https://truyensachay.net

Quan Thần

Chương 454: Sách lược ứng phó

Trước Sau

đầu dòng
Rời khỏi văn phòng làm việc của Hồ Tăng Chu, Hạ Tưởng liền chạy đến văn phòng của Tần Thác Phu, nhiệm vụ đến Thị ủy coi như đã xong, tặng ngọc cho Trần Phong chỉ là cái cớ, sắp xếp Chung Nghĩa Bình đi cũng là việc chính, nhưng việc tìm Trần Phong không phải trọng điểm hôm nay. Lần này hắn đến Thành ủy thực chất chính là thảo luận với Phương Tiến Giang và Hồ Tăng Chu.

Hồ Tăng Chu là Thị trưởng, nắm quyền hành chính và kinh tế, và Trần Phong mà không nằm ngoài dự đoán thì hai năm sau sẽ được thăng lên tỉnh làm, chính trị thành phố Yến sẽ do Hồ Tăng Chu quản lý chính. Nếu nhìn xa, việc liên quan đến vận mệnh thành phố Yến thì vẫn nên tìm đến bàn bạc với Hồ Tăng Chu thì hơn.

Hạ Tưởng có đoạn thời gian không gặp Tần Thác Phu rồi, nhưng thường hay liên lạc qua điện thoại. Hắn vừa gõ cửa đã thấy y hút thuốc từng ngụm từng ngụm một, vẻ mặt sầu muộn.

Đầu tiên là Hạ Tưởng cung kính hỏi thăm, sau đó lại cười:

- Chủ nhiệm Tần sao vậy? Có chuyện gì không xuôi à? Hay là công việc gặp khó khăn gì rồi?

Tần Thác Phu ra hiệu Hạ Tưởng ngồi xuống, lắc đầu, nói:

- Công việc cũng thuận lợi, nhưng thuận lợi quá, không có chuyện nào lớn cả để đích thân tôi ra tay cho nên hơi bực bội.

Hạ Tưởng vui vẻ:

- Không có việc lớn là minh chứng chính trị rất trong sạch, chứng minh dưới sự lãnh đạo của Chủ nhiệm Tần, công tác kiểm tra kỷ luật của thành phố Yến đã làm cực kỳ xuất sắc. Những chuyện vi phạm pháp luật, bậy bạ càng ít, thì tổn thất của Đảng và Nhà nước càng nhỏ, là chuyện tốt mà.

Tần Thác Phu không cho là đúng quay qua nhìn Hạ Tưởng, nói giọng không vui:

- Bớt giả bộ ngớ ngẩn, nói lời hay ý đẹp đi. Những chuyện vi phạm pháp luật kỷ cương luôn luôn tồn tại ở bất kỳ thời điểm nào, sao lại có thể không có chứ? Cái tôi lo lắng không phải là không có chuyện đó, mà nếu thật không có thì tôi vui còn không kịp, nhưng chuyện khiến tôi lo nghĩ lại là có một số người cậu biết rõ là họ đang có vấn đề nhưng lại không tóm được chứng cứ để ra tay. Tiểu Hạ, gần đây cậu không giúp tôi phá vụ nào lớn đâu nhé, nếu không thì cậu lại ra tay thử xem? Lần trước thu hoạch được vụ Lệ Triều Sinh, giờ nghĩ lại vẫn có cảm giác máu nóng đang sôi sục. Gần đây đều là vài chuyện cỡ tôm tép, tôi xem mà chẳng có hứng thú gì, cứ ngủ gà ngủ gật.

Cũng vì Hạ Tưởng và Tần Thác Phu thân thiết rồi nên y mới nói chuyện kiểu vậy. Đổi sang người ngoài mà nghe đường đường là Chủ nhiệm Ủy ban kỷ luật thành phố lại có niềm đam mê bắt người, chắc bọn họ cũng sẽ bị y dọa cho nhảy dựng lên.

