https://truyensachay.net

Tào Tặc

Chương 144: Cứ tìm quả hồng mềm mà nắn

Trước Sau

đầu dòng
Vừa nói hai người liền xông tới.

Mười mấy tên tùy tùng không nói hai lời liền bám theo mà vọt vào trong quán, cứ thấy người là đánh, thấy đồ là đập.

Tào Bằng thì quay về phía Phan Chương mà hét:

- Phan Chương! Còn không mau đi theo ta.

Nhiều năm sau Phan Chương nhớ lại, không hiểu sao lúc đó mình lại hồ đồ đi theo Tào Bằng. Mà lần đi này đã bước lên thuyền là không còn đường về. Có điều vào lúc này, Phan Chương nghe có người hô tên mình, thì theo bản năng liền đi theo.

Hắn cũng hiểu tình huống của huyện Hải Tây, biết ở đây Trần Thăng có thế lực như thế nào. Nếu không phải y mất sạch tiền cũng không muốn ăn quịt.

Thật sự, cái giá mà tên tiểu nhị nói là hơi cao, nhưng so với mặt bằng chung cũng không quá nhiều. Huyện Hải Tây không bị triều đình ảnh hưởng, giá cả dao động lớn, tự do.

Thậm chí nói, giá cả của huyện Hải Tây bị khống chế trong tay một số người. Một trong những người đó là Trần Thăng. Thậm chí Phan Chương còn định, nếu không sống được ở Hải Tây, sẽ đi tới Giang Đông tìm cơ hội, dù sao hôm nay kiếm tiền như thế nào cũng không đủ tiêu, ngay cả tiền rượu cũng không đủ, làm sao có thể thỏa mãn Phan Chương.

Lúc này Điển Mãn và Hứa Nghi cùng thuộc hạ xuất hiện.

- Ngươi... là ai?

- Ta là ai không quan trọng, ngươi không mốn chết thì theo ta.

Phùng Siêu đi trước dẫn đường, Tào Bằng dẫn Phan Chương chạy vào ngõ nhỏ, đi về hướng huyện nha. Vương Mãi nhìn phía trước có bóng người, cao giọng hô:

- Nhị ca, tam ca đừng luyến chiến, chạy thôi.

Mấy người Điển Mãn, Hứa Nghi đập phá tửu điếm thành một bãi đổ nát, nghe Vương Mãi gọi, không do dự liền chạy ra ngoài. Bọn họ vắt chân lên cổ mà chạy. Lúc người của Trần Thăng đến thì không còn một bóng người. Một đám vô công rồi nghề đứng trước tửu điếm giận giữ quát to, hô, chửi, gào thét. Tam hắc ca nằm trên đường lăn lóc, khóc không ngừng.

- Các ngươi là ai?- Phan Chương chạy theo Tào Bằng ra khỏi chợ, đột nhiên dừng lại, mà hỏi với giọng cảnh giác.

Tào Bằng cũng dừng lại, quay nhìn Phan Chương:

- Sao, sợ à?

- Lão tử còn sợ gì?

- Vậy được, theo ta đi thôi.

- Đi đâu?

- Đi đâu không quan trọng, quan trọng là không bị họ bắt được.

Phùng Siêu cũng nói:

- Vị hảo hán này, huynh đệ gây sự ở địa bàn của Trần Thăng, đây không phải việc nhỏ. Người này ở huyện Hải Tây có thế lực rất lớn. Phỏng chừng sẽ đóng cửa thành, thủ hạ của hắn đều là những kẻ liều mạng, tốt nhất là huynh đài đi theo chúng ta.

Phan Chương do dự một lát, sau đó gật đầu đi theo Tào Bằng. Cả đám xuyên qua hai cái cổng vòm, theo hướng nam, quẹo phía đông, liền thấy hậu viện huyện nha.

- Các ngươi là...?

Tào Bằng dừng lại, cười nói:

- Ta tự giới thiệu, ta là Tào Bằng. Tỷ phu của ta là huyện lệnh Hải Tây, hôm qua vừa đến đây. Chúng ta đang cần người hỗ trợ, cho Hải Tây thanh bình, cho nên muốn mời huynh đài hỗ trợ.

Phan Chương nghi hoặc, bật thốt lên:

- Chỉ với các ngươi...

Mặc dù còn chưa chứt câu nhưng nghe ngữ khí của Phan Chương thì ý tứ rất rõ ràng.

Nét mặt Tào Bằng trở nên nghiêm túc:

- Không chỉ chúng ta. Bây giờ chúng ta thân cô thế cô, nhưng mà sau lưng chúng ta còn có ba vạn dân chúng Hải Tây đang chờ đợi bình an, còn có triều đình. Trần Thăng tuy thực lực không nhỏ, nhưng cũng không quá như thế. Nói khó nghe thì muốn thu thập Trần Thăng chỉ cần dùng đao binh là có thể thu thập, cũng không phải việc khó. Hôm nay quận Đông Hải có 3000 binh mã, Lữ Ôn Hầu, Trấn Đông tướng quân cũng muốn nghe lệnh triều đình. Chỉ cần triều đình có lệnh, họ liền xuất binh thảo phạt phản nghịch. Phan tráng sĩ, chúng ta hi vọng là Hải Tây mãi mãi bình an, mà không phải yên ổn nhất thời. Đây là quá trình rất lâu dài, không phải chỉ dùng đao binh là có thể giải quyết. Chúng ta cần rất nhiều người như Phan tráng sĩ giúp đỡ.

- Ngươi...ngươi biết ta? - Phan Chương bắt đầu toan tính, nhưng vẫn rất đề phòng.

- A a, chúng ta đều coi Trần Thăng là kẻ địch, có thể coi như là bằng hữu.

Phan Chương gãi đầu, do dự, đồng thời cũng động tâm một chút. Y động tâm vì nếu như Tào Bằng nói, đây chính là ý của huyện lệnh. Hắn vốn có thể nói là đã hoàn toàn thất vọng, vất vả lắm mới tìm được tìm được cách để tới Hải Tây buôn bán nhưng không ngờ lại mất sạch, tại Hải Tây ngay cả tiền phòng cũng không có để trả. Mà để có tiền làm ăn đều nhờ bằng hữu hỗ trợ, giờ tay trắng thì còn mặt mũi nào đi gặp bằng hữu? nếu không phải Tào Bằng xuất hiện, bây giờ Phan Chương không chừng đã mở một đường máu, chạy sang Giang Đông đầu quân rồi...

Do dự là hắn biết tình huống của Hải Tây. Giờ ở đây rất loạn, Tào Bằng với cái gì trấn áp Hải Tây? còn nữa, tỷ phu của Tào Bằng chỉ là một huyện lệnh nho nhỏ, còn có tương lai rộng mở đến đâu? Nhất thời Phan Chương khó đưa ra quyết định.

- Phan tráng sĩm nếu huynh đệ không đồng ý, ta cũng không miễn cưỡng. Bất quá, nếu muốn chạy trốn, sợ rằng rất khó, không bằng ở tạm huyện nha. Tên Trần Thăng dù càn rỡ cũng không dám gây rối ở đây. Cho dù có xảy ra chuyện, chúng ta cũng có không ít người. Đợi chuyện này qua rồi nếu huynh đệ muốn đi ta cũng không ngăn trở. - Tào Bằng nói chuyện rất chân thành.

Phan Chương suy nghĩ cũng có chút đạo lý.

- Vậy Phan Chương làm phiền rồi.

- Phùng Siêu, dẫn vị huynh đệ này đi trước qua tường sau, rồi đó đến sân viện chờ ta.

- dạ.

Xem ra Phùng Siêu đã có vị trí của mình. Hiện tại hắn không còn là con của huyện lệnh, cũng không phải binh tào duyện, chỉ là một tên cướp bị bắt mà thôi, quyền sống chết đều trong tay Tào Bằng, hắn muốn làm loạn như thế nào? mà lần này tân nhậm huyện lệnh coi cũng không đơn giản. Thử nghĩ, nếu huyện lệnh là người thường, hắn có nhiều tùy tùng như vậy hay không?

Chỉ nhìn 40 tùy tùng, người nào người đó sát khí đằng đằng, thân kinh bách chiến, thì phải là người như thế nào mới đủ điều kiện có tùy tùng như vậy? Còn nữa, Tào Bằng cưỡi Chiếu Dạ Bạch, ngựa của Hứa Nghi, đều là bảo mã lương câu có thể đi được cả ngàn dặm, người thường dù có nuôi ngựa cũng có chút khó khăn, mà bên Đặng Tắc có hai con ngựa giá trị ngàn vàng. Chưa kể ngựa của mỗi người tùy tùng cũng không đơn giản.

Người như vậy ai dám khinh thường?

Phùng Siêu sinh ra hi vọng, có lẽ lần này huyện lệnh có thể bình định Hải Tây, phụ thân của hắn có thể báo thù huyết hận...

- Phan tráng sĩ, theo ta. - Phùng Siêu dứt lời, dẫn Phan Chương đi vào hậu viện qua một chỗ hổng. Vừa qua tường đã thấy Chu Thương ngồi đó, hắn vội tiến đến hướng Chu Thương hành lễ.

Mà Phan Chương thấy Chu Thương thì thầm giật mình. Cái tên đen này có sát khí thật mạnh...một huyện lệnh nho nhỏ, có tướng lợi hại như vậy đi theo sao?

- Chu thúc! Vị này là khách nhân, ta dẫn hắn đi vào.

Chu Thương liếc nhìn Phan Chương mà cũng hơi giật mình. Hắn thấy được võ nghệ Phan Chương không kém. Chỉ là hắn thấy công tử cũng quá thần kỳ, đi ra ngoài một chuyến, liền mang về một cao thủ? hắn gật đầu, khoát tay bảo Phùng Siêu dẫn Phan Chương đi.

Phùng Siêu lại hành lễ rồi dẫn Phan Chương rời đi.

- Đó là người nào?

- Công tử gọi Chu Thương là Thúc Phụ, có thể coi đó là gia tướng của công tử.

- Công tử có địa vị như thế nào?

Phùng Siêu gãi đầu:

- Nói chuyện này, ta còn không hiểu rõ lắm. Có điều nhìn khí phái của công tử, hẳn không phải người thường.

Tâm lý Phan Chương rung lên, nhịn không được bắt đầu tính toán.

Tào Bằng đi qua tường viện, tới đại môn huyện nha. Ở đây, Hồ Ban đang chỉ huy mấy người dọn dẹp chuồng ngựa, nguyên đồ đạc ở đây đã cũ không thể sử dụng, phải thay mới tất cả. Có hai người mặc quần áo mầu xám, đang sửa chữa cửa lớn.

Tào Bằng đi tới:

- Tìm thợ thủ công ở đâu ra vậy?

Hồ Ban vội trả lời:

- Công tử, mấy người công tượng do Vương Thành, Vương tiên sinh mang tới.

- Vương tiên sinh?

- À, nghe nói ở Hải Tây người này rất có uy tín. Hắn nghe thấy lão gia nhận chức, sáng sớm liền bái phỏng, còn mang đến hai người công tượng, nói là giúp chúng ta sửa chữa huyện nha. Bây giờ y đang nói chuyện cùng lão gia...công tử xem, y kia kìa!

Tào Bằng nhìn theo hướng Hổ Ban chỉ, thấy một người trung niên cùng Đặng Tắc nói chuyện đi tới.

- Hữu học, mau đến bái kiến Vương tiên sinh. - Thấy Tào Bằng, Đặng Tắc liền gọi.

- Đây là em vợ của ta, lần này theo ta tới đây. - Đặng Tắc nói xong lại quay sangTào Bằng giới thiệu:

- Hữu học, đây là Vương tiên sinh. Tiên sinh là một người rất có danh tiếng. A a, sau này đệ có gì không hiểu thì cứ hỏi Vương tiên sinh.

Tào Bằng đi lên, chắp tay:

- Vương tiên sinh.

Vương Thành ước chừng hơn 40 tuổi là một văn sĩ trung niên. Y có nước da trắng, để râu, ngoại hình có thể nói là tuấn tú. Người này cao khoảng 1m7, mặc áo sam theo tập tục của nhà Chu. Nhưng Vương Thành cũng không giống như văn sĩ thư sinh khác, người rắn chắc, khỏe mạnh. Hắn thấy Tào Bằng thì ánh mắt chợt sáng lên, vội chắp tay hồi lễ, mặt niềm nở.

- Đặng huyện lệnh dừng bước. Sau này ngài có gì cần, cứ gọi ta là được. - Vương Thành nói, rồi cáo từ Đặng Tắc.

Lúc này, Điển Mãn Hứa Nghi từ xa chạy tới.

- A Phúc, A Phúc!

Điển Mãn hô to, chạy tới cửa lớn, nhếch miệng cười nói:

- Hắc hắc, ngươi không việc gì chứ, ta...a, Đặng đại ca.

- A Mãn, các ngươi làm gì??

Không đợi Điển Mãn trả lời, Tào Bằng nói:

- À, Vừa rồi bọn đệ thi chạy. Không có gì..

- Chạy?

Đặng Tắc nghi hoặc nhìn Điển Mãn, lại nhìn Tào Bằng nhưng không hỏi tiếp. Mà Vương Thành cũng chuẩn bị lên xe, nhìn thấy cảnh đó thì hơi lặng đi một chút rồi tiến vào trong xe ngựa.

Tào Bằng nhíu mày, lộ vẻ trầm ngâm.

- A Phúc, vừa rồi các đệ làm gì?

- Tỷ phu, chúng ta vào trong nói chuyện. - Tào Bằng khoát tay, kéo Đặng Tắc vào trong huyện nha. Điển Mãn, Hứa Nghi dẫn người đi theo phía sau Tào Bằng. Khi mọi người vào trong phòng khách thì Bộc Dương Khải chuẩn bị rời đi.

- Bộc Dương tiên sinh! Xin ngài dừng bước. - Tào Bằng vội gọi Bộc Dương Khải, sau đó ra hiệu cho Điển Mãn và Hứa Nghi ra ngoài.

- Tỷ phu, Vương Thành tới làm gì?

- À, nghe hắn nói thấy ta đến nên tới bái phỏng.

Đặng Tắc ngồi xuống, mấy người cũng đều ngồi theo. Vương Mãi và Đặng Phạm tự giác bảo vệ trước cửa phòng khách, không để người ngoài quấy rầy.

'

- Bái phỏng? - Tào Bằng suy nghĩ một chút, hỏi:

- Tình hình của Vương Thành có ai biết không?

- À, hiểu một chút!

Đặng Tắc tiếp lời, cầm một quyển sách mở ra nói:

- Vương Thành vốn là người của Lang gia Đông An, tên tự Minh Vĩ, theo hộ tịch ghi lại, hắn là người họ Vương ở Đông An, vì chiến loạn, cho nến đến Hải Tây định cư. Người này đến hải tây có một ít danh vọng, mở trường tư dạy cho trẻ nhỏ, hơn nữa cũng là người trượng nghĩa khinh tài...những huyện lệnh trước đều có những lời khen ngợi đối với người này. - Nói xong, Đặng Tắc dứng dậy, đưa hồ sơ cho Tào Bằng. Tào Bằng không lấy, mà hỏi:

- Đệ nghe nói về người này, mười năm trước tới Hải Tây, dư luận cũng không tệ.

- Có chuyện gì? - Bộc Dương Khải nghe ra trong lời Tào Bằng có chuyện.

Tào Bằng nói:

- Đệ chưa nghe nói tới họ Vương ở Đông An. Có điều nhà họ Lang là một dòng họ lớn, trước đây có thể nói là như một vì sao sáng sợ rằng không dễ điều tra. Người này có danh tiếng đúng là tốt, nhưng đó cũng chỉ trong mười năm qua mà thôi, còn trước 10 năm đó thì lai lịch người này như thế nào?

Đặng Tắc nhíu mày:

- A Phúc, ý của đệ là?

- Vừa rồi đệ quan sát, Vương Thành chỉ sợ không đơn giản như vậy.

- Ý là?

- Lúc hắn đứng, hai chân không thể khép gọn, đây là thói quen thường xuyên cưỡi ngựa tạo thành. Bước đi mạnh mẽ không phải bước đi của văn nhân. Ngoài ra lòng bàn tay người này thô ráp, hổ khẩu có vết chai, rõ ràng là hắn thường xuyên sử dụng binh khí. Mặc dù hắn cố khống chế, nhưng bàn tay không phải cách dùng bút, mà văn nhân lên xe phải bước lên bậc rồi mới lên ngồi, nhưng hắn thì chỉ cần một bước... Tỷ phu, đệ biết huynh muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng, nhưng chúng ta phải càng cẩn thận. Nhưng năm gần đây, Hải Tây rung chuyển, rất nhiều giấy tờ bị mất. Những thứ chúng ta thấy ở Hải Tây chỉ là một phần nhỏ... Nếu Vương Thành chỉ là người thường, khi Hải Tây trải qua nhiều chuyện như vậy mà hắn vẫn bình yên vô dạng thì bản thân hắn chính là vấn đề.

Tào Bằng phân tích xong, cả phòng rối loạn.

Đặng Tắc lâm vào trầm tư, mà nét mặt Bộc Dương Khải tỏ ra ngưng trọng.

- Tất cả những gì chúng ta thấy chắc gì đã là thật. Tỷ phu, huynh tu hình danh, nên có thói quen tự hỏi nguyên nhân của vấn đề. Đầu tiên, mười năm trước Vương Thành làm gì? Hắn nói hắn là người Đông An, huynh từng phái người đến đó kiểm tra chưa? Tiếp theo, 10 năm gần đây hắn làm gì để sinh sống? Theo đệ biết, hắn có mấy trăm mẫu ruộng tốt, điền địa. Những thứu đó làm thế nào hắn có được? còn có Hải Tây qua bao lần biến cố, hắn làm gì qua khỏi, làm thế nào để có thể bình yên vô sự? phải biết rằng Hải Tây cũng không nghe triều đình. Mà trong lúc mọi người đang quan sát chúng ta, hắn tới nhanh như vậy, có mục đích gì? hắn không sợ người Hải Tây đối phó hắn...có lẽ đệ đa nghi, nhưng cận thận thì tốt hơn.

Bộc Dương Khải gật đầu liên tục:

- Thúc Tôn, hình như chúng ta nhìn vấn đề quá đơn giản rồi.

- Tỷ phu, hôm nay Phùng Siêu nói Hải Tây có tam hại. Nhưng đệ nghĩ rằng, tam hại có chút không quá đúng...muốn đặt chân tại Hải Tây, chúng ta cần hiểu rõ tình huống, giống như, Mạch gia trang ở ngoài thành, huynh đã tới viếng thăm chưa? Mạnh lão đại nhân năm đó từng làm Thái Trung đại phu, cũng tính là người có danh vọng. Theo năm tháng thân thể của Mạnh đại nhân không khỏe, nhưng đệ nghĩ chúng ta nên bái phỏng một chút, đây là lễ nghĩa. Tiếp theo, ở chợ Bắc thì có đám gian thương, coi như Trần Thăng là người cầm đầu. Trần Thăng có lai lịch thế nào, huynh đã từng tìm hiểu chưa?Người này cơ hồ lũng đoạn một nửa việc buôn bán, dân chúng hải tây bị hắn nắm trong tay, huynh không diệt trừ hắn há có thể có chỗ đặt chân?

- Trần Thăng? - Đặng Tắc sửng sốt, quay lại nhìn Bộc Dương Khải. Bộc Dương Khải lắc đầu, tỏ vẻ không biết người này.

- Tỷ phu.! Đệ thấy bây giờ chưa phải là lúc để cho chúng ta chiêu nạp người.

- Giải thích cho.

- Mấy năm nay Hải Tây rung chuyển, dân chúng đã mất đi tin tưởng đối với quan phủ...huynh xem, từ lúc chúng ta đến đây dân chúng không có phản ứng gì. Điều này nói rằng, trước khi chúng ta đến đây, nơi này đã có quy củ của nó. Vì vậy mà trước khi chúng ta có thành tích, dân chúng Hải Tây tuyệt đối không đứng về phía chúng ta. Mọi người chưa từng tin chúng ta, thì làm saocó thể chiêu nạp lòng người. Cho nên, tỷ phu, lúc này diều chúng ta cần làm là có thành tích, cho dân chúng Hải Tây nhìn nhận chúng ta, tin tưởng đối với triều đình, bằng không tất cả những gì chúng ta làm đều là vô ích.

- Tạo ra thành tích? - Đặng Tắc nhìn Bộc Dương Khải:

- Tiên sinh nghĩ như thế nào?

Bộc Dương Khải trầm ngâm rồi gật đầu:

- Hữu Học nói đúng, rất có đạo lý. Ngẫm lại thì chúng ta có vẻ gấp gáp, vừa đến chỉ chú ý đến hải tặc, diêm kiêu...mà quên mất dân chúng có tin chúng ta hay không, điều này rất quan trọng. Hữu Học nói rất có lý, Hải Tây trải qua nhiều chuyện như vậy khiến cho dân chúng đã không còn tin vào triều đình. Nếu chúng ta muốn đặt chân, phải tạo được niềm tin cho dân chúng. Ngược lại, không có dân tâm, chúng ta làm tốt bao nhiêu cũng không có tác dụng...ta thấy trước đây mấy vị huyện lệnh nếu không phải chuyển chỗ, chết thì cũng mất chức...không có người nào ở Hải Tây được lâu.

- Niềm tin...năm đó Thương Quân (1) không phải chỉ cầu Niềm tin thôi sao? Hữu Học! Theo ngươi thấy thì đối với tam hại của Hải Tây, chúng ta phải bắt đầu làm từ đâu thì mới có thể tạo ra niềm tin. - Bộc Dương Khải rất hứng thứ nhìn Tào Bằng. Còn Đặng Tắc lâm vào trầm tư...

- Có!

Đột nhiên hắn vỗ tay, bật cười.

- A Phúc, đệ nói trước.

Đứng trước Đặng Tắc và Bộc Dương Khải, Tào Bằng cũng không thấy bối rối.

- Đệ nghĩ muốn tạo được uy tín, đầu tiên phải đoạt lại chợ ở thành Bắc.

- Nga?

- Đệ nói phải diệt Trần Thăng? - Đặng Tắc chăm chú, phảng phất như đang tự nói:

- Chợ ở thành Bắc nắm trong tay kinh tế của Hải Tây, đoạt được chợ chính là khống chế được kinh tế của Hải Tây...được, so sánh với hải tặc quỷ dị, so sánh với diêm kiêu thực lực hùng hậu, thì đám gian thương có vẻ yếu hơn nhiều. Nhưng chung quy đám gian thương lại mang tới mối nguy hiểm lớn nhất.

Tào Bằng cười nói:

- Núi Trung Dương có một câu nói cũ: cứ tìm quả hồng mềm mà nắn. Trong ba cái hại kia thì Trần Thăng là một quả hồng mềm nhất.

Đặng Tắc cảm thấy ngạc nhiên. y thật sự không hiểu tại sao núi Trung Dương lại có câu nói đó. Có điều nghĩ kỹ thì câu nói này có ý nghĩa rất sâu sắc…

(1): Thương Quân là con người hầu của một quý tộc nước Vệ, tên là Ưởng, họ Công Tôn, tổ tiên vốn là họ Cơ. Ưởng lúc nhỏ thích học hình danh, thờ tể tướng nước Ngụy là Công Thúc Toa là trung thứ tử. Công Thúc Toan biết Ưởng hiền, nhưng chưa có dịp tiến cử. Khi Toa mắc bệnh, Ngụy Huệ Vương thân hành đến thăm bệnh hỏi:

- Nếu bệnh của Công Thúc đưa đến việc chẳng may thì ai lo việc nước nhà?

Công Thúc Toa nói:

- Trung thứ tử của Toa là Công Tôn Ưởng, tuy trẻ tuổi, nhưng có tài cao xin nhà vua giao phó việc nước cho ông ta.

Nhà vua im lặng. Vua sắp đi. Toa đuổi mọi người ra nói:

- Nếu nhà vua không nghe tôi, không dùng Ưởng thì phải giết y đi chớ để cho y ra khỏi biên giới.

Nhà vua nhận lời mà ra đi. Công Thúc Toa gọi Ưởng đến từ tạ nói:

- Hôm nay, nhà vua hỏi tôi, ai có thể làm tể tướng, tôi nói anh. Sắc mặt nhà vua có vẻ không tin lời tôi. Tôi trước tiên phải lo đến vua sau mới nghĩ đến bầy tôi, cho nên tôi nói với nhà vua "nếu nhà vua không dùng Ưởng thì phải giết anh ta đi". Nhà vua đã hứa. Vậy anh phải mau mau trốn đi, nếu không sẽ bị bắt đấy.

Ưởng nói:

- Nhà vua đã chẳng nghe lời của ông cho tôi làm tể tướng, lẽ nào có thể nghe lời nói của ông mà giết tôi.

Rốt cục Ưởng không đi. Sau khi ra đi Huệ vương nói với các quan hầu:

- Công Thúc bệnh nặng, thực đáng thương! Ông ta muốn quả nhân nghe theo Công Tôn ưởng để trị nước, há chẳng quá sai lầm sao?

Sau khi Công Thúc Toa chết, Công Tôn Ưởng nghe tin TẦn Hiếu Công ra lệnh trong nước tìm người hiền để nối nghiệp Tần Mục Công đem quân sang hướng đông lấy lại đất đai bị cướp, bèn đi sang hướng tây vào đất Tần. Ưởng nhờ một người tôi yêu của Hiếu Công là Cảnh Giám để xin yết kiến Hiếu Công. Khi đã gặp Vệ Ưởng, Hiếu Công nói chuyện một hồi lâu, nhiều khi buồn ngủ, không nghe. Sau đó Hiếu công giận, quở Cảnh Giám:

- Người khách của ngươi là người láo, dùng làm sao được!

Cảnh Giám trách Vệ Ưởng, Ưởng nói:

- Tôi đem "đế đạo" ra nói với nhà vua, nhưng chí nhà vua không hiểu rõ đó thôi.

Năm ngày sau, Cảnh Giám lại xin nhà vua cho Ưởng được yết kiến. Ưởng lại yết kiến Hiếu Công, nhà vua tỏ ra vui vẻ hơn, nhưng vẫn chưa trúng ý nhà vua. Sau đó, Hiếu Công lại trách Cảnh Giám, Cảnh Giám cũng lại trách Vệ Ưởng, Ưởng nói:

- Tôi đem "vương đạo" ra nói nhưng chưa lọt vào đó thôi. Xin cho Ưởng được yết kiến lần nữa.

Ưởng lại yết kiến Hiếu Công, Hiếu Công khen nhưng vẫn chưa dùng. Sau khi hội kiến đi ra, Hiếu Công nói với Cảnh Giám:

- Người khách của nhà ngươi giỏi đấy, có thể nói chuyện được!

Vệ Ưởng nói:

- Tôi đem "bá đạo" ra nói với nhà vua, ý nhà vua là muốn dùng đấy. Nếu nhà vua còn gọi tôi đến yết kiến thì tôi đã biết phải nói những gì rồi!

Vệ Ưởng lại yết kiến Hiếu Công. Hiếu Công cùng y nói chuyện không biết đầu gối của mình đã lê đến trước chiếu của y. Nói mấy ngày không chán. Cảnh Giám nói:

- Ông làm sao nói đúng ý nhà vua đến nỗi nhà vua vui thích đến thế?

- Tôi đem đạo đế vương ra nói với nhà vua, muốn nhà vua sánh với thời Tam đạo; nhưng nhà vua nói "điều đó viển vông, ta không thể chờ được, vả chăng những vị vua hiền, đều được nổi danh trong thiên hạ ngay trong đời mình, lẽ nào ngồi bùi ngùi đợi mấy trăm năm mới thành đế vương sao?". Vì vậy, tôi đem cái thuật làm cho nước mạnh nói với nhà vua, nhà vua rất thích. Nhưng cũng khó mà sánh đức với đời Thương, đời Chu được!

Sau khi Hiếu Công dùng Vệ Ưởng, Ưởng muốn thay đổi pháp độ, nhưng sợ thiên hạ bàn tán. Vệ Ưởng nói:

- Hành động không kiên quyết thì không nổi tiếng được, sự việc không xác định thì không nên công cán gì! Vả chăng, những kẻ làm việc cao hơn người, thường bị thế tục chê bai. Những kẻ có ý nghĩ lỗi lạc thế nào cũng bị dân trúng trách móc. Người ngu thì việc đã thành vẫn còn mờ ám không biết; người khôn thì việc chưa tỏ mầm mống đã thấy rồi. Dân chúng không thể cùng ta lo liệu buổi đầu mà chỉ có thể cùng ta yên vui khi công việc đã xong. Bàn cái "chí đức" không thể hòa đồng với thế tục; làm nên công lớn không cần hỏi ở dân chúng. Vì vậy cho nên bậc thành nhân nếu có thể tìm cách làm cho nước mạnh thì khi không bắt chước phép cũ, nếu có thể làm cho dân lợi thì không câu nệ ở lề thói ngày xưa.

Hiếu Công nói:

- Phải.

Cam Long nói:

- Không phải thế! Thánh nhân không đổi dân để dạy, kẻ trí giả không thay đổi pháp độ để trị. Thuận dân tục mà dạy thì không khó nhọc mà lại thành công; theo phép mà trị thì quan lại làm đã quen mà dân cũng thích.

Vệ Ưởng nói:

- Lời của ông Long là lời của thế tục! Người thường thì thuận theo tục cũ; kẻ học giả say đắm vào những điều mình đã nghe, hai hạng người ấy làm quan giữ phép thì được, chứ không thể cùng bàn đến việc ở ngoài phép tắc. Đời Tam đại đều làm vương, nhưng lễ khác nhau, Ngũ Bá đều làm bá, nhưng phép tắc khác nhau. Kẻ trí giả làm ra pháp chế, người ngu lại lo ngăn cản người hiền thay đổi lễ, kẻ bất tiếu lại câu nệ.

Đỗ Chí nói:

- Nếu không có lợi gấp trăm lần thì không thay đổi pháp chế, nếu không có công hiệu gấp mười lần thì không thay đổi đồ dùng. Bắt chước xưa thì không sai lầm, theo lễ thì không lệch lạc.

Vệ Ưởng nói:

- Trị đời không phải chỉ có một cách, trị nước không bắt chước xưa. Vì vậy Thành Thang, Vũ Vương không theo xưa mà làm vương; vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Ân không thay đổi lễ mà nát. Không nên chê người làm trái xưa, không nên khen người chỉ theo lễ.

Hiếu Công nói:

- Phải.

Bèn cho Vệ Ưởng làm tả thứ trưởng rồi ra lệnh thay đổi pháp chế. Ưởng sai chia dân thành từng nhóm, năm hộ, mười hộ, phải củ sóat nhau và bị ràng buộc vào nhau. Ai không tố cáo kẻ gian thì bị chém ngang lưng; ai tố cáo kẻ gian thì cũng được thửong ngang với người chém đầu quân địch; người che giấu quân gian bị phạt ngang với người đầu hàng quân địch, gia đình có hai người con trai trở lên mà không chia của ở riêng thì bắt đánh thuế gấp đôi. Ai có quân công thì cứ theo thứ bậc mà được thưởng, ai đánh nhau vì việc riêng thì đều bị hình phạt lớn hay nhỏ, tùy theo nặng hay nhẹ mà trị. Ai ra sức vào nghề nghiệp gốc, cày cấy, dệt vải, cung cấp nhiều lúa thì được tha khỏi sưu dịch; trái lại ai theo cái lợi trên ngọn cùng những người lười mà nghèo thì đều bắt cùng với vợ con làm nô; người tôn thất mà không có quân công, thì không được ghi vào sổ sách họ nhà vua định cấp bật tước trật cao thấp rõ ràng; ghi tên các ruộng vườn, thần thiếp, áo quần theo số hiệu từng nhà. Ai có công thì hiển vinh, ai không có công thì tuy giàu có cũng không được vinh hoa.

Pháp lệnh đã đủ, Ưởng vẫn chưa ban bố vì sợ dân không tin mình. Ưởng bèn dựng một cây gỗ dài ba trượng ở phía nam chợ của kinh đô, quảng cáo rằng, ai có thể mang nó đến cái cửa phía bắc thì có mười lạng vàng. Dân lấy làm lạ, không ai dám mang đi. Ưởng lại nói:

- Ai có thể mang đi, thì cho năm mươi lạng!

Có một người mang, Ưởng liền cho năm mươi lạng để chứng tỏ mình không lừa dối. Rồi ban bố pháp lệnh. Lệnh thi hành trogn dân gian được chẵn năm. Lúc đầu người trong kinh đô nước Tần nói không tiện có hàng ngàn. Bây giờ thái tử phạm pháp, Vệ ưởng nói:

- Pháp lệnh mà không thi hành được, là do người trên phạm.

Vệ Ưởng muốn lấy pháp luật trị thái tử, nhưng thái tử là người sẽ nối ngôi cho nên không thể trừng trị. Ưởng trừng trị thái phó của thái tử là Công tử Kiền, chạm vào mặt thầy thái tử là Công Tôn Giả. Ngày hôm sau, người Tần đều theo lệnh. Pháp lệnh thi hành được mười năm, dân Tần rất vui mừng, ngoài đường không nhặt của rơi, trong núi không có trộm cướp, nhà đủ người no, dân dũng cảm trong lúc chiến đấu vì việc công, khiếp sợ không dám đánh nhau vì việc riêng, lành xóm đều được trị an. Trong số những người xưa kia nói lệnh không tiện, có người đến nói lệnh tiện.

Vệ Ưởng nói:

- Đó đều là bọn dân làm cho việc giáo hóa rối loạn.

Bèn dời tất cả những người ấy ra biên giới. Sau đó dân không ai dám bàn bạc gì về pháp lệnh nữa. Vua bèn cho Ưởng làm đại lương tạo, đem binh vây đất An Ấp của nước Ngụy, bắt ấy này phải đầu hàng.

Được ba năm, Ưởng sai xây đắp cung điện và cửa khuyết ở Hàm Dương. Tần dời đô ở Ung đến đấy. Ưởng ra lệnh cấm cha, con, anh em cùng ở chung một nhà; phân cư và hợp các làng, xóm nhỏ lại thành huyện, đặt chức quan lệnh và thừa. Được tất cả ba mươi mốt huyện. Bỏ bờ ruộng, đường thiên đường mạch, nhờ đó việc đánh thuế được tăng. Thống nhất hộc, thùng, quả cân, thước, tấc. Lệnh thi hành được bốn năm, công tử Kiền lại phạm pháp bị cắt mũi. Được năm năm người Tần giàu mạnh. Thiên tử biếu Hiếu Công thịt tế, chư hầu đều đến mừng. Năm sau, quân Tề đánh bại quân Ngụy ở Mã Lăng, bắt bỏ tù thái tử Ngụy là Thân, giết tướng quân Bàng Quyên.

Năm sau (năm 310 trước công nguyên), Vệ Ưởng nói với Hiếu Công:

- Nước Tần với nước Ngụy cũng giống như con người có bệnh trong tim gan vậy. Nếu nước Ngụy không thôn tính nước Tần, thì nước Tần cũng phải thôn tính nước Ngụy. Tại sao? Vì nước Ngụy ở phía tây dãy núi hiểm đóng đô ở An Ấp cách Tần con sông Hoàng Hà và một mình thu tất cả nguồn lợi miền Sơn Đông. Gặp điều kiện thuận lợi thì Ngụy đem quân về hướng Tây đánh Tần, Ngụy gặp điều kiện không có lợi thì ta có thể qua phía đông để mở đất. Nay Tần được lúc nhà vua hiền thánh, nước nhờ vậy cường thịnh; trái lại nước Ngụy năm ngoái bị Tề đánh thua to, chư hầu làm phản. Ta có thể nhân lúc này mà đánh Ngụy. Ngụy không chống cự nổi Tần, thì thế nào cũng phải dời về đông. Ngụy dời về đông, Tần nhờ sự hiểm trở của núi sông quay mặt về đông để khống chế chư hầu, đó là cái nghiệp đế vương vậy.

Hiếu Công cho là phải, sai Vệ Ưởng làm tướng đánh Ngụy. Nước Ngụy sai công tử Ngang đưa quân đón đánh. Khi hai quân gần nhau, Vệ Ưởng đưa thư cho tướng Ngụy là công tử Ngang, nói:

"Tôi trước đây chơi thân với công tử, nay cả hai đều làm tướng của hai nước, không nỡ đánh nhau. Tôi muốn gặp công tử ăn thề, uống rượu mừng và bãi binh để cho Tần và Ngụy được yên".

Công tử Ngang cho là phải. Hội họp ăn thề xong, uống rượu, Vệ Ưởng phục võ sĩ bắt công tử Ngang bỏ tù, nhân đó đánh quân Ngang, đem Ngang về Tần. Binh của Ngụy Huệ vương mấy lần bị quân Tề, quân Tần đánh phá, trong nước trống rỗng, ngày càng hao mòn nên lo sợ. Ngụy Huệ vương bèn sai sứ cắt đất Tây hà dâng cho Tần để giảng hòa. Rồi Ngụy bỏ An Ấp dời đô đến Đại Lương. Lương Huệ vương nói:

- Quả nhân hối hận không nghe lời của Công Thúc Toa!

Sau khi đánh phá quân Ngụy trở về, Tần phong cho Vệ Ưởng mười lăm ấp ở đất Ư, đất Thương hiệu là Thương Q uân. Thương Quân làm tể tướng nước Tần mười năm, tôn thất và gia đình quyền quí nhiều người oán. Triệu Lương ra mắt T hương Quân. Thương Quân hỏi:
alt
Chị Gái Lầu Trên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Cô Giáo Đừng Chạy
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc