh làm sao.

Về phần Vịnh, anh ta lên lưng ngựa và đi trước. Lúc bây giờ lòng Vịnh bối rối làm sao, anh ta nửa muốn theo đoàn nghĩa quân nửa muốn chạy vào trại thú thật mọi việc với tướng Chu Quỳ, nhưng khi nhớ đến ân nghĩa Từ Sinh cư xử với mình thật là quân tử và đoàn nghĩa quân xử với mình tốt đẹp quá nên không đành lòng.

Xưa nay Vịnh sống khô khan tình cảm, vì sợ giặc làm đau khổ thân xác mà anh phải theo giặc làm hại đồng bào và dần dần Vịnh nhiễm cái tánh ác độc của giặc.

Ngày nay lòng tự nhiên của Vịnh sống lại, tánh quật cường sẵn có của dân Nam trở lại lòng Vịnh, anh ta không nỡ nào phản bội nữa. Vả lại Vịnh cai thấy nếu mình phản lại thì sanh mạnh mình không còn được.

Vịnh quyết định từ nay mình phải hết lòng với đoàn nghĩa quân để chuộc lại tội đối với tổ quốc. Anh ta thúc ngựa đến cửa trại và ra hiệu cho hai tên lính canh mở cửa. Vịnh nói cho biết anh đưa tù bị thương về trại.

Hai tên lính canh vô tình nên mở cửa ra. Từ Sinh theo đoàn tù vào theo Vịnh vào nhà giam. Vào trong nhà giam xong. Vịnh thấy ngục tốt khóa cửa lại liền bảo anh ta lui ra và ném nhanh ngọn giáo với cung tên vào trong cho Từ Sinh trước sự ngạc nhiên của tất cả trại tù.

Vừa lúc đó một tên giặc đi đến làm Vịnh giặt mình quay nhanh lại.

Tên giặc thấy Vịnh nên không ngờ chi cả, hắn chào chàng ta và đi luôn.

Bây giờ Vịnh đi nhanh lên xin Chu Quỳ cho toán lính và toán tù ra giúp sức toán ở ngoài đem bốn thớt voi về.

Chu Quỳ tin Vịnh vô cùng, ông ta không một mảy may nào ngờ cả nên lật đật sai Vịnh ra cho lính đi và đem một toán tù ra.

Trong khi Vịnh đi lên trại Chu Quỳ thì Từ Sinh và đoàn nghĩa quân lén đi khắp nơi trong trại báo cho biết việc khởi nghĩa và đưa bớt khí giới cho nhóm tù mạnh sắp phải ra ngoài rừng theo kế của Vịnh bàn.

Trong một lúc không lâu, Vịnh đích thân xuống trại tù, ông ta cùng đi với hai tên lính ngục.

Tên lính vừa mở cửa ra là Vịnh đứng ở sau đâm ngay vào lưng hắn một gươm và xô thây ngay vào trong làm tên lính nọ hoảng sợ toan rút gươm thì Vịnh tống anh ta một đạp nhào đầu vào trại và Từ Sinh với hai tên tù khác lẹ làng đạp nhào tới chụp cổ tên lính ấy siết mạnh không cho hắn la lối .

Bây giờ cả trại tù hồi hộp làm sao. Vịnh ném vào mấy thanh gươm và nói mau :

- Anh em nào theo lên rừng mau bước ra. Phải bình tĩnh cho giặc khỏi nghi ngờ. Lau mau vết máu ngoài cửa và phải chờ pháo hiệu là xông ra kho khí giới, khóa kho đã mở rồi.

Ðoàn tù quen với sự chết chóc rùng rợn nên không ai sờn lòng trước cảh ấy, sức vùng lên ngấm ngầm của họ nay bùng cháy. Ba chục người khoẻ mạnh bước theo Vịnh ra ngoài, trong khi Từ Sinh và nhóm nghĩa quân hợm hợm ở cửa ngục chờ pháo nổ là đạp cửa xông ra.

Bấy giờ toán lính bên ngoài đã tập họp sẵn sàng, Vịnh đem đoàn tù ra và nói :

- Ta đi mau lên cho kịp. Các anh nên phi ngựa đi trước để lại mười người coi tù mà thôi. Tôi còn phải bàn với đại tướng việc riêng.

Nói xong Vịnh thúc hối lính giặc đi mau và vờ cầm roi quất lên đầu mấy tên tù và quát to:

- Lũ khốn nạn không đi mau lên à? Chúng mày làm không xong việc thì chớ trách ta đó.

Ðoàn lính giặc cũng khiếp oai Vịnh vì anh ta là tay hầu cận tâm phúc của đại tướng Chu Quỳ nên ríu ríu tuân theo.

Nhìn toán lính phi ngựa đi trước, còn đoàn tù chạy bộ theo sau ra khỏi trại rồi, Vịnh sung sướng vô cùng, anh ta chắc việc thành công liền đi mau vào trại và truyền cho bọn dưới tay mình đem rượu thịt ra ăn uống vui chơi.

Vịnh khôn ngoan và là bề trên nên lính đều tuân răm rắp vì ở chốn đèo hcó hút gió thế này co ai không thích ăn nhậu vui chơi, nhứt là ngày tết đến còn có vài hôm nữa.

Chu Quỳ vẫn thản nhiên ngồi trong trại không hề hay biết chi cả và cũng không ngờ sự nguy hiểm sắp xảy ra. Xưa nay Vịnh là người thân yêu của hắn, hắn giao tất cả trọng.trách trong trại cho Vịnh và cho Ðiểm, nhưng hắn nào rõ Ðiểm đã bị chết mất rồi.

Còn Vịnh trở vào, anh ta đi nhanh vào trại riêng đcó gươm, cầm giáo đi ngay vào trại tù và lên tiếng:

- Tôi đây, tướng quân Từ Sinh đâu?

Từ Sinh lên tiếng:

- Có tôi đây

Từ Sinh đứng sát bên cửa và nói thêm:

- Việc ra sao rồi?

- Ðúng như ta liệu. Vậy tướng quân cùng với mười người hãy giấu khí giới ngắn vào mình mà theo tôi. còn anh em đợi nghe pháo nổ mà hình sự.

Từ Sinh thấy việc gấp như lửa cháy mày, chúng chọn mười người khoẻ mạnh để theo mình và nói:

- Lúc nghe pháo hiệu nổ thì anh em có khí giới hãy chạy ngay lên dinh trại Chu Quỳ, còn anh em chưa có khí giới hãy chạy đến kho khí giới nhé?

Từ Sinh cùng mười người ra thì Vịnh bảo:

- Hãy theo tôi lên kho khí giới cho chóng kẻo hư việc lớn. Phải khéo léo cho giặc khỏi nghi ngờ.

Từ Sinh lật đật kéo anh em theo Vịnh, còn Vịnh tay cầm roi oai vệ như mọi khi. Qua một miếng đất trống thì mới đến kho khí giới, Vịnh trông thấy tên giặc đi trong sân liền cầm roi đập tưới trên đầu Từ Sinh và nạt nộ như mọi ngày cho chúng khỏi nghi.

Còn Từ Sinh làm bộ sợ sệt co ro trước trận đòn giả dối. Cả bọn kéo đến kho khí giới thì Vịnh trông trước sau và nói:

- Anh em mau vào núp bên trong. Nghe pháo nỗ là ném khí giới ra ngoài. Bọn chúng thình lình có tên nào đến bây giờ để mặc tôi.

Vịnh mở cửa kho là Từ Sinh và mọi người ùa vào núp kín, trong khi Vịnh khép hờ cửa kho lại. Từ Sinh lấy làm lạ không hiểu người gác kho khí giới đâu, chàng bỗng chạm nhằm một xác người và mới rõ Vịnh đã gạt anh ta vào và giết rồi.

Còn vịnh đi trở lên trại đại tướng Chu Quỳ cung ông ta bàn luận chuyện nọ. Chu Quỳ vui sướng nếu bắt được bốn thớt voi thì sẽ có công to, bởi voi dùng ra trận một thớt mạnh như một đội quân nho nhỏ vậy.

Vịnh và Chu Quỳ uống rượu vì lúc đó trời đã chạnh vạnh là đến bữa cơm tối rồi.

Thì giờ đã trôi qua một cách hãi hùng hồi hộp. Bỗng nhiên Vịnh nghe ngoài rừng mấy tiếng pháo ầm lên và chỉ trong một loáng tiếng la hét trong trại náo động cả lên.

Vịnh biết ngay là giờ khởi nghĩa đã mở màn, nhưng vờ nói:

- Việc gì mà quân lính la ó như vậy kìa.

Vừa nói Vịnh vừa khép cửa lại như sợ lính tràn vào. Trong lúc đó đoàn tù nghe pháo nổ tức thì ùa cả ra chạy vùn vụt lên dinh trại Chu Quỳ, một toán ùa đến kho khí giới.

Còn Từ Sinh và mười người nghe tiếng pháo nổ và tiếng tù hò reo là họ đạp phăng cửa kho lấy khí giới ném ra ngoài thật mau lẹ.

Từ Sinh bước ra trước thì đoàn tù đã tràn lên dinh trại tướng Chu Quỳ.

Không đề phòng việc xảy ra thình lình như vậy, toán lính hộ vệ Chu Quỳ kinh sợ xông ra cản đoàn tù lại, nhưng mấy tên đó bị đạp nhẹp dưới chân đoàn tù đang tiến lên như thác ngàn cuồn cuộn chảy.

Không có gì mạnh cho bằng sức vùng dậy mãnh liệt của kẻ mất tự do giành tự do và quyền sống làm người trên quả đất, đoàn tù ốm yếu sợ sệt hôm qua bây giờ đã trở thành đoàn nghĩa quân hùng mạnh, giết giặc chỉ như trò chơi.

Ðoàn nghĩa quân tiến đến trại Chu Quỳ, xông thẳng vào trung môn giết tan lính hộ vệ và lướt tới hậu trướng của Chu Quỳ.

Mấy tên hầu cận của Chu Quỳ lật đật dùng cung mạnh để bắn, nhưng chúng chưa làm gì được thì toán nghĩa quân đã tràn đến như thác vỡ bờ.

Từ Sinh nhảy xổ đến đâm cho tên giặc một giáo làm hắn ngã gục xuống, chàng dơ chân đá mạnh cửa thì hai tên giặc to lớn núp sau hộc giương cung nhắm ngay chàng bắn một phát.

Người đứng gần Từ Sinh trông thầy la lên:

- Chết, chết.

Từ Sinh đã đề phóng từ trước nên khi nghe tiếng dây cung, chàng ngồi thụp xuống thì hai mũi tên cắm chặp vào cửa. Chàng quay lại định hạ kẻ bắn lén thì toán quân sau lưng chàng đã ào tới giết chết hai tên kia mất rồi.

Những tên giặc hộ vệ tướng Chu Quỳ mất vía bỏ chạy ra ngoài, xông về trại lính hy vọng nơi đó có lính đông dễ bề chống cự, nhưng chúng càng sợ hơn vì trại lính cũng bị nghĩa quân tấn công giết chết lính như cắt rạ.

Thật một trận chiến đấu vô cùng loạn sát, trong trại giặc lính đang dùng cơm thì đoàn nghĩa quân ào ào xông vào đụng tên nào đâm tên nấy.

Bọn lính giặc tuy đông mâ trong tay không có khí giới lại bị tấn công thình lình nên chúng bay hồn mất vía, chỉ còn có chạy trốn, nhưng chạy đường nào cho thoát khi đoàn nghĩa quân đã chận hết cửa ra vào.

Còn tướng Chu Quỳ bây giờ kinh sợ thất thần, ông ta tức giận như phát điên, cất tiếng cười ghê rợn và nói:

- Ta phải liều chết với bọn loạn quân nầy.

Vịnh nói ngay:

- Tôi tưởng ta nên đầu hàng mới còn tính mạng.

Chu Quỳ nói:

- Ðầu hàng thì kho tàng tích trữ lâu nay bị cướp mất còn gì? Thà đánh cá in ay chờ quân cứu viện. Mấy trại lính sẽ ào đến bây giờ.

- Tôi chắc trại lính tan tành cả rồi.

- Có đâu nhanh thế. Mấy trại không lẽ thua một lượt sao.

Vừa lúc đó nơi hậu phòng của tướng Chu Quỳ ba tay bộ tướng chạy đến nói:

- Tướng quân yên tâm. Chúng nó dù đông đến đâu cũng không làm sao xâm phạm vào đâu được. Mạt tướng xin kiên thủ dùng cung tên trị chúng thì chúng không dám vào .

Vịnh thừa hiểu nơi phòng của tướng Chu Quỳ là chắc chắn lắm.

Tướng Chu Quỳ cẩn thận xây dựng nó phòng lúc nguy nan. Nơi đâu cửa chắc như vách thành kiên cố, có chổ núp bắn ra mà người ngoài khó thấy.

Vả lại ba tên bộ tướng của Chu Quỳ là những tay tài giỏi vô cùng, tài võ nghệ cũng như tài bắn cung đều hơn mọi người.

Tuy nghĩa quân vây được, nhưng khó mà vào được mà còn bị nguy là khác. Dù họ có liều mạng xông vào cũng vô ích.

Ðã vậy bên ngoài còn có đến mấy trại lính. Nếu nghĩa quân không diệt hết cả lũ đó thì chúng sẽ kéo vào tiếp viện thì không chắc phần thắng về ai.

Vịnh bối rối làm sao, anh ta nghĩ không ra mưu kế gì cả, trong khi ba ba ương kia tìm nơi núp bắn ra ngoài.

Từ Sinh không phá nổi cửa, chàng chưa định gì được thì tên từ trong bay vụt ra làm hại mất mấy người làm toán quân hoảng sợ.

Ðể giữ vững quân thế Từ Sinh thét lính lui ra vây chặt còn mình đứng sát bên cửa và gọi to lên:

- Hỡi tướng Chu Quỳ, nhân danh tướng quân đoàn quân nghĩa dũng ta truyền lịnh cho ngươi đầu hàng. Ta hứa sẽ không làm hại ngươi.

Chu Quỳ không nói gì chỉ truyền cho ba bộ tướng bắn ra.

Còn Vịnh nghe vậy nên nói lớn cốt ý cho Từ Sinh ngoài cửa nghe thấy .

- Ta nên đầu hàng, cự lại có ích gì đâu, mà chịu chết. Ngài muốn sống hay muốn giữ kho tàng mà chết.

Chu Quỳ chưa nói gì vì ông ta không liệu được nên làm gì, còn bộ tướng của Chu Quỳ quyết cự lại để chờ tiếp viện. Bây giờ Từ Sinh lui ra ngoài và dùng cung định bắn những nơi lỗ trống mà ba bộ tướng núp bắn ra, nhưng khó mà thành công được. Kẻ núp bên trong thật kín đáo bắn ra thì dễ mà bắn vào thì khó ngàn lần.

Từ sinh biết thế nào Vịnh cũng dụ Chu Quỳ đầu hàng, nếu không anh ta sẽ lừa thế giết Chu Quỳ, nhưng chàng rất lo cho sanh mạng Vịnh. Khi Vịnh giết Chu Quỳ mà bị bộ tướng của hắn giết thì tội nghiệp hắn, chàng nghĩ ra một mưu kế và cùng mấy tên quân chạy vụt vào chổ cửa. Mấy tên quân dùng khiên đỡ tên cho chàng, còn quân đứng vòng ngoài bắn vào chổ núp của ba bộ tướng che chở cho chàng.

Từ Sinh đấm cửa và gọi lớn:

- Lần cuối cùng ta truyền cho tướng Chu Quỳ đầu hàng. Nếu không ta sẽ nổi lửa thiêu đốt nơi nầy ra tro ngươi chớ trách.

Tướng Chu Quỳ sợ xanh mặt, ba tên bộ tướng điếng hồn run rẩy khi nghe Từ Sinh hăm đốt. Bọn chúng nhìn nhau thì lẹ làng Vịnh thét to lên.

- Kìa, kìa? bọn chúng phá nóc lcó vào kia.

Ba bộ tướng giật mình nhìn lên thì Vịnh đâm ngay vào lưng Chu Quỳ một gươm và mở tung cửa ra tức thì Từ Sinh và quân lính kéo vào trói cổ ba tên giặc lại.

Tướng Chu Quỳ bị một gươm quá nặng trúng chổ nhược nên hắn chết không kịp ngáp.

Thế là đoàn nghĩa quân đã đánh tan quân môn của giặc. Bây giờ Từ Sinh cùng Vịnh kéo quân ra tiếp ứng các toán khác thì họ đã hạ xong mấy trại lính giặc rồi.

Bây giờ Từ Sinh đứng trên tướng đài nói lớn:

- Anh em nghĩa quân, chúng ta đã diệt tan trại giặc rồi. Vậy anh em nào tình nguyện phi ngựa cùng tôi ra tiếp ứng cho phó tướng Nguyễn Lộc.

Mọi người nhao nhao rập lên một tiếng xin đi thì Vịnh nói lớn:

- Chỉ cần những người mạnh khỏe và giỏi võ, biết cỡi ngựa mà thôi. Anh em phải ở lại giữ trại.

Một nhóm người đứng riêng ra tình nguyện lên đường. Thế là Từ Sinh và Vịnh dẫn đoàn kỵ binh xông ra trại, đến tiếp viện cho Nguyễn Lộc.

Về phần Nguyễn Lộc theo kế hoạch định sẵn, chàng cho quân núp giọc hai bên đường đi thủ sẵn cung tên chờ giặc đến.

Mọi người nằm im hồi hộp làm sao, ai cũng lo ngại nếu Vịnh mà trở lòng phản lại thì Từ Sinh và toán nghĩa quân chết hết mà chính họ cũng khó mà thoát khỏi nguy.

Sự chờ đợi của mọi người càng lúc càng hồi hộp hơn mà không thấy chi cả.

Nguyễn Lộc bình tĩnh ngồi trên mô đá cao, mắt nhìn về phía trại, chàng ta cùng mấy tay bắn giỏi thủ sẵn cung tên chờ đợi giặc đến.

Một lúc sau, bỗng Nguyễn Lộc đứng ngay dậy tra tên vâo dây cung vì chàng nghe tiếng vó ngựa. Tức thì chàng đưa tay ra hiệu cho quân lính sẵn sàng chiến đấu.

Toán lính nửa mừng nửa sợ, họ thủ sẵn khí giới hồi hộp chờ phút quyết liệt xảy ra.

Bỗng Nguyễn Lộc thoáng thấy toán ky binh của giặc phóng ngựa tới, thỉnh thoảng chúng đi chậm lại vì đá, gai cản trở chân ngựa. Ðoàn ky binh vô tình đi lọt vào vòng vây, chúng đi chậm lại vì đá cục, nhánh cây bỏ khắp đường. Tên tướng chỉ huy nổi giận nguyền rủa bọn tù không dọn đường sạch sẽ thì hắn ngã nhào xuẩn ngựa vì mũi tên của Nguyễn Lộc.

Tức thì muôn tiếng reo hò vang dội, muôn ngàn mũi tên từ bụi rậm bay tua tủa vào quân giặc.

Bị tấn công bất ngờ bọn giặc hòng gì tránh đỡ kịp, chúng ngã xuẩn lưng ngựa, còn những tên chưa bị nguy phóng ngựa chạy nhưng cây cối cùng đường, đá gai làm ngựa vấp té quăng chúng xuống đất.

Nguyễn Lộc hò quân bắn như mưa, lũ giặc chỉ còn có tìm chổ kín đáo núp bắn lại, nhưng chùn đã hao mòn hơn hai phần ba rồi.

Bị kém địa thế, lũ giặc hết phương chống lại nổi, chúng càng lúc càng bị nguy, muốn chạy cũng không xong mà muốn đánh cũng không biết kẻ thù đâu mà đánh.

Về phần ba chục ngươi tù đi sau họ đi co ro khúm núm như sợ giặc lắm, nhưng tình thật họ đi cứ ba người gần một tên lính giặc, chờ đợi lúc xảy ra .

Ðến lúc nghe tiếng la hét nghe pháo nổ ở phía trước lâ họ rút khí giới ra đâm, chém lính giặc túi bụi và đoạt ngựa, đoạt khí giới.

Chỉ trong một loáng, mười tên giặc không còn một mống nào cả.

Chúng bị giết mau lẹ vì chúng đâu ngờ bị tấn công như vậy. Vả lại, ba người có khí giới tấn công một kẻ bất ngờ thì kẻ ấy chạy đâu cho khỏi chết.

Bây giờ một người mạnh khoẻ to lớn, nói to lên:

- Anh em ta nên theo lệnh tướng quân Từ Sinh tiến chận đường của giặc nếu chúng trốn chạy về trại và để tiếp ứng toán kia. Tức thì ba chục người xông lên, có mười người cỡi ngựa phóng đến trước la to lên:

- Giết giặc, giết giặc.

Nguyễn Lộc thoạt trông thấy đoàn người đi đến, chàng nhìn kỹ thì biết quân của mình liền thét to lên:

- Xáp chiến. Xáp chiến.

Ðoàn quân rập một tiếng vang dội khu rừng, họ kéo ùa xuống xông vào hạ sát lũ giặc cướp nước làm chúng kinh sợ ném khí giới chạy tứ tán.

Ba chục người vừa đến còn hăng hái và mạnh khỏe họ ùa nhau đuổi bắt giặc và làm cỏ sạch kẻ thù.

Thật là một trận đại thắng vẻ vang nhờ mưu trí của Vịnh và sức nổi dậy của kẻ mất tự do.

Bây giờ Nguyễn lộc nói to:

- Anh em ta lấy hết khí giới của giặc và kéo nhau về tiếp ứng anh em trong trại.

Mọi người mau mau cướp khí giới cho mau và nhặt sạch cả những mũi tên ghim trong mình giặc rồi kéo nhau về. Nhưng họ vừa đi một đỗi là gặp ngay Từ sinh phóng ngựa tới.

Mọi người hiểu ngay là quân trong trại đã thành công nên hô to:

- Vạnh tuế nghĩa quân.

Hai toán quân gặp nhau vui mừng làm sao, kể cho nhau nghe chiến công của mình và kéo chạy về trại vì lúc đó mặt trời đã khuất núi lâu rồi.

Bóng đêm phủ xuống rừng núi âm u. Ðêm nay thú dữ được một bữa tiệc thịt người cướp nước. Bây giờ đoàn nghĩa quân canh gác nghiêm nhặt, Từ Sinh tướng quân họp đại nhân đến võ trường và đứng trên tướng đài truyền bá hiệu lịnh cho quân tướng.

Chàng hiểu dụ họ hãy hết sức giúp nước diệt kẻ thù cứu đất nước ra khỏi vòng áp bức của quân giặc, khuyến khích họ tập luyện, cố gắng để thành binh tướng giỏi đủ sức cự lại với quân thù. Tiếng hoan hô của đoàn nghĩa binh vang dội khắp nơi, sự hăng hái sung sướng của họ như nổi giông gió làm rạp cả một khu rừng.

Sau đó khắp các trại đều mở tiệc ăn mừng thắng trận . Tất cả đoàn tù hôm nay đã trở thành đoàn nghĩa quân anh dũng , mà người làm tướng là chàng tráng sĩ Lam Giang .
alt
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Công Nhân Nhập Cư Và Nữ Sinh Viên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nam Cường
Hắn Như Lửa
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc