https://truyensachay.net

Ông Xã, Chúng Ta Cùng Nhau Làm Ruộng Đi

Chương 4: Chuyện lập gia đình

Trước Sau

đầu dòng
Sáng hôm sau mọi người đều dậy sớm, ngày hôm qua mọi người đã làm được tương đối khá, mọi chuyện ở nhà tiểu Tô cũng đã tốt hơn nhiều, chỉ cần quét tước dọn dẹp lại là có thể ở. Sáng sớm sau khi tiểu Tô thức dậy, anh bắt đầu bằng việc đổ đầy mấy chum nước, nhìn mấy chum nước tràn đầy nước sông, tiểu Tú cảm thấy không ổn. Lúc bình thường nước ăn trong nhà tiểu Tú không dùng nước sông. Bởi vì khi múc nước sông cô còn phải lọc lại mấy lần mới dám ăn. Hơn nữa tiểu Tú không có thói quen uống nước sông đun sôi, bởi vì khi nước được đun sôi rồi luôn có mùi rất khó chịu.

Sau khi có cái ao nhỏ ờ phía sân bên kia, nước trong hồ nước dùng tốt hơn nước sông nhiều, cho nên từ đó về sau, nước trong nhà đều lấy từ cái ao đó, vừa ngon lại ít mất sức. Nhưng Tiểu Tô không hiểu được chuyện này, chỉ chăm chăm đổ đầy mấy chum nước, tiểu Tú lại không thể nói nước này không ăn được, đành phải cười bật ngón tay cái.

Theo lẽ thường thì buổi sáng sẽ có cháo loãng, nhưng bởi vì còn có tiểu Tô, cho nên tiểu Tú chiên thêm hai quả trứng gà, một mặt là có khách tới nên thêm giờ đồ ăn, một mặt khác là vết thương của tiểu Tô vừa mới tốt lên, cần phải bồi bổ. Nhưng vấn đề là khi vừa ngồi vào bàn ăn, tiểu Tô còn chưa ăn được bao nhiêu, anh đã đem đĩa trứng nhường lại cho bà Hảo và tiểu Tú. Bà Hảo lại không chịu ăn, vì thế đĩa trứng đành phải để lại cho bữa trưa.

Ăn cơm xong thì bắt đầu làm các việc khác. Phòng ở đã gọn gàng hơn, tiểu Tú mang theo tiền mặt và chút đồ ăn sáng đi tìm lão Lưu. Đồ ăn là từ mảnh vườn kia ra, tuy rằng không đặc biệt cho lắm, nhưng đây đều là thứ mới thu hoạch, tặng người khác thức ăn tươi là tốt nhất. A Tài giúp đỡ rất nhiều, mà tiểu Tú và bà Hảo cũng đã thương lượng với nhau, theo như giá cả thị trường, thì là hai chục đồng, nhưng khi đi qua nhà lão Lưu, tiểu Tú vẫn mang thêm một ít .

Lúc mang theo chiếc giỏ đến nhà lão Lưu, thì nhà lão Lưu cũng vừa ăn sáng xong, đang nghỉ ngơi chuẩn bị làm việc. Nhìn thấy tiểu Tú đến, thím Lưu đứng lên tiếp đón: "Tiểu Tú, ăn chưa? Đến đây ăn với thím đi!"

Tiểu Tú đặt chiếc giỏ xuống cạnh chân, sau đó mới cười nói: "Thím, con đã ăn rồi. Lần này đến đây là muốn cám ơn chú Lưu. Phòng ở đã hoàn thiện, cho nên đến đây để tính tiền." Tiểu Tú làm việc thích mọi chuyện rõ ràng, có chuyện nói thẳng.

