https://truyensachay.net

Quán Cà Phê Xy

Chương 19

Trước Sau

đầu dòng
Chớp mắt đã sắp hết một năm, năm mới đã ở ngay trước mặt, chỉ còn một tuần nữa là đến tết Tây. Thụ vốn định đợt nghỉ này không về, nhưng ở nhà gọi điện lên bảo có việc, cứ nhất định muốn cậu phải về. Chuyện này đã phá hỏng kế hoạch hai người đặt ra từ trước. Công vốn định nhân dịp này đưa cậu về nhà ăn cơm, xem như chính thức ra mắt gia đình, bây giờ chỉ có thể đổi lịch sang Giáng sinh thôi. Cũng may lễ Giáng sinh năm nay trúng vào cuối tuần, tối thứ Sáu thụ liền lôi công ra ngoài dạo phố, chuẩn bị lễ vật cho cha mẹ công. Mua quà cho mẹ Hướng thì rất đơn giản, thụ mua luôn một cái khăn quàng cổ bằng lông dê màu đỏ, vừa ấm lại vừa đẹp. Còn về phần cha Hướng, thụ vốn định mua rượu, công lại nói ở nhà nhiều lắm; thụ muốn mua thuốc lá, công nói nhà nhiều lắm; thụ đổi sang mua trà, công lại tiếp tục nhà nhiều lắm.

Thụ: “…Nhà anh có phải là siêu thị không thế?”.

Công: “…Anh biết có thứ bố anh rất thích nhưng mẹ thì nhất quyết không cho ông mua”.

Công nói đó là một bộ đồ thưởng trà bằng sứ xanh của Nhữ Dao[1]. Thụ nhìn thứ đồ tinh xảo mỏng manh trong quầy hàng, tò mò hỏi: “Bác trai thích trà đạo à?”.

[1] Nhữ Dao: Là loại sứ được hình thành từ cuối đời Bắc Tống, đứng đầu trong năm loại sứ nổi tiếng nhất ở đời Tống. Sứ Nhữ Dao nổi danh về các loại sứ xanh, sứ có cốt mỏng, lớp men dày, có cảm giác như ngọc thạch, mặt men có những vết nứt rất nhỏ. Những tác phẩm của Nhữ Dao để lại cho đời sau chưa đến trăm cái, bởi vậy chúng cực kỳ quý hiếm.

Công: “Không phải”.

Thụ: “Thế sao lại thích thứ này?”.

Công: “…Phòng làm việc của bố anh trước giờ vẫn luôn thiếu đồ trang trí, mà bộ đồ sứ này, bất luận là màu sắc hay phong cách, ông đều thấy rất phù hợp với văn phòng của mình”.

Thụ: “…”.

Tối thứ Bảy, hai người xách theo đồ đoàn đi đến nhà công. Đây là lần đầu tiên thụ gặp mẹ Hướng, mà từ lúc trông thấy cậu, mẹ Hướng cứ nhìn cậu mà cười, cười đến độ mặt thụ đỏ hồng hết lên. Công lấy cái khăn thụ mua ra, nói: “Mẹ, đây là khăn quàng Chiêu Ninh mua tặng mẹ đấy”.

Mẹ Hướng nhìn thấy khăn thì vô cùng hài lòng, lập tức quàng lên, hỏi cha Hướng có đẹp không.

Cha Hướng: “Ừm, không tồi, Tiểu Diệp thật có mắt thẩm mỹ”.

Thụ vội vàng đưa cho ông bộ đồ sứ được bọc cẩn thận: “Bác trai, đây là quà tặng bác ạ. Món quà có hơi chiếm diện tích một tý, cháu thấy bác để vào phòng làm việc là hợp nhất ạ”.

Khóe miệng cha Hướng cong lên: “Cháu thật là…”.

Mẹ Hướng lườm công một cái: “Mẹ không cho bố con tiêu tiền bừa bãi, con liền bảo Tiểu Diệp tiêu tiền lung tung đấy hả?”.

Bốn người ngồi trong phòng khách nói cười một lúc rồi mẹ Hướng vào bếp chuẩn bị cơm trưa.

Cha Hướng: “Tiểu Diệp, qua chơi cờ với bác”.

Đến lúc thụ qua thì đã thấy cha Hướng ngồi nghiêm chỉnh trước bàn cờ, trong tay còn cầm một quân cờ đen, tư thế hạ cờ rất vững vàng.

Thụ: “Bác trai, mong bác hạ thủ lưu tình”.

Cha Hướng: “Ha ha, câu này phải dành cho cháu mới đúng, Tiểu Diệp, đừng thấy bác già mà nhường bác nhé”.

Công ở bên cạnh lầm bầm: “…Cờ ca rô thôi mà, có cần phải thế không…”.

Hai người kia cũng không thèm để ý đến anh, vô cùng vui vẻ chơi cờ ca rô. Công ở bên cạnh nhìn một lúc thấy chán, liền chạy vào bếp làm chân lon ton phụ mẹ. Thụ thấy công vào bếp rồi, liền quay sang nói nhỏ với cha Hướng: “Bác trai, mấy hôm trước cháu học được mấy thế cờ cầm chắc chiến thắng ở trên mạng”.

Cha Hướng tò mò: “Có loại thế cờ đó à?”.

Thụ: “Lát nữa cháu dạy bác, bác đi đánh với Hướng Vãn, hạ bệ anh ấy”.

Cha Hướng: “Được!”.

Quả nhiên một lúc sau, thụ gọi công ra ngoài.

Thụ: “Em toàn thua thôi, đánh không nổi nữa rồi. Anh đến chơi với bác trai đi”.

Công: “Em nói thật hay đùa thế? Dù cha anh thường xuyên chơi cờ ca rô nhưng nhiều nhất cũng chỉ có thể xếp ở hạng trung thôi”.

Thụ: “Em thấy rất lợi hại đấy, anh chắc chắn không thắng nổi đâu”.

Công: “Không thể nào”.

Cha Hướng lười biếng tiếp lời: “Vậy thì đánh cược đi”.

Công: “Cược cái gì?”.

Thụ: “Cháu thấy khăn quàng của bác gái mà kết hợp với áo khoác nữa thì sẽ rất đẹp…”.

Cha Hướng: “Nói mới nhớ, bác gái mấy hôm trước có nhìn trúng một cái nhưng chê đắt quá, không dám mua…”.

Công: “…Cha, định mượn hoa hiến phật[2] thì cũng phải xem bản lĩnh thế nào đã”.

[2]Mượn hoa hiến phật (tá hoa hiến phật): Đại ý là lấy của người này tặng người khác, mình không mất gì mà còn được mang tiếng tốt.

Cha Hướng mặt mày không chút để ý: “Thế thì cứ đánh bình thường thôi”.

Kết quả, chưa đến năm phút sau công đã thua rồi.

Mẹ Hướng bê dĩa đồ ăn nóng hổi ra ngoài nhìn thấy cha Hướng và thụ cười không dứt còn con trai nhà mình thì mặt mày đau khổ liền hỏi: “Sao thế?”.

Cha Hướng vung tay vô cùng hào hùng: “Không có gì, nó vừa thua anh một cái áo khoác thôi”.

Ăn xong bữa trưa, mẹ Hướng ra vẻ thần bí nói muốn cho thụ xem một thứ rất hay ho, sau đó lấy ra một quyển nhật ký. Thụ còn chưa kịp hỏi đây là gì thì đã nghe tiếng công kêu lên thảm thiết: “Mẹ! Sao mẹ còn giữ quyển nhật ký đó làm gì?”.

Mẹ Hướng không thèm để ý đến con mình, quay sang thụ: “Tiểu Diệp, để bác đọc cho cháu nghe, vui lắm!”.

Mẹ Hướng hắng giọng, bắt đầu đọc.

“Ngày…tháng…năm, trời nắng. Hôm nay cô giáo Vương mặc một cái váy màu đen, sau đó cô bắt cả lớp đặt câu theo mẫu ‘Váy đen như…’. Mình đặt câu: Váy đen như quần lót của bố em. Cô bắt mình đứng ngoài cửa lớp”.

“Ngày…tháng…năm, trời mưa. Hôm nay mưa rất to, mình chẳng muốn đi học tý nào, nhưng cuối cùng vẫn phải đến trường. Mẹ cho mình hai cái bánh trà xanh, bảo mình đến trường ăn. Bánh rất thơm, mình ăn vèo cái đã hết. Kết quả, mình bị nghẹn, mở ngoặc, chữ ‘nghẹn’ này viết khó thế, đóng ngoặc.”

“Ngày…tháng…năm, trời mưa. Sao vẫn còn mưa thế! Trời mưa là ông mặt trời đang tưới hoa chăng?”.

“Ngày…tháng…năm, trời âm u. Bài tập hôm nay là viết về ‘Thầy cô giáo của em’, mình viết về thầy dạy toán, mình nói thầy dạy rất hay, có điều đầu thầy hơi nhiều gàu một tý.”

“Ngày…tháng…năm…”

Mẹ Hướng không đọc tiếp nữa, thụ cũng không nghe tiếp được nữa, hai người cười nghiêng ngả. Mặt công đỏ hồng giật lại quyển nhật ký, tức giận nói: “Lần này con nhất định phải đem nó đi”.

Khó khăn lắm mới về nhà được một lần, tối đó công và thụ cũng không vội đi, ở lại nhà công ngủ luôn. Thụ nằm trên gường, nghĩ đến những gì mẹ Hướng đọc trong nhật ký của công khi còn nhỏ, không nhịn được mà cười ha hả. Công bó tay nhìn cậu: “Buồn cười thế thật à?”.

Thụ nín cười, lắc đầu. Công vừa quay người đi lại đã nghe thấy sau lưng vang lên tiếng cười.

Công: “…”.

Mất không ít sức thụ mới dừng lại được, nhìn công ngồi trên bàn hình như đang viết gì đó, liền hỏi: “Anh đang viết gì thế?”.

Công giọng đầy tức giận đáp lại: “Đang viết xấu em”.

Thụ: “…Nhất định phải viết chi tiết một chút đấy”.

Công vứt bút sang một bên, nhào lên gường hôn thụ một cái thật mạnh, sau đó kéo chăn lên: “Đi ngủ!”.

Không biết có phải do lạ gường hay không, sáng hôm sau thụ dậy sớm hơn bình thường. Lúc cậu ngồi dậy chuẩn bị đi đánh răng rửa mặt thì nhìn thấy quyển nhật ký kia nằm trên bàn làm việc. Cậu quay đầu nhìn công một cái: Anh vẫn còn đang ngủ. Thụ cười, len lén mở nhật ký ra, lật đến trang cuối cùng, chỉ thấy trên đó có một hàng chữ được viết cẩn thận bằng bút nước màu đen:

Ngày 2 tháng 9 năm 2011, trời nắng, mình gặp được Chiêu Ninh.

Buổi chiều trước tết Tây một ngày, thụ chuẩn bị về nhà. Công chẳng muốn cậu đi chút nào, thụ có phần bất đắc dĩ: “Chỉ ba ngày thôi mà, đến ngày thứ ba là anh lại có thể nhìn thấy em rồi”.

Công mua cho thụ rất nhiều đặc sản của Dương Thành, sau đó còn đưa cậu đến tận chỗ ngồi trên xe. Lúc gần xuống xe, anh nhìn thụ như định nói gì đó nhưng trên xe đông quá, thụ xiết tay anh như muốn an ủi, đưa một ánh mắt ý muốn bảo anh cứ an tâm, lúc này công mới ngoan ngoãn xuống xe. Một ông bác ngồi bên cạnh thụ nói: “Cậu trai trẻ, bạn cậu tốt với cậu thật đấy, giúp cậu xách đồ lên tận trên xe luôn”.

Thụ cười đáp: “Không phải bạn cháu đâu ạ, là người nhà của cháu đấy ạ”.

Lúc thụ về đến nhà thì vừa đúng giờ ăn cơm, thụ nhớ đến bữa ăn lần trước cùng với cha mẹ công, không nhịn được mà tưởng tượng đến lúc công về nhà mình ăn cơm thì sẽ như thế nào. Vừa bước vào trong nhà, thụ hơi ngạc nhiên: Trong nhà hình như có khách. Mẹ thụ vừa thấy con trai về, lập tức cười vui vẻ tiến lại: “A Ninh về rồi, mau lại đây”.

Mẹ Diệp đưa thụ đến trước mặt một đôi vợ chồng tuổi trung niên, nói: “Lão Lý, ông xem, đây là A Ninh nhà chúng tôi đấy, nhoáng cái đã lớn đến thế này rồi. A Ninh, đây là bác Lý, con còn nhớ không? Lúc con còn nhỏ nhà bác ở ngay sau nhà mình, bác còn thường xuyên cho con kẹo ăn đấy”.

Nói thật thì thụ chả nhớ được tý nào hết, nhưng cậu vẫn cười: “Hóa ra là bác Lý, cháu chào bác”.

Bác Lý nhìn thụ, cười đáp: “A Ninh vẫn ngoan ngoãn, lễ phép như trước, đâu có giống con gái bác, còn lỗ mãng hơn cả đàn ông con trai”.

Lời vừa dứt đã nghe một giọng nói mang vẻ hờn dỗi vang lên: “Bố, bố lại nói xấu con rồi!”.

Lúc này thụ mới nhận thấy trong phòng còn một cô gái tầm tuổi mình. Bác gái nhìn con: “Tiểu Tuệ, lúc nhỏ con thích nhất là đi theo sau mông anh Ninh, bây giờ gặp rồi sao không chào anh một tiếng?”. Câu này vừa thốt ra, bốn vị phụ huynh lập tức bật cười. Cô gái tên Tiểu Tuệ kia mặt mày thoắt cái đỏ hồng, nhìn thụ kêu một tiếng: “Anh A Ninh”.

Thụ lúng túng đáp lại.

Đợi thụ về phòng cất đồ xong xuôi thì bữa tối Diệp gia cũng bắt đầu. Trong suốt bữa ăn, các bậc phụ huynh vô cùng thân thiết chuyện trò, liên tục nói mấy câu đầy ẩn ý như: “Tiểu Tuệ nhà chúng tôi còn chưa có bạn trai đây này, cũng muốn tìm cho nó một người con trai hiểu chuyện, đáng tin cậy”, “ A Ninh, mau gắp đồ ăn cho Tiểu Tuệ đi”, “Tiểu Tuệ với A Ninh ở cạnh nhau nhìn xứng đôi thật đấy”…

Thậm chí thụ và cô gái chỉ thuận miệng nói chuyện với nhau mấy câu, các vị phụ huynh cũng có thể cười đầy ẩn ý. Thụ cũng đã đoán ra bố mẹ gọi bằng được mình về chắc là vì buổi xem mắt này rồi, nhất thời cả người như ngồi trên đống lửa. Khó khăn lắm mới chịu đựng được đến hết bữa ăn, bố Diệp lại nói: “A Ninh à, nhà bác Lý đã mấy chục năm không về đây rồi, mấy năm gần đây thành phố Thanh Châu thay đổi không ít, dù sao ngày mai con cũng rảnh rỗi, hay là đưa Tiểu Tuệ đi loanh quanh chơi đi”.

Bố Diệp vừa nói xong, bác Lý lập tức tiếp lời: “Đúng thế, đúng thế, bọn bác đều già cả rồi, đi lại cũng khó khăn, hai người trẻ tuổi các cháu tự đi chơi là được rồi”, nói xong cả bốn người đều nhìn cậu vô cùng thân thiết. Thụ đành mặt dày mày dạn mà gật đầu.

Tiễn nhà bác Lý đi xong, thụ rốt cuộc cũng nhịn không được: “Bố, mẹ, bố mẹ đây là đang làm gì thế?”.

Mẹ Diệp cười hì hì: “Tiểu Tuệ không tồi đúng không. Năm sau con bé sẽ đến một công ty ở Dương Thành làm việc. Không phải con cũng đang định ở lại đó phát triển sao, về sau hai đứa có thể chăm sóc lẫn nhau rồi”.

Thụ: “Con hiện thời chưa có ý định về mặt này”.

Bố Diệp: “Con xem con nói gì thế. Con cũng chẳng còn nhỏ nữa rồi. Hơn nữa, chúng ta đâu phải muốn con kết hôn ngày bây giờ, cứ thử ở bên nhau cũng chẳng có gì nghiêm trọng cả”.

Thụ: “Bố!”.

Bố Diệp khoát tay: “Được rồi, mai còn phải đưa con gái nhà người ta đi chơi nữa”.

Thụ tức giận nhưng lại không tiện bùng nổ, chỉ có thể ôm tâm trạng bực bội về phòng gọi điện thoại cho công, muốn kể chuyện này cho công nghe. Nhưng gọi đến ba, bốn cuộc đều không thấy nhấc máy.

Ngày thứ hai, đưa Tiểu Tuệ đi tham quan khắp thành phố, có điều thụ từ đầu đến cuối vẫn không tập trung. Theo lý mà nói, công nhẽ ra phải gọi điện lại cho cậu mới phải, nhưng di động mãi chẳng thấy động tĩnh gì. Đến buổi chiều, thụ đưa Tiểu Tuệ đến nhà hàng mà cô đã hẹn với người nhà. Cô gái lấy ra một cái hộp, nói là bố cô gửi tặng bố Tiểu Diệp ít trà, tối qua quên mất không mang sang. Thụ hơi do dự, định từ chối nhưng ngặt nỗi đây không phải tặng cho cậu nên cuối cùng đành nhận lấy. Về đến nhà, mẹ Diệp cứ hỏi mãi hôm nay đi chơi thế nào, tâm trạng thụ vốn đã không tốt, cũng chỉ qua quýt một câu “ Cũng được” rồi đưa hộp trà cho bố mẹ.

©STENT: http://www.luv-ebook.com

Bố mẹ thụ nghi hoặc nhìn một cái rồi mới hiểu ra: Đây rõ ràng là tâm ý của con gái nhà người ta, lấy danh nghĩa bố mình gửi tặng, chắc là sợ bị từ chối thôi. Mẹ Diệp cứ khen nức nở Tiểu Tuệ quả là có lòng, lại cảm thấy có chút không yên. Thế là về phòng lấy ra một món đồ đưa cho thụ, bảo thụ mai đem qua tặng Tiểu Tuệ. Thụ vừa nhìn qua, là một mặt dây chuyền hình Phật bằng ngọc.

Thụ giật mình sửng sốt: “Mẹ! Mẹ đang đùa gì thế?”.

Mẹ Diệp: “Sao vậy? Con không nhớ cái mặt dây này rồi à? Là lúc mẹ đến chỗ con, vị hòa thượng ở chùa Đại Minh hương hỏa hưng thịnh vô cùng tại Dương Thành đã tặng cho mẹ, nói là có duyên. Mẹ thấy món đồ này cũng xem như đã được ban phước, đem tặng Tiểu Tuệ làm bùa hộ thân cũng không tồi đâu”.

Thụ sao có thể không nhớ cái mặt dây này được cơ chứ, miếng ngọc này đúng là đã được ban phước, nhưng là do công mua, sau đó mới nhờ đại sư trong chùa tặng cho mẹ cậu. Công bảo không cần biết thế nào, đây là lần đầu tiên gặp người lớn, theo phong tục của Dương Thành thì nhất định phải tặng quà. Thế là mới nghĩ ra cách lòng vòng này để tặng ngọc cho mẹ thụ.

Thụ: “Không được, cái này không thể tặng được. Đại sư nói có duyên với mẹ nên mới tặng mẹ, mẹ tùy tiện tặng cho người khác thế này sao được”.

Mẹ Diệp: “Sao lại không được? Mẹ với Tiểu Tuệ cũng rất có duyên mà. Thiện duyên là lưu truyền, thanh niên như con sao còn cổ hủ, cố chấp hơn cả mẹ thế? Mẹ nhìn đi nhìn lại, vẫn thấy tặng cái này là tốt nhất”.

Thụ: “Mẹ, không được, cái này tuyệt đối không được đem cho”.

Mẹ Diệp: “Mẹ thấy rất tốt. Dù không phải quý giá lắm nhưng ngụ ý thì rất tốt”.

Thụ: “Ngọc trước giờ vẫn rất đắt”.

Câu này bị bố Diệp ngồi xem bên cạnh đem ra đùa: “Dù sao mảnh ngọc này cũng có phải mẹ con bỏ tiền ra đâu, đắt cái gì chứ?”.

Thụ vừa gấp lại vừa tức, buột miệng: “Bố, mảnh ngọc này là bạn con mua tặng mẹ đấy!”.

Mẹ Diệp nhíu mày: “Con nói Tiểu Hướng ấy hả? Con đùa gì thế, mẹ với Tiểu Hướng chẳng phải thân thích, cũng chẳng có quan hệ gì, sao nó phải tặng mẹ ngọc quý làm gì? Thôi đi, mẹ thấy con là đang cố tìm lý do để không phải đi tặng chứ gì? Mai đem qua đó tặng cho mẹ!”.

Thụ rốt cuộc không nhịn được nữa, đứng bật dậy: “Sao lại không có quan hệ gì, cậu ấy là người yêu của con trai mẹ đấy!”.
alt
Thái Tử Tỷ Phu Và Cô Em Vợ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Bà Chủ Trọ Muốn Được Yêu
Ngôn tình Sắc, Đô Thị
(Cao H) Dạy Dỗ Phu Quân
cao H, kết 1v1, ngôn tình
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc