Cháu của Hùng Quế Lâm có biệt danh là Hùng Nhị. Nhưng y không hề ngốc, nhận được điện thoại của Cục phó Sở, y liền trong lòng cân nhắc, đến Sở Văn Cách cũng nói giúp cho tên cảnh sát kia, lẽ nào đối phương cũng có lai lịch gì đó?
Sở Văn Cách là loại người thế nào, y trong lòng biết rõ. Xem ra lai lịch thằng nhãi cảnh sát kia thật sự có điều gì đó, nếu không cũng làm sao dám to gan đắc tội mình một cách ngang nhiên như thế? Thôi thì để nó mời một bữa, coi như là chuộc lỗi được rồi.
Nhưng rồi y lại nghĩ, ở cái thành phố An Dương này, thằng đó cứ cho là có người nâng đỡ đi, thì cũng có thể mạnh đến đâu? Bí thư thành ủy, chủ tịch thành phố? Tất cả họ có ai không nhờ chú của mình nâng đỡ mà leo lên được những vị trí như vậy?
Nghĩ đến đây, Hùng Nhị không khỏi cảm thấy tự đắc.
Y bây giờ đắc ý, trong khi Sở Văn Cách lại đang khổ não. Lão sai người đi thăm dò xem Trương Tuyết Phong ở khách sạn nào, nhưng không ngờ người của lão khi đi theo anh ta vào khách sạn thì người đã bị mất dấu, mặc dù xe vẫn còn nguyên ở bãi đỗ.
Trương Tuyết Phong sau khi từ đồn công an đi ra, phát hiện thấy phía sau mình có người đang bám theo. Tất nhiên, y không sợ người ta làm gì mình, y chắc chắn đó là người của Sở Văn Cách phái đi theo để điều tra nơi ở của mình.
Không còn cách nào khác, chiêu bài này của Phó Chủ tịch Trương đánh quá vang rồi, làm người khác không thể không tìm mọi phương cách, thủ đoạn để tiếp cận. Y đành chọn đại một khách sạn trông có vẻ sang trọng, để xe dừng trước cửa, nghênh ngang đi vào.
Sau khi đặt một phòng, y lại chuồn ra ngoài, chặn một chiếc taxi, phóng thẳng đến nơi nghỉ của ông chủ và Đằng Phi.
Đằng Phi đang ở trong phòng của ông chủ, hai người vừa đúng lúc đang thảo luận về vấn đề của nhà máy thép, Trương Tuyết Phong gõ cửa đi vào. Trương Nhất Phàm hỏi:
- Sao bây giờ mới đến?
Trương Tuyết Phong liền trình bày hết sự việc xảy ra. Trương Nhất Phàm vừa nghe, lông mày vừa dần dần nhíu lại.
Một tên lái xe mà cũng ngạo mạn như thế, xem ra bọn họ ở An Dương bình thường cũng phải càn quấy ghê lắm, muốn làm gì thì làm. Hôm nay Trương Nhất Phàm với Đằng Phi dạo thăm Thành phố thép cả một buổi chiều, và cũng đã hiểu sơ lược về tình hình nơi đây.
Rất nhiều công nhân tỏ thái độ phẫn nộ trước tình trạng thua lỗ của nhà máy. Hai người cũng nghe được khá nhiều sự việc liên quan đến nhà máy thép này.
Hành động này của Trương Nhất Phàm, đơn giản là vì muốn khắc phục tình trạng thua lỗ cho nhà máy. Muốn nhà máy thép An Dương hồi phục lại, đầu tiên phải tìm ra nguyên nhân thua lỗ.
Trương Tuyết Phong ý kiến với ông chủ, rằng cái thằng cha Hùng Quế Lâm này nhất định có vấn đề. Chỉ một lái xe tép riu bên cạnh y mà đã tỏ ra ngông cuồng như vậy, có thể suy ra ngay tác phong thường ngày của bọn họ.
Đối với nhân vật Hùng Quế Lâm này, Trương Nhất Phàm cũng không phải đã hiểu hết, nhưng bản thân đã tiếp quản một cái bãi lộn xộn công nghiệp lớn như thế này thì không thể để cho người khác đến làm loạn. Xí nghiệp nhà nước không phải doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang tồn tại rất nhiều vấn đề. Các ông chủ của các doanh nghiệp nhà nước đều thích gọi con cháu nhà mình đến làm.
Một là cho rằng người nhà thì dễ làm việc, nói cũng dễ, hai là cho rằng người nhà thì tin tưởng được. Nhưng lại không biết là chính những người họ hàng thân thích đó khiến cho doanh nghiệp không thể phát triển lớn mạnh được. Đây chính là nỗi bi ai của các xí nghiệp gia tộc.
Trong chuyến đi thị sát ngày hôm nay, nghe nói mối quan hệ dây dợ “cạp váy” trong “thành phố thép” vô cùng nghiêm trọng. Những người họ hàng cùng huyết thống làm lãnh đạo gần như chiếm tới hơn một nửa những chức vụ quan trọng trong nhà máy thép.
Theo những gì Trương Nhất Phàm biết được, con rể của Quách Vạn Niên là Hùng Quế Lâm đang giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị nhà máy thép. Con gái của lão là Quách Tương Vân là Phó tổng giám đốc của nhà máy, quản lý phòng nhân sự, phòng tại vụ và những phòng ban quan trọng khác nữa.
Em rể của Hùng Quế Lâm là Lưu Tòng Văn là giám đốc phụ trách vật tư. Phó tổng giám đốc kiêm chủ nhiệm ủy ban kỷ luật thì lại là em rể của Quách Vạn Niên. Nhà máy thép An Dương chính xác đã biến thành một xí nghiệp gia tộc.
Căn cứ vào tình hình này, muốn chỉnh đốn lại cả xí nghiệp, nhất thiết phải bắt đầu rat ay từ trong nội bộ. Đó là kết luận Trương Nhất Phàm và Đằng Phi lúc nãy vừa mới thảo luận đưa ra. Do đó, hắn lệnh cho Đằng Phi hẹn một vị phó tổng giám đốc khác của nhà máy thép, đó là công trình sư cấp cao Ngô Hữu Tài. Ngô Hữu Tài năm nay bốn mươi sáu tuổi, làm việc ở nhà máy thép đã gần hai mươi năm, xuất phát điểm từ một nhân viên kỹ thuật, nắm được mọi tiêu chuẩn, thông số mọi phương diện kỹ thuật của nhà máy. Theo sự tìm hiểu nhiều mặt của Trương Nhất Phàm, Ngô Hữu Tài là người khá trách nhiệm và trung thực.
Nghe nói góp phần vào sự phồn thịnh của nhà máy thép năm xưa, Ngô Hữu Tài chính là một trong những công thần trong đó.
Ngô Hữu Tài là cốt cán của xí nghiệp nhà nước, tổng công trình sư, cán bộ đãi ngộ cấp phó Sở, tất nhiên cũng có cơ hội được biết Phó tỉnh trưởng Trương phân quản công nghiệp rồi. Hôm nay bất ngờ nhận được điện thoại của thư ký của Phó chủ tịch tỉnh Trương vời đến, ông lập tức đến ngay khách sạn nơi Phó chủ tịch tỉnh Trương đang ở.
Sự xuất hiện của Ngô Hữu Tài chỉ sau khi Trương Tuyết Phong tới có gần mười phút. Nhìn thấy Ngô Hữu Tài tới, Trương Tuyết Phong chủ động lui ra ngoài hành lang đợi.
- Phó Chủ tịch Trương.
Nhìn thấy vị Phó chủ tịch tỉnh trẻ tuổi, tim Ngô Hữu Tài chợt đánh mạnh một cái. Vừa rồi nhận được điện thoại cho gọi đến, ông cứ nghĩ thư ký Đằng đến một mình, không ngờ Phó chủ tịch tỉnh Trương cũng đích thân đến đây, Ngô Hữu Tài cảm thấy kinh ngạc vô cùng.
Phó chủ tịch tỉnh Trương cho triệu kiến mình, e là vì việc của nhà máy thép đây.
Quả đúng như vậy, Ngô Hữu Tài dự liệu không sai, nếu không thì Trương Nhất Phàm cũng không thể nào vô duyên cớ mà đi gặp người này.
Hắn cũng vốn định gặp Ngô Hữu Tài ở tỉnh thành, nhưng sợ là Ngô Hữu Tài vào tỉnh thành sẽ gây ra nhiều chú ý, xét đoán không có lợi. Cho nên hắn mới tự mình đến An Dương. Hai người cũng đã gặp mặt vài lần trong mấy cuộc họp.
Cho nên Trương Nhất Phàm cũng không cẩn phải rào đón vòng vo, nói:
- Mời ngồi!
Đằng Phi liền đứng dậy rót trà và lấy ra quyển sổ chuẩn bị ghi chép nội dung cuộc nói chuyện sắp diễn ra. Nhìn thấy tư thế này của thư ký Đằng, Ngô Hữu Tài trong lòng thầm nghĩ, hôm nay Phó tỉnh trưởng Trương đã đích thân đến, mình nên ứng phó thế nào đây?
Trương Nhất Phàm nói:
- Tôi muốn biết tình hình của nhà máy thép, tại sao trong những năm gần đây lại thua lỗ ghê gớm đến thế? Trước đây giá trị sản lượng năm cao tới hơn ba mươi tỉ, chiếm tới hơn một nửa GDP của cả thành phố An Dương, nhà máy cũng một độ là niềm kiêu hãnh của tỉnh Tương, vậy tại sao chỉ trong có vài năm trở lại đây đã sụt nhũn tới mức thế này? Hôm nay tôi đến đây chỉ triệu kiến ông, vì lời người khác nói tôi không tin tưởng được. Tôi muốn nghe ý kiến của ông.
Phó chủ tịch tỉnh Trương biểu thị thái độ rất rõ ràng như vậy, chỉ một câu: “Lời người khác nói tôi không tin tưởng được, tôi muốn nghe ý kiến của ông” đã lã làm cho Ngô Hữu Tài cảm thấy gần gũi hơn rất nhiều.
Trong sự phát triển của một xí nghiệp thì con người là một nhân tố cơ bản nhất. Một tập thể tốt có thể xây dựng nên một xí nghiệp vững mạnh, nhưng một tập thể tồi cũng có thể hủy hoại cả một xí nghiệp tốt.
Rốt cuộc là do vấn đề quản lý, hay là do chất lượng sản phẩm. Nếu xét dựa vào năng lực của nhà máy từ trước tới giờ thì không thể nào do cạnh tranh thị trường mà bị đào thải. Ngô Hữu Tài nắm toàn bộ kỹ thuật sản xuất của nhà máy, ông là người có quyền lên tiếng nhất.
Nghe Phó Chủ tịch Trương hỏi vậy, trong lòng ông đắn đo suy nghĩ, bản thân mình nên quyết định thế nào về vấn đề này? Nên nói hết tất cả, hay giấu đi một phần. Vấn đề này đối với Ngô Hữu Tài mà nói, vô cùng quan trọng.
Nhưng không nói đến vấn đề mấu chốt thì không được. Ông ta nghĩ một hồi rồi ngẩng đầu nói:
- Phó chủ tịch Trương, nhà máy thép để rơi vào tình trạng ngày hôm nay thật sự không phải là chỉ qua một sớm một chiều. Hiện tại bè cánh trong nhà máy thép An Dương có thể nói đã trong tình trạng bệnh khầm kha khó chữa nỗi.
Ông thở dài nói:
- Tôi đã chứng kiến thời kỳ huy hoàng của nhà máy, cũng đang nhìn thấy bộ dạng tiều tụy của nhà máy hiện nay. Nói thật, trái tim của tôi đau như bị dao cứa. Nhưng bản thân tôi chỉ là một phó tổng giám đốc, tổng công trình sư, trong việc quản lý xí nghiệp, từ trước tới nay đều không được can dự, chỉ có thể đứng ngoài “xem kịch” thôi. Để xảy ra tình trạng như ngày hôm nay, điểm chí mạng lớn nhất không nghi ngờ gì chính là mối quan hệ “cạp váy” đó trong khối lãnh đạo. Chỉ có nguyên nhân đó mới làm cho nhà máy dần dần xuống dốc. Tất nhiên, cái kiểu quan hệ “cạp váy” đó không phải chỉ bây giờ mới có, nó là hiện tượng rất thường thấy ở nước chúng ta từ rất lâu rồi.
Những câu này của Ngô Hữu Tài rõ ràng là đang gạt đi mối nghi ngờ cáo trạng của bản thân. Bởi vì ông còn chưa rõ thái độ của Trương phó tỉnh trưởng. Cứ cho là hắn chịu ra tay chỉnh đốn lại nhà máy thép thì thật sự quán triệt được đến đâu? Hay là cũng chỉ làm vẻ, qua loa đại khái là xong?
Việc của chốn quan trường rất sâu xa bí hiểm. Bối cảnh của Hùng Quế Lâm, ông là người biết quá rõ. Ngộ nhỡ Phó tỉnh trưởng Trương không muốn xé toạc mặt nạ của Phó tỉnh trưởng Quách, muốn dĩ hòa vi quý, thì như vậy chẳng phải chính mình lại biến thành ác nhân.
Do vậy, ông nói chuyện khéo léo không đề cập đến những vấn đề liên quan đến lợi ích của bất cứ ai.
Trương Nhất Phàm tất nhiên là cảm nhận được điều này, không có ai hoàn toàn tin hắn. Như vậy chỉ còn cách duy nhất là phải chứng mình bằng hành động, cho tất cả công nhân nhà máy thép nhìn thấy quyết tâm chỉnh đốn hệ thống của hắn. Nếu không thì tất cả cũng chỉ là nói suông mà thôi.
Ngô Hữu Tài nói:
- Ngoài những điều đó ra, còn một vấn đề, đó chính là vấn đề trong việc mua bán, tiêu thụ. Nguyên vật liệu nhà máy mua về bao giờ cũng đắt hơn so với giá thị trường, nhưng bán ra lại rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Tất nhiên, bên tiêu thụ có lý lẽ đưa ra, nói là để giành thị phần, tất yếu phải trải qua giai đoạn này. Đợi khi nào giành được thị phần rồi mới nói đến chuyện kiếm lãi. Tôi không biết mục đích làm như vậy của bọn họ là gì, nhưng tôi biết, nếu nguyên vật liệu mua vào đắt mà sản phẩm bán ra lại rẻ hơn giá thị trường thì chẳng phải là càng ngày càng lỗ hay sao?
- Sự tàn khốc của việc cạnh tranh thị trường tôi tất nhiên hiểu rõ, dù sao tiêu thụ và thu mua là cuộc chiến trong sáng trong tối, là thủ đoạn tôi cho là hèn hạ. Một doanh nghiệp mà không quan tâm đến lợi nhuận thì còn gọi gì là doanh nghiệp? Nhà máy thép có đến hơn trăm nghìn công nhân, lẽ nào cứ phải trông đợi vào sự trợ giúp của chính phủ để duy trì tồn tại? Theo cá nhân tôi nhận định, hơn một tỉ đồng thua lỗ kia, không thể loại trừ nhân tố con người trong đó. Thật ra, theo hiểu biết của tôi, trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của chúng tôi đều không thua kém những xí nghiệp lớn cùng trình độ khác, nhưng trình độ quản lý của chúng ta không được tốt như người ta, thì việc lỗ vốn cũng là tất nhiên. Trương chủ tịch, thật ra những vấn đề này, tôi đã có ý kiến với Phó chủ tịch tỉnh phụ trách công nghiệp tiền nhiệm của ngài rồi, nhưng có vẻ như không được coi trọng cho lắm.
Ngô Hữu Tài nhìn Trương Nhất Phàm, trong lòng nghĩ “chẳng biết ngài có thật sự xem trọng việc này hay không, nếu lại là làm đại khái cho qua chuyện thì mình có lẽ chỉ nói những gì nên nói, những gì không nên nói thì bỏ qua, tránh rước họa vào thân.