Nói thật, đối với chuyện phá án Hạ Tưởng không thạo nghề, cũng không có hứng thú lắm. Lần trước nếu không phải Lệ Triều Sinh hãm hại nông dân thì cũng không chọc hắn nổi lên lòng căm phẫn, muốn đem ông ta điều tra bằng được. Bây giờ tính chất công việc của hắn không giống xưa nữa, hàng ngày ở trong văn phòng khu Tỉnh ủy, cũng không thể phát hiện ra bên trong đó có sâu mọt gì. Một là hắn chưa tiếp xúc với nội tình của người ta, dù gì thì người ta chức to hơn hắn. Hai là hắn cũng không phải nhân viên Ủy ban kỷ luật, chuyện phá án không nằm trong chức trách công việc của hắn.

Tần Thác Phu nói vậy chắc chỉ là thuận miệng nói chơi thôi. Hạ Tưởng liền cười:

- Đợi khi nào tôi phát hiện có manh mối nào, thì nhất định sẽ báo cáo lên ngài.

- Đừng chỉ nói tùy miệng như vậy, mà phải lưu ý vào.

Tần Thác Phu cũng thú vị, chuyện ngẫu nhiên lần trước lại khiến y nghĩ rằng Hạ Tưởng cũng có năng lực phá án.

- Đúng rồi, cậu đến chỗ tôi chắc chắn là không chỉ đến thăm không đâu, nói đi, có chuyện gì vậy?

Hạ Tưởng không ngại ngùng cười, đem chuyện nhân viên Ủy ban kỷ luật đến công ty Tào Thù Lê điều tra kể ngắn gọn cho y nghe.

Tần Thác Phu nghe xong, vẻ mặt kinh ngạc:

- Có chuyện này sao? Tôi tuyệt không rõ. Cũng khó trách, chuyện nhỏ như vậy thường thì không báo cáo lên tôi đâu. Có điều trong Ủy Ban kỷ luật có ai không biết mối quan hệ tốt giữa tôi và cậu, mà giấu tôi đến điều tra công ty vợ cậu là chứng minh một vấn đề.

Vẻ mặt ông ta nghiên túc, bất mãn nói:

- Chính là gần đây tôi không hành động, không điều tra vụ án nào lớn, ở Ủy Ban kỷ luật có người chết rồi đây, muốn giở vài trò. Cũng may là cậu kịp thời cảnh tỉnh tôi, dù sao gần đây chẳng có việc gì lắm, tôi lại khởi động chiến dịch thu quyền nữa đây.

Hạ Tưởng thẹn mướt mồ hôi, từ lúc nào mà Tần Thác Phu lại chỉ có hứng với vụ án lớn rồi, xem ra, y phá án thành nghiện mất rồi, làm gì mà nhiều án lớn đợi người ta đến phá chứ? Vả lại, nếu nhỡ trên tỉnh mà có vụ lớn nào thì cũng chưa đến lượt Tần Thác Phu ra tay.

Nói vài câu phiến xong, Hạ Tưởng liền chào tạm biệt Tần Thác Phu, thật ra chuyện công ty thiết kế của Tào Thù Lê rất nhỏ không đáng nhắc đến, nhưng mượn cớ đến đi lại với Tần Thác Phu là chính.

Hạ Tưởng chân bước không ngừng, lại đi đến văn phòng Phương Tiến Giang.

Hàn huyên với Phương Tiến Giang vài câu, nói về biểu hiện gần đây của Phương Cách, sau đó Hạ Tưởng chuyển đề tài nhắc về Chung Nghĩa Bình. Phương Tiến Giang có ấn tượng với y, và cũng nghe Phương Cách nhắc qua, cảm giác người này cũng được, đáng tin, lại nghe Trần Phong mặc nhận và Hồ Tăng Chu biểu thị thái độ, y ở huyện An cũng không có nhu cầu lợi ích gì, tự nhiên vui vẻ coi như làm ơn mà không tốn sức. Với lại, dù Trần Phong có không gật đầu, nhưng có Hạ Tưởng mở miệng rồi thì y cũng sẽ đề bạt lên.

