Cát Huyền bối rối, dừng chân quanh quẩn ở Hàm Cốc quan. Còn Tào Bằng đã thẳng đường đến Tuy Dương. Giờ đã là hạ tuần tháng ba, nhiệt độ tăng cao, tiết trời càng lúc càng nóng bức.
Tào Bằng ghìm cương ngựa bên ngoài thành Tuy Dương, lòng không khỏi cảm thán hàng nghìn hàng vạn lần.
Kiếp trước, hắn đã từng tốt nghiệp trường Cảnh sát Tuy Dương. Hắn đã từng sống ở cố đô ngàn năm này khá lâu, vốn tưởng rằng khi về lại chốn cũ sẽ vô cùng xúc động. Nhưng khi đến bên ngoài thành Tuy Dương, hắn lại cảm thấy rất bình tĩnh, cũng không có chút xúc động nào cả.
Tuy Dương này không sánh được với Lạc Dương.
Tào Bằng nhận ra mọi chuyện ở kiếp trước dường như đã bị hắn quên mất rồi.
Cho đến giờ, hắn đã không còn nhớ rõ nổi những chuyện ở kiếp trước nữa, chỉ còn lại một vài chuyện mơ hồ lúc nhớ lúc quên mà thôi.
Trong lịch sử, cố đô Tuy Dương được chia làm Hán Ngụy Tuy Dương và Tùy Đường Lạc Dương.
Lạc Dương ở đời sau được xây dựng trên nền móng của Tùy Đường Lạc Dương, Tuy Dương mà Tào Bằng đang thấy trước mắt chính là thành Hán Ngụy Tuy Dương.
Tuy Dương thành, tường thành phía nam tiếp giáp Tuy Thủy, tường thành ở ba hướng đông, tây, bắc còn cao hơn tường thành phía nam nhiều.
Trong đó, tường thành nam bắc dài chừng 3,8 km, chiều rộng chừng 25-30 met. Tường thành nối liền đông tây dài chừng 4 km. So về độ dài với tường thành phía tây thì tường thành phía đông ngắn hơn. Hơn nữa, độ dày của tường thành không đồng nhất, ước chừng 20 mét.
Ngay cả đô thành Đông Hán, Sồ Dương từng được coi là thành thị lớn nhất, phồn hoa nhất Đông Hán, thậm chí Trường An ở Quan Trung cũng không thể sánh bằng.
Vách tường thành có màu xám.
Dưới ánh sáng mặt trời, cố đô Tuy Dương mang vẻ thê lương, lại thêm một chút tan hoang, đổ nát. Mỗi bên tường thành đều có năm cánh cổng.
Có khi là một cửa một động, có khi là một cửa hai động, tại cửa ở vị trí trung tâm là một cửa ba động, cũng là chính là cửa thành chính của Tuy Dương.
Tào Bằng đứng bên ngoài cửa thành hồi lâu, rồi thở dài, quay đầu nói:
-Tứ ca, Sử đại hiệp, chúng ta vào thành thôi.
Chu Tán và Sử A nhìn nhau cười, vây quanh Tào Bằng đi vào trong thành Tùy Dương.
Nghe nói Tào Bằng sẽ ghé qua Tuy Dương, thân là chu tán của bắc bộ úy Tuy Dương, sao lại có thể không chào đón Tào Bằng được? Chính vì thế từ sáng sớm, người này và chưởng quỷ của đổ phường Thịnh Thế là Sử A cùng đi ra ngoài thành chờ đón hắn. Hiện giờ, Tào Bằng không còn là tên nhóc con chưa ráo máu đầu mà Sử A biết lúc trước nữa.
Chỉ một bài "Lậu thất minh" và một bài "Bát bách tự văn" đủ để khiến tài năng của Tào Bằng lộ rõ.
Lại nói, hiện giờ hắn cũng đã có chút danh tiếng.
Tào gia giờ lại không còn giống như khi trước, lúc vừa mới đến Hứa Đô nữa, mà đã có chút tiếng tăm nhất định. Tào Cấp làm quan, được phong làm chư dã đô úy, chưởng quản việc đúc binh giới trong thiên hạ. Nghe nói, Tào Tháo còn có ý phong Tào Cấp làm Hà Nhất hầu. Tuy nói đây chỉ là danh hầu, không có thực chất, cũng chẳng có bổng lộc, nhưng dù sao cũng là tước hầu. Nếu Tào Cấp thật sự có thể làm Hà Nhất hầu, thì địa vị của Tào gia cũng sẽ nâng cao lên, không còn là tiểu dân như trước nữa.
Đặng Tắc ở Hải Tây lại có nhiều chiến tích lớn lao.
Chức đồn điền đô úy có quyền lực rất lớn, quản lý gần ba huyện, nắm giữ hơn mười vạn dân điền, lại có trách nhiệm bình ổn mậu thương của Lưỡng Hoài.
Người nào sáng suốt đều có thể nhận ra ngày sau Đặng Tắc sẽ có thành tích không nhỏ.
Đặc biệt, Đặng Tắc và quân sư Tế Tửu Quách Gia dường như còn có tình đồng môn, Từ Lý mới nhậm chức đình úy dường như cũng ra sức ủng hộ Đặng Tắc nữa.
Nguyên nhân?
Từ Lý là người Hải Tây, gia tộc của gã nằm dưới quyền quản lý của Đặng Tắc.
Cháu trai của gã, Từ Tuyên có quan hệ hết sức thân thiết với Tào Bằng; chính vì thế, Từ Lý rất có hảo cảm với Đặng Tắc cũng là nhờ Tào Bằng cả.
Ai cũng biết nhờ có hai bài thơ văn "Lậu thất minh" và "Bát bách tự văn", Tào Bằng được các nhân sĩ thừa nhận, ngay cả Tuân Diễn, Trần Quần và danh sĩ Dĩnh Xuyên đều vỗ tay khen ngợi hắn. Ngay đến Khổng Dung, người vốn được cho mắt cao hơn trán cũng nói rằng: Tầm nhìn của Tào Hữu Học vô cùng xuất chúng, tiền đồ của hắn ắt sẽ vô cùng rộng mở.
Tầm nhìn xuất chúng?
Chẳng khác nào Khổng Dung thừa nhận hai áng văn thơ kia.
Cho Dù Khổng Dung không thành công trên triều chính, trong tay không có quyền lực gì, nhưng trong những kẻ sĩ, danh vọng của y ngay cả Tào Tháo cũng không thể sánh bằng.
Ngoài ra, ngay cả kinh học đại sư của Huỳnh Dương, Trịnh Huyền cũng hết lời khen ngợi Bát bách tự văn là tuyệt tác, không bút nào tả xiết!
Hai người này có thể nói là những bậc thầy ai ai cũng biết vào cuối những năm Đông Hán. Có thể được tất cả mọi người khen ngợi, đủ để Tào Bằng cảm thấy tự hào.
Cũng chính vì thế, thái độ của Sử A với Tào Bằng vô cùng cung kính.
Chu Tán lại tươi cười rạng rỡ.
Không phải gã a dua, chẳng qua Tào Bằng là một trong tiểu bát nghĩa, hắn có thể vang danh thiên hạ, Chu Tán cũng được thơm lây.