https://truyensachay.net

Quốc Sắc Sinh Kiêu

Chương 1473: Hà Mô.

Trước Sau

đầu dòng
Cố Lương Trần ghìm cương ngựa, đội kỵ binh đằng sau cũng nhao nhao ghìm ngựa, tiến thủ Tây Quan đằng sau tường lũy cùng không phản ứng nữa. Lúc này, Sở Hoan ra lệnh một tiếng, tên bay như mưa ào xuống bọn họ.

Hố đào kia chính là tầm bắn tốt nhất của cung tên, một vài kỵ binh rơi vào bẫy vừa vất vả mang theo vết thương leo lên được, vừa ngẩng đầu, trước mắt đã là lông đuôi tên đen kịt, không ít người lập tức bị biến thành con nhím.

Cố Lương Trần nổi giận vạn phần. Khí thế của kỵ binh Thiên Sơn lao nhanh như sấm lúc này đã bị đả kích nặng nề.

Tên của quân Tây Quan bay loạn xạ, Cố Lương Trần không tiếp tục hạ lệnh cho kỵ binh tấn công nữa mà hạ lệnh cho binh sĩ lệnh kỳ bên cạnh múa cờ. Không bao lâu sau, một đội bộ binh đã từ sau kỵ binh xông lên.

Đội bộ binh này lấy thuẫn bài binh làm chủ xếp thành một hàng, tiến lên rất nhanh. Ba bốn trăm thuẫn bài binh kết lại thành một tấm tường đồng vách sắt, đằng sau là một đội Hà Mô binh ba bốn trăm người.

Hà Mô binh thực ra cũng không khác binh lính thông thường là mấy, chỉ là trên người bọn họ mang thêm một vũ khí là một chiếc xẻng được chế tác tinh xảo. Cái xẻng này nhỏ hơn xẻng của nhà nông, nhưng cũng không nhỏ hơn xẻng đào đất bao nhiêu, cũng khó sử dụng hơn. Vì phải mang theo trong quân nên càng nhỏ càng tốt, nhưng mặt xẻng cũng không thể quá nhỏ, chỉ có thể rút ngắn nó lại được bao nhiêu thì tốt bấy nhiên, nên khi dùng cái xẻng này cũng mất nhiều sức hơn.

Khi Hà Mô binh chiến đấu, thông thường cũng không khác đao binh, trường thương binh bao nhiêu, nhưng vì thêm trách nhiệm nên đãi ngộ cũng khá hơn một chút, mà đội binh này cũng được chọn từ những binh sĩ có sức khỏe rất lớn.

Khi quân Thiên Sơn tấn công Hạ Châu đương nhiên đã sớm biết qua về phòng tuyến ở Hạ Châu, trước khi xuất binh cũng không lập tức lợi dụng dân chúng lấp đất mà chuẩn bị một đội Hà Mô binh. Chỉ là đội quân này không được phát huy tác dụng ở Hạ Châu, lại theo đội ngũ đến trại ngựa Thanh Nguyên, số lượng cũng không nhiều, trong số sáu mươi triệu nhân mã của Chu Lăng Nhạc, tổng số Hà Mô binh cộng lại cũng không quá ba bốn ngàn người.

Biết được ở hai mặt nam bắc của trại ngựa đều có chiến hào, Chu Lăng Nhạc thay đổi bộ binh tấn công hai mặt, điều động ba ngàn bộ binh tất cả, trong đó, có thêm sáu bảy trăm Hà Mô binh.

Ngay từ đầu Cố Lương Trần đã quyết định dùng kỵ binh tấn công, không cử Hà Mô binh đi nữa. Lý do cũng vô cùng đơn giản, mặc dù quân Thiên Sơn là một thể nhưng trong đó vẫn có phân chia phe phái, bộ binh và kỵ binh vẫn có mâu thuẫn.

Chu Lăng Nhạc dốc sức phát triển kỵ binh, dồn vào đó rất nhiều tinh lực và tài lực, mà Hầu Kim Cương cũng rất được y coi trọng, Cố Lương Trần là một trong các tướng lĩnh kỵ binh, đương nhiên cũng là một trong số những người luôn bảo vệ quyền lợi cho tập đoàn kỵ binh.

Trên thực tế, tập đoàn bộ binh Thiên Sơn chủ yếu là chủ yếu là đám người Đông Phương Tín vốn là một phần Cấm Vệ Quân của Tổng đốc Thiên Sơn sau khi bị Sở Hoan chỉnh bèn ở lại Thiên Sơn. Đoàn người đó đã theo Chu Lăng Nhạc từ lâu, xem như nguyên lão của Chu đảng, mà xưa ở Thiên Sơn kỵ binh kia lại không nhiều lắm, cũng không thuộc về chủ lực. Đến khi Chu Lăng Nhạc phát triển kỵ binh, mới có rất nhiều nhân tài được đề bạt mà xuất hiện, những tướng lãnh kỵ binh này hoặc là được đề bạt từ châu quan, hoặc là xuất thân từ Cấm Vệ Quân, nhưng trước kia địa vị trong đó cũng không cao. Đến khi tập đoàn kỵ binh phát triển, nhận được rất nhiều vật tư quân sự các loại của Thiên Sơn, đương nhiên khiến cho những nguyên lão đã theo họ Chu nhiều năm cảm thấy vô cùng bất mãn. Mà những lão tướng kia cũng vẫn luôn khinh thường kỵ binh, chỉ cảm thấy đám nhân tài mới nổi này chẳng qua chỉ có vài động tác đẹp đẽ làm màu, từ đó, mâu thuẫn giữa hai bên khó mà tránh được.

Cũng may Chu Lăng Nhạc là kẻ có nghệ thuật cân đối, nên về tổng thể, tập đoàn Thiên Sơn coi như ổn định, mâu thuẫn giữa bộ binh và kỵ binh cũng không lớn thêm.

Nhưng lần này xuất chinh Tây Quan, mâu thuẫn giữa hai bên đương nhiên lại càng nổi lên, đơn giản chỉ là chuyện muốn lập nhiều chiến công để được Chu Lăng Nhạc coi trọng.

Bộ binh có tâm này, kỵ binh lại càng ôm tâm lớn. Tuy bọn họ đã được huấn luyện nhiều năm nhưng vẫn chưa thể hiện ngoài chiến trường, muốn được Chu Lăng Nhạc tiếp tục ủng hộ, đương nhiên phải lập nhiều chiến công trong chiến sự thế này, mới khiến cho đám tướng lĩnh già vẫn khinh thị kỵ binh kia ngậm miệng lại, cũng có thể chiếm được thượng phong khi đấu tranh giành quyền lực với bộ binh.

Trước khi xuất binh, Thống soái kỵ binh Hầu Kim Cương cũng đã triệu tập một đoàn tướng lãnh kỵ binh liên tục dặn dò, lần đại chiến này nhất định phải anh dũng tranh tiên, nhất định phải áp đảo danh tiếng bộ binh.

Cho nên, sau khi vào Hạ Châu, kỵ binh bốn phía xuất quân, nhờ vào sự cơ động mà nhanh chóng ào xuống các thị trấn lớn của Hạ Châu.

Chỉ vì Bùi Tích co rút lại phòng tuyến, đóng quân ở thành Hạ Châu, nên kỵ binh Thiên Sơn mới có thể dễ dàng tiến công, có thể nói là đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi. Mỗi lần công phá, bọn họ luôn bỏ mặc bộ binh, mà tiến hành tác chiến đột kích bộ binh, hiệu quả rất tốt.

Trong trận chiến công thành Hạ Châu, bộ binh ra trận, kỵ binh chờ lệnh, nhưng bộ binh đánh liên tục mấy ngày vẫn không cách nào hạ được thành Hạ Châu, khiến cho bộ binh vô cùng ảo não,mà kỵ binh lại như mở cờ trong bụng. Khi binh tướng kỵ binh gặp nhau, họ cũng ngầm đạt thành ăn ý, tranh thủ mỗi người lập thêm nhiều chiến công, cố hết khả năng gát hẳn bộ binh sang một bên.

Tuy bộ binh rất ảo não nhưng Chu Lăng Nhạc lại hết sức coi trọng kỵ binh, lần này đánh trại ngựa, tướng lĩnh kỵ binh đương nhiên đều bẩm với y hy vọng mình được dẫn đầu phát động tấn công, nên rõ ràng kỵ binh chiếm thế thượng phong, lại thêm điều kiện ở khu trại ngựa cũng hợp cho kỵ binh đột giết hơn, nên trận này kỵ binh làm chủ, bộ binh chỉ theo bên cạnh hiệp trợ.

Đương nhiên Cố Lương Trần hy vọng kỵ binh dưới trướng có thể một lần phá tan phòng tuyến quân Tây Quan, dẫn đầu áp sát trại ngựa.

Nhưng bị hố đất cách trở, chỉ trong thời gian rất ngắn gã đã tổn thất mấy trăm kỵ binh – đây là con số không hề nhỏ, theo như tỷ lệ tổn thất trên chiến trường, rất ít khi xuất hiện tình huống binh sĩ hai bên chết hơn phân nửa, khi ấy, có thể nói chiến sự đã cực kỳ khốc liệt, nếu bình thường tỷ lệ tử vong vượt quá một phần mười là coi như chiến đấu đã khá kịch liệt rồi.

Hôm nay còn chưa xông tới được tường thành đã tử thương mấy trăm nhân mã, đối với Cố Lương Trần chỉ có tổng cộng năm ngàn kỵ binh mà nói, tổn thất như vậy tuyệt đối không nhỏ.

Phía trước còn một hào nữa, lại vì có hố sâu ngăn trở nên gây trở ngại nghiêm trọng cho kỵ binh tấn công. Đương nhiên Cố Lương Trần hy vọng kỵ binh có thể độc lập hoàn thành tiến công, nhưng là một tướng lãnh, gặp tổn thất như vậy rồi, gã biết lúc này không thể so đo với kỵ binh nữa. Sau lưng đã có Hà Mô binh, đương nhiên vẫn có thể lợi dụng ưu thế của họ.

Đương nhiên, nếu so ra, tấn công dã trại giữa bình nguyên đơn giản hơn tấn công thành trì nhiều, công cụ cũng không cần chuẩn bị quá nhiều. Mà lúc này đối mặt với phòng ngự của trại ngựa, phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất đương nhiên là lấp đất.

Bộ binh đã có cơ hội, đương nhiên sẽ không bỏ qua. Thuẫn bài binh đi trước dàn ngang thành một đường, cố hết sức bảo vệ cho Hà Mô binh sau nhanh chóng tiến lại gần, tuy thi thoảng vẫn có thuẫn bài binh và Hà Mô binh ngã xuống trong loạn tiễn, nhưng lập tức có người đằng sau bổ sung, tốc độ vẫn rất nhanh.

Rất nhanh, đội ngũ đã tiến lên đến bên hố, bên trong hầm, thi thể của người và của ngựa đè lên nhau hỗn loạn, có người vẫn chưa chết hẳn, máu thịt be bét vẫn đang giãy dụa.

Trong loạn tiễn, thuẫn bài binh nâng cao tấm chắn, cố hết sức cứu đồng bạn trong hố ra, còn với thi thể người đã chết thì lực bất tòng tâm.

Sau khi cứu hết người còn sống ra, thuẫn bài binh chỉ có thể lui lại và tách ra, để chỗ cho Hà Mô binh đào đất. Hà Mô binh cũng đã được huấn luyện nghiêm chỉnh, xẻng cầm sẵn trong tay, ra sức lấp đất, có người trúng tên ngã xuống, lại lập tức có người đằng sau bổ sung.

Mất đi thuẫn bài binh bảo vệ, quân Tây Quan lại cố ý sát thương Hà Mô binh, tên bay như mưa trút xuống đầu Hà Mô binh.

Hà Mô binh bất đi bảo vệ, không ít người nhào nhào ngã xuống, nhưng Hà Mô binh đằng sau vẫn vô cùng dũng mãnh gan dạ tiếp tục tiến lên. Bọn họ không hổ là Hà Mô binh chuyên nghiệp, xẻng vung lên, đất đai bay tán loạn, trong màn mưa tên lại phủ thêm một tầng bụi đất. Thi thể người đã chết lấp phần nào hố đã đào, kể cả thi thể của Hà Mô binh trúng tên mà chết đi cũng được đẩy vào trong hầm.

Thuẫn bài binh cũng cố hết sức giơ cao tấm chắn, cố gắng bảo vệ cho Hà Mô binh đồng đội.

Lúc này cung tiễn Thiên Sơn cũng đã lùi xuống hậu phương bắt đầu tấn công quân Tây Quan sau lưng, hy vọng có thể dùng tên của mình ngăn cản tên của đối phương. Hai bên tên bay tới bay lui, tiễn thủ Thiên Sơn phản kích cũng có phần nào tác dụng, thi thoảng cũng có binh sĩ Tây Quan đằng sau tường lũy trúng tên ngã xuống, khí thế tên bắn tới cũng giảm bớt một chút.

Lúc này, không chỉ phía bắc của Sở Hoan là tên bay như mưa, tiếng hô giết vang khắp trời,mà tình hình ở phía nam của Hàn Anh trấn thủ cũng không khác mấy.

Quân đoàn kỵ binh của Địch Nhân Kiệt cũng gặp vận rủi tương tự Cố Lương Trần, khi đang chạy nước rút đến cũng bị sụt hố, nhưng so với bộ đội của Cố Lương Trần thì tình hình của Địch Nhân Kiệt còn ác liệt hơn. Kỵ binh dưới tay gã không giữ được khoảng cách, khiến cho kỵ binh rơi xuống hố nhiều hơn phía bắc rất nhiều. Có điều, lựa chọn tiếp theo lại giống nhau, hiển nhiên Địch Nhân Kiệt cũng ý thức được hố của quân Tây Quan đào sẽ mang đến cho mình tổn thất không hề nhỏ, nên cũng phát ra tín hiệu cho Hà Mô binh tiến lên lấp đất.

Tiếng tên bay rít gió thê lương khiến cho người ta cảm thấy khó thở, quân Tây Quan lợi dụng tường lũy yểm hộ, dùng hào hố làm lá chắn, càng không ngừng bắn ra tên nhọn, dùng cách đơn giản nhất tạo thành sát thương lớn nhất cho quân Thiên Sơn.

Trước khi khai chiến, có lẽ binh sĩ hai bên còn lo lắng, nhưng một khi chính thức vào trận thì hai mắt đều đỏ, mặc kệ là quân Tây Quan hay quân Thiên Sơn, đám đệ tử Tây Bắc này đều vô cùng dũng mãnh. Cả hai mặt nam bắc binh Thiên Sơn không quan tâm sống chết, nhanh chóng lấp đất, dùng tấm chắn, dùng thi thể, dùng tất cả mọi thứ có thể dùng, chỉ cần có thể tiến lên, tuy tên của quân Tây Quan dày đặc nhưng cũng không ngăn được quân Thiên Sơn lấp dần hố, hố cũng không cần lấp đầy, chỉ cần đủ cho kỵ binh đi qua được coi như đại công cáo thành.

Không chỉ Hà Mô binh phía trước bận rộn, Hà Mô binh phía sau cũng không nhàn rỗi, không ít người tự cởi y phục của mình, đào đất đằng sau bỏ vào trong áo, đưa lên trước, đổ vào hố, lại nhận về y phục với tư cách là công cụ vận đất. Đương nhiên hiệu suất không thể nói là không cao, Sở Hoan nhìn vậy trong lòng cũng khá khâm phục, thầm nghĩ, dù sao cũng cùng xuất thân Tây Bắc, đều nói người Tây Bắc nhanh nhẹn dũng mãnh, thực không lừa ta. Tướng sĩ quân Tây Quan và Thiên Sơn đều tràn đầy nhiệt huyết.
alt
Cố Ý Mê Hoặc (Sắc)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Cao H) Ngon ngọt nước
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Thiếu Niên Có Đôi Mắt Kỳ Lạ Và Thứ Nữ Hầu Phủ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc