Khi người đời sau nhắc đến nữ nhân cổ đại, thật sự giống như tiên tử không nhiễm khói lửa bụi trần, chuyện gì cũng không thể làm, hoặc là nói chuyện gì cũng không cần làm, ngồi ở trong khuê phòng lặng lẽ qua cả đời.
Sau khi đi tới cổ đại, Tiểu Ngọc mới biết những nhận thức này thật là quá hoang đường. Ít nhất khi nàng sống ở thời đại này, nữ nhân muốn làm việc không ít hơn so với nam nhân.
Những nữ tử nhà nghèo, phải giúp cày ruộng, khi về nhà còn phải ngồi trước khung cửi không ngừng dệt vải bán kiếm tiềm, còn phải sinh con dưỡng cái, hầu hạ cơm áo cả nhà.
Nữ tử bậc trung, hoặc là đi học nấu ăn làm đầu bếp, hoặc là nắm giữ đôi tay may vá thêu thùa tốt thì làm tú nương, hoặc làm ăn buôn bán trong nhà – giống như Văn Quyên và Thanh Tranh, lúc đầu vốn làm việc giúp phụ thân.
Mà nữ nhân tầng lớp xã hội, cần phải làm việc thì càng nhiều hơn. Nữ nhân “phụ công” này chỉ có thể chăm sóc cơm ăn áo mặc của tất cả mọi người và cả việc nhà, những chuyện vụn vặt này trong gia tộc đều do nữ nhân quản lý. Chủ mẫu gia đình giàu có, phải trợ giúp trượng phu buôn bán, còn phải mang theo người làm đi thu tô của các tá điền. Mà phu nhân quan gia, ngoại trừ quản lý tốt mọi chuyện trong nhà, còn phải giúp trượng phu “ngoại gia”, lui tới cùng với những phu nhân khác, thay trượng phu đi kết giao với càng nhiều nhân vật.
Lúc đó có tục ngữ nói đúng: “Mặc dù nữ tử lấy dịu dàng thùy mỵ là đức, nhưng cứ luôn thẹn thùng, không hiểu chuyện đời, thì cũng như người gỗ, kẻ ngốc!
Tiểu Ngọc cảm thấy nàng có khoảng cách nhất định với từ “kẻ ngốc” này, nàng sẽ không ngây ngốc đợi ở trong nhà. Nghe Tần Xuân Nhạn nói tú trang mà Thanh Tranh khai trương buôn bán không tệ, nàng cũng hứng trí muốn vào trong thành xem một chút.
Bây giờ nàng đã mang thai hơn sáu tháng, tình huống của thai nhi rất tốt tương đối ổn định, Tần Xuân Nhạn cũng khuyến khích nàng mỗi ngày nên đi lại nhiều một chút, có thể giúp dễ sinh. Tuy nhiên, không thể vận động mạnh hay đi đường dài, nếu không Tiểu Ngọc đã sớm không để ý đến uy hiếp của hải tặc mà tự mình chạy lên thuyền đến Lâm An gặp Tống Tiềm rồi.
Tống Tiềm thông qua dịch trạm ở Lâm An gửi đến một phong thư, tuy rằng không dài, lại rất triền miên.
“Hồng tiên tiểu tự. Thuyết tẫn bình sinh ý.
Hồng nhạn tại vân ngư tại thủy. Trù trướng thử tình nan ký.
Tà dương độc ỷ tây lâu. Diêu sơn kháp đối liêm câu.
Nhân diện bất tri hà xử, Lục Ba y cựu Đông Lưu.” *
* Dịch:
Chữ viết trên giấy đỏ. Nói về nguyện vọng cả đời.
Chim nhạn sống trên mây, cá sống trong nước.
Phiền muộn tình cảm khó gửi gắm. Chiều tà đơn độc nhìn về phía tây.
Núi xa vừa vặn thành móc câu. Người không biết ở nơi nào, sóng nước vẫn chảy về phía đông.
Là Thái Bình Tể Tướng Yến Thù 《thanh bình nhạc》. Tiểu Ngọc đọc đi đọc lại những từ này, miệng giống như ngậm thanh quả, dư vị chua chua ngọt ngọt, bấm ngón tay đếm ngày xem còn bao nhiêu lâu nữa mới có thể đoàn tụ với Tống Tiềm. Ít nhất cũng phải nửa năm nữa đi!
Tống Tiềm không ở bên cạnh, ngày cũng trôi qua rất nhanh. Tiểu Ngọc tìm một ngày cuối thu khí trời tốt, liền dẫn theo mấy người Huệ Nương và Ngưu Bưu Trần Phú ngồi xe ngựa đi vào trong thành xem rốt cuộc tình trạng của tú trang thế nào.
Cửa hàng của Trần Văn Vũ vốn buôn bán rất thịnh vượng, bằng không Chu thị sẽ không thèm thuồng hai gian cửa hiệu này như vậy. Chẳng qua hiện giờ mỗi ngày Chu thị đều sống trong sợ hãi, lo lắng không biết có phải bản thân bị người tra ra làm chuyện ác hay không. Người này nhiều tư tưởng xấu, lá gan lại cực kỳ nhỏ. Cho nên Thanh Tranh mở tiệm, lại không bị bất kỳ cản trở gì.
Phong cách hành sự của Thanh Tranh rất khiêm tôn, không thích xuất đầu lộ diện, bố trí trong tiệm, an bài người đều do một tay Hải Đường xử lý. Từ lúc nghe xong lời Tiểu Ngọc bàn bạc với Lâm gia, quả nhiên Tô gia khẩn trương hơn, thái độ với Đỗ chưởng quầy tốt lên rất nhiều, xuất ra thành ý muốn hợp tác.
Hải Đường không có trượng phu, một lòng chuyên tâm vào những thứ làm ăn buôn bán này, cũng cảm thấy vui mừng. Nàng còn nghĩ về sau nếu Trần Văn Vũ thành thân với Thanh Tranh, nàng và Thanh Tranh chính là chị em dâu, hì hì! Hơn nữa còn có thể dính với nhau ở một chỗ. Lại còn thu dưỡng một đứa nhỏ của Trần Văn Vũ để kế thừa mấy sản nghiệp này – Hải Đường càng nghĩ càng thấy vui vẻ, vì vậy càng tận tâm tận lực sắp xếp mọi thứ trong tú trang, làm việc cực kỳ thỏa đáng.
Tiểu Ngọc đi tới trước tú trang, xuống xe ngựa, quan sát cửa hàng tú trang thanh nhã này.
Khi mới quen Thanh Tranh, Tiểu Ngọc chỉ biết Thanh Tranh không giống phàm tục. Một gian nhỏ hẹp và ba mét vải xanh qua tay nàng bố trí đẹp không sao tả xiết, cho nên khi Tiểu Ngọc mua Mỹ Ngọc phường còn mời riêng nàng đi theo giúp.
Người tới lui trong tú trang không ít, nhưng nơi này lại không nhiễm một hạt bụi, trên tường treo rất nhiều tranh thêu, xem ra là mấy ngày này Thanh Tranh rảnh rỗi nhàm chán nên thêu chơi, mỗi bức đều là tinh phẩm. Chim hoa tôm cá, cảnh tượng sông núi, mỹ nhân xinh đẹp, đa dạng đến mức Tiểu Ngọc đếm không hết.
Nếu Trần Văn Vũ có thể lấy được Thanh Tranh, thì không biết là phúc khí tu luyện mấy đời!
Tống phu nhân, người tới rồi? Một nha hoàn mặc áo xanh bước ra từ sau tấm bình phong, mi thanh mục tú, chính là tiểu tỳ Thu Lam của Hải Đường.
Tới xem một chút, Thanh Tranh đâu? Tiểu Ngọc cười hỏi.
Ở phía sau dạy các cô nương thêu. Tống phu nhân, Huệ Nương tỷ tỷ, mời hai người đi theo ta. Thu Lam bị Hải Đường phái đến giúp Thanh Tranh chào hỏi khách nhân. Tuy nàng ít tuổi, nhưng từ nhỏ đã đi theo Hải Đường học hỏi, nên rất có mắt nhìn.
Lúc đi tới viện, nhìn thấy trong sương phòng không lớn bày bốn bức tranh thêu, các tú nương đang thêu uyên ương lên mặt chăn theo chỉ dẫn của Thanh Tranh. Tiểu Ngọc, ngươi đến rồi? Thanh Tranh nhìn thấy Tiểu Ngọc từ từ bước vào phòng, không khỏi tiến lên đỡ nàng: Bụng lớn như vậy dao không ở Tần gia nghỉ ngơi, chạy đến đây làm gì.
Không phải là vì nhớ ngươi sao. Thanh Tranh, những cái chăn thêu uyên ương này là người ta đặt làm à? Tiểu Ngọc nhìn các nàng thêu theo một khuôn mẫu, phỏng đoán loại chăn tơ lụa thêu uyên ương này rất quen thuộc, hẳn là đồ dùng cho hôn lễ.
Thanh Tranh cười nói: Ừ, có vị Thương gia thấy hàng mẫu ta đặt ở bên ngoài, nói muốn thêu ba mươi con, ta để cho các nàng thêu, nhìn có được không?
Ba mươi con? Tiểu Ngọc chặc lưỡi hít hà, người nào lại bỏ ra số tiền lớn như vậy. Giá của loại tranh thêu này rất xa xỉ, một cái ít nhất phải mười lăm xâu tiền, ba mươi con là gần năm trăm xâu, với số tiền đó có thể mua được một ngôi nhà nhỏ rồi!
Là một người Ba Tư! Thu Lam giải thích nghi ngờ của Tiểu Ngọc.
Đúng rồi, chỉ có người Ba Tư mới tiêu tiền như nước như vậy, nhưng chỉ cần bọn họ mang về bán qua tay, hẳn là có thể kiếm được không ít.
Minh Châu là cảng quốc tế, khắp nơi đều là thương nhân Ba Tư, khuôn mặt rất lớn. Lúc đầu khi Tiểu Ngọc nhìn thấy còn rất kinh ngạc, qua một thời gian liền quen.
Rời khỏi tú trang, Tiểu Ngọc còn muốn đi dạo một chút, cứ tiếp tục đi về phía Minh Châu. Lúc này đã tháng mười, thời tiết ở Minh Châu rất đẹp, đi trên đường bên trong không khí còn mang theo mùi tanh nhàn nhạt khiến người ta vô cùng thoải mái.
Lại một đội thương nhân Ba Tư đi qua bọn họ, một người có vóc dáng cao lớn khi nhìn thấy Tiểu Ngọc hai mắt chợt sáng lên, bước chân dừng lại.
Tiểu Ngọc không để ý có người nhìn mình, còn vui vẻ nói chuyện với Huệ Nương. Người Ba Tư này thấy Ngưu Bưu Trần Phú, hai người nam nhân đi theo bên cạnh nàng, liền bỏ đi ý niệm ngăn cản Tiểu Ngọc, chỉ nói một tiếng thoát khỏi đội ngũ, chậm rãi đi theo phía sau Tiểu Ngọc.
Tiểu Ngọc không biết, nguy hiểm đang chậm rãi đi theo phía sau lưng nàng……