Chuyện về cái chết oanh liệt của Đâu Nghễ Hoàn đã gây một trận náo loạn lớn nhưng rốt cuộc nguy cơ thiếu lương của Tây Kỳ vẫn được giải trừ.
Phương pháp giải quyết cũng không khác mấy so với nguyên tác, Khương Tử Nha đích thân lên Ngọc Hư Cung xin giúp đỡ, được Nguyên Thủy Thiên Tôn chỉ dẫn, tới Kim Đình Sơn - Ngọc Ốc Động, mượn Tiên Đấu của Đạo Hành Thiên Tôn, cấp đầy tất cả các kho lương của Tây Kỳ. Cơ Phát nhân cơ hội này viết một bài văn chương, nói là có trời xanh ủng hộ Tây Kỳ, cuối cùng có thể vượt qua cửa ải khó khăn.
Mặc dù như vậy chính là mất bò mới lo làm chuồng, nhưng sự tích về Đâu Nghễ Hoàn đã truyền khắp thiên hạ, tạo thành ảnh hưởng rất lớn, cũng không thể nào che dấu nổi.
Dân chúng hai vùng Tây, Bắc, nhất là các nô lệ ở chế độ cũ đều cảm thông sâu sắc việc của Đâu Nghễ Hoàn, trước khi Cơ Phát tạo phản đã có đất đai, tự do, yên vui, đối lập với hiện tại, sống không bằng chết, quả thực khác nhau một trời một vực. Quảng đại nhân sĩ ở hạ tầng xã hội đều thống hận sự đại nghịch bất đạo, dĩ hạ phạt thượng của Cơ Phát vô cùng. Khát vọng tự do và no âm của nhân loại là vĩnh viêcn không thể ngăn cấm, những người bỏ trốn ngày càng nhiều, giết chóc, cấm đoán cũng không dứt nổi,
Chế tài kinh tế đối với vùng Đông và Nam cũng có hiệu quả rõ rệt. Đông Lỗ trước mắt đã đình chỉ xâm chiếm Đông Tề, toàn lực phối hợp điều chỉnh thương nghiệp và oán than của dân chúng trong vùng. Đã bị ảnh hưởng của chế tài, Đông Lỗ còn bị các chư hầu bất mãn bởi vì nếu ủng hộ Đông Tề, các nước chư hầu còn có thể nhận được thêm nhiều chính sách ưu đãi mậu dịch (Ví dụ như Ký Châu hầu Trương Khuê có rất nhiều lợi ích), bởi vậy ngày càng công khai ủng hộ Đông Tề.
Vừa mới nếm mùi thất bại không lâu, tình cảnh của Ngạc Thuận càng thêm gian nan. Rất nhiều chư hầu vốn ủng hộ Ngạc Thuận đều thoát ly khỏi cái gọi là Nam quân Liên minh, thậm chí còn phản kháng Ngạc Thuận.
Tiên Đấu của Đạo Hành Thiên Tôn quả thật phi phàm, cung cấp đầy đủ giải quyết nguy cơ sinh tồn vì thiếu lương thực của hai vùng Tây, Bắc. Nhưng dù sao Tiên Đấu cũng chỉ là một loại phương pháp mượn khi khẩn cấp, chỉ có thể trị phần ngọn, không thể trị tận gốc, vẫn không thể nào triệt tiêu được ảnh hưởng cực lớn do chế tài kinh tế mang đến, nguy cơ về sự tín nhiệm đối với Cơ Phát vẫn tồn tại như cũ.
Tây Kỳ cũng không thể tăng sản lượng đột xuất, cho dù là lương thực cũng phải dựa vào "Nhập khẩu", đừng nói là vật dụng bình thường hàng ngày. Thực vật giờ thậm chí được coi là xa xỉ phẩm. Những năm gần đây với chính sách ưu đãi của Đại Thương, kỳ vật xuất hiện rất nhiều, buôn bán phát triển cực mạnh, đã hình thành các vùng xuất khẩu chủ yếu. Sau khi cấm vận mậu dịch, rất nhiều nguồn cung cấp cũng bị cắt đứt, mặc dù có thể thông qua những con đường cực kỳ phức tạp và mất thời gian để vận chuyển tới, nhưng chi phí cũng cao kinh người. Giá cả các loại thương phẩm cũng đều tăng lên rất nhanh. Tiền bị giảm giá trị. Do đó tạo thành lạm phát nghiêm trọng, toàn bộ cuộc sống khu vực đều giảm sút nhanh chóng, nền kinh tế có nguy cơ sụp đổ.
Đương nhiên, loại chế tài kinh tế cấm vận mậu dịch này cũng là một con dao hai lưỡi. Trên thực tế, Đại Thương cũng gặp tổn thất không thua gì đối phương. Chẳng qua, Trương Tử Tinh đã sớm có chuẩn bị đối với việc này, đã dự trữ rất nhiều vật tư, thương phẩm, đủ để tự cấp tự túc hoặc có các sản phẩm thay thế tương ứng. Vì vậy, tình huống của Đại Thương vẫn tốt hơn rất nhiều so với hai vùng Tây, Bắc, thậm chí hơn cả hai vùng Đông, Nam.
Hoàn cảnh này càng khiến tâm tư oán hận bùng lên khắp nơi. Để thay đổi hiện trạng, Cơ Phát rốt cuộc phải áp dụng hành động bất đắc dĩ – Binh xuất Kỳ Sơn (ai đọc Tam Quốc chắc vẫn nhớ mấy lần ra Kỳ Sơn của Khổng Minh nhỉ), chủ động phát động công kích đối với Đại Thương. Quỷ Phương Vương cũng hưởng ứng lời kêu gọi của Cơ Phát, bắt đầu tiến công từ phía bắc.
Việc vô cớ xuất binh, chủ động tiến công thiên tử này khiến cho quảng đại chư hầu, đặc biệt là hai vùng Đông, Nam đều khiển trách, dân chúng thiên hạ càng oán giận Cơ Phát. Những hiền nhân nổi tiếng như Bá Di, Thúc Tề đều công khai đứng ra chỉ trích hành động phản nghịch của Cơ Phát. Lòng người hai vùng Tây, Bắc đều hoảng sợ. Lúc trước mới chỉ là thanh thế của dư luận, nhưng giờ là vấn đề thực lực có quan hệ trực tiếp đến vận mệnh. Tuy nói Đại Thương chiến được đạo nghĩa nhưng vẫn còn phải xem nắm tay ai cứng hơn.
Trương Tử Tinh dự đoán được Cơ Phát sẽ chó cùng rứt giậu, đã sớm tăng cường lực lượng phòng ngự cho Trần Đường Quan và năm ải, lại để Văn Thái sư tự mình trấn thủ Tỵ Thủy Quan, dưới trướng có Hồng Cẩm, Ma Gia Tứ Tướng, Dư Hóa, Hàn Vinh, v.v...
Văn Trọng thông hiểu chiến trận, không hề bị động chờ Chu quân ở Tỵ Thủy Quan mà tự mình dẫn đại quân, tiến về con đường của Kim Kê Lĩnh phía đông, xây dựng cơ sở tạm thời, phái trọng binh trấn thủ lối đi trọng yếu này.
Khương Tử Nha dẫn hơn hai mươi vạn đại quân một đường vượt qua Yến sơn, Thủ Dương sơn, nghe thấy Kim Kê Lĩnh có Văn Trọng gác, không dám khinh suất tiến lên, đành phân phó đại quân hạ trại.
Ngày thứ hai, nghe Văn thái sư lệnh cho Hồng Cẩm canh gác Kim Kê Lĩnh, tự mình mang theo Ma Gia Tứ Tướng và Dư Hóa dẫn một đạo quân đi tới trước Chu doanh khiêu chiến.
Tinh thần của Thương quân rất cao, y giáp cẩn thận, cờ hiệu và đội ngũ chỉnh tề, đằng đằng sát khí, vừa nhìn là biết được huấn luyện rất tốt. Văn thái sư đứng phía trước, mặt vàng như nghệ, râu dài năm chòm, đầu đội Cửu Vân Quan, thân mặc tiêu y, cưỡi Mặc Kỳ Lân, tay cầm một đôi kim tiên, có vẻ khí độ siêu phàm. Sau Văn thái sư là năm viên đại tướng, trong đó có Thất Thủ tướng quân Dư Hóa cũng cưỡi một con dị thú là Kim Tinh thú, còn Ma Gia Tứ Tướng đều đi bộ. Bốn người mặt rộng, râu quai nón, tướng mạo đường đường, tay cầm dị bảo, uy phong lẫm liệt.
Khương Tử Nha vẫn đeo mặt nạ như cũ, cưỡi trên Tứ Bất Tướng, đứng giữa Hoàng Phi Hổ, Nam Cung Thích và chư tướng Tây Chu.
Khương Tử Nha thúc giục Tứ Bất Tướng tiến về phía trước, cúi người nói:
- Thái sư, ty chức Lữ Vọng không thể toàn lễ.
Văn thái sư cưỡi Mặc Kỳ Lân tiến lên quát:
- Khương Tử Nha! Ngươi cũng là tu sĩ Côn Lôn, vì sao sợ hãi rụt rè như thế, dấu đầu lộ đuôi! Không dám lấy tên thật, hình dáng thật?
Khương Tử Nha chấn động, biết đã bị Văn Trọng khám phá, cũng không tháo mặt nạ, nói:
- Thái sư mắt thần, ty chức bội phục, có điều Lữ Vọng đúng là tên của ty chức.
Văn Trọng cười lạnh nói:
- Ngươi vốn là thuật sĩ, xuất thân đê tiện, may mắn được thiên tử tín nhiệm, một đường đề bạt và thăng chức, vậy mà không nhớ ơn vua, phản bội trốn đi, quả thật là đồ vong ân phụ nghĩa. Thằng nhỏ Cơ Phát bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa, làm ảo thuật ngu dân hòng vạch tội thiên tử, tự lập Vũ Vương ở Tây Chu. Hiện giờ lại dĩ hạ phạt thượng, xâm phạm biên giới, phản nghịch thiên tử, làm gì còn tội nào lớn hơn nữa!
Khương Tử Nha nghe vậy, mặt đỏ tai hồng, không biết nói gì để chống đỡ, may có mặt nạ che mặt nên không bị lộ vẻ quẫn bách. Bên này, Hoàng Phi Hổ cưỡi Ngũ Sắc Thần Ngưu tiến ra, cúi người nói:
- Mạt tướng từ dạo từ biệt thái sư vậy mà đã vài năm. Hôm nay gặp lại không ngờ trở thành đối địch, thực là cảm khái. Lão thái sư chinh chiến nhiều năm, tự biết hai quân đối địch lấy gì làm trọng, sao còn dùng miệng lưỡi lợi hại? Không bằng toàn lực đánh một trận phân cao thấp xem sao?
Trong mắt Văn Trọng thần quang đại thịnh, quát Hoàng Phi Hổ:
- Họ Hoàng ngươi là đại trung lương nhiều thế hệ, phú quý khôn cùng, giờ quên ơn vua, trợ ác tạo phản, còn cãi chày cãi cối!
- Cũng không phải thần phụ quân, mà là quân phụ thần! Việc này đã có kết luận, nhiều lời làm gì! Hiện giờ ai vì chủ nấy, không thể không thỉnh giáo Thái sư!
Khương Tử Nha cũng chấn tĩnh lại, lộ vẻ tán thưởng Hoàng Phi Hổ, nói:
- Vũ Thành Vương nói rất đúng, hôm nay gặp dịp may này, ty chức liền cả gan đánh một trận, phân cao thấp với Thái sư.
Văn Trọng liếc mắt nhìn Hoàng Phi Hổ, lui về trong trận, chỉ roi vào Khương Tử Nha, hỏi:
- Ai xuất trận, cùng ta bắt kẻ phản nghịch, quên ơn vua này?
Thất Thủ tướng quân Dư Hóa tay cầm họa kích, cưỡi Kim Tinh thú, lên tiếng nói:
- Ta là Đại tướng tiên phong Dư Hóa. Phản tặc Khương Tử Nha, có dám đánh với ta một trận không?
Ở giữa Chu trận, đệ tử được Khương Tử Nha thu ở Tây Kỳ tên là Võ Cát phóng ngựa xông ra:
- Dư Hóa, ngươi thật to mồm. Ta là Võ Cát, đệ tử của Thừa tướng, đặc biệt tới đánh ngươi đây!
Hai bên cưỡi thú, ngựa tiến lên triển khai ác đấu trước trận. Dư Hóa gặp phải thương pháp của Võ Cát phòng ngự rất chặt chẽ, khó lòng thắng nhanh, lập lức đánh giả một kích, cưỡi Kim Tinh thú bỏ chạy. Võ Cát không biết lợi hại, còn nói Dư Hóa đánh không nổi mình, giục ngựa đuổi theo.
Đâu biết Dư Hóa đặt họa kích xuống, thò tay vào chiến bào lấy ra một cái quạt. Đây chính là nhiếp hồn pháp bảo của sư môn Dư Hóa truyền cho, tên là "Lục Hồn Phiên". Dư Hóa liền quạt vào không trung vài cái, mấy luồng hắc khí bao trùm lấy Võ Cát rồi biến mất, chỉ còn con ngựa đứng đó. Dư Hóa vẫy tay về phía trận mình, hắc khí tan đi, hiện ra thân thể Võ Cát trên mặt đất, binh sĩ lập tức bắt lấy.
Dư Hóa cười ha hả, quát:
- Khương Tử Nha, vì sao lại cho hạng vô danh này tới tìm cái chết, mau đổi một viên thượng tướng đến đây!
Khương Tử Nha thấy Dư Hóa có đạo thuật, nghe nói Ma Gia Tứ Tướng và Văn Trọng có đạo thuật thần thông, nhìn hai bên mình đều không ai có thể địch nổi, lập tức kêu lên:
- Văn thái sư! Trên chiến trường quyết thắng bằng dũng lực, dựa vào pháp thuật của tà đạo không tính là anh hung, không bằng ngươi và ta đấu quân xem sao?
Lần này Tây Kỳ tiến công về phía đông còn có một nguyên nhân rất trọng yếu, chính là Cơ Phát rất tự tin về sức chiến đấu của quân đội mình. Ngày đó, khi thảo phạt Sùng Hầu Hổ, kiểu vũ khí mới trang bị này đã phát huy tác dụng rất lớn. Hiện giờ chống lại Thương quân, Khương Tử Nha tất nhiên là có tâm tư dùng nó để chiến thắng, đoạt lấy tiên cơ.
Ma Lễ Thanh nhíu mày, tiến lên nói với Văn Trọng:
- Thái sư không thể khinh địch. Mạt tướng từng nghe nói trong quân Tây Chu có kỳ binh, cực kỳ khó đối phó. Ngày trước Bắc Bá hầu Sùng Hầu Hổ từng bị đánh bại, không thể coi thường được. Không bằng để bốn huynh đệ của ta liên thủ thi triển pháp bảo, chắc chắn có thể kháng địch.
Văn Trọng bỗng nhiên thần bí cười, đáp:
- Không sao, ta đã có diệu pháp. Quân Tây Chu trước mắt chủ yếu dựa vào kỳ binh kia, nếu có thể phong tỏa nó tất sẽ làm nhụt nhuệ khí quân địch.
Văn Trọng nói xong, lớn tiếng kêu lên:
- Khương Tử Nha, đấu quân thì đấu quân. Quân Đại Thương ta được Thiên tử dẫn dắt, dũng lực vô cùng, không cần đạo thuật cũng có thể dễ dàng chiến thắng! Ngươi có bổn sự gì cứ việc thể hiện ra đi!
Khương Tư Nha chỉ nghe địch nhân nói vậy lập tức mừng rỡ, vung trường kiếm lên. Phía sau bắt đầu chậm rãi đẩy lên trước trận một đồ vật, đúng là nỗ xa (xe bắn nỏ) đã từng làm đại quân Sùng Hầu Hổ trọng thương.
Văn Trọng mở mắt thần, thấy địch nhân đẩy nỗ xa, liền vẫy roi, hạ một mệnh lệnh. Nỗ xa bên Chu quân còn chưa ổn định thì đã thấy bên quân Văn Trọng bỗng nhiên biến hóa đội hình. Kỵ binh đeo những chiếc túi rất lớn lập tức tản ra hai bên, tiến lên phía trước, vị trí không ngừng biến hóa. Cự thuẫn binh đứng sau đại thuẫn, yểm hộ cho bộ binh phía sau, rút lui đâu vào đây, giữ một khoảng cách nhất định.
Kỵ binh tản ra hai bên, tay cầm trường cung, không đợi đối phương bắn ra đã bắn trước về phía Chu quân. Uy lực và tầm bắn của trường cung này mạnh hơn rất nhiều so với Khương Tử Nha dự đoán trước đó. Thanh thế mạnh mẽ của dây cung còn to hơn cả tiếng vó ngựa, có thể thấy được lực bắn của cung mạnh như thế nào.
Tiếng dây cung kỳ dị liên tiếp vang lên. Chu quân nhất thời ngã xuống từng đám lớn, rất nhiều nỗ xa chưa kịp bắn ra đã mất đi tác dụng, cho dù có kịp bắn ra cũng không tạo thành bao nhiêu thương tổn cho kỵ binh Thương quân.
Khương Tử Nha vội mệnh lệnh cho cung tiễn thủ của Chu quân phản kích, nhưng tầm bắn của cung tiễn Chu quân không xa được như Thương quân, cho dù có thể bắn trúng cũng không thể xuyên nổi áo giáp trên người Thương quân, nhẹ nhàng rơi xuống như lá rụng.
Tầm bắn xa của Thương quân khiến Khương Tử Nha kinh hãi, hắn đã từng nghiên cứu và tính toán, khi Đại Thương đông chinh Đông Di đã sử dụng loại hắc cung này, nhưng tầm bắn cũng còn xa mới được như cung của kỵ binh hiện giờ. Chẳng lẽ Thần Binh Phường mới sản xuất được Thần cung mới sao?
Bởi vì trận chiến đầu tiên này cực kỳ quan trọng, không chỉ quan hệ đến tinh thần của binh sĩ mà còn quan hệ đến nguy cơ tín nhiệm của Cơ Phát, Tây Chu lâm vào tình thế bắt buộc phải thắng. Thấy thương vong của Chu quân đang ngày càng gia tăng, mà lắp tên vào nỗ xa lại cần thời gian, Khương Tử Nha không hề do dự, lập tức phái ra vương bài trong tay – trọng kỵ binh.
Binh lính Tây Chu ở phía trước đều tránh ra, tiếng vó ngựa rầm rập vang lên, một đám kỵ binh mặc trọng giáp, tay cầm trường mâu, ngay cả ngựa cũng có áo giáp, hiện ra trước mắt Thương quân. Đội ngũ chỉnh tề, hơn nữa còn có áo giáp sáng ngời, gây áp lực rất lớn lên tâm lý địch nhân.
Huấn luyện đám trọng kỵ binh này đã tiêu phí cực lớn tài chính và tâm huyết của Cơ Phát. Tất cả các kỵ sĩ này đều mặc áo giáp toàn bằng sắt, tên bình thường không thể bắn thủng, giáp ngựa cũng trải qua chế tác cẩn thận, năng lực xung phong cực kỳ cường đại. Cơ Phát từng dùng đội kỵ binh này đánh với Ngạc Thuận, cuối cùng toàn thắng, Ngạc Thuận phải thuần phục. Đây xem như đội quân vương bài mạnh nhất của Chu quân.
Cùng với thủ kích, cương thiết (sắt thép) và sàng nỗ (nỏ lớn), trọng kỵ binh cũng không nên xuất hiện ở thời đại này. Không biết tại sao Tây Chu lại có thể có được. Có điều, tất cả những thứ này so với những vũ khí khủng bố vượt thời đại mà Trương Tử Tinh đang nắm trong tay thì căn bản là muỗi, không đáng nói đến. Bạn đang đọc truyện tại