Ở Thành ủy Hạ Tưởng đi đủ một vòng tròn, chuyện coi như đã xong được phần cơ bản, lại điện thoại cho Lý Đinh Sơn, mời ông cùng Cao Hải buổi tối cùng nhau dùng cơm. Đúng lúc Lý Đinh Sơn và Cao Hải cũng không có chuyện gì nên vui vẻ đến hẹn. Ba người cùng nhau vừa ăn vừa nói chuyện, trao đổi cách nhìn nhận thế cục tỉnh thành và trong nước trong thời gian gần đây.

Dạo này công việc của Cao Hải không thuận lợi lắm, tuy giờ là Phó thị trưởng, quyền thế to hơn ngày xưa nhưng vẫn chỉ là cấp Sở, cấp bậc chưa được thăng lên. Ở bộ máy chính phủ tuy có thân cận với Hồ Tăng Chu, nhưng lại chịu sự hạn chế bởi Phó thị trưởng thường trực Đàm Long và Phó thị trưởng Hà Giang Hoa nhiều hơn, luôn bị bó chân bó tay chưa lập được thành tích nào cả.

Cao Hải có chút bất đắc dĩ, nói:

- Thị trưởng Hồ hơi yếu trong việc trong việc quản chế bộ máy chính phủ, trong mấy vị Phó thị trưởng, ngoài tôi ra, mấy người khác đều hiện rõ có quan hệ rất gần với Đàm Long.

Lý Đinh Sơn cũng nói:

- Cao Hải muốn bước cao hơn ở thành phố Yến thì hơi khó, dù sao cấp Sở ở thành phố ít, không thì nghĩ thoáng ra, có cơ hội thì năng động một tí, đến tỉnh nhậm chức cũng coi như là thay đổi lối suy nghĩ rồi, có lẽ sẽ có vùng trời rộng lớn hơn.

Cao Hải gật đầu ảm đạm.

Với Cao Hải, Hạ Tưởng cũng biết rõ con người ông ta. Năng lực có hạn, phù hợp với công việc phụ trợ hơn, trong môi trường hung hiểm thiếu hẳn sự quyết đoán, có thể nói là Cao Hải không thích hợp với việc tranh đấu, không hợp làm công việc có tính mở mang, chỉ thích hợp với công việc được chỉ định sẵn.

Hai ngày sau, Diệp Thạch Sinh và Tiền Cẩm Tùng kết thúc chuyến thăm và trở về.

Trước khi Diệp Thạch Sinh về đến tỉnh Yến thì đã biết được tất cả chuyện xảy ra. Khi còn ở tỉnh Lĩnh Nam, y phát hiện bài đăng trên Nhật báo quốc gia, bởi vì sớm có được số điện thoại của Phó thủ tướng Hà nên y đã có đủ tâm lý để chuẩn bị. Nhưng giây phút nhìn thấy tên Trình Hi Học, trong lòng không tự chủ vẫn giật mình.

Đến cả Trình Hi Học đích thân ra mặt rồi, có thể thấy có người đang rất sốt ruột. Trong phút chốc, Diệp Thạch Sinh đúng là bị dao động, vì y biết rõ vị trí của Trình Hi Học, biết người đứng sau lưng ông ta là nhân vật quyền cao chức trọng thế nào. Có điều sau khi Hải Đức Trường nói với y một hồi liền lập tức kiên định lòng tin, tiếp tục đẩy mạnh tiến hành việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp.

Hải Đức Trường bàn bạc với Diệp Thạch Sinh ở trong văn phòng làm việc, không khí thoải mái, nhẹ nhàng. Trong tay Hải Đức Trường cầm tờ Nhật báo như đang cầm một văn kiện của Đảng trịnh trọng, lời nói ra giọng điệu nhẹ nhàng:

- Thạch Sinh, Nhật báo quốc gia là bộ máy tuyên truyền của quốc gia, là văn kiện không có đóng dấu của Đảng. Nếu anh coi là thật, dù không có đóng đấu thì cũng có uy lực. Nhưng nếu anh không coi là thật, thì nó chỉ là một tờ báo bình thường mà thôi, lượng phát hành lớn mới là không giả. Nhưng không có ảnh hưởng mấy đến người dân thường vì không ai chú ý đến báo mang tính chính trị cả.

Y cười hi hi đặt tờ báo qua một bên.

- Anh là Bí thư tỉnh ủy, có thể quyết định chính sách hướng đi của cả một tỉnh, và anh làm một nhiệm kỳ, không là lùi thì là tiến, điều chỉnh kết cấu sản nghiệp là cơ hội một lần gặp được. Nếu thua, anh cũng không mất mát gì, vẫn được nhận đãi ngộ cán bộ cấp Tỉnh khi về hưu. Nếu thắng, nói không chừng còn có thể tiến thêm một bước, cho dù là với cấp bậc Phó thủ tướng về dưỡng lão cũng là một vinh quang phải không?

Diệp Thạch Sinh cảm nhận sâu sắc chấp nhận:

- Anh nói đúng. Tôi là vì quá sợ được cái này mất cái kia, chỉ là cảm thấy thân phận của Trình Hi Học hơi mẫn cảm.

- Ha ha…!

Hải Đức Trường lắc đầu cười lớn, không chút hoang mang nói:

- Trình Hi Học là nhà kinh tế học, bài phát biểu ngôn luận của ông ta cứ cho là đại diện người đứng đằng sau đi, nhưng nếu anh chỉ coi ông ta chỉ là một nhà kinh tế học thì hắn ta chỉ là nhà kinh tế học. Cho dù người đứng sau lưng có đứng nơi nào đó phát biểu bất lợi cho việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, cũng chỉ coi là không nghe thấy. Làm Bí thư tỉnh ủy cần phải vận dụng được hết quyền tự chủ trong tay. Nhất là trong hoàn cảnh của anh hiện tại, trước khi có bất kỳ văn kiện đóng dấu Đảng nào đến thì cũng không cần quan tâm. Mặc kệ đó là Nhật báo quốc gia hay là tài liệu tham khảo nội bộ đều không thèm để ý, cứ kiên định tiến hành điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, cho dù có điện thoại gọi đến gây áp lực thì cũng không để tâm.

Hải Đức Trường là Ủy viên Bộ chính trị, đương nhiên là tự tin và có sức lực hơn y rồi. Diệp Thạch Sinh tự nhận mình không có mắt nhìn và nhân tố như Hải Đức Trường, nhưng lời của ông ta nói đúng là có lý, Diệp Thạch Sinh làm quan ở tỉnh Yến lâu quá rồi, quá lo lắng đến biến động nhỏ ở Bắc Kinh.

Nhiều tỉnh lớn phía nam, đừng nói đến bị báo quốc gia chỉ tên phê bình, dù là bị lãnh đạo nhà nước không nặng không nhẹ nói vài câu cũng chưa chắc nghiêm chỉnh chấp hành.

Mệnh danh đại quan Bí thư tỉnh ủy không phải là không có nguồn gốc. Đúng là trong một tỉnh, Bí thư có quyền tự chủ và quyền quyết định rất lớn. Trên cơ bản chỉ cần không làm trái với chính sách, phương châm nhà nước đề ra, trừ những việc trọng đại thì thường những chính sách mà tỉnh tự quyết định, trung ương sẽ không can thiệp vào. Sau khi Diệp Thạch Sinh suy nghĩ thông suốt, lại có Hải Đức Trường cổ vũ nên an tâm lên nhiều, cũng kiên định, quyết tâm tiếp tục tiến hành điều chỉnh kết cấu sản nghiệp.

- Đã có người chỉ chọn đăng bài trên Nhật báo quốc gia phát biểu hoài nghi việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, chứng minh lực lượng bọn họ còn chưa đủ để khiêu động chiến lược kinh tế trước mắt. Có điều là, muốn nghe, nhìn lẫn lộn cũng được, nhưng cũng phải quan sát các tỉnh trong nước có bao nhiêu thế lực bảo thủ. Thạch Sinh, nghe tôi khuyên một câu, hiện tỉnh Yến đang ở tình thế mà trước nay chưa bao giờ tốt được như vậy, tiếp tục vùi đầu chịu khó làm, chắc chắn sẽ có thành tích lớn.

Sau khi Diệp Thạch Sinh kết thúc chuyến thăm tỉnh Lĩnh Nam quay về tỉnh Yến, trước đêm về đến tỉnh lại thấy bài báo phản bác lại Trình Hi Học của Hạ Tưởng và Cốc Nho phân biệt đăng trên tờ Thanh Niên và tờ Kinh Tế, chưa kịp đọc kỹ lại nghe được một tin khác, Nhật báo tỉnh Yến cũng đăng bài phát biểu của chuyên gia, đề ra hoài nghi việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp.

Tin tức liên hoàn bay đến khiến cho y phút chốc đáp ứng không xuể.

Nếu Nhật báo quốc gia đăng bài của Trình Hi Học là chỉ ra ẩn ý của nhà nước thì chuyên gia phát biểu trên Nhật báo tỉnh Yến rõ ràng là ám chỉ thế cục tỉnh Yến rồi, Diệp Thạch Sinh nổi trận lôi đình.

Cái tên Mã Tiêu này được, cái tên Thôi Hướng cũng được lắm, dám trong thời gia y đi công tác tự tiện làm chủ tuyên chiến ngay tại tỉnh Yến, trắng trợn phản đối việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp. Cho dù là mời chuyên gia lấy quan điểm của học thuật phát biểu thì cũng là công khai khiêu khích Diệp Thạch Sinh.

Diệp Thạch Sinh vốn khó chịu vì Hạ Tưởng chưa được cho phép đã đăng bài trên báo Thanh Niên rồi, còn đang định sau khi về sẽ mắng vài câu. Ai ngờ mấy người Mã Tiêu càng đáng ghét hơn, dám đứng trong địa bàn của y mà dám làm trái với ý của nhân vật số một này, là mối nhẫn nhục không thể nhẫn nhịn được.

Ban đầu Diệp Thạch Sinh muốn vùi đầu chịu khổ để làm, không lớn tiếng, không khoa trương, chỉ nghĩ là làm ra thành tích rồi nói. Giờ nhìn thấy tay người khác đã vươn ra hẳn ngoài địa bàn của y, còn muốn đặt cờ trong địa bàn đó, thân là Bí thư tỉnh ủy mà không thể hiện thái độ gì thì quá là kém cỏi.

Trên đường đi, Diệp Thạch Sinh để thư ký thông báo đến Phạm Duệ Hằng, Mai Thái Bình mấy người, đợi khi nào y về đến tỉnh Yến thì lập tức mở cuộc họp hội ý.

Ma Thu nghĩ rằng Diệp Thạch Sinh quên mất Thôi Hướng nên cố ý hỏi một câu:

- Có thông báo đến Phó bí thư Thôi Hướng không ạ?

- Phó bí thư Thôi? Vừa rồi cậu nói là thời gian họp hội ý và sắp xếp của Phó bí thư Thôi có xung đột….

Diệp Thạch Sinh nói được nửa câu thì im lặng không nói nữa.

Ma Thu rất thông minh liền lập tức ngậm miệng lại.

Về đến tỉnh Yến, Diệp Thạch Sinh khẩn trương mở cuộc họp hội ý.

Khi Hạ Tưởng biết được tin Diệp Thạch Sinh về rồi là do lúc đó đang ở văn phòng báo cáo với Tống Triều Độ, trong lúc nói chuyện thì phong thanh nghe được, chỉ một tiếng gõ ở cửa vang lên, người gõ cửa không cần mời mà tự bước vào luôn, nói mọt câu:

- Triều Độ, tôi đi dự cuộc họp hội ý, liên quan về việc thành phố Bảo xin chính phủ một chính sách chuyên nghiệp, cụ thể thì anh và Vạn Chính (Phó chủ tịch thường trực tỉnh Mã Vạn Chính) bàn bạc với nhau tiếp.

Là Phạm Duệ Hằng.

Phạm Duệ Hằng nói xong một câu mới để ý Hạ Tưởng cũng ở đó, nên hơi hơi gật đầu nói:

- Tiểu Hạ cũng ở đây à? Vừa đúng lúc có chuyện muốn nói với cậu, tuần tới là sinh nhật của Phạm Tranh, nó muốn mở bữa tiệc sinh nhật nhỏ, đến lúc đó cậu cũng đến nhé, nó hay nhắc đến cậu lắm. Đúng rồi, nếu Triều Độ cũng không bận thì cũng đến cho thêm vui. Chúng nó thanh niên có chuyện để kể, chúng ta cũng có lời để nói.

- Được, tôi nhất định sẽ tới.

Tống Triều Độ cười tủm tỉm trả lời.

Hạ Tưởng vội đứng lên cung kính cười:

- Cháu biết rồi ạ thưa Chủ tịch tỉnh Phạm, đàn anh khóa trên tổ chức sinh nhật, cháu là đàn em khóa sau mà không đến thì không được rồi.

Sinh nhật Phạm Tranh thì không cần phải Phạm Duệ Hằng đứng ra mời, và mời ngay trước mặt Tống Triều Độ nữa. Hạ Tưởng và Tống Triều Độ cùng nhau tiễn Phạm Duệ Hằng đi xong, Tống Triều Độ nói:

- Đến cả Chủ tịch tỉnh Phạm cũng đề cao cậu ngay trước mặt tôi, thể diện của cậu cũng đáng gườm ghê.

Hạ Tưởng vội xua tay, khiêm tốn nói:

- Chủ tịch tỉnh Phạm là vì cháu giúp chú ấy lập được thành tích, còn ra mặt giúp chú ấy chặn áp lực nên chú ấy đương nhiên cổ vũ cháu một chút thôi, hi vọng cháu không ngừng cố gắng, tiếp tục ra mặt tranh luận với Trình Hi Học. Cháu đoán việc phản bác các chuyên gia tỉnh Yến sắp tới, Chủ tịch tỉnh Phạm sẽ lại để cháu ra mặt.

- Không phải cậu đã nghĩ ra đối sách rồi sao?

Tống Triều Độ rất vừa ý với câu trả lời của Hạ Tưởng.

- Vâng, cháu đã sắp xếp An Dật Hưng và Bành Mộng Phàm viết bài rồi. Có điều lời văn phản bác của họ chưa đủ sắc bén, hơi mềm một chút, cháu không vừa ý lắm. Tạm thời thì chưa có người nào phù hợp hơn cả.

- Cậu cũng có thể ra mặt, còn một người nữa mà cậu đừng quên, đó là Phạm Tranh.

Ánh mắt Hạ Tưởng bừng sáng, lập tức lắc đầu:

- Chỉ sợ là Chủ tịch tỉnh Phạm không cho Phạm Tranh ra mặt ạ,

- Chưa chắc.

Tống Triều Độ nói rất chắc chắn.

- Chủ tịch tỉnh Phạm đã nhìn thấy triển vọng của việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, tiền đồ chính trị của ông ta cũng sẽ gửi thác vào đó. Luận chiến lần này là một cơ hội, nếu biết vận dụng thích hợp thì Phạm Tranh có thể nhân cơ hội một bước thành danh. Tiểu Hạ ạ.

Lời Tống Triều Độ nói cũng không phải vô lý, Hạ Tưởng quay về văn phòng, vẫn đang cân nhắc tính khả thi khi mời Phạm Tranh ra mặt tham gia luận chiến. Nếu hắn và Phạm Tranh cùng nhau ra mặt, làm đệ tử của Cốc Nho cùng lúc ra ứng chiến cũng có thể thu hút được sự chú ý lớn của giới học thuật trong nước.

Đang trong lúc suy nghĩ, thì nghe thấy một tiếng cười khẽ truyền đến, nghe tiếng cười thật thân quen, có điều Hạ Tưởng đang suy nghĩ, nên phút chốc không nghĩ ra là ai được.

Đợi người ta đi vào phòng làm việc rồi hắn mới không kìm nổi cười, không ngờ đến tiếng cười của Tiểu Thì cũng không nghe ra, đúng là thất bại.

Tuy nhiên khiến cho hắn phải kinh ngạc chính là, Nghiêm Tiểu Thì đang cười duyên dáng đi cùng Cổ Ngọc, hai người người nói người cười như kiểu những người bạn đã quen biết từ rất lâu rồi.

Hạ Tưởng kinh ngạc hỏi:

- Hai người quen nhau?

Cổ Ngọc thản nhiên cười:

- Quen nhau, vừa mới quen nhau. Sao vậy, không cho chúng tôi mới quen đã thân sao?

Hạ Tưởng đứng dậy, không tiếp lời Cổ Ngọc mà nói với Nghiêm Tiểu Thì:

- Hoan nghênh Tổng giám đốc Nghiêm.

Nghiêm Tiểu Thì cũng nghiêm trang nói:

- Xin chào Trưởng phòng Hạ. Hôm nay tôi đến tổ lãnh đạo là có việc muốn nhờ, xin Trưởng phòng Hạ giúp cho.

Cổ Ngọc đứng một bên nhìn Hạ Tưởng, rồi lại dò đoán Nghiêm Tiểu Thì, thử xem có phát hiện ra cái gì không, kết quả khiến cô phải thất vọng là: Bộ dạng của Hạ Tưởng và Nghiêm Tiểu Thì đều rất nghiêm túc, không có gì kỳ lạ cả.

Nghiêm Tiểu Thì không đến tay không, trong tay cầm một giỏ hoa quả, nhiệt tình mời mọi người. Chung Nghĩa Bình còn khách sáo thoái thác vài câu, Phương Cách thì không từ chối mà cầm lên ăn luôn, vừa ăn vừa nói:

- Có lãnh đạo tốt là may mắn, có lãnh đạo có duyên với người đẹp thì đúng là có phúc.

Cổ Ngọc tức giận nói một câu:

- Nếu anh là người đẹp, gặp phải một lãnh đạo háo sắc thì xem anh còn coi là có phúc nữa hay không?

Phương Cách cười ha ha:

- Người đẹp mà gặp phải lãnh đạo háo sắc, với được đến lãnh đạo thì đó gọi là thần rồi.

Cổ Ngọc tức quá rồi:

- Hứ, logic gì chứ. Cũng may anh không phải con gái, nếu không thì làm mất mặt giới phụ nữ.

Phương Cách cứ kêu oan:

- Tôi thấy tôi mà là phụ nữ thì cũng là nguyên tắc lắm. Nguyên tắc của tôi là, chỉ bám vào lãnh đạo trẻ tuổi, đẹp trai. Còn với những ông dê già thì không cần biết ông ta làm quan to thế nào đều tuyệt đối giữ khoảng cách xa.

Càng nói càng không ra gì, Hạ Tưởng trừng mắt nhìn Phương Cách, rồi cùng Nghiêm Tiểu Thì ra khỏi phòng làm việc, đi ra bên ngoài.

Văn phòng Ủy ban nhân dân là nhà mới xây, hai đầu hành lang mỗi nơi đều có ban công lộ thiên có thể nghỉ ngơi một chút. Hai người đi đến ban công lộ thiên, Hạ Tưởng liền hỏi:

- Tiểu Thì, em có chuyện gì cứ nói đi.

- Cũng không chuyện gì cả.

Nghiêm Tiểu Thì chần chừ một lát, như là ngại ngùng không nói ra được. Nghĩ ngợi một lúc, vẫn nói thật lòng:

- Dượng bất công, căn bản không nhắc chuyện em bái Cốc lão làm thầy. Bây giờ anh là đệ tử đắc ý của ông ấy rồi, em thì sao đây? Em là thật lòng muốn học hỏi, cũng không phải vì bằng cấp, vì bình chức danh, thực sự là một lòng khiêm tốn hiếu học, muốn có nhiều kiến thức lý luận hơn, cũng muốn vận dụng vào thực tiễn nữa.
alt
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc