Đặng Tắc nói có lý, dường như bản thân hắn đã quá để tâm vào những chuyện vụn vặt.
Đám công quan rơi rụng thật ra không phải là chủ thể của Chư dã giám. Mà gốc rễ ở đó là Hà Nhất công phường. Còn hiện tại thì nó đang bị tê liệt. Nếu lúc này Tào Cấp đến đó chẳng khác nào mang tới cho Chư dã giám một cái máy khởi động.
Đến lúc đó chuyện của Chư Dã giám, Tào Cấp chỉ cần nói một tiếng là được.
- Tỷ phu! Huynh nói đúng.
Lúc này, Tào Cấp cũng đã hồi phục lại một ít sự tự tin.
Đúng như Đặng Tắc nói, chỉ luận về tài nghệ thì hiện giờ Tào Cấp không sợ gì lắm.
Chỉ cần dựa vào hai dung dịch để tôi và cái bễ lò... Tào Cấp tự tin mình có thể làm cho Chư dã giám hoạt động lại.
Đặng Tắc lại lắng đầu:
- Có điều a Phúc nói cũng có lý.
Tào Bằng đang thầm nhủ liền nói:
- Xin lắng tai nghe.
- Ưu thế của cha và hoàn cảnh xấu có thể nói là hết sức rõ ràng. Cha không có công danh trong người, lại không biết chữ. Về mặt tài nghệ thì cha không phải lo nhưng chuyện trong triều lại hoàn toàn không biết gì cả. Nếu như không có người giúp thì chỉ sợ cũng không giữ được cái chức Giám lệnh đó lâu.
Tào Bằng gật đầu, có phần chấp nhận.
Tào Cấp nói:
- Vậy phải làm thế nào?
- Chuyện này đúng là phải tốn sức một chút. Với cái chức Giám quan của cha, đồng đẳng với tiểu lại. Người bình thường có tài học hoẳng nổi danh lại khinh thường làm việc đó. Nếu cha muốn có được sự giúp đỡ thì phải tìm một người có tài hoa nhưng lại không có gia thế, không có danh tiếng. Điều này hơi rắc rối một chút.
Tào Bằng hơi nhíu mày, mà trầm tư.
- Vậy phải làm thế nào?
Đặng Tắc nghĩ một chút:
- Phần đông danh sĩ Dĩnh Xuyên là người có tài học. Nếu như muốn tìm được người giúp đỡ thích hợp thì sợ là rất khó. Thôi để ngày mai con đi tìm Phụng Hiếu. Tốt xấu gì thì con và y cũng coi như đồng môn. Chắc y cũng không từ chối. Y là người Dĩnh Xuyên, lại kết giao với hàn sĩ rất rộng. Nói không chừng y có thể tìm được người thích hợp. Dù không nhiều nhưng con và y cũng đi tiếp Thị Trung đại nhân, chắc là có thể giúp đỡ. Dù sao thì người cha cần cũng không nhất thiết phải có bản lĩnh lớn. Chỉ cần biết chữ, biết việc triều đình và đức hạnh tốt là được.
- Mà điều quan trọng nhất là đức hạnh.
Tào Bằng không nhịn được xen vào.
Đặng Tắc gật đầu liên tục, tỏ vẻ đồng ý.
Còn lúc này, Tào Cấp coi như thoải mái hơn nhiều.
Một đưa con trai và một đứa con rể vào lúc quan trọng đúng là giúp y giải nạn. Nếu không phải là người một nhà thì làm sao có thể tận tâm tận lực như vậy?
Tào Cấp không khỏi cảm khái. Vào lúc quan trọng, chỉ có người trong nhà thôi.
Sáng sớm hôm sau, Đặng Tắc và Tào Bằng liền ra ngoài.
Đặng Tắc đi gặp Quách Gia còn Tào Bằng thì có hẹn với Tào Chân, chuẩn bị gọi Điển Mãn và Hứa Nghi đi thăm Điển Vi và Hứa Chử.
Đồng thời, Tào Bằng cũng muốn hỏi Tào Chân xem có người nào thích hợp không.
Dù sao thì Tào Chân cũng là người trong họ Tào Tháo, ở Hứa Đô quen biết rộng. Vì chuyện Tào Cấp cần người giúp đỡ rất cấp bách. Một khi Tào Tháo hạ lệnh xuống thì Tào Cấp phải tới Huỳnh Dương nhậm chức. Thời gian không đợi người, giải quyết chuyện này sớm là tốt nhất.
Ngày Tào Tháo chinh phạt Viên Thuật càng lúc càng tới gần.
Nghe nói Tào Tháo phái người tới Giang Đông liên lạc với Tôn Sách.
Chờ khi người liên lạc báo về, Tào Tháo sẽ xuất binh tới Thọ Xuân. Tào Bằng có cảm giác, thời gian hắn ở Hứa Đô cũng không còn dài nữa.
Đầu thu, tiết trời trong sáng.
Sau lần diễn võ ở Tây Uyển, Hứa Đô lại hồi phục sự yên tĩnh vốn có. Đối với đám bình dân trên phố mà nói thì chuyện diễn võ ở Tây uyển, ai thắng ai thua cũng không liên quan tới họ. Có điều nó cũng là câu chuyện trà dư tửu hậu cho đỡ buồn.
Lại nói, người có thể vào được Tây Uyển có bao nhiêu người?
Bọn họ chỉ biết quân Hổ Bôn thắng, quân Hổ Vệ thua nhưng chủ tướng của quân Hổ Bôn và quân Hổ Vệ đều bị nhốt vào trong lao.
Thời điểm Tào Bằng đi tới phủ Hổ Bôn thì vừa qua giờ Thìn.
Cửa phủ Hổ Bôn đóng chặt, nhìn vắng lặng. Có điều trước của phủ Tào Tháo lại đang náo nhiệt. Mười mấy chiếc xe đứng ở đó, mỗi chiếc đều có từ ba tới bảy con ngựa kéo, cho thấy đoàn xe không tầm thường. Ngoài đoàn xe đó ra, còn có đám tỳ nữ ra vào liên tục một cách bận rộn. Ngoài cửa lớn còn có một đội binh lính khôi cháp chỉnh tề, cẩm binh khí trong tay sáng chói.
Tào Bằng tới góc phố liền xuống ngựa rồi dắt vào phủ Hổ Bôn. Khi mới tới gần, hơn mười ánh mắt nhìn về phía hắn, trong đó có sự cảnh giác khiến cho Tào Bằng cảm thấy khó chịu.
Sau khi buộc ngựa xong, Tào Bằng cất bước đi lên bậc thang của phủ Hổ Bôn. Đúng vào lúc hắn đưa tay định gõ cửa thì trong phủ Tào Tháo có một đám phụ nhân đi ra.
- Phu nhân! Cẩn thận một chút.
Đó là một nữ tử có khuôn mặt rất đẹp, nhìn tuổi ước chừng hơn hai mươi, nhìn vóc dáng có một sự tao nhã. Nàng ôm một đứa bé, dưới sự nâng đỡ của hai bà lão đi ra khỏi phủ Tào Tháo.
Căn cứ vào sử sách ghi lại thì Tào Tháo có rất nhiều thiếp.
Tất cả những cái tên được mọi người biết đến thì có tám. Trong đó bao gồm Đinh phu nhân, Biện phu nhân, Hoàn phu nhân.
Trong số đó thì Đinh phu nhân được gả cho Tào Tháo sớm nhất. Mặc dù nàng không sinh nở nhưng cũng là dưỡng mẫu của Tào Ngang - Con cả của Tào Tháo. Sau trận chiến Uyển thành, Tào Ngang chết trận khiến cho Đinh phu nhân rất đau lòng. Lúc đó Tào Tháo vừa mới bị thua, người thừa kế mà y dốc lòng bồi dưỡng bị chết, cháu cũng chết, ái tướng Điển Vi thì không có tung tích nên đang buồn bực. Đinh phu nhân lại nhằm đúng lúc đó mà làm ầm lên khiến cho Tào Tháo nổi giận.
Y mắng vài câu khiến cho Đinh phu nhân tức giận trở về nhà mẹ đẻ, đến nay vẫn chưa về.
Còn bảy người khác thì đều sinh con cho Tào Tháo. Còn những người phụ nữ khác không sinh con cho y thì không biết là có bao nhiêu? Chỉ sợ chỉ có Tào Tháo mới là biết. Vào thời đại này, đại trượng phu háo sắc mà chuyện hoàn toàn chính đáng. Hơn nữa, Tào Tháo rất yêu thê tử người khác. Mà thất bại trong trận chiến Uyển thành cũng chẳng phải có bóng dáng của đàn bà ở đó hay sao?
Tào Bằng cũng không có hứng thú đối với chuyện Tào Tháo có bao nhiêu vợ.
Hắn nắm tay cầm ở cánh cửa mà đập mấy cái.
Có điều trong phủ Hổ Bôn không có tiếng động nhưng trong phủ Tào Tháo lại vang lên những âm thanh hỗn loạn.
- Bạch Bạch!...ngươi không được chạy.
Một con thỏ nhìn quen quen từ trong cánh cửa của phủ Tào Tháo chạy ra khiến cho tất cả mọi người loạn hết cả lên.
- Các ngươi cẩn thận đừng làm Bạch Bạch bị thương.
Chỉ sau một lát có một cô gái từ trong phủ Tào Tháo chạy ra, nét mặt vừa lo vừa nói.
Con thỏ trắng chẳng biết thế nào lại chạy tới chân Tào Bằng. Tào Bằng ngẩn người, ngồi xuống ôm lấy con thỏ trắng.
- Thỏ ca ca! Trả Bạch Bạch cho ta.
Cô gái chạy tới dưới bậc thang củ phủ Hổ Bôn, liếc mắt liền nhận ra Tào Bằng. Chỉ có điều cách xưng hô của nàng khiến cho Tào Bằng suýt nữa thì phun máu.
"Thỏ ca ca cái gì? Ở đâu mà có cách xưng hô này?"
- Văn Minh! Không được chạy lung tung. - Phụ nhân đang chuẩn bị lên xe liền quát to.
"Tào Văn Minh?"
Tào Bằng lặng đi một chút nhưng hắn thực sự chưa nghe nói Tào Tháo có bao nhiêu con gái.
Ngày đó, sau khi gặp cô gái ở hoa viên của Điển Vi, Tào Bằng có hỏi Tào Chân một chút. Nhưng Tào Tháo chỉ có một con gái tên là Tiết, sau này là Hán Hiến Mục hoàng hậu. Có điều lúc này, Tào Tiết vừa mới sinh, còn chưa được một tuổi...
"Cô bé này là ai?"
- Thỏ ca ca! Trả bạch bạch lại cho ta đi.
Dưới ánh mắt nhìn chăm chú của nàng, Tào Bằng cười khổ bước xuống bậc trả lại con thỏ cho cô bé.
- Nếu thích nó thì trông cho cẩn thận, đừng để nó chạy linh tinh. - Hắn ngồi xổm xuống, nói nhỏ với cô gái:
- Còn nữa, ta không phải là Thỏ ca ca... Ôm cho cẩn thận, đừng để nó chạy trốn. Nếu bị người xấu bắt thì không thấy được nữa đâu.
Đôi mắt sáng của cô bé hơi dại ra một chút.
- Cảm ơn!
Cô bé đỏ mặt, ôm con thỏ trắng quay đầu bỏ chạy.
Nàng chạy tới bên cạnh chiếc xe, nói nhỏ với mỹ phụ kia vài câu, chỉ thấy mỹ phụ quay sang nhìn Tào Bằng rồi nở nụ cười.
Mỹ phụ vẫy một người thanh niên đi tới.
Nàng nói với người thanh niên hai câu rồi ôm đứa bé trèo lên xe.
Cô bé con cũng theo sát, trước khi chui vào trong xe còn liếc nhìn Tào Bằng một cái. Còn người thanh niên kia thì bước nhanh tới phủ Hổ Bôn rồi chắp tay với Tào Bằng.
- Tại hạ là Tào Thương. Xin hỏi đại danh của công tử?
Nói xong, y xoay người rời đi, để lại Tào Bằng ngơ ngác đứng đó.
Mỹ phụ kia là ai? Cô bé kia là ai? Tào Bằng mặc dù muốn hỏi nhưng cũng biết không thể được.
Cảm thấy nhức đầu, Tào Bằng xoay người đi lên bậc thang. Cùng lúc này, những tiếng hô vang lên, đoàn xe từ từ chuyển động. Khi đoàn xe đi qua trước cửa phủ Hổ Bôn, cô bé còn thò đầu ra mà vẫy tay với Tào Bằng.
Tào Bằng theo bản năng vẫy tay với cô bé.
Nhìn theo đoàn xe từ từ rời đi, Tào Bằng xoay người chuẩn bị gõ cửa thì thấy Điển Mãn đã đứng ở phía sau lưng minh.
- Cái gì vậy? Ngươi không có mồm à?
Nét mặt Điển Mãn có chút oan ức:
- Ta đứng ở đây một lúc lâu mà ngươi không để ý. Đúng rồi! Ngươi nhìn cái gì vậy?
- Vừa rồi có một đội xe đi ra từ phủ Tư Không, không biết là ai?
Điển Mãn lặng đi một chút rồi đột nhiên tỉnh ngộ:
- Nếu là xa trượng thì có thể là Hoàn phu nhân. Mấy hôm trước nghe phụ thân nói sắp tới Hoàn phu nhân trở về huyện Tiếu thăm nhà. Tính ngày thì đã được hai ngày, chắc là phu nhân khởi hành.
- Hoàn phu nhân?
Tào Bằng đối với vị phu nhân này của Tào Tháo cũng có chút ấn tượng.
- Đúng rồi! Ngươi tới tìm ta sao?
- Nói thừa. - Tào Bằng bị Điển Mãn làm cho quên mất cái chuyện kia. Hắn nói với Điển Mãn:
- Hôm qua đại ca nói với ta muốn đi thăm thúc phụ. Đúng rồi! Hôm qua ngươi đi thăm thấy hai vị thúc phụ thế nào? Đại ca có chút lo lắng.
Điển Mãn cười ha hả:
- Mọi chuyện thật ra không có gì. Có điều bây giờ có lẽ họ còn say rượu chưa tỉnh đâu.
- Uống nhiều quá?
- Đúng vậy! Cả hai uống vào chừng mười bình.
Tào Bằng nghe thấy vậy liền nhếch miệng.
Bình là một thứ dùng để đựng rượu rất thịnh hành từ thời Thương Chu chiến quốc. Hình dạng của nó giống với bình bây giờ nhưng thấp hơn một chút.
Bình rượu vào những năm cuối thời Đông Hán được chia làm hai loại là hai cân và năm cân. Nhưng cho dù hai cân thì mươi bình cũng là hai mươi cân. Một người uống mười cân... Tào Bằng nghĩ lại mà cảm thấy đau đầu. Hơn nữa, Tào Bằng biết bình rượu bán bên ngoài phần lớn là năm cân, không ngờ hai người này có thể uống được như vậy.
- Vậy ngươi rửa mặt đi rồi chúng ta tới chỗ đại ca.
Điển Mãn đồng ý rồi kéo Tào Bằng vào trong phủ Hổ Bôn. Y thay đổi quần áo sau đó cùng với Tào Bằng cưỡi ngựa mà đi tới chỗ Tào Chân. Bạn đang xem tại