https://truyensachay.net

Nàng Không Muốn Làm Hoàng Hậu

Chương 27: Tài nữ uyên bác!

Trước Sau

đầu dòng
Edit: Khả Khả

“Ngu gia?” Vân Kiều hiếm khi nhìn thấy phản ứng này của ma ma, khiến nàng càng thêm tò mò: “Hình như ta chưa từng nghe ma ma nhắc đến gia môn này!”

Trước đây, Lương ma ma từng cẩn thận dạy nàng các xuất thân và mối quan hệ của các quý nhân trong Kinh Thành, tuy quá trình học đối với Vân Kiều vô cùng khổ sở nhưng nàng đều nhớ hết.

Tuy nhiên trong những đại quan thế gia ấy không có họ Ngu.

“Chuyện này nói ra rất dài…” Lương ma ma trầm ngâm một hồi, song, bà cũng không nói rõ với nàng, chỉ nói: “Lão nô muốn đi qua đó hỏi thăm vài câu!”

Vân Kiều không quen vị mỹ nhân bạch y trong đình kia, càng không biết tên họ, thân thế của nàng ta, cho nên không tiện đi theo, nàng gật đầu: “Ma ma cứ đi đi. Ta và Thiên Thiên ngắm nghía quanh đây, sẽ không đi lung tung!”

Trên danh nghĩa, Vân Kiều và Lương ma ma là chủ tớ nhưng vì bà có mối quan hệ đặc biệt với Bùi Thừa Tư cho nên trước giờ nàng đều khách khí, kính trọng bà.

Có nhiều lúc, nàng thật sự phải suy đoán tâm tư của Lương ma ma để hành sự.

Tỷ như hiện tại, tuy Lương ma ma không nói rõ ra, nhưng Vân Kiều mơ hồ cảm nhận được bà không muốn nhắc đến chuyện của Ngu gia với nàng, cho nên nàng cũng không cưỡng cầu.

Cho dù thấy Lương ma ma ở lại trong đình một lúc lâu, gương mặt trước giờ chỉ có nghiêm nghị nay lộ rõ thương cảm, Vân Kiều cũng không chủ động đề cập đến việc này.

Ngược lại, sau khi Lương ma ma bình tĩnh lại, bà phát giác bản thân có điều không đúng, nhân lúc dùng cơm chay bà chủ động nói về chuyện của Ngu gia.

Ngu thị vốn là dòng dõi cao quý ở Kinh Thành.

Ngu gia từng có một nữ nhi quốc sắc thiên hương được tuyển vào hậu cung, vừa hay ở chung cung điện với Yến thị, là mẫu thân của Bùi Thừa Tư. Mấy năm ở chung, tình cảm khắng khít thân thiết với nhau giống như tỷ muội.

Khi đó, Vi Quý Phi được sủng ái nhất hậu cung, cách hành xử của bà ta độc đoán ngang ngược đến mức ngay cả Trần Hoàng Hậu xuất thân hiển hách cũng phải né tránh, chứ đừng nói đến những cung phi khác.

Ngu, Yến hai nhà không có ý định tranh sủng, họ chỉ muốn sống một cuộc sống yên bình chốn thâm cung, nhưng ai nào ngờ, Yến thị lại may mắn có thai trong một lần sủng hạnh hiếm hoi.

Mang long tự vốn là chuyện đại hỷ nhưng khi đó trong lòng bà chỉ có sợ hãi.

Sau khi, hài tử của Quý Phi chết non, trong cung giống như bị nguyền rủa, chưa có phi tần nào mang thai mà có thể thuận lợi sinh hài tử, hoặc là sảy thai, hoặc là chết vì khó sinh, một xác hai mạng.

Những việc này, trong lòng ai cũng đều có suy đoán.

Nếu muốn điều tra thì không phải không có manh mối, nhưng căn bản Thánh Thượng không muốn truy cứu, sau một hồi ban thưởng để trấn an, chuyện đó xem như cho qua.

Sau khi hai người cân nhắc đấu tranh nhiều lần, cuối cùng nảy sinh ra ý tưởng táo bạo, đó là giấu nhẹm tin tức Yến Thị có thai, đợi sau khi sinh hài tử sẽ lén đưa ra ngoài cung.

Đương nhiên, để giấu giếm được họ đã tốn không ít công sức, cũng từng có lần suýt bị bại lộ, nhưng cũng may Trần Hoàng Hậu chấp nhận và ngầm trợ giúp, mới có thể vượt qua con đường cửu tử nhất sinh này.

Khi ấy, Yến gia đã không còn ai, sau khi tiểu hoàng tử được đưa ra khỏi cung, lặng lẽ giao lại cho Ngu gia. Để tránh hiềm nghi, Ngu gia không cho hắn bất kỳ thân phận gì, chỉ lấy danh nghĩa là hài tử của nhũ mẫu, xem như hạ nhân bình thường.

Người trong cuộc rất ít, cho nên chuyện này được giữ kín bưng.

Sau này, Ngu thị bệnh chết ở trong cung, lại thêm việc triều đình nằm trong tay Vi thị, chướng khí mù mịt, Ngu lão gia không muốn thỏa hiệp cho nên từ chức ở Hàn Lâm Viện, kéo toàn gia di cư xuống phía nam.

Vốn, Bùi Thừa Tư không thích nhắc đến chuyện cũ, đối với xuất thân của mình hắn càng không muốn nói đến. Đây là lần đầu tiên Vân Kiều biết được sự tình năm đó, cho nên rất chăm chú lắng nghe.

Tuy rằng chưa từng gặp mặt nhưng nghe qua sự việc năm đó, Vân Kiều cực kỳ có hảo cảm với Ngu gia, vì suy cho cùng nếu không có Ngu gia thì e là Bùi Thừa Tư khó có thể sống sót đến bây giờ.

“Vậy vị vừa rồi trong rừng phong là…người của Ngu gia sao?” Vân Kiều cắn đầu đũa theo thói quen, lúc sau nàng nhận ra nó không hợp quy củ, vội buông xuống.

Lương ma ma khẽ gật đầu: “Là Đích nữ của Đại phòng Ngu gia, tên là Ngu Nhiễm. Dung mạo của nàng có vài phần giống với vị Ngu nương nương năm đó, cũng vì điểm này cho nên lão nô mới nhận ra!”

Năm đó Ngu gia xuống phía nam là vì Ngu lão gia không thể nhìn triều cục đại loạn, không muốn thông đồng làm bậy.

Nhưng dù sao cũng phải suy nghĩ đến con đường làm quan của hậu bối. Xuân năm nay thi hội, đã có con cháu của Ngu gia vào kinh đi thi. Lúc ấy vừa hay, Tiên đế băng hà, Tân đế đăng cơ, Ngu gia quyết định dọn về Kinh Thành.

Ngu lão gia đã qua đời từ mấy năm trước, lão say mê phật pháp, năm đó khi còn ở Kinh Thành lão từng có giao tình với trụ trì của Tướng Quốc Tự. Ngu Nhiễm xuất hiện ở Tướng Quốc Tự, thứ nhất là mang một ít vật cũ của Ngu lão gia giao cho trụ trì, thứ hai là lễ phật cho nên tạm ở biệt viện này.

Lương ma ma kể hết những gì mình hỏi được cho Vân Kiều nghe, rồi âm thầm đánh giá sắc mặt của nàng.

“Năm đó, được Ngu gia giúp đỡ, lần này bọn họ hồi Kinh nếu có chuyện gì khó khăn chúng ta nên giúp đỡ nhiều hơn mới phải!” Vân Kiều cân nhắc một hồi. 

Sau khi dùng xong cơm chay, nàng mới nhớ đến một chuyện khác, nàng ngập ngừng hỏi Lương ma ma: “Nếu hắn đã theo Ngu gia xuống phía nam, vì sao lúc sau lại rời đi?”

Vân Kiều còn nhớ rất rõ, khi ấy, nàng gặp Bùi Thừa Tư ở Bình Thành, hắn lẻ loi một mình, trông như đã phiêu bạt giang hồ được một khoảng thời gian rồi, rõ ràng chỉ là một thư sinh nghèo.

Chẳng lẽ giữa Bùi Thừa Tư và Ngu gia từng có hiềm khích gì sao?

Nghĩ đến đây, Vân Kiều không dám hành động thiếu suy nghĩ, chỉ có thể chờ sau này vào cung, tìm thời điểm thích hợp để hỏi Bùi Thừa Tư chuyện này.

Tuy nhiên, nàng còn chưa vào cung, vấn đề này đã có lời đáp. Bùi Thừa Tư ban nhà cửa, đất đai cho Ngu gia, và vô số đồ quý giá trong cung ước chừng khoảng mười mấy cái rương lớn. Ngoài ra, còn lấy lý do Hàn Lâm Viện đang thiếu nhân lực, đáp ứng “tiến cử” của triều thần, để đại phòng của Ngu gia vào Hàn Lâm Viện, đảm đương chức quan mà Ngu lão gia năm đó đã làm.

Tuy không phải là chức vị quan trọng gì, nhưng Hoàng Đế phá lệ đề bạt cũng có thể thấy được sự kính trọng trong đó.

Không giống như đã từng có hiềm khích gì.

Việc này nhanh chóng truyền ra khắp kinh thành, trong lòng các đại thần đều biết rõ, Thánh Thượng đang “báo ân”, cho đến không ai can thiệp vào, ngược lại còn tăng cường giao hảo với Ngu gia.

Tin tức của tiểu nha hoàn Thanh Tuệ thật sự vô cùng nhanh nhạy, kể từ khi Vân Kiều giữ nàng ta ở bên cạnh mình, bất kỳ tin tức sôi nổi nào ở trong Kinh Thành nàng đều biết. Sau khi nghe được tin này, trong lòng Vân Kiều đại khái cũng có phán đoán.

Nàng không có thời gian để suy nghĩ quá nhiều, Thượng Cung Cục đã sai bốn cung nữ đến ở biệt viện để chuẩn bị đại hôn cho Đế Hậu.

Đại điển phong hậu vô cùng phức tạp, nhưng lại là sự kiện quan trọng cho nên không được xảy ra bất cứ sai lầm nào, bằng không những người liên quan sẽ chịu trách nhiệm.

Cũng vì nguyên nhân này, nên những vị cung nữ càng khắt khe hơn những yêu cầu của Lương ma ma đưa ra.

Vân Kiều bị việc này tra tấn đến uể oải, đến khi nhận được thiếp mời ngắm hoa của Ngu gia, trong lòng nàng liền phấn khởi.

Buổi yến tiệc ngắm hoa do một tay Ngu cô nương chuẩn bị, ngay cả thiếp mời cũng do nàng ta tự cầm bút.

Vân Kiều đi theo nữ tiên sinh luyện tập suốt mấy tháng trời, hiện giờ có thể nhận ra ưu khuyết điểm của từng chữ, chỉ nhìn lướt qua nàng đã thốt lên tán thưởng “người đâu chữ đó”.

Chữ nhỏ của Ngu cô nương viết thật sự rất đẹp, không cứng nhắc giống những người khác, giữa hàng chữ đều như nước chảy mây trôi, phiêu dật xuất trần.

“Không hổ là tài nữ uyên bác!”

Vân Kiều cảm khái, sau đó lại nhìn chữ viết của mình trên bàn, càng nhìn càng không hài lòng, nàng vo tròn chúng rồi ném vào sọt rác.

Vì vậy, tâm trạng muốn ra ngoài dự tiệc của nàng cũng bị chùng xuống.

Dù sao loại tiệc ngắm hoa này, nói không chừng còn có đối thơ phạt rượu, vào mùa hoa nở này, có khi bọn họ còn muốn ngâm thơ đối chữ. Tuy rằng mấy ngày nay nàng học rất nhiều, nhưng suy cho cùng vẫn cách các nàng đến mười mấy năm học.

Đến lúc đó không thể lại đánh đổ rượu để trốn nữa, thôi thì cứ nên ở trong nhà đợi gả đi thôi, thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện thì hơn.

Sau khi quyết định xong, Vân Kiều cảm thấy buồn chán, nàng cầm tấm thiệp lên đánh giá. Nhìn một hồi nàng lại cảm thấy có chút quen thuộc.

Nếu là lúc trước, đương nhiên Vân Kiều không thể nhìn ra được, lúc đấy nàng chỉ phân biệt được chữ viết có ngay ngắn chỉnh tề hay không. Còn bây giờ, sau nhiều ngày học hành xuyên suốt, nàng có thể nhìn ra lực tay và nét bút.

Nàng nhìn chằm chằm một lúc, sau đó nghi hoặc lấy binh thư của Bùi Thừa Tư trên kệ sách ra, đặt thiếp mời cạnh lời phê của Bùi Thừa Tư…

Giờ thì nàng đã hiểu, cái cảm giác quen thuộc kia ở đâu ra.

Việc này cũng không có gì khó giải thích, dù sao từ nhỏ Bùi Thừa Tư đã lớn lên ở Ngu gia, có lẽ tiên sinh dạy học chuộng lối viết này, hoặc có thể là dùng chung chữ mẫu.

Vân Kiều ngồi ngây ngốc, đúng lúc có cung nữ đến thỉnh, nàng liền vứt chuyện này ra sau đầu.

Hôn kỳ đến gần, tú nương của Thượng Cung Cục phải đẩy nhanh tiến độ mới có thể may xong hỷ phục của Hoàng Hậu, đem đến biệt viện cho nàng ướm thử.

Vân Kiều chưa bao giờ nhìn thấy hỷ phục hoa lệ đến vậy.

Tơ lụa đỏ óng ánh giống như dòng nước chảy, hoa văn được thêu bằng kỹ thuật thượng thừa vô cùng sống động, sau khi trải ra, chiếc lông đuôi của Phượng Hoàng được thêu bằng chỉ vàng và lông khổng tước, dưới ánh nắng xuyên qua cửa sổ càng trở nên rực rỡ lấp lánh. Ngoài ra còn đính thêm trân châu đá quý với giá trị liên thành, khiến nàng không thể rời mắt.

Năm đó, khi còn ở Bình Thành, hai người thành thân chỉ qua loa, hỷ phục là tự tay Vân Kiều khâu vá, tuy tài nghệ thêu thùa của nàng không tệ nhưng so với thứ đồ trước mắt, có thể nói là một trời một vực.

Cung nữ Thượng Phục Ti hầu hạ nàng thay xiêm y, sau đó đánh giá nàng từ trên xuống dưới, những chỗ cần chỉnh lại nàng đều ghi nhớ kỹ, rồi phân phó cung nhân: “Chỗ eo thu lại một tấc…”

Vân Kiều sợ vô ý làm hỏng hỷ phục cho nên không dám nhúc nhích, mặc kệ các nàng xoay chuyển. Thử hỷ phục xong, Thượng Trân Ti đưa đến trâm cài trang sức khiến người xem hoa cả mắt.

Đến khi mọi việc đều xong, các nữ quan rời đi làm việc khác, Vân Kiều thay xiêm y bình thường đi uống trà ăn điểm tâm với Thiên Thiên, thuận tiện nghe Thanh Tuệ kể những tin tức ở bên ngoài để giải sầu.

“Hôm qua nô tỳ ra ngoài mua đồ, nghe người ta bàn tán về yến tiệc ngắm hoa ở Ngu phủ vào hai ngày trước. Bọn họ nói Ngu cô nương thích hoa cúc mùa thu, rồi không biết từ đâu mang đến rất nhiều hoa cúc nổi tiếng, bọn họ nói có những hoa cúc tím, hoa cúc xanh vô cùng quý hiếm, còn có Phượng Hoàng Chấn Vũ và trường…” Thanh Tuệ gãi đầu, không nhớ được tên gọi đầy đủ của hoa kia.

“Có lẽ là Cúc Trường Thọ?” Thiên Thiên nhẹ nhàng nói.

“Đúng, là cái tên này!” Thanh Tuệ nói đầy khẩu khí, sau đó cười: “Bọn họ nói bữa tiệc Khúc Thuỷ Lưu Thương còn làm rất nhiều thơ, không biết ai đã truyền những bài thơ đó ra. Bọn nô tỳ không hiểu những thứ này, cũng sẽ không thuộc nỗi. Nhưng nghe nhóm thư sinh ở trà lâu bàn tán, thì bài thơ của Ngu cô nương là hay nhất…”

Thanh Tuệ không mang theo tâm cơ gì, nàng ta cũng biết Vân Kiều không phải là chủ tử khắc nghiệt, cho nên lúc nói chuyện cũng chẳng kiêng kị gì, thường là nghe được gì sẽ nói lại y như vậy.

Vân Kiều rũ mi mắt, cười nhàn nhạt: “Thật là náo nhiệt!”
alt
Nuôi thú cưng (NP hiện đại H)
Ngôn tình sắc, NP hiện đại H
Âm Mưu Từ Lâu
Ngôn tình Sắc, Sủng
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Sắc, Sủng, Nữ Cường, Nam Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc