https://truyensachay.net

Phồn Chi

Chương 28: Ngoại truyện: Một tang lễ khác

Trước Sau

đầu dòng
Di chuyển mộ phần một người đã chết so ra dễ dàng hơn người sống dọn nhà. Ít ra tất cả các thủ tục chỉ cần làm một lần tại quản lý nghĩa trang là xong. Từ Văn Diệu nộp tiền, điền các giấy tờ cần thiết. Tốc độ nộp tiền nhanh chóng cùng thái độ hợp tác của Từ Văn Diệu đã khiến các nhân viên quản lý ở đó rất vui vẻ. Thậm chí sự cao hứng ấy đạt đến đỉnh điểm khi anh hỏi ý kiến và ủy thác cho họ mời giúp đạo sĩ về cúng bái siêu độ cho vong linh người đã khuất vào ngày dời mộ. Các nhân viên quản lý ai nấy mặt mũi hồng hào, cười tít cả mắt, bỗng nhiên nhìn sang còn tưởng họ không phải là kẻ quanh năm suốt tháng giữ nghĩa trang mà lại giống những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp ở cửa hàng vậy, dùng ánh mắt nhìn hai người Từ Văn Diệu như những kẻ coi tiền như rác, còn khách khí tiễn anh và Vương Tranh ra đến tận ngoài cổng.

Tài xế taxi chở hai người tới đây rất có trách nhiệm, ngồi trong xe hút thuốc chờ cả hai quay lại. Vương Tranh và Từ Văn Diệu lên xe, tài xế vừa khởi động xe vừa nhanh miệng hỏi: “Hai người đi vào đó cũng nhanh nhỉ, tôi cứ tưởng phải hết cả ngày mới xong”.

“Chúng tôi cúng bái cho một người bạn”. Vương Tranh đáp. “Cũng thuận tiện di dời linh vị của anh ấy sang một phần mộ tốt hơn”.

“Nếu mà dời mộ thì hai anh phải tìm người lo việc cúng bái mới được. Ở đây chúng tôi có tập tục phải làm lễ siêu độ khi bốc mộ đi, bằng không người khuất mặt khuất mày sẽ không vui. Còn nói như thời buổi hiện nay, không phải trước khi dọn nhà thì nên gửi lời chào tới hàng xóm chung quanh hay sao? Đúng rồi, hai anh đã tìm được vị sư thầy lo cúng bái hành lễ chưa?”.

“Tìm rồi, chúng tôi đã ủy thác việc đó cho những người quản lý nghĩa trang”.

“Ai nha, hai anh bị lừa rồi, mấy người quản lý mộ phần ở đó nổi tiếng là ăn tiền hoa hồng của người đã khuất, chắc hai anh bị gạt một khoản rồi nhỉ. Sao không tới hỏi tôi, tôi giúp hai anh liên lạc với thầy trong chùa, bảo đảm rẻ hơn bên đó quá nửa tiền…”.

Vương Tranh lặng lẽ vươn tay nắm lấy tay Từ Văn Diệu, khẽ cười mà đáp: “Vậy sao, nhưng bọn tôi đã đánh tiếng với người ta rồi, hơn nữa cũng ngại không dám làm phiền tới anh”.

Tài xế tiếc rẻ thở dài: “Hai anh không cần khách sáo. Lạ nước lạ cái tới đây dễ bị lừa lắm. Thiệt không giấu gì hai anh, tôi quen thân với trụ trì của chùa sát bên đó, thậm chí còn là đệ tử tục gia của thầy ấy nữa. Không tin tôi lấy chứng nhận quy y ra cho hai anh xem, đệ tử phật môn chúng tôi đều trọng chữ tín, tuyệt đối không lừa ai bao giờ…”.

Từ Văn Diệu đột ngột lên tiếng: “Mời sư thầy và đạo sĩ lo việc cúng bái thì có gì khác nhau!”.

“Khác biệt rất xa đó. Các thầy trong chùa tụng kinh mới có thể siêu độ vong linh. Anh biết Địa Tạng Bồ Tát chứ, ngài ấy có quyền hạn cao hơn cả Diêm Vương. Với lại niệm một bài Kinh Địa Tạng có thể giúp người đã khuất tăng thêm công đức, như vậy nơi đến đầu thai sẽ tốt hơn, chẳng phải sao?”.

Vương Tranh nghe tài xế ăn nói ba hoa về hai nhà Phật – Đạo mà chỉ muốn cười thầm trong bụng, lại nghe Từ Văn Diệu nghiêm nghị nói: “Anh nói rất có lý, vậy phiền anh lái xe đến ngôi chùa nổi tiếng nhất ở đây, tôi muốn mời một vị cao tăng đại đức ở đó siêu độ vong linh cho bạn mình”.

Tài xế có chút hoảng sợ: “À… thì… anh chỉ cần mời một sư thầy bình thường trong chùa cũng được rồi…”.

“Không được. Nếu cần hòa thượng tụng kinh vãng sinh, những tăng nhân Phật giáo bình thường có thể đem so với hòa thượng trụ trì sao?”. Từ Văn Diệu lạnh lùng nói. “Phiền anh chạy nhanh một chút, chúng ta bây giờ đến đó, có thể nói chuyện được với vị cao tăng đó trước giờ làm lễ văn đảo[1] của họ”.

[1] Văn đảo: nghi thức tôn giáo tiến hành vào buổi tối.

Tài xế chẳng dám nhiều lời bèn theo như lời anh nói lái xe đi vào phố sá sầm uất rồi vào một ngôi chùa cổ được dựng đã hơn nghìn năm. Sân chùa rộng rãi, nhang khói thịnh vượng, thiện nam tín nữ ra vào không dứt. Từ Văn Diệu thanh toán tiền rồi xuống xe, cùng Vương Tranh vào chùa, vừa vào đã tìm ra ngay người phụ trách việc cúng bái lễ nghĩa. Từ Văn Diệu thẳng thắn nói ra ý định của mình, đối phương vui vẻ đáp ứng, lấy hoàng lịch ra xem ngày thì chọn được ngày lành là bảy hôm sau, ngày đó vừa hay đại hòa thượng chủ trì cũng rảnh và đồng ý đến nghĩa trang tụng kinh dời mộ. Bàn bạc xong, Từ Văn Diệu gọi điện cho ban quản lý nghĩa trang, hủy bỏ lễ rước vong đã bàn trước đó, và chỉ lấy lại một nửa phí dụng đã bỏ ra. Bên kia khi không lại được tiền, nên chẳng nói lời nào dây dưa. Tuy họ không rõ gia thế Từ Văn Diệu thế nào, nhưng chỉ nhìn vẻ ngoài cùng khí chất hơn người của anh liền biết là người không nên đắc tội, vì vậy đã rất niềm nở phối hợp.

“Anh nghĩ rồi, những gì mà anh nợ thầy ấy không cách nào trả được, bây giờ cũng chỉ có thể sửa soạn việc tế lễ cúng cáp như thế này, để mọi người biết rằng không phải không có ai tiếc thương cho sự qua đời của thầy”, giọng Từ Văn Diệu mất tinh thần, âm trầm nói. “Anh hy vọng làm như vậy có thể giảm bớt được chút tội nghiệt của mình”.

Vương Tranh thở dài, xoa hai bên huyệt thái dương: “Được ạ, anh cứ làm đi”.

Từ Văn Diệu gọi điện cho tài xế đến đón họ, sau đó lại gọi cho trợ lý ở thành phố G, bảo người đó tạm ngưng công việc đang làm mang theo một vài người thuộc phòng quan hệ xã hội đến sắp xếp tổ chức cho lần đạo pháp này. Anh tâm tâm niệm niệm muốn chuộc lại danh dự cho người đã khuất, thậm chí còn yêu cầu nhân viên cấp dưới mời tất cả thân bằng quyến thuộc cũng như các đồng nghiệp trước đây của đối phương đến dự lễ.

Tính toán còn mấy ngày nữa là đến buổi cầu siêu, Từ Văn Diệu cũng không quay lại thành phố G, cả ngày ngồi ngẩn người hút thuốc trong khách sạn. Ánh mắt dõi đến một vùng xa xăm nào đó, đôi khi không biết hồn phiêu lạc phương nào. Người thầy giáo trẻ kia là vết thương không bao giờ lành trong lòng anh, khiến bao nhiêu dũng khí tích cóp được mấy năm nay bỗng chốc tan biến như băng tan trên mặt đất.

Anh không biết mình phải làm sao, chỉ hành động theo cảm xúc, có thể sẽ chẳng cứu chuộc được gì nhiều nhưng ít ra cũng có ý nghĩa nào đấy.

Bản thân anh bây giờ thấy rất mông lung và chán chường, như một kẻ một chân đã ở trong hư không còn chân kia đang lắc lư chới với ngay trên mép vực, nhưng anh không để tâm quá nhiều.

Vương Tranh cũng không nói chuyện gì nhiều với anh, chỉ im lặng ở bên cạnh, tới giờ ép anh ăn cơm uống nước, đêm xuống vỗ về anh vào giấc ngủ. May là luôn có cậu ở bên trông coi, bằng không vì tinh thần anh luôn hoảng hốt mà xảy ra việc gì, hay vì ăn uống thất thường thiếu chất dinh dưỡng rồi đau ốm nơi đất khách quê người.

Hôm làm lễ truy điệu, Vương Tranh lấy hai bộ tây trang màu đen, giúp Từ Văn Diệu mặc vào, sau đó còn thay anh thắt cà vạt, vỗ nhẹ lên ngực anh mà nói: “Được rồi, đi thôi”.

Từ Văn Diệu gật đầu, lúc ra cửa thì có hơi chần chừ, bàn tay nắm tay đấm cửa cứ siết chặt lại, lâu sau cũng không chịu nhúc nhích.

“Sao vậy? Lẽ nào đột nhiên lại thấy mọi chuyện đều vô nghĩa?”. Vương Tranh hỏi.

“Đúng vậy…”. Từ Văn Diệu cúi đầu thừa nhận. “Chuyện đã qua lâu như vậy, nếu như thật sự có luân hồi thì thầy ấy cũng đã đi đầu thai, làm gì còn chờ anh tới đây truy điệu hay siêu độ?”.

“Anh chưa từng nghe qua câu này à, làm lễ mai táng hay truy điệu chẳng qua cốt chỉ để làm an lòng người còn sống”. Vương Tranh bước tới ôm lấy bờ vai anh, dùng sức vỗ vỗ, nói: “Hoặc giả, anh nên tự hỏi chính mình, rốt cuộc anh muốn sắm vai trò gì trong buổi lễ ngày hôm nay?”.

“Sắm vai?”.

“Phải. Rốt cuộc anh muốn làm kẻ bị mất người yêu, một gã đàn ông si tình bao nhiêu năm trời vẫn còn tâm tâm niệm niệm không quên được mối tình xưa, một cậu học trò có lòng tri ân thầy cũ, hoặc một ông chủ ngu ngốc lắm tiền nhiều của, hay là tên gian thương đứng ra tổ chức tang lễ nhằm lấy chút tiếng tăm hiền đức?”.

Từ Văn Diệu ngây ra một lúc rồi thều thào: “Em à, anh nào nghĩ được nhiều như vậy”.

“Thế bây giờ anh nghĩ đi”. Vương Tranh cười vỗ vai anh. “Đừng gấp gáp, từ đây tới nghĩa trang mất cả tiếng, trong thời gian đó hãy cố gắng tìm cho mình một câu trả lời”.

Suốt quãng đường đi, Từ Văn Diệu cứ trầm tư, Vương Tranh cũng không thúc giục anh, cậu có mang theo người quyển sách đóng gáy buộc chỉ nhìn hay hay mà cậu đã mua từ sạp sách cũ.

Xe lần này hai người đi là một chiếc Lincoln Limousine, chẳng biết nhân viên phòng quan hệ xã hội kia đã thuê ở đâu, tổng thể toát lên hình tượng của một ông chủ lớn. Vương Tranh tự nhủ mình chỉ là một người đến dự tang lễ bình thường, nhưng khi vừa bước vào nghĩa trang thấy bầu không khí trang trọng và nghiêm cẩn bị thổi phồng lên đó thì lại khiếp sợ không thôi. Khắp nơi giăng đầy cờ tang màu xanh đen, các hàng liễn phúng điếu, đâu đâu cũng bài trí vòng hoa trắng có cả cúc trắng cúc vàng và cả lay ơn nữa. Vào bên trong, ngay phía trước sớm đã có một hương án dài với tượng Bồ Tát thanh thoát, các vị sư sãi mặc tăng bào chỉnh tề, da đầu cạo sạch nhẵn nổi gân xanh, tay cầm đồ gõ mõ trang nghiêm đứng ở hai bên, vị đại hòa thượng mặc áo cà sa nét mặt nghiêm nghị đứng nép một phương, nhìn thấy hai người thì khẽ gật đầu chào. Còn bên kia có không ít người tới xem, chẳng biết có phải tất cả đều là thân quyến của người đã khuất không, dù nhìn thế nào cũng thấy cảnh tượng hôm nay giống như lễ đưa tang của một nhân vật quan trọng.

Hình như tất cả mọi người đều đã quên, người hôm nay nằm dưới mộ chỉ là một thầy giáo trẻ bình thường tới mức không thể bình thường hơn, năm đó phạm tội sát nhân và nguyên nhân cái chết là tự sát.

©STENT

Xem ra nhân viên của Từ Văn Diệu đã ra sức làm việc hết sức chuyên tâm nhằm thể hiện bản lĩnh trước ông chủ là anh. Buổi lễ vô cùng xa hoa và long trọng. Trước khi mời đại hòa thượng lên tụng kinh còn có thầy hiệu trưởng ngày xưa của trường làm người đại diện đọc điếu văn. Ngay cả Từ Văn Diệu cũng quên mắt năm đó có nhân vật số một này, bỗng nhiên thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, tay run run lấy ra một tờ sớ, đọc những lời tán dương người thầy kia khi còn sống kỳ thực là một thầy giáo cần cù chăm chỉ có thái độ chừng mực như thế nào… khiến Từ Văn Diệu chỉ muốn bật cười thành tiếng. Bao nhiêu khổ ải cùng nỗi áp lực kìm nén trong lòng mấy ngày nay nhờ vào trò khôi hài này mà vơi đi không ít. Anh liếc mắt nhìn về phía Vương Tranh, cậu cũng đang mang vẻ mặt cố nhịn cười. Hai người nhìn nhau một lúc liền dời mắt nhằm không để bản thân mất kìm chế mà cười phá lên, làm tổn hao danh dự.

Phải khó khăn lắm rồi mới tới lượt vị đại hòa thượng mặt mày lạnh tanh đứng ra dâng hương vẩy nước tụng kinh. Động tác của ông vô cùng thành thạo, hướng các sư tăng vừa gõ pháp khí vừa ngâm tụng theo một cách bài bản, thanh âm vang dội, tràn đầy năng lượng rất dễ nghe. Chỉ tiếc là vì không có quãng trầm quãng bổng, cứ nghe như vậy lại đứng dưới ánh mặt trời nên rất dễ buồn ngủ. Mấy ngày nay Vương Tranh không dám rời mắt khỏi Từ Văn Diệu một phút, sớm mệt mỏi đến không chịu nổi, giờ nghe bài kinh tụng như khúc hát ru thôi miên, nhịn chẳng đặng mà díu mắt, đầu bắt đầu gật gù lên xuống. Giữa lúc cậu đang mơ mơ màng màng ngủ thì bị tiếng khóc kinh thiên động địa làm giật mình, ngỡ ngàng mở mắt ra mới phát hiện một vài người nam nữ đang gào khóc thảm thiết giữa đám người dự lễ.

“Chuyện gì vậy?”. Từ Văn Diệu nhíu chặt đôi mày, ngoắc tay gọi trợ lý lại. Trợ lý cúi đầu đi từng bước nhỏ tới, chưa kịp hỏi han gì anh ta đã vội vàng xin tội: “Sếp, cái này không phải do tôi sắp xếp đâu. Tự dưng họ lại gào khóc, tôi trở tay không kịp…”.

“Ai đang ở bên đó? Không biết đang cúng tế như thế này là phải trang nghiêm à!”. Từ Văn Diệu nghiến răng hỏi.

“Chắc là người thân của người đã khuất”. Trợ lý len lén nhìn sắc mặt ông chủ, nói nhỏ. “Anh không biết đó thôi, mấy người nhà quê bây giờ khôn khéo lắm, chắc thấy chúng ta bỏ tiền dời mộ nên mới khóc lóc một hai tiếng để gây thiện cảm, tiếp theo muốn cái gì cũng sẽ cầu xin cho xem…”.

Từ Văn Diệu trán nổi đầy gân xanh: “Bọn họ tính làm gì hả?”.

“Ai mà biết được, à, nếu là tôi, thì cũng sẽ khóc lóc than nghèo kể khổ”, trợ lý khe khẽ nói lẩm bẩm, “anh đừng nóng giận, chuyện này rành rành ra đó. Nếu tôi là họ cũng sẽ nói với anh như vậy, nhà chúng tôi vô cùng thân thiết với người đã khuất, trước đây khi anh ta còn sống chúng tôi đã giúp đỡ cho anh ta rất nhiều. Bây giờ mặc dù người đã khuất, nhưng chúng tôi vẫn rất tưởng nhớ, đáng tiếc nhà quá nghèo, làm đến đâu thiếu đến đó, đến cả trẻ con cũng không có đủ tiền để đi học…”.

“Được rồi”. Vương Tranh nhịn cười, cắt ngang lời trợ lý, nhỏ giọng nói: “Anh đúng là chỉ sợ chuyện không đủ loạn mà. Chẳng thấy Văn Diệu đã phát hỏa rồi sao? Bây giờ anh qua đó nói với họ là ông chủ của anh không thích khóc lóc như vậy, có gì đợi buổi lễ kết thúc rồi tính”.

Trợ lý trề môi nói: “Biết mà, tôi thiệt thòi vậy, tôi đành phải đi một chuyến vậy”.

“Tên ranh này, mau đi, đứng đấy nói nhảm gì nữa!”. Từ Văn Diệu trừng mắt lườm đối phương một cái.

Trợ lý nhanh như chớp chạy đi mất, sau đó chẳng biết đã nói gì mà tiếng khóc liền im bặt đi. Vương Tranh ngước đầu nhìn anh ta đứng bên kia hết sờ mặt rồi nhún vai với hai người, quay sang hỏi Từ Văn Diệu: “Anh ấy muốn nói gì vậy?”.

“Ý nói mấy người đó chỉ khóc khan chứ không có nước mắt”. Từ Văn Diệu ngẩng đầu nhìn trời, rồi bỗng quay sang nói với Vương Tranh: “Tiểu Tranh, chúng ta rời khỏi đây nhé?”.

“Hả…”. Vương Tranh ngạc nhiên. “Có được không?”.

“Có gì không được?”. Từ Văn Diệu hít sâu một hơi, cau mày nói: “Anh bỏ tiền làm lễ truy điệu, lẽ nào không được giữa chừng rời khỏi?”.

“Nhưng… nhưng làm vậy không phải là bất kính với người đã mất sao?”.

Từ Văn Diệu xoay đầu nhìn cậu, đắn đo một lúc mới nói: “Nếu như thầy ấy biết sẽ không đồng ý cho anh làm chuyện này đâu. Suýt chút nữa thì anh quên mất, ngoài việc là kẻ sát nhân ra, thầy là người rất bình dị, luôn an phận thủ thường, lại còn hiền lành tốt bụng nữa”.

Từ Văn Diệu đưa ra quyết định vô cùng nhanh chóng, ra hiệu cho trợ lý ở lại thu xếp mọi chuyện xong liền dẫn Vương Tranh rời khỏi đó. Anh vốn là người thích gì làm nấy, những chuyện vô sỉ hơn còn làm được huống gì chỉ là việc trốn khỏi một buổi lễ truy điệu vô cùng nhàm chán chứ. Hai người đi cũng không xa, kẻ trước người sau chậm chạp đi sang dãy bia mộ bên kia. Khi cách hiện trường làm lễ một quãng đủ xa Từ Văn Diệu mới dừng lại dưới một gốc cổ thụ, thở phù một hơi dài, nới lỏng cà vạt ra, nói với Vương Tranh: “Mệt quá, chúng ta ngồi nghỉ một lúc”.

Vương Tranh gật đầu, xoay người ngồi xuống phần rễ trồi lên khỏi mặt đất của cây cổ thụ. Cậu cũng tháo lỏng cà vạt, xoa hai bên huyệt thái dương, nói: “Đáng lẽ phải rời đó sớm rồi, đứng ở đó em bị khói hun làm cho không thở nổi”.

Nhìn mặt mày cậu xanh xao nhợt nhạt, Từ Văn Diệu chợt nhớ ra mấy hôm nay Vương Tranh vô cùng mệt mỏi. Vốn dĩ sức khỏe cậu không tốt, nhưng mấy ngày nay anh chỉ lo nghĩ đến chuyện không thể vứt bỏ trong lòng, chẳng hề nghĩ gì đến Vương Tranh đang lo lắng tiều tụy bên cạnh mình như thế nào nữa. Cứ nghĩ tới việc Vương Tranh phải vất vả vì mình anh lại hổ thẹn và đau lòng, bước tới đứng trước mặt cậu, dùng tay áo lau mồ hôi cho người yêu, áy náy nói: “Xin lỗi em”.

“Không sao đâu”, Vương Tranh cười.

“Anh thật ích kỷ”. Từ Văn Diệu gục đầu xuống. “Anh chỉ lo lắng cho mình mà quên mất em”.

“Thật lòng em rất muốn đấm anh một cái”. Vương Tranh lạnh nhạt nói. “Nhìn bộ dạng sống dở chết dở, một chút cũng không giống anh của thường ngày, lại còn chuyện gì cũng giấu em mà tức gần chết. Vì em không biết phải làm gì cho anh nên càng thấy lo lắng hơn. Nhưng bên cạnh đó, em cũng hiểu là anh đã phải tự dằn vặt mình rất nhiều, không dễ gì đối mặt được với những chuyện như vậy huống hồ tính đến việc giải quyết chứ. Vậy nên, em rất bội phục anh”.

“Em khen anh như vậy không sợ anh đắc ý tự kiêu à”. Từ Văn Diệu ngượng ngùng cười, vuốt lại mái tóc rối, nghe tiếng kinh cầu từ xa vọng lại, chê cười nói: “Gì thế, buổi hài kịch này! Em đừng chế nhạo anh nhé”.

Vương Tranh mặt mày đăm chiêu nhìn anh một lúc, chốc sau bỗng nhiên không thể đăm chiêu mãi được mới phá ra cười. Thấy cậu cười, Từ Văn Diệu cũng cười theo. Những dồn nén không được cười vừa nãy bây giờ được thể mà bộc phát. Vương Tranh vừa cười vừa nói: “Ha ha ha, không ngờ còn có chuyện hiệu trưởng ở trường cũ tới đọc điếu văn ở lễ truy điệu của người chết, chẳng biết ông ấy từ đâu tới nữa, ha ha ha, em đang chờ tới phần cuối để xem ông ấy có sướt mướt khen tặng gương người tốt việc tốt không, hóa ra lại đúng y chóc luôn…”.

Từ Văn Diệu bật cười: “Mẹ kiếp thật! Ông ta chẳng nhớ nổi người chết đó là ai, còn bảo thầy ấy là tận tụy giỏi giang, đào lý[2] khắp thiên hạ. Vớ vẩn! Thầy ấy là giáo viên ở trường chưa đến ba năm, còn là thầy giáo sinh vật. Đào lý ở đâu ra?”.

[2] Trong nguyên tác, chữ [táolǐ] (đào mận) có ý chỉ học sinh.

“Ở đây chẳng phải có sẵn một trái đào thật lớn sao?”. Vương Tranh xoa đầu anh. “Văn Diệu này, em thấy đầu anh vừa tròn vừa to, nếu cạo trọc đi, nhìn giống trái đào lắm đấy!”.

“Này này, sờ cái gì mà sờ, chẳng biết lớn nhỏ gì hết!”. Từ Văn Diệu trở tay kéo Vương Tranh ôm vào lòng, ôm thật chặt, vùi mặt vào hõm cổ người yêu hôn hít một trận rồi nói: “Lại còn đám thân thích và hàng xóm láng giềng kia nữa, anh vẫn chưa tính sổ với họ vậy mà đã mò tới đây kêu khóc rồi. Khóc tang cũng phải có chút kỹ thuật chứ, tất cả mấy người tay ngang đó đều xem anh là thằng xem tiền như rác chắc!”.

Vương Tranh chợt nhớ tới trận biểu diễn gào khóc kia mà rùng mình bật cười thành tiếng.

Từ Văn Diệu cũng phì cười, nhìn ra phía xa xa, đột nhiên yếu ớt mà thở dài, nói: “Tiểu Tranh, em nói xem, anh ngang nhiên dời mộ của thầy đi như vậy, liệu thầy có vui không?”.

Vương Tranh tựa vào lòng anh, khẽ nhắm mắt lại: “Em cũng không biết nữa”.

“Thật ra anh không phải muốn làm cái gì đó, đơn giản anh chỉ muốn cho thầy một lễ tang trang trọng, đàng hoàng. Hoặc nên nói, anh không thể chấp nhận nổi chuyện mọi người đã quên đi người mà anh luôn ghi nhớ trong lòng”.

Vương Tranh thở dài, vươn tay xoa hai má của anh, thì thầm: “Anh còn nhớ hôm Tiểu Huyên qua đời không?”.

Từ Văn Diệu gật đầu.

“Hôm đó, em ngỡ như bầu trời đã sụp đổ dưới chân rồi. Em cứ luôn suy nghĩ, phải tìm cách đặc biệt để nói lời chia tay với cô ấy theo phương thức chỉ hai đứa bọn em biết với nhau thôi. Cách mà cô ấy biết và em cũng có thể biết. Sau đó bọn em sẽ nói tạm biệt nhau thật dịu dàng, sẽ lưu giữ lại những ký ức tốt đẹp nhất có liên quan đến đối phương”. Vương Tranh quay đầu lại nhìn anh, khẽ cười, nói: “Thầy của anh… chắc chắn là anh luôn nhớ về thầy ấy với những hồi ức xinh đẹp nhất, phải không? Anh kể cho em nghe đi”.

Từ Văn Diệu có chút sửng sốt, im lặng một lúc rồi nuốt nước bọt, nói: “Nhiều năm như vậy, những khi nghĩ về thầy, anh chỉ nhớ tới đoạn quá khứ cuối cùng, như trong nhà giam, trong nhà hỏa thiêu… chẳng có gì tốt đẹp hết”.

Vương Tranh gật đầu, không nói, chỉ dịu dàng vuốt ve dái tai anh. Động tác này không có ý nghĩa gì đặc biệt, những lúc hai người ở bên nhau cậu vẫn thường làm như thế, dùng ngón trỏ và ngón cái mân mê dái tai anh. Cảm nhận cảm giác khi ngón tay chạm tới lớp lông tơ mịn như nhung, sau đó ôm ấp hết cả dái tai, rất mềm mại, hơi lành lạnh rồi nó sẽ dần trở nên ấm áp hơn trong tay cậu.

Từ Văn Diệu khẽ nheo mắt, trầm ngâm rất lâu, hồi tưởng về những chuyện xưa cũ, tựa như lạc chân quay về băng nguyên hoang vu lạnh giá nọ, vượt qua cả bề mặt thời gian để rồi không biết cuối cùng sẽ đến nơi đâu.

“Anh còn nhớ”. Giọng nói khản đặc của Từ Văn Diệu chậm rãi vang lên: “Anh còn nhớ, chỉ là hơi hơi nhớ, chẳng biết liệu có đúng hay không”.

“Anh cứ nói đi”.

“Lúc đó, thầy thích xài loại xà phòng chưa đến hai tệ một cục, màu xanh lục, hình bầu dục, mùi thơm tựa như mùi hoa nhài. Thầy đặt xà phòng trong cái bát sứ mẻ ở bên phía song cửa sổ, nhà không có máy giặt, nên cứ cách hai ngày thầy lại lấy cục xà phòng đó để giặt quần áo”.

“Sau đó thì sao?”.

“Quần áo giặt xong đều có mùi thơm của xà phòng, khi phơi dưới ánh nắng sẽ dậy lên mùi thơm khô ráo dễ chịu. Anh nghĩ, chính điều đó đã mang đến cho anh khái niệm về sự sạch sẽ. Bắt đầu từ đó, khái niệm sạch sẽ của anh luôn đi liền với khuynh hướng cảm xúc như: ấm áp, đượm mùi nắng và thoang thoảng hương nhài. Nhưng kỳ quái, từ đó về sau anh không tìm được loại xà phòng có mùi thơm đó, tên hiệu là gì anh cũng không nhớ nữa. Có thể bây giờ nó không còn được sản xuất nữa…”.

Vương Tranh càng dựa sát hơn vào lòng anh.

“Còn nữa, thầy rất lạ lùng, rất là tiết kiệm, không biết tại sao… Thầy luôn nghĩ rằng thằng oắt con học sinh trung học như anh cả ngày chẳng được ăn no. Vì vậy, mỗi khi anh tới nhà, thầy đều bổ sung chất dinh dưỡng cho anh. Có khi là trứng luộc, lúc lại là cá hấp, hôm thì gà ta. Anh biết thường ngày thầy không bao giờ ăn những món đó, thầy quen để dành tiền, ngay cả cái khăn mặt dùng tới mức mấy góc xù lông cả rồi cũng không dám đổi cái mới. Thầy có phẩm hạnh hết sức mộc mạc của một nhà giáo, em cũng biết cái đó phải không? Thầy từng nói, đúng rồi, anh nhớ ra rồi, đúng là thầy có nói về việc này, Một khi đã đứng trên bục giảng thì phải có trách nhiệm của người làm thầy”. Từ Văn Diệu cười khẽ, lắc đầu nói: “Cái từ ‘ý thức trách nhiệm’ thật đáng cười biết bao! Đến cả đứa trẻ chỉ mới mười bốn tuổi như anh còn thấy buồn cười nữa là, nhưng sau cùng, chẳng ai dám chê bai gì thầy cả, đối với những người như thầy khi em cười nhạo trước mặt họ thì cuối cùng lại đang tự nhạo báng chính mình”.

“Nếu còn sống, chắc chắn thầy ấy sẽ là một giáo viên tuyệt vời”. Vương Tranh mỉm cười nói. “Là người thầy có học sinh ở khắp mọi nơi, thầy ấy nhất định sẽ làm được điều đó”.

“Tiếc là thầy không ôm ấp nhiều hoài bão tới vậy”. Từ Văn Diệu vuốt tóc Vương Tranh. “Những gì thầy muốn rất đơn giản, ngày ngày chăm chỉ làm việc rồi lấy người con gái mình yêu, sau đó hiếu thuận với cha mẹ, chăm lo cho con cái. Thầy chỉ tâm niệm có được một cuộc sống bình thường… nếu như thầy còn sống…”.

“Có lẽ vì quan niệm quá cứng nhắc đó, nên thầy ấy mới không chấp nhận được biến cố đó”.

Từ Văn Diệu im lặng.

“Em có thể hiểu quan niệm cố chấp đó và cách nó trở thành thế giới quan vững như vách sắt thành đồng không ai lay chuyển được. Giống như mẹ em vậy, cuộc đời bà có rất nhiều bi kịch, những bất hạnh của bà là do chính quan niệm sống tạo thành. Hay như em, mượn lời của Tiểu Huyên thì, những quan niệm sống thâm căn cố đế đã ăn sâu bám rễ vào đầu, chúng cứng như đá. Em không thể làm tình với phụ nữ, không thể ngồi ngoài đường ăn kem, không thể to tiếng cãi nhau, hay không thể mặc áo sơ mi bẩn ra đường”. Vương Tranh cười, lại quay đầu nhìn Từ Văn Diệu. “Đây gọi là ngoan cố, người ta sống ở đời khó lòng tránh khỏi những điều đó. Nhưng em biết, sự ngoan cố của em và mẹ em khác nhau. Cố chấp của em chỉ dừng lại ở việc kiểm soát cuộc sống của chính mình, còn mẹ, ở rất nhiều thời điểm, lại muốn kiểm soát luôn cả cuộc đời của người khác”.

“Ý em muốn nói thầy anh cũng giống như vậy?”.

“Em không quen thầy ấy nên không thể đưa ra phán đoán tùy tiện được. Nhưng lần đầu nghe anh kể những bi kịch của thầy ấy, anh biết suy nghĩ đầu tiên của em là gì không?”.

“Nói anh nghe xem”.

“Em thấy người vô tội nhất là cô bạn gái”.

“Sao chứ?”.

“Chẳng qua cô ta có hơi hư vinh một chút, chỉ muốn tìm được người yêu có điểm tốt để có cuộc sống tốt hơn. Em biết với đa số đàn ông đều không thể chấp nhận chuyện người phụ nữ ‘một dạ hai lòng’, cho rằng đó là biểu hiện cho tính cách dâm đãng của cô ta. Nhưng cho tới tận ngày nay, sao chúng ta lại không thể thừa nhận đó là sự thật! Cô gái đó không phải là vật sở hữu của thầy anh, cô ta có quyền rời đi, chẳng cần biết vì nguyên do gì. Cô ta có quyền hư vinh, có quyền nông nổi… anh có thể lên án cô ta là người không có đạo đức, nhưng anh không thể vì vậy mà ép buộc không cho cô ta rời bỏ bạn trai mình, càng không thể đoạt đi tính mạng của cô ta”.

“Anh, anh đừng trách em nói thẳng, hay là bất kính với người đã khuất. Với tư cách của một người ngoài, em có quyền nói lên những lời công bằng và thương xót cho cô gái đó. Nếu thầy ấy không coi cô gái như vật sở hữu của mình mà chỉ xem như một lợi thế có được trong cuộc sống sau này, sẽ chẳng có việc thầy ấy không tiếp nhận được sự thay đổi, lại càng không có chuyện thầy ấy nổi điên đi cắt cổ người ta”.

Vương Tranh dừng lại, ngập ngừng một lúc thì lí nhí nói: “Xin lỗi anh”.

Từ Văn Diệu buông cậu ra, nhíu mày nói: “Em đang khiển trách thầy sao?”.

“Đúng vậy. Trong chuyện này, bi kịch xảy ra là do quan niệm sống, tính cách của thầy ấy, nhân tố tác động là anh… chẳng qua chỉ chiếm một phần nhỏ thôi”. Vương Tranh thở dài, dúi bàn tay anh vào lòng bàn tay mình, nghiêm túc nói: “Thầy ấy là người tốt, nhưng bên cạnh đó cũng là kẻ đơn thuần đến cố chấp. Quả thật, khi mười bốn tuổi anh đã làm sai rất nhiều việc, và đó thực sự là những sai lầm trầm trọng khiến người khác không thể tha thứ được. Nhưng ý định ban đầu của anh đâu phải muốn ai phải chết, đúng không?”.

Hai vành mắt của Từ Văn Diệu chợt đỏ au, anh ngẩng đầu nhìn trời, không đáp được nửa lời.

“Anh, hai người họ không phải do anh hại chết. Hãy tin em, nhé?”. Vương Tranh dùng hai tay ôm lấy mặt anh.

Từ Văn Diệu nắm tay cậu, người khẽ run lên vẫn còn cố nói: “Nhưng nếu không tại anh thì họ sẽ không chết”.

“Đừng nói nếu như, trên đời không có nếu như!”. Vương Tranh nhìn anh, nghiêm túc nói: “Em tin tính cách quyết định số phận. Hai người họ, dù không có anh thì cũng sẽ vì nguyên nhân khác mà nảy sinh vấn đề. Người đã chết, chúng ta không cách nào phủi tay trốn tránh những trách nhiệm nặng nề của nó, nhưng phải học cách quẳng ưu phiền đi. Anh nghĩ mà xem, một người thầy tốt bụng tinh ý, biết học trò thầm mến mình lại còn mang trong lòng ác tâm… một người như vậy sẽ đối xử với học trò của mình thế nào? Thầy ấy có phải từng rất thích, rất quan tâm tới cậu nhóc vị thành niên đó không?”.

“Em… em đang buộc tội anh?”.

“Không, em chỉ nói lên cái nhìn của bản thân”. Vương Tranh nói một cách hùng hổ và đầy khí phách: “Người có quyền định tội anh không phải em, mà là người đang được siêu độ đằng kia… Nhưng anh à, em cũng là một người thầy, ở mức độ nào đó em cũng được tính là một giáo viên có lòng và có tâm huyết với nghề, em tin tưởng vào ý niệm về đạo đức làm thầy cùng tinh thần trách nhiệm đầy bảo thủ kia, vậy nên em có tư cách để nói ra giả thiết này. Giả thiết như bây giờ thầy ấy đang có mặt ở đây, trông thấy anh, biết những việc anh đã làm, nhìn thấu sự dằn vặt và đau khổ nơi anh, cũng hiểu anh đã phải trả giá cho sai lầm của bản thân thế nào, và điều quan trọng nhất chính là, anh là người duy nhất trên đời thật lòng nhớ tới thầy ấy. Nếu như vậy, thầy ấy sẽ nói gì vào lúc này?”.

“Liệu thầy có tha thứ cho anh không?”. Từ Văn Diệu thều thào hỏi.

“Em không chắc, nhưng em biết nếu là người đó, em sẽ chọn cách để mọi thứ mãi mãi ngủ yên, đồng thời cũng khuyên anh quên đi tất cả. Quên đi những chuyện không tốt, chỉ nhớ những gì tốt đẹp. Ví như chuyện quần áo sạch có mùi hoa nhài dưới ánh nắng mặt trời, hay chuyện thầy tiết kiệm khẩu phần ăn của mình, mua trứng gà chưng cho anh. Nếu như em là thầy ấy, em chỉ hy vọng anh nhớ đến những ký ức đó mà thôi”.

Bàn tay Từ Văn Diệu run lên từng chập, anh không nói gì, chỉ há miệng ra cố gắng hít thở, như người mù mà tìm kiếm tay Vương Tranh. Ngay sau đó mười ngón tay đan chặt vào nhau, mạnh mẽ giữ lấy tựa thể đương lúc nửa đêm mất điện phải lần mò tìm diêm quẹt, mong chút ánh sáng le lói kia có thể sưởi ấm và sọi rọi cho mình. Anh hỏi: “Em sẽ luôn đi cùng anh chứ?”.

Tuy là câu hỏi nhưng giọng điệu lại đầy khẳng định.

Vương Tranh gật đầu, đây là lần thứ hai Từ Văn Diệu hỏi cậu bằng thái độ bất an đến thế. Mỗi lần như vậy, chẳng cần biết kết cục ra sao, anh đều chỉ mong có được một câu trả lời đầy thuyết phục.

“Em luôn ở đây, bên anh!”. Vương Tranh đáp.

Đây là cam kết ước hẹn chân thật duy nhất mà cậu nói ra trong cuộc đời này. Khi còn sống cùng Lý Thiên Dương, họ cũng từng đề cập tới mãi mãi, tới cả đời. Nhưng lúc ấy ai cũng đều còn quá trẻ, chưa kịp dùng lý tính và kinh nghiệm của cuộc sống để hiểu rõ những từ đó có nghĩa là gì, đã vội vàng nói ra. Nói ra mới biết là không thể làm được, mới biết lời nói thề non hẹn biển nói ra dễ dàng biết nhường nào, và nó có thể cũng chỉ là những lời hoa lệ đầy hư cấu mà thôi.

“Em sẽ mãi đi cùng với anh!”. Vương Tranh lặp lại lần nữa, sau đó nói tiếp: “Chúng ta cùng nhau qua đó đưa tiễn thầy ấy đi”.

Từ Văn Diệu gật đầu, tựa vào cái kéo tay của Vương Tranh mà lảo đảo đứng lên, sau đó anh vịn vào vai cậu, như một ông lão chầm chậm bước về phía trước. Ở phía xa xa, tiếng tụng Kinh A Di Đà của khoảng mười vị sư tăng vang vọng lại, khí thế hào hùng nhưng cũng rất trang nghiêm, dường như có một sức mạnh thần uy huyền diệu nào đó khiến vong hồn người đã khuất giải thoát được mọi nỗi khốn khổ, rửa sạch hết tội nghiệt, rồi sau đó thanh thản đi về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Lúc này là một buổi chiều mùa thu trời quang nắng ráo, bầu trời phương nam trong xanh đến lạ, những vạt mây vắt ngang trời nom như sợi bông, mộ bia của những người đã khuất nằm san sát bên cạnh cây cối mọc um tùm, giữa tiếng tụng kinh mỗi lúc một lớn của các vị sư tăng, gió thổi qua những chạc cây phát ra tiếng xào xạc xào xạc. Giới hạn giữa cái chết và sự sống bất chợt bị xóa nhòa.

Bên dưới ánh mặt trời, Từ Văn Diệu vịn lấy Vương Tranh, tận mắt nhìn người ta di chuyển hũ tro của người thầy giáo trẻ từ ô đựng tro cốt trong linh tháp sang huyệt mộ rộng rãi hơn. Rõ ràng hũ đựng tro nhỏ và còn thô kệch như vậy, ấy vậy lại có thể cất chứa cả một con người, như thể đối phương chưa bao giờ là một người từng hiện hữu. Từ Văn Diệu nghĩ, có còn ai nhớ được bên trong chiếc bình trơ lạnh đó là một thanh niên tuấn tú, có nụ cười hồn hậu đây? Bây giờ, lúc này, chẳng còn bất kỳ dấu vết nào trên đời chứng tỏ người kia đã từng tồn tại cả.

Từ Văn Diệu nhìn vị pháp sư trịnh trọng chủ trì việc phong huyệt lập bia, anh nom lạnh lùng bàng quan, đảo mắt chú ý đến phía trên tấm bia bằng cẩm thạch đắt tiền, tên húy cùng năm sinh năm mất được viết hùng hồn bằng kiểu chữ Tống thể[3] mạ vàng. Anh ngây ra nhìn những nét chữ được khắc rồi âm thầm nghĩ, hóa ra người đó có cái tên như vậy. Lúc thiếu thời, anh đã từng nhiều lần thầm gọi cái tên này, rồi đêm đêm mang vào giấc ngủ, nhưng sau bao trăn trở day dứt và phủ lấp của thời gian thì lại quên mất. Chính vì vậy, hôm nay, khi lần nữa được nhìn thấy cái tên ấy, bất chợt khiến anh thấy xa lạ không thôi.

[3] Tống thể: loại chữ Khải vuông dùng để in sách, được phát minh vào thời nhà Tống.

Ngược lại gương mặt và tướng mạo của người thanh niên trong ký ức thêm một lần nữa lại hiện về rõ rệt. Trong buổi tang lễ muộn màng này, rốt cuộc kỳ tích cũng xảy ra với Từ Văn Diệu, anh đã chắp vá lại được hình dáng của người thầy. Từng đường nét chi tiết trong ký ức đối ứng với nhau, cứ như người ta nhặt lại được những mảnh ghép quan trọng của bức hình ghép. Hình ảnh lập thể sống động của người thầy giáo trẻ từ trong sâu tận ký ức hiện ra mỉm cười hiền hòa với anh.

Thời gian từ từ trôi qua, thế nhưng người kia vẫn là dáng vẻ trẻ trung năm nào. Đối phương sẽ mãi mãi dừng lại ở thời khắc đó, không bao giờ thay đổi hay già đi, cũng không phải tiếp tục trải qua cuộc đời vô vị buồn chán hay bất lực này. Chỉ có cậu thiếu niên năm nào là đã trưởng thành và đang lặng lẽ già đi. Sau khi tận mắt chứng kiến hình ảnh tử vong của người kia, cậu bé đó đã bỏ qua giai đoạn thành niên và trung niên, từ từ trở nên già yếu mất rồi.

Hai mắt Từ Văn Diệu cay cay, anh buông vai Vương Tranh ra, bước từng bước một như băng qua muôn non ngàn núi để đến trước mộ phần mới của thầy giáo.

Anh yên lặng đứng trước bia mộ, nhận lấy bó hoa tươi từ tay trợ lý, khẽ khàng đặt trước bia mộ. Đoạn lại chăm chú ngóng nhìn rất lâu bức hình đã phai màu, sau đó như một ông lão, gập khom người thật sâu.

Trong khoảnh khắc anh cúi đầu đó, những giọt nước mắt dồn nén bấy nhiêu thời gian lặng lẽ rơi xuống.

Anh cắn chặt môi, quá khứ như một cuốn phim không thanh âm đang tua lại trong đầu, điểm lại những ký ức ít ỏi mà người kia đã gieo vào lòng anh: buổi đầu sơ ngộ dù bị bóng đập cho vỡ mũi nhưng cũng không giấu được nét thanh tú ôn hòa; ngày đầu tiên anh gõ cửa tiến vào chào hỏi thì đối phương kinh ngạc không thôi, sau đó lại nở nụ cười thân thiện, hòa nhã mời anh vào nhà; một đêm mùa đông anh bất ngờ tới gõ cửa nhà đối phương, dối rằng đã bỏ nhà ra đi, rồi nhìn thấy được vẻ yêu thương cùng lo lắng trong đôi mắt rất hiền kia; một chiều ngày mùa xuân đằng đẵng, đối phương nằm ngủ trưa trên giường, vẻ mặt ngây thơ lương thiện đến vô hại.

Thật ra con người có thể lưu giữ được rất nhiều hồi ức. Cánh cổng ký ức một khi được phép mở ra, kỷ niệm sẽ ùa về như thác lũ, phần nhiều những gì êm đềm nhất sẽ xóa tan đi những hồi ức kinh khủng nhất. Từ Văn Diệu mắt nhòa lệ, liên tục nói trong lòng rằng: Xin lỗi, em sẽ luôn nhớ thầy, vĩnh viễn không quên!

Em sẽ nhớ thầy là người tốt đẹp thế nào, và em cũng biết, tất cả sự tốt đẹp đó của thầy kỳ thực có biết bao yếu đuối.

Nhưng dù thế nào đi nữa, đối với những gì đã xảy ra, chúng ta không thể nào thay đổi được; đối với những người đã mất, chúng ta không thể nào níu giữ lại được.

Rất lâu sau đó, Từ Văn Diệu đứng thẳng dậy, dấu lệ trên mặt đã tan, đôi mắt trong sáng trở lại, khẽ xoay người, chầm chậm lùi sang một bên. Ngay khi anh vừa lui bước, mọi người tới dự lễ liền tiến lên, đặt những bông hoa cúc hoặc trắng hoặc vàng lên trên ngôi mộ mới. Chốc sau, ngôi mộ đã bị hoa tươi vây kín cả.

Vương Tranh dâng hoa xong thì lặng lẽ bước tới đứng cạnh Từ Văn Diệu. Anh xoay qua mỉm cười với cậu, đoạn gọi trợ lý lại, dặn dò đối phương chuyện tiếp theo. Trợ lý còn hào hứng hỏi: “Vậy có cho tiền những người đã khóc khi nãy không?”.

“Nếu chỉ có mấy người đó mà cậu cũng không giải quyết được, sau này đừng đi theo tôi nữa!”. Từ Văn Diệu trừng mắt nhìn trợ lý. “Cái gì nên nói thì nói, đừng có gây khó dễ cho họ quá. Sau đó, cậu ở lại ngoan ngoãn lo xong việc ở đây cho tôi, tôi và Tiểu Tranh còn có việc, phải đi trước”.

Trợ lý mặt mày đau khổ bỏ đi làm việc. Từ Văn Diệu xoay người lại nói với Vương Tranh: “Được rồi, chúng ta có thể rời khỏi đây”.

“Lần này anh thật sự đã quyết định về nhà?”.

Từ Văn Diệu ngây ra, rồi bật cười thành tiếng: “Đương nhiên, chúng ta về nhà thôi!”.

Từ Văn Diệu thuộc tuýp người hành động, một khi anh nói quay về liền lập tức đưa Vương Tranh lại khách sạn, nhanh chóng thu dọn hành lý rồi lái xe rời khỏi đó. Nơi này cách thành phố G một tỉnh thành, lái xe cũng phải hơn tám tiếng. Từ Văn Diệu cứ ỷ vào sức khỏe mình tốt nên không lấy gì làm ngại, chỉ là lúc này đột ngột cảm thấy nhớ nhà da diết nên chẳng thể chịu nán lại dù chỉ một lát. Vương Tranh thì chu đáo hơn, mua nước uống và chút lương khô chuẩn bị lên đường, mỗi khi xe chạy được chừng hơn hai tiếng liền nhất quyết bắt Từ Văn Diệu phải dừng lại, tấp vào trạm xăng hay trạm tiếp tế nào đó bên đường cao tốc mua đồ và nghỉ ngơi.

Dù vậy, Từ Văn Diệu cũng không phải người quen lái xe đường trường, lúc trên đường cao tốc chuyển làn đường đã quẹo vào sai cầu, xe lại không có thiết bị GPS, cũng không mua bản đồ nên mới bị lạc trong ma trận công lộ đan chéo nhau chằng chịt phức tạp rối rắm này, sau đó anh đành tới hỏi nhân viên ở trạm thu phí mà đánh một vòng lớn trở lại đường chính. Chính vì vậy, vốn dĩ trước nửa đêm sẽ quay về tới thành phố G lại bị kéo dài sang sáng hôm sau. Ven đường cao tốc không có thôn làng hay hàng quán, ngoài con đường cao tốc cũng chỉ có đèn đường mà thôi, nếu lái xe cả đêm thì thảm quá, còn muốn ở trọ qua đêm lại chẳng thấy được chỗ nào. Việc này khiến Từ Văn Diệu không ngăn được sầu muộn, anh hối hận vì nóng vội nhất thời liều mạng không quản sự tình tự mình lái xe quay về thành phố G.

Vương Tranh an ủi anh: “Hay chúng ta tấp vào chỗ nào đó gần trạm thu phí, ngủ tạm trong xe một đêm, ngày mai trời sáng lại đi tiếp. Với lại bọn mình cũng đã đi mấy ngày rồi, giờ có về nhà muộn cũng không sao”.

“Anh thì chẳng có gì đáng ngại cả, chỉ lo cho em thôi”. Từ Văn Diệu áy náy nói. “Trong xe không thể nằm duỗi thẳng chân được, rất khó chịu”.

“Không sao, kiểu xe thương vụ này ghế sau rất rộng rãi, chỉ cần ngả ghế ra sẽ đủ chỗ hai người nằm, chỉ là nằm hai người thì hơi chặt”.

“Anh chỉ cần ôm em vào lòng, kiểu gì cũng ngủ được”. Từ Văn Diệu bật cười. “May mà anh lo trên đường đi em lại bị lạnh nên đã lấy chăn theo, lúc này có thể xài tới rồi”.

Hai người vừa tán gẫu vừa lái xe từ từ về phía trước. Sau hơn một tiếng, cuối cùng cũng nhìn thấy một trạm thu phí đèn đuốc sáng trưng. Từ Văn Diệu đậu xe ở ven đường gần đấy, một bên là núi, chỗ đó tuy cách trạm không xa nhưng ánh đèn không thể chiếu tới được, hơn nữa xe qua xe lại cũng an toàn. Anh dừng xe, nhìn đồng hồ, thấy đã hơn mười một giờ khuya. Vương Tranh cũng đã buồn ngủ không chịu nổi nữa, lúc này đang dựa vào ghế ngồi ngủ gà ngủ gật.

“Tiểu Tranh, dậy nào, em có muốn tới nhà vệ sinh không?”.

Vương Tranh mơ màng mở mắt, nói: “Anh đi với em đi”.

“Được”. Từ Văn Diệu nhịn cười, tắt máy, sáp tới hôn Vương Tranh một cái, lúc này mới mở cửa, nửa ôm nửa kéo cậu ra khỏi xe. Vương Tranh vừa ra ngoài, tiếp xúc với luồng khí lạnh liền không chịu được mà rùng mình, xoa xoa mặt nói: “Lạnh quá, giờ đã cuối thu rồi sao”.

“Chắc là vậy, mau lại đây choàng thêm áo vào”. Từ Văn Diệu cởi áo ngoài của mình ra khoác lên trên vai cậu. “Đi thôi, lúc nãy anh thấy bên kia có nhà vệ sinh đó”.

Hai người đi về phía nhà vệ sinh công cộng, giải quyết vấn đề cá nhân, rửa tay. Vương Tranh nhác thấy gần đấy có một quầy hàng nhỏ, một ông lão đang ngồi trơ trọi một mình coi hàng, bán mỳ ăn liền và chút đồ uống vặt lại còn cung cấp nước nóng miễn phí để pha mỳ. Cậu nhìn thấy liền lên tinh thần, bước tới mua hai cốc trà sữa uống liền rồi xin chút nước nóng pha trà, sau đó đưa cho Từ Văn Diệu một cốc: “Anh uống một ly cho ấm tay đi”.

Từ Văn Diệu đón lấy, nói: “Tuy có hơi khó uống một chút nhưng nửa đêm nửa hôm lại được cầm một ly trà sữa nóng trong tay thế này cũng thấy hay hay”.

“Mà này, suốt cả quãng đường anh chưa ăn gì, bây giờ có muốn ăn chút sandwich không?”.

“Cũng được, mình về xe ăn đi, ngồi đây lạnh lắm”.

Vương Tranh gật đầu, bây giờ đã vào cuối thu, gió đêm ở trên núi thốc vào người lạnh buốt, khiến cậu thấy áo choàng đang khoác trên vai có cũng như không. Cậu không dám ỷ y, ngoan ngoãn theo anh về xe, lấy sandwich mua ở khách sạn để ở ghế sau ra, đưa cho anh một phần, bản thân ăn một phần.

Tuy bánh không còn giòn nhưng mấy thứ kẹp bên trong bánh vẫn tươi ngon, lúc này đang đói ăn vào lại vừa miệng, thêm cốc trà sữa nóng hôi hổi, hai người nhanh chóng giải quyết xong bữa khuya.

Vương Tranh ăn xong, ôm cốc trà trong tay ngước đầu nhìn trời, đột nhiên vui vẻ nói: “Nhiều sao quá! Á, kia là chòm sao Orion đó”.

Từ Văn Diệu mỉm cười vuốt đầu cậu, dịu dàng hỏi: “Em có muốn ra ngoài xem không?”.

“Dạ”. Vương Tranh mau lẹ gật đầu như con trẻ. “Suốt ngày cứ quanh quẩn ở thành phố, em cũng sắp quên mất ngân hà có hình dáng như thế nào rồi”.

“Em chờ một chút”. Từ Văn Diệu lấy chăn bọc kín Vương Tranh lại rồi ôm cậu xuống xe. “Bây giờ có thể an tâm ra đó”.

Vương Tranh cười ha hả, không giãy giụa, để mặc anh bế ra ngoài, ngồi lên trên mui xe ngắm sao.

Cả một bầu trời sao lấp lánh chớp tắt bất định, chòm Orion đứng ngay ngắn phía trên đỉnh đầu. Vương Tranh mở to mắt, tựa đầu lên vai anh nhìn một lúc lâu, sau đó thở dài, nói: “Bỗng dưng em lại nghĩ tới một chuyện”.

“Gì cơ?”.

“Em nghĩ, biết đâu hàng trăm năm trước cũng có một người như thế này, sau khi ăn no mặc ấm cũng tựa vào vai người mình yêu mà ngắm sao, người đó thấy vô cùng hạnh phúc và nghĩ rằng, không còn việc gì sung sướng hơn thế này, cho nên bắt đầu mơ tưởng tới một ít chuyện vụn vặt như: tại sao lại có các vì sao, hay những vì sao này rốt cuộc muốn nói điều gì với con người, đại loại có phải bên ngoài phạm trù cảm quan của con người có một chân lý tuyệt đối đang thống trị vũ trụ…”.

“Chính vì vậy mới có môn triết học”.

“Đúng thế, bởi vậy mới có triết học”. Vương Tranh khoái chí cười hi hi, hỏi Từ Văn Diệu: “Anh nhớ câu nói nổi tiếng của Kant[4] không?”.

[4] Immanuel Kant (1724 – 1804) người được xem là một nhà triết gia quan trọng bậc nhất của nước Đức.

“Đương nhiên”. Từ Văn Diệu hôn cậu một cái, dùng giọng nói trầm thấp của mình mà đáp: “Trên thế giới chỉ có hai thứ có thể khiến con người rung động từ tận tâm linh, một là những vì sao lung linh trên đầu chúng ta lúc đêm xuống, hai là quy tắc đạo đức trong tâm”.

Vương Tranh hài lòng mỉm cười.

Từ Văn Diệu lại ghì chặt cậu vào lòng, nói: “Tiểu Tranh, cảm ơn em”.

“Tại sao chứ?”.

“Vì anh thấy mình rất may mắn, rất thỏa mãn và hạnh phúc”, anh vùi mặt vào hõm vai cậu, nói với vẻ đầy vui sướng. “Cảm ơn em vì đã mang những điều đó đến cho anh”.

Vương Tranh ngạc nhiên trố mắt nhìn anh: “Này, sao anh có thể cướp những lời em định nói chứ!”.

Từ Văn Diệu sững ra, lúc sau lại phì cười, thấy lồng ngực sắp căng đầy hạnh phúc, càng siết lấy cậu chặt chẽ hơn, hỏi không xác định: “Em thực sự cũng cảm thấy như vậy chứ?”.

“Có một chút”. Vương Tranh cố ý đáp: “Chỉ hơi hơi thôi!”.

“Vậy bọn mình phải làm chút gì cho nó to lớn lên đi”, Từ Văn Diệu áp môi vào má cậu, sẽ sàng nói: “Chúng ta làm đi, ngay bây giờ”.

“Nhưng, nhưng, ở đây là… a…”. Vương Tranh chưa kịp nói xong đã bị anh mạnh mẽ đè lên không nói được nữa, sau đó cậu bị anh ôm vào ghế sau, đẩy nằm ra trên ghế.

Từ Văn Diệu không mở đèn, chỉ dựa vào ánh sáng yếu ớt bên ngoài chiếu vào, đem quần áo người nằm bên dưới mình cởi ra, không kịp chờ đợi vội vàng hôn lên đó. Suốt mấy ngày rồi anh không thân thiết với Vương Tranh, dục vọng lần này do tích tụ đã lâu lúc này càng dâng trào không gì cản nổi. Ngay khi cơ thể trắng mịn như ngọc của cậu từ từ hiện ra, Từ Văn Diệu thành kính phủ người hôn lên mỗi một tấc thịt da như người ta đang chiêm bái vậy. Sau đó dùng tất cả các cách để cơ thể đó run rẩy theo dục vọng của mình, phát ra những tiếng ngâm tuyệt vời.

Phía trên đầu là một bầu trời sao nhấp nháy, ở xa xa là gió lạnh giữa núi rừng gào rít thốc qua từng cơn, tiếng ếch nhái trong các lùm cây không ngừng kêu vang. Cách nơi xe đang đậu chưa đến năm mươi mét, thỉnh thoảng có một vài chiếc xe đêm lướt qua trên đường cao tốc. Những điều đó mang đến ảo giác như thể họ đang ở giữa thiên nhiên hoang dại và cảm giác kề cận một cách chân thật với guồng chảy văn minh hiện đại, tất cả đều khiến cho hai người đặc biệt trở nên vô cùng nhạy cảm. Bàn tay anh vừa kê sát vào làn da cũng đã làm cậu run rẩy, đôi môi hôn hít trêu đùa cũng đủ khiến sự tê dại và khoái cảm trào dâng lên từ đốt cuối cùng của sống lưng. Dục vọng bốc cao như ngọn lửa nhanh chóng lan ra khắp cơ thể. Vương Tranh thở dốc, mềm oặt đi dưới thân Từ Văn Diệu, sau đó khe khẽ nhắm hai mắt, mơ hồ biết rằng anh mạnh mẽ đi vào, băng xuyên đến nơi tận cùng. Cậu cắn chặt mu bàn tay, cố gắng không để thoát ra lời rên rỉ nào. Cậu như được ôm chặt trong hai cánh tay đầy mạnh mẽ của anh. Cơ thể cậu nhanh chóng tận hưởng niềm khoái cảm dạt dào, thần trí như đã trôi về một nơi rất xa, những gì còn lại chỉ là những trận thở dốc và từng đợt va chạm. Giữa lúc tinh thần đang phiêu bạt không biết ở nơi nào, cậu khẽ mở mắt ra, vừa nhác thấy gương mặt đanh lại của anh thì chủ động rướn lên ôm lấy anh, để anh có thể vào sâu hơn nữa.

Vương Tranh ngọ nguậy, dùng sức ôm lấy người đàn ông đó. Cậu biết, cho dù cơ thể hai người có đang dán chặt vào nhau thì anh cũng không vơi được nỗi bất an. Dường như cả đời này, anh luôn sống trong nghi ngờ và sợ hãi, nhưng vì anh là kẻ mạnh nên đã quen với tâm thế của một kẻ mạnh rồi, lúc nào cũng phải khéo léo che giấu, chôn chặt nỗi sợ vào sâu trong đáy lòng. Vương Tranh ôm anh đầy yêu thương, chủ động nhổm dậy, nương theo động tác của anh để anh tiến vào mình trọn vẹn nhất.

“A…”. Cả hai thỏa mãn thở hắt ra. Từ Văn Diệu nâng cậu lên, choàng tay cậu qua cổ anh, rồi không nhân nhượng mà tiến quân thần tốc.

Với sự tấn công mạnh mẽ của anh, Vương Tranh có cảm giác như linh hồn cậu muốn rời đi, cậu không còn chút sức lực nào, chỉ còn biết thuận theo tiết tấu dữ dội đó, ngửa cổ để từng tiếng từng tiếng rên đầy mị hoặc được phát ra. Ngay lúc gần lên tới cao trào, Từ Văn Diệu dữ dội công thành đoạt đất, sau đấy gầm nhẹ, giải phóng dục vọng của mình. Anh cúi đầu hôn người yêu đã kiệt sức một cách thật nồng nàn. Tiếp đó, dời môi từ cổ xuống lồng ngực gầy gò xinh đẹp, tới hai hạt đậu xinh xẻo, khiến cơ thể Vương Tranh lại run lên bần bật.

“Đừng… đừng… em chịu không nổi…”. Vương Tranh đẩy đầu anh ra, khó khăn nói.

“Hứa với anh, không bao giờ rời xa anh!”. Từ Văn Diệu cắn lên ngực cậu, hàm hồ nói.

Vương Tranh thở ra, nâng gương mặt anh đang vùi giữa ngực cậu lên, chủ động hôn anh, bắt đầu hôn từ lông mày rồi dừng ở đôi môi, đoạn khàn giọng mà đáp: “Em hứa với anh!”.
alt
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Thái Tử Tỷ Phu Và Cô Em Vợ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Nuôi thú cưng (NP hiện đại H)
Ngôn tình sắc, NP hiện đại H
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc