Điển trác đại độ đáo tự nhiên, chân trại tri châu, tri huyện.
Ngật đích giai mỹ tửu, khỏa ẩm song mao tiêm.
Đáo liễu niên chung tương trướng toán, nã niên diệc số vạn.
Vạn ban mại mãi hảo tái, duy khai dương phố trực nan triều
Mỗi nhật tại mộc lan, vô tội thường tỏa thiên giam,
Lão bà giao cấp tài đông, bất dụng kết kế nhật xuyên.
Đãi hậu thập niên phân nhi nam, tài toán nhân tài lưỡng
Dịch thơ:
Trên đời mua bán rất nhiều
Chỉ riêng mở cửa hàng kiếm tiền
Bụng phệ gây ồn ào tự nhiên
Giữ chức tri châu, tri huyện ăn thì rượu ngon thịt béo
Khát uống song huân mao tiêm 1
Cuối năm đem nợ tính
Cả năm cũng kiếm mấy vạn
Trăm thứ mua bán đều tốt
Chỉ có mở cửa hàng khó sao
Hàng ngày trong chòi gỗ
Không tội thường ngồi nhà giam
Vợ giao cho tài chủ
Không hề tính toán mặc ăn
Hầu hạ mười năm tách con trai
Xem ra lừa được người lẫn của.
Lại nói chuyện Phùng Thị Tú Anh sai con yêu tới khẩn cầu thầy giáo Chu viết cho một lá đơn kiện. Tả Liên Thành nói:
- Đơn đã viết xong rồi.
- Phùng thị đón lấy đơn kiện, dùng mảnh lĩnh trắng gói lại cẩn thận, lại xé vạt áo của con ra, luồn bọc lĩnh trắng vào trong, khâu lại cẩn thận, dặn dò, nói:
- Sau khi vào kinh dâng đơn kiện, tuyệt đối không được trình mảnh lĩnh trắng này lên. Mảnh lĩnh trắng này vốn là kỷ vật của hai mẹ con.
Tả Liên Thành trả lời, nói:
- Con biết rồi!
Phùng thị vội sai người hầu bày hương án. A hoàn Xuân Hồng trải thảm đỏ lên. Hai mẹ con thắp hương khấn cùng trời đất nói:
- Cầu các bậc thần linh, phù hộ cho con lên kinh đi kiện, dọc đường bình an, kiện đổ Quốc Thái, báo mối oan cừu. Được vậy mẹ con tiểu nữ lập đàn cúng tế, tạ ân trời đất.
Cầu khấn xong, hai mẹ con đứng dậy. Tả Liên Thành lập tức khoác hành lý lên vai, định đi ngay. Phùng Thị Tú Anh vội nói:
- Con yêu hãy chậm bước, nghe mẹ dặn dò đôi lời: Nay con lên kinh thành, dọc đường đi phải chăm hỏi đường lối. Trên đường sáng đi, tối tìm quán trọ nghỉ lại, chớ nên dùng nghỉ tại miếu hoang, đồng trống, e đêm đen lắm mối hiểm nguy. Hãy nhớ kỹ, chớ nên nghỉ lại nơi cô miếu. Bởi miếu hoang thường có lũ người xấu cướp đường. Nếu ngồi thuyền vượt sông phải ngồi cho vững, không được đứng. Nếu ai có hỏi con đi đâu, không được nói thật với họ. Nếu có người đi cùng con, con hãy đi cách họ xa một chút. Nếu tới uống nước bên giếng, phải đứng cách xa miệng giếng một chút, đề phòng kẻ xấu ám toán. Những điều này con phải nhớ kỹ lấy.
Tả Liên Thành nói:
- Thưa mẹ, con nhớ cả, không cần mẹ phải dặn lại.
Nói xong, vai khoác bao hành lý, bước thẳng ra ngoài.
Phùng thị tiến lên, đưa tay ra, kéo cậu lại, khóc, nói:
- Con ngoan bảo mẹ sao nỡ xa rời con.
Tả Liên Thành khuyên mẹ, nói:
- Mẹ ơi, xin chớ khóc. Con vào kinh dâng cáo trạng, nếu mẹ khóc lóc, đau buồn như vậy, bảo con trên đường đi yên lòng sao nổi? Hơn nữa, nếu để người khác biết, hắn đi báo với Quốc Thái, Quốc Thái sẽ sai hung nô của hắn mang theo đao ngắn đuổi theo, dọc đường giết chết con. Nếu vậy, thứ nhất không thể rửa sạch mối thù của cha, thứ hai nhà họ Tả sẽ hết đường hương hỏa. Vậy sao được?
Phùng thị hỏi:
- Theo ý con thì phải làm sao?
Liên Thành nói:
- Theo ý con, sau khi con đi rồi, mẹ hãy sai Tả Hồng đi mua một cỗ quan tài, để trong sân. Những lúc nhớ con, mẹ hãy nhìn cỗ quan tài ấy mà khóc. Không ai hỏi thì thôi, còn nếu có người hỏi, mẹ hãy nói: "Chồng thết oan uổng, con trai yêu của tôi nhớ cha nó, hôm nay khóc, ngày mai lại kêu gào. Nhớ tới chồng thiệt chẳng thiết sống nữa."
Phùng thị nghe vậy, mắt lưng tròng, nói:
- Mẹ nhớ rồi. Làm như vậy có thể che tai, lấp mắt của kẻ khác. Con ta hãy lên đường.
Tả Liên Thành dập đầu lạy mẹ bốn lạy, đứng dậy, khoác theo tay nải, đi ra theo lối cửa sau, rời khỏi dinh cơ nhà họ Tả.
Không lâu sau đã tới huyện Ân. Vượt qua thành, lên đường lớn, nhắm hướng Bắc thẳng tiến. Chợt thấy trước mặt có ba con đường lớn, trong lòng chợt ngần ngừ, không biết con đường nào dẫn tới Bắc Kinh. Còn đang chưa biết phải làm sao, chợt thấy từ phía chính Đông có một cụ già đi tới, trong lòng chợt vui, bèn tiến tới gần, cung kính thi lễ, miệng nói:
- Cụ ơi xin cho con hỏi: Con đường nào dẫn tới Bắc Kinh? Xin cụ thương tình chỉ cho cháu biết.
Ông lão nghe hỏi, dừng lại, đưa mắt nhìn, thấy kẻ hỏi đường chỉ là một chú bé chừng mười hai, mười ba tuổi, thiên đình đầy đặn, địa cát tròn, cử chỉ chính trực, nói năng lọt tai, trong lòng nghĩ thầm:
- Đứa bé này không giống với đám trẻ nhà nông, chắc nó được học hành dạy dỗ chu đáo. Có lẽ do học bài không thuộc, sợ bị đòn nên bỏ chạy đây. Chi bằng ta hỏi cho rõ rồi đưa nó trở về nhà, tất nhà nó sẽ có quà hậu tạ.
Chủ ý đã định, bèn hỏi:
- Cháu bé ngoan, nhà ở nơi nào? Tên họ là gì, có việc gì phải lên kinh? Cháu phải nói thực, ta mới chỉ cho cháu biết đường lớn dẫn tới kinh thành.
Tả Liên Thành nghe hỏi vậy, vội giấu đi sự thực , nói dối rằng:
- Cụ ơi nhà cháu ở thôn trang cách thành huyện Ân này tám dặm về phía tây. Bởi cha cháu lâm bệnh qua đời, anh ruột cháu buôn bán trên kinh, mẹ cháu sai cháu lên kinh tìm anh trai gọi về chịu tang, cháu đi tới đây, gặp một lúc ba con đương cầu mong lão gia chỉ lối giúp, công ơn ấy thực lớn vô chừng. Cháu họ thạch.
Ông lão nghe vậy, tin là thực, nói:
- Cháu nhỏ, cháu không biết đó thôi. Con đường lớn phía Tây đây dẫn tới phủ Bảo Định. Còn con đường lớn phía Đông này dẫn tới Thiên Tân. Con đường chính giữa là trường quốc lộ nối liền chín tỉnh, là đường lớn dẫn tới Bắc Kinh.
Tả Liên Thành nghe vậy, vái một vái thực sâu, nói:
- Đa tạ lão nhân gia đã chỉ lối.
Rồi chào ông lão, nhắm con đường lớn chính giữa cất bước.
Đang bước đi, ngửa mắt trông lên, chợt thấy mình ba ngọn gió xoáy cản lối. Tả Liên Thành nghĩ thầm:
- Những ngọn gió xoáy này là thực. Đúng rồi. Mười ba ngọn gió xoáy này chính là mười bộ vị cử, lam sinh bị tên gian tặc Quốc Thái giết hại oan uổng. Trong số đó có cả cha ta, cả thảy là mười ba oan hồn tới đây bảo hộ cho ta lên Bắc Kinh báo thù rửa hận. Hẳn là vậy.
Rồi hướng về phía mười ba ngọn gió xoáy, nói:
- Nếu có cha thác oan, xin hãy tới trước mặt con nhỏ, dừng lại. Nếu vậy con mới tin là thực.
Chưa khấn hết câu, chợt thấy một ngọn gió xoáy ở chính giữa bốc cao ngất trời. Tả Liên Thành thấy vậy vội quỳ sụp xuống lạy, khóc nói:
- Cha chết oan uổng, cùng mười hai vị tiền bối xin hãy phù hộ cho Tả Liên Thành lên kinh dâng đơn kiện được bình an, cũng là rửa sạch nỗi oán hận của mọi người.
Còn đang khấn khứa, bên tai chợt vang lên tiếng nhạc ngựa tiến lại. Quý vị hẳn không thể nào biết được. Kẻ cưỡi trên lưng ngựa chính là gia đinh của tri huyện Ân. Thì ra tên hàng xóm nhà họ Tả tên gọi Triệu Đại Long, ngày thường vốn chẳng ra gì chỉ biết dối trá kiếm sống. Tên vô lại Triệu Đại Long ngày thường hay tới nhà họ Tả vay mượn, không toại nguyện nên sinh lòng oán giận. Nay thấy Tả Đô Hằng va chạm với tuần phủ Quốc Thái, bị xử tội chém đầu, lại thấy Tả Liên Thành mang theo gói hành lý nhỏ vội vàng lén ra khỏi cổng sau, nhắm hướng Bắc thẳng tiến, trong lòng thầm nghĩ: "Xem bộ dạng, chắc nó lên Bắc Kinh dâng đơn kiện. Sao ta không tới huyện báo tin này, bắt nó về. Chắc chắn ta sẽ được ban thưởng. Lại hả được mối hận trong lòng ta bấy lâu nay". Nghĩ xong, vội vàng lên huyện báo tin. Tri huyện Nhiệm Tam Phong nghe báo, nghĩ thầm: "Không ổn! Nếu để hậu nhân nhà họ Tả lên kinh kiện, bản huyện ta cũng bị liên lụy, chắc khó tránh khỏi lôi thôi. Phải ra, cây muốn lặng mà gió chẳng muốn dừng, đã làm phải làm cho đến chốn. Chi bằng ta hãy bắt hậu nhân nhà họ Tả dâng cho tuần phủ. Làm vậy tuần phủ sẽ nể mặt ta, thăng chức cho ta. Thực là nhất cử lưỡng tiện". Rồi ngầm sai hai tên gia đinh, dặn chúng làm như vậy, như vậy. Hai tên gia đinh vội nhảy lên lưng ngựa, phóng như bay. Xem ra sắp đuổi tới nơi, chợt thấy mươi ba ngọn gió xoáy trổ thần oai, dựng lên cao ngất trời, cuốn cát bay, đá chạy ầm ầm, bọc Tả Liên Thành vào giữa. Đá cát ngất trời khiến hai tên gia đinh tối mặt tối mũi, đành phải giật cương, thúc ngựa chạy trở lại. Hai tên nghĩ ngợi một hồi, bàn với nhau, nói:
- Ta với họ Tả vốn không thù, không oán, tội gì phải đuổi theo? Chúng ta hãy trở về nha môn, nói rằng không đuổi được. Thế là xong.
Rồi cùng nhau quay về.
Tả Liên Thành hằng ngày theo luồn gió xoáy tiến lên. Dãi gió dầm sương, trèo đèo vượt suối, đói ăn, khát uống, ngày đi, đêm nghỉ, ròng rã nhiều ngày trời, hôm ấy đã thấy thành Bắc Kinh thấp thoáng nơi xa. Không lâu sau đã tới ngoài thành, chợt thấy luồn gió xoáy tan đi mất. Cậu bèn sải bước, tiến vào phủ Chương Nghi, theo đường lớn đi tới chợ rau. Đi hết đường, thấy một ngã ba, một lối rẽ về phía Đông, một ngã rẽ sang hướng bắc, bất giác trong lòng thoáng ngần ngừ, không biết nên theo lối nào đi kêu oan. Còn đang luống cuống, chợt thấy phía trước có hai mươi tư thớt tuấn mã ào ào tiến lại. Người ngồi trên lưng ngựa đều mang cung, cài tên, lưng giắt đao, bên trên là một chiếc lọng lớn màu hồng, bên dưới che tán màu lục cùng một cỗ kiệu, trong lòng nghĩ thầm: "Ta vẫn nhớ lời thầy dặn. Nếu lên kinh dâng đơn kiện, cần phải dâng cho quan ngồi kiệu, họ mới có thể đứng ra phân giải giúp. Chi bằng giờ ta hãy ra kêu oan". Thấy cỗ kiệu lớn tới gần, cậu liền quỳ xuống, miệng kêu vang:
- Oan uổng!
Ngô đại nhân vội lệnh hạ kiệu, hỏi:
- Chú bé này có oan khiên gì? Hãy kể rõ cho ta nghe.
Tả Liên Thành vội nói:
- Bẩm đại nhân. Xin hỏi quý tính đại danh của ngài. Ngài hiện giữ chức gì? Tiểu nhân nghe rồi mới dám kể ra nỗi oan của mình.
Ngô đại nhân mãn chơi, nói:
- Thằng bé người thật là vô lý. Sao dám hỏi ngược lại bản soái như vậy? Bản soái cũng không trách ngươi. Bản soái vốn người phủ Võ Định tỉnh Sơn Đông, giữ chút quan Trấn điện tướng quân, tên gọi Ngô Năng.
Tả Liên Thành nghe vậy, lúc này mới nở nụ cười, đứng dậy, tay xách túi nhỏ, xoay mình bỏ đi. Ngô đại nhân thấy vậy, tỏ vẻ không vui, nói:
- "Lôi thằng bé kia lại đây!"
Đám kiệu vệ không dám chậm trễ, vội xông lên, tóm lấy tả Liên Thành, lôi trở lại, ném xuống trước kiệu. Ngô đại nhân đưa tay chỉ nó, mắng:
- Giỏi cho tên nhãi ranh vô tri. Người muốn kiện là kiện, không muốn kiện thì thôi sao? Bản soái bắt ngươi phải đưa đơn kiện lên. Mau trình đơn kiện lên đây.
Tả Liên Thành nói:
- Bẩm đại nhân, không phải tiểu nhân không muốn đưa đơn kiện cho ngài, chỉ vì tên húy của đại nhân là Ngô Năng, tiểu nhân nghĩ: Đã là "Ngô Năng" tất là kẻ vô năng 2 do đó mới không trình đơn kiện lên. Nay đại nhân đã cho phép tiểu nhân kiện, tiểu nhân không có đơn kiện, chỉ biết dùng miệng kể lại. Tiểu nhân muốn kiện một viên quan, chỉ e đại nhân không lo nổi.
Ngô đại nhân nghe xong, khẽ nở nụ cười, nói:
- Thằng nhãi ranh người dám khinh thường bản soái. Bản soái giữ chức Trấn điện tướng quân. Cửu khanh tứ tướng, bát đại triều thần, năm phủ sáu bộ, công tử vương tôn, mũ vàng mũ đỏ, mười ba khoa đạo, bối lặc, vương gia ta vẫn gặp mặt hàng ngày huống hồ đám quan ngoại tỉnh. Các loại quan phủ, huyện, châu, tỉnh, đám cử nhân, giám sinh, cường hào, ác bá ngươi cứ việc kiện lên. Bản soái nhất định nhận đơn, xử cho ra nhẽ. Ngươi họ là gì, gọi tên chi? Nhà ở tỉnh nào, phủ nào, huyện nào? Có nỗi oan gì? Kiện cáo ai? Hãy mau lần lượt nói ra.
Tả Liên Thành nói:
- Bẩm đại nhân. Tiểu nhân nhà tại Tả gia trang, cách huyện thành huyện Ân tám dặm về phía Bắc, thuộc huyện ân, phủ Đông Xương tỉnh Sơn Đông. Tiểu nhân tên gọi là Tả Liên Thành. Bởi tiên phụ chết rất oan uổng nên mới lên kinh dâng đơn kiện. Tiểu nhân kiện huyện lệnh huyện Ân, Hoàng tri phủ, Thụy bố chính, tuần phủ Quốc Thái. Kiện họ lừa dối thánh thượng làm điều tệ hại, làm khổ lê dân, ngụy tạo, gán cho tiên phụ tội mua chuộc lòng dân, mưu đồ tạo phản, chém chết cha của tiểu nhân, treo đầu thị chúng. Trước đó đã chém đầu mười hai giám sinh khác, thêm phụ thân tiểu nhân nữa, cả thảy là mười ba người. Chỉ mong đại nhân ban ân, nhận án, chuyển giúp một bản tấu lên Hoàng thượng. Tiểu nhân dù phải chết xuống suối vàng vẫn không dám quên ân đức của đại nhân.
Ngô đại nhân nghe xong, nói:
- Chú bé. Tuổi cháu còn nhỏ, lại dám đi kiện những vị quan lớn như vậy, tội ấy không nhỏ. Bản soái thực không dám nhận đơn. Cháu hãy tới nha môn Đô Sát Viện mà kiện.
Rồi vội giục binh mã, khiêng kiệu đi về hướng Tây.
Tả Liên Thành bất giác sững mình, nghĩ thầm:
- Thế thì khó cho ta rồi, ta biết lên đâu dâng đơn kiện đâyl
Đứng cạnh có một người, nói:
- Chú bé, đừng đứng ngây ra đó nữa. Chú xem, kiệu lớn của Lại bộ thượng thư Lưu lão đại nhân đang tới đó. Chú hãy đuổi theo mà kêu oan, chắc chắn chú sẽ kêu được.
Tả Liên Thành ngẩng đầu nhìn sang, quả nhiên thấy hai hàng quân cưỡi ngựa, phía sau có một chiếc kiệu cũ nát, vội chạy kêu oan. Chợt thấy cỗ kiệu rẽ sang hướng Bắc. Tả Liên Thành đuổi sang hướng Bắc, lại thấy kiệu lại rẽ về hướng Đông, đuổi theo không kịp. Ngẩng đầu nhìn lên, đã thấy tới cửa Thuận Trị, bèn tiến thẳng vào. Theo đường lớn đi ngang qua lầu Đơn Bài, không lâu sau lại vượt qua lầu Tứ Bài, mạnh dạn đi trước, thấy bên Đông con đường có một ngõ nhỏ. Ngươi đi ra, đi vào ngõ ấy đều mặc áo đỏ, áo vàng, trong lòng thầm nghĩ: "Nếu ta tiến vào ngõ này, chắc chắn sẽ tới được nơi ở của Hoàng thượng. Sao ta không tới trước mặt Hoàng thượng mà kêu oan. Vậy chẳng phải gần hơn việc tìm các nha môn khác mà kiện hay sao?". Nghĩ xong, mạnh dạn tiến thẳng vào trong ngõ. Ngẩng đầu nhìn lên, thấy một tòa nhà cực lớn, cực đẹp. Có tượng ngựa đá bên ngoài có cắm hai cây cờ lớn ở hai bên tả, hữu. Qua cổng nhìn vào, thấy giữa sân đặt một chiếc cung lớn lại có ba cây cầu đá trên cầu cũng có hành lang cũng bằng ngọc thạch. Bên trên cổng lớn khắc ngũ cầm lục thú, ngói lưu ly như vàng, cửa đóng đinh hoa, có mười ba bậc thềm lát bằng Hán bạch ngọc. Tả Liên Thành dừng bước, nghĩ thầm: "Đây chính là bát bảo cửu long đình. Nếu ta không dâng đơn kiện ở đây, bỏ qua chốn này, sẽ chẳng còn nơi nào mà dâng đơn kiện nữa". Nghĩ xong, vọng vào trong, hét lớn:
- Tiểu dân bị oan! Tiểu dân bị oan!
Tiếng kêu gào của Tả Liên Thành đã làm kinh động tới đám Lạt Ma tăng đang ở bên trong. Họ vội chạy ra ngoài xem xét Tả Liên Thành thấy từ bên trong có một đám người toàn mặc áo vàng, áo đỏ chạy ra, trong lòng thầm mừng rỡ, nghĩ thầm: "Lần này ta kêu kiện được rồi. Nghe tiếng kêu của ta, cả đám đại hoàng thượng, tiểu hoàng thượng, ngay cả lão hoàng thượng cũng chạy ra nốt". Nó vội quỳ sụp xuống bên ngoài, miệng kêu oan:
- Bẩm Vạn tuế gia, tiểu dân bị oan?
Rồi dập đầu lạy như giả gạo. Đám Lạt Ma thấy vậy biết ngay đứa nhỏ này không phải là người trong kinh thành, thấy ngôi chùa này tưởng nhầm là chốn nha môn, bèn kéo lên định trêu chọc Tả Liên Thành.