Vừa nghe thấy tiểu Tú đến tính tiền, ngoài miệng thím Lưu nói đều là người cùng thôn, không cần để ý như vậy, giúp đỡ còn lấy tiền thì không tốt chút nào. Tiểu Tú nghe xong đương nhiên sẽ không nghĩ thím Lưu thật sự nghĩ thế, chủ yếu là khách sáo mà thôi."Thím, chú đâu rồi ạ, châm ngôn nói rất đúng, anh em xa không bằng láng giềng gần, nếu thím coi trọng con, vậy bảo chú có thời gian làm giúp con một cái bàn trang điểm đi."

Vừa nghe thấy chuyện tiểu Tú muốn làm bàn trang điểm, thím Lưu liền đổi đề tài: "Tiểu Tú, nói đi cũng phải nói lại, con cũng đã mười tám tuổi rồi, muốn thím giúp con làm mai không? Thím sẽ giúp con tìm người tốt, thím có một đứa cháu bên ngoại, người tốt tay nghề cũng tốt, muốn thím gọi tới gặp nhau không?" Tiểu Tú vừa nghe xong, mặt liền ửng đỏ, trong lòng nghĩ vẻ ngoài với tuổi thật của cô không giống nhau, trước kia đây là thời gian đến trường, yêu đương lúc này là sớm, là sẽ bị phê bình. Nhưng cũng không thể nói với người khác bây giờ yêu sớm là không đúng được.

Vì thế tiểu Tú đành phải dày mặt nói chuyện với thím Lưu: "Thím, tiểu Tú không biết cách nhìn người, có chuyện gì thì người cứ nói chuyện với bà Hảo là được. Đúng rồi, thím, con tới để tính tiền, sao lại nói qua chuyện mai mối thế. Không phải là thím muốn ăn chân chứ." Ở nơi này khi có người làm mai thành công, người ta sẽ đưa cho bà mối chân heo, còn phải mời bà mối ăn ba mươi sáu bữa cơm. Ba mươi sáu bữa cơm là nói cho có lệ thôi, nhưng chân heo lại là thật.

Thím Lưu cười, chỉ chỉ sau nhà nói: "Trong nhà cũng có, thím cần gì chân của con. Chú con đang ở phía sau thì phải, con đi tìm ông ấy đi. Tính tiền hay không tính tiền, con phải nói với ông ấy, chứ thím không hiểu." Tiểu Tú gật đầu: "Vậy thím cứ làm việc đi, con đi tìm chú." Thím phất phất tay, tiểu Tú cười đi ra phía sau nhà.

Đến sau nhà, thì thấy lão Lưu đang kéo vó, bộ vó này bình thường hay để bên cạnh chiếc cầu nhỏ, chỉ vớt được chút cá tôm nhỏ, khó có được cá lớn hoặc là lươn."Chú, sáng nay có được gì không?" Tiểu Tú đi đến xem thu hoạch, chỉ có vài ba con cá trích lớn bằng bàn tay. Lão Lưu ngẩng đầu nhìn lên thấy tiểu Tú, liền chỉ vào mấy con cá trong chậu.

"Mấy con cá nhỏ này, lát nữa cho con mang về, nấu tô canh cho bà Hảo ăn." Tiểu Tú nói không cần, sau đó nói chuyện phiếm vài câu, mới đến chủ đề chính: "Chú, chú tính giúp con xem, tiền tu sửa nhà con hết bao nhiêu? Bây giờ căn nhà đã sửa xong, người của Tô gia cũng đã chuyển đến ở, tay nghề a Tài thật sự rất giỏi."

Lão Lưu tự châm cho mình điếu thuốc, hút hai lượt rồi mới nói: "Vậy con đi tìm a Tài đi, sửa nhà là do nó làm, chỉ có nó là rõ nhất. Học nghề nhiều năm như vậy, nếu tay nghề không giỏi, thì thật vô dụng." Lão Lưu nói gần nói xa đều lộ ra sự hài lòng với tiểu đồ đệ này. Tiểu Tú thấy cũng không từ chối: "Vậy được, lát nữa con đi tìm a Tài, cậu ấy tính bao nhiêu, con đưa bấy nhiêu. Chủ yếu là muốn cám ơn cậy ấy."

Rời khỏi nhà lão Lưu, tiểu Tú ngẩng đầu nhìn lên, mặt trời mới vừa lên qua đầu. Buổi sáng mát mẻ là việc mọi người đều mong muốn, vừa mới thu hoạch lúa xong, còn chưa tới thời điểm gieo hạt quý tiếp theo, cho nên mọi người đều đem lúa ra sân phơi. Vì thế tiểu Tú cũng vội vàng về nhà định quét dọn lại sân, sau đó đem lúa ra phơi nắng.

Về nhà thì thấy lúa đang được phơi nắng, Tiểu Tô đang xới lúa lên cho đều. Bỗng nhiên tiểu Tú cảm thấy trong nhà có người đàn ông thật sự là quá tốt, một tay lao động mạnh mẽ đó! Về sau nhất định phải vuốt đuôi tiểu Tô cho thật tốt, như vậy thì lúc thiếu nhân lực cũng không sợ tìm không ra thanh niên khỏe mạnh! Vì thế, tiểu Tú bước đến vỗ vỗ bả vai tiểu Tô : "Tiểu Tô, anh không cần cố hết sức đâu! Vừa mới làm xong nhà, cần phải nghỉ ngơi một chút." Vừa nói xong một tràng, thấy tiểu Tô chớp mắt tỏ ý không hiểu, tiểu Tú vỗ trán mình, bậy bạ quá, sao lại nói chuyện với người mà tai có vấn đề chứ? Chẳng lẽ giống vợ của nhân vật chính trong phim, lúc nào cũng phải mang theo giấy bút à? Lại thấy đôi mắt to xinh đẹp của tiểu Tô, tiểu Tú đành phải tiếp tục bật ngón tay cái nói cám ơn. Nhìn thấy hành động này, tiểu Tô khoát tay, nói rõ: "Không cần cảm ơn."

Câu không cần cảm ơn làm tiểu Tú nhảy dựng, sau khi tiểu Tô trở về, chưa từng nghe anh nói chuyện. Châm ngôn đã nói mười người điếc thì hết chín người câm, nhưng tiểu Tú nhanh chóng suy nghĩ lại, vì tiểu Tô cứu đồng đội cho nên tai mới bị thương, nghe không được. Nhưng mà thanh quản của cậu ta lại không có vấn đề gì, đương nhiên là có thể nói chuyện. Hơn nữa giọng nói kia nghe trong vắt, thật thoải mái.

Tiểu Tú ngượng ngùng ra hiệu cho tiểu Tô mỗi người một việc, nhìn thấy còn hơn nửa đống lúa chưa được xới, vì thế cầm công cụ làm cùng Tiểu Tô. Loay hoay được một lúc thì thấy bà Hảo đi ra: "Tiểu Tú, bà đi đổi lúa đây, đống lúa này chúng ta ăn sau đi."

Tiểu Tú lau mồ hôi trên trán: "Dạ được, vậy trên đường đi bà nhớ để ý, lát nữa con ra vườn hái rau, rồi cùng nấu cơm." Nhà có máy xát lúa nằm ở phía đông thôn, người trong thôn có thói quen lấy lúa đi xát, sau đó cho bọn họ một chút xem như trả công. Cũng có lúc đem luôn lúa trong nhà đi đổi.

Bà Hảo gật đầu, sau đó xách theo cái túi màu xanh đi ra ngoài. Tiểu Tô tò mò không hiểu bà Hảo đi đâu, vì thế quay sang hỏi tiểu Tú, tiểu Tú nghe xong có cảm giác ngôn ngữ chân tay của mình không đủ dùng. Mỳ sợi phải dùng tư thế gì để diễn tả? Có vẻ như xát lúa là hành động dễ miêu tả nhất bốc luôn một chút lúa, sau đó làm tư thế xát lúa, vừa nhìn là có thể hiểu được .

Phơi lúa đâu vào đấy xong, tiểu Tú cầm một cái chậu bể đi ra bờ sông lấy một ít đất đen về, sau đó bẻ thêm một cành cây đã gãy, sau khi làm xong tiểu Tú cảm thấy giống như một tấm bảng nhỏ có thể viết chữ vậy. Tiểu Tú kéo tiểu Tô lại gần, ngồi xổm xuống cạnh cái chậu, dùng cành cây viết chữ . Bởi vì không biết tiểu Tô biết chữ tới mức nào, vì thế tiểu Tú đành thử viết vài câu: ''Anh có thể hiểu chữ tôi viết không? Tôi viết chữ, anh trả lời, được không?" Tiểu Tô nhìn thấy, gật đầu, nói: "Có thể hiểu, cô viết tôi trả lời là được." Vì thế hai người bắt đầu vừa nói vừa viết để trao đổi.

Sau khi bà Hảo đi đổi lúa về, tiểu Tú và Tiểu Tô đã trở nên hòa đồng và thân thiết hơn. Tiểu Tú có cảm giác tiểu Tô rất đơn giản, hỏi cái gì đáp cái nấy, không giống như người không thích nói chuyện, mà là không có gì để nói. Tán gẫu một thời gian dài, tiểu Tô có chút hỗn loạn, bởi vì tiểu Tô nghe không được những gì mình nói, cho nên nhiều khi biểu đạt sai lầm, vì thế hai người bắt đầu quá trình trao đổi tỉ mỉ hơn.

Bà Hảo đã trở lại, hai người lại giúp nhau làm việc. Tay tiểu Tú yếu nên đành phải nhờ tiểu Tô giúp mình nhào bột, phải sử dụng lực vừa phải mới ngon. Đương nhiên là tiểu Tô sẽ không từ chối, nhưng khi vừa thấy anh xắn áo định ra tay, tiểu Tú nói phải đợi một lát, sau đó vào vườn, hái thiệt nhiều rau xanh, chuẩn bị ép nước làm mỳ sợi màu xanh. Nếu không phải điều kiện hữu hạn, tiểu Tú còn muốn làm mỳ ngũ sắc nữa cơ.

Cầm rau, ép nước, rồi lại để cho tiểu Tô nhào bột mì, sau đó đổ nước rau ép vào nhào tiếp. Lúc ăn còn phải cắt thêm cà chua, còn trứng gà hồi sáng để lại nữa. Vì sợ bà Hảo lại không nỡ ăn, cho nên tiểu Tú đành phải đem trứng gà chia đều ra, một người một phần, làm như vậy bà Hảo sẽ không tiếc nữa.

Nhìn đống xanh lè trước mắt, tiểu Tô và bà Hảo đều khen: ăn rất ngon nhưng bà Hảo cũng tiếc. Đống đồ ăn này đã ép nước thì không thể dùng tiếp, bà sợ tiểu Tú làm phí đồ ăn! Tiểu Tú hiểu được ý nghĩ của bà Hảo, gắp thức ăn qua cho bà, nói: "Bà Hảo, đống đồ ăn ấy sẽ không lãng phí. Bà xem, tiểu Tô đã trở lại, kiểu gì cũng thèm ăn vằn thắn, đống đồ ăn ấy vừa đủ làm nhân bánh, lát nữa cho thêm ít thịt, buổi tối vừa đủ ăn, coi như là đổi món cho tiểu Tô đi!" Bà Hảo nghe tiểu Tú vừa nói như thế, không nhíu mày nữa, còn cố ý dặn dò tiểu Tú phải cho nhiều thịt. Tiểu Tú nghe xong nhanh chóng gật đầu.

Vì muốn bà Hảo vui vẻ, tiểu Tú kể lại chuyện thím Lưu muốn giúp cô làm mai, người được giới thiệu là cháu ngoại của thím ấy: "Bà Hảo, bà được không cười đó, con mới bao nhiêu lớn, thím lại muốn giúp con làm mai là sao." Vừa nói vừa nhìn về phía bà Hảo cười, thuận tiện còn gắp một sợi mì lên cắn, mì của mình là ngon nhất, tốt hơn trăm lần so với thứ mì gói công nghiệp.

Không ngờ bà Hảo lại dừng đũa, nói một câu khiến tiểu Tú giật mình: "Thím con nói không sai, con cũng đã mười tám tuổi rồi, trước kia thì đã làm mẹ rồi. Chắc là phải bắt đầu chú ý hôn sự của con thôi Nói cho bà biết tiểu Tú thích người như thế nào, để bà để ý tìm người cho con. Tiểu Tú của chúng ta xinh đẹp như vậy, giỏi giang như vậy, nhất định sẽ có rất nhiều người muốn cưới."

"Bà Hảo. . . . . ." Tiểu Tú ngượng ngùng nhìn tiểu Tô, mặc dù biết tiểu Tô nghe không được, nhưng tiểu Tú vẫn có cảm giác không tự nhiên, trước mặt một người đàn ông nói về việc hôn sự, có chút ngượng ngùng. Mà hay hơn nữa là tiểu Tô còn cố ý hỏi một câu: "Tiểu Tú, hai người đang nói cái gì thế?" Tiểu Tú đỏ mặt, phất phất tay tỏ vẻ không có gì. Cũng may là tiểu Tô không cố hỏi nữa.

Tuy nhiên lời của bà Hảo làm cho tiểu Tú ngộ ra không ít, ở thời đại này có nhiều thứ cần mình thích ứng dần. Tuy là có nhiều thứ rất quen thuộc, nhưng cũng có ít thứ không thể nào quen nổi. Trước kia đối tượng để tiểu Tú kén vợ kén chồng ít nhất cũng phải tốt nghiệp đại học chính quy, không nhất định phải có xe có nhà, nhưng ít ra tiền lương phải cao hơn tiểu Tú, hơn nữa phải có lòng cầu tiến.

Đến thời đại này, học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông đã là rất giỏi rồi, sinh viên lại càng ít, rất có địa vị, tìm vợ đều thuộc loại kén cá chọn canh. Có xe có nhà càng khó, nhà ở thì thoải mái, nhưng xe bốn bánh thì đúng là mộng tưởng hão huyền, có một chiếc xe đạp đã là tốt lắm. Cho nên tiểu Tú cảm thấy mình phải thay đổi điều kiện tìm đối tượng một chút.

Bà Hảo cười tủm tỉm nhìn tiểu Tú trái lo phải nghĩ, sau đó chậm rãi ăn hết bát mỳ sợi: "Tiểu Tú, con cứ từ từ suy nghĩ, nghĩ kỹ rồi thì nói với bà, con là đứa trẻ tốt, bà nhất định sẽ không để con phải chịu thiệt thòi."

Tiểu Tú nghĩ không ra, trước kia không chịu lấy chồng, bây giờ còn trẻ tuổi, lập gia đình cảm thấy còn sớm, vì thế tiểu Tú lắc đầu, cầm bát cười nói: "Bà Hảo, con không lấy chồng, con mà gả đi rồi sẽ không ai chăm sóc cho bà, nếu không, tìm một người tới ở rể đi!" Kết quả bà Hảo gõ đầu tiểu Tú một cái: "Con nghĩ cái gì thế hả? Làm gì có người đàn ông tốt nào chịu đến ở rể. Con nên ngoan ngoãn tìm một người để gả đi. Đến lúc đó thường xuyên trở về thăm bà là tốt rồi."

Được rồi, nếu không có người nguyện ý đến ở rể, vậy thì tìm một người ở gần, tốt nhất là tìm ngay trong thôn, đến lúc đó chạy qua chạy lại cũng tiện, chơn nữa có thể hiểu rõ không sợ đám sói háo sắc!sssssssssssssss
alt
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc