https://truyensachay.net

Tào Tặc

Chương 691: Tân Tây Bắc vương

Trước Sau

đầu dòng
Họ Vệ ở Hà Đông có mối qua lại rất chặt chẽ với Tào Bằng. Có điều Vệ Ký và Tào Bằng lại chưa từng gặp nhau. Nói tiếp, khi Tào Bằng ở Hà Tây, Vệ Ký mới đi nhậm chức. Thoáng cái đã rất nhiều năm trôi qua. Việc cai trị Quan Trung có mối quan hệ mật thiết với Vệ Ký. Chính vì sự có mặt của Vệ Ký mới khiến cho sĩ tộc ở Quan Trung không có sự chống cự mạnh mà chấp nhận việc có mặt của Tào Bằng.

- Lần này bí mật tới đây chính là để dẹp loạn Khương. Bá Nho công sắp tới Nghiệp Thành để thăng chức nên vẫn muốn có thể phối hợp một chút. Trong thời gian ngắn chớ để lộ tin tức.

Theo lệnh của Tào Tháo, Vệ Ký nhậm chức Thị trung, Phó Nghiệp Thành và Vương Sán coi giữ luật pháp.

Vệ Ký tất nhiên là cao hứng. Gần nhất là được thăng chức, thứ hai là có thể thoát được tình hình rối loạn của vùng Tây Bắc nên thoải mái rất nhiều. Nếu là người khác đến, Vệ Ký chưa chắc đã yên tâm rời đi. Nhưng Tào Bằng tới đây lại mang tới cho Vệ Ký một sự yên tâm. Ngày xưa, Tào Bằng có thể một mình cưỡi ngựa bình định được Lương Châu. Mà nay mạc dù rợ Khương nổi loạn, vó ngựa mặc dù dũng mãnh nhưng Vệ Ký lại không hề lo lắng. Có Tào Bằng tới đây thì vùng Tây Bắc từ nay về sau không còn phải lo lắng nữa. Y vội vàng mời Tào Bằng ngồi lên ghế rồi sau đó dâng rượu.

Tới lúc này, Tào Bằng mới nói với Vệ Ký mục đích của chuyến đi.

Tào Tháo mật lệnh cho Tào Bằng nhậm chức Tư Lệ hiệu úy, cầm tiết Đô đốc Tây Bắc. Nhưng theo yêu cầu của Tào Bằng thì cái lệnh này tốt nhất khi xảy ra chiến sự ở Tịnh Châu mới công bố với thiên hạ. Có như vậy thì mới giúp cho hắn đủ thời gian chuẩn bị.

Tào Tháo cũng không hề dị nghị, lệnh cho hai người Điển Mãn và Hứa Nghi tuân theo. Đồng thời giao binh mã Hà Lạc cho Tào Bằng điều khiển.

Rồi sau đó, Tào Bằng mật lệnh cho Điển Mãn xuất quân tiến vào Quan Trung. Đồng thời lại lệnh cho Hứa Nghi giống trống khua chiêng ở Hà Lạc một tinh binh rồi đóng quân ở bên ngoài Hàm Cốc giả như bất cứ lúc nào cũng có khả năng vượt quan hòng làm mê hoặc sự chú ý của Mã Siêu.

- Mã nhi xuất binh cũng không phải sự ngẫu nhiên.

Trên đường, Pháp Chính và Tào Bằng cùng nhau phân tích. Trong bốn văn sĩ ở phủ Tào Bằng thì chỉ có Pháp Chính đi theo. Trương Tùng và Tưởng Uyển hộ tống Bàng Đức tới Quảng Lăng. Còn Đặng Chi thì được Tào Bằng tiến cử cho Tào Tháo tới làm chủ bộ cho phủ Thừa Tướng, giữ chức quân sư. Tính chất của nó nhiều lắm cũng loại với tham mưu. Tuy nhiên như vậy, Đặng Chi càng dễ lọt vào mắt của Tào Tháo. Điều này, Đặng Chi cũng không có ý kiến. Vốn y hy vọng có thể tăng thêm một chút lịch duyệt và kiến thức. Có thể vào phủ Thừa tướng, đảm nhận chức vụ quan trọng đối với Đặng Chi đúng là một chỗ để tôi luyện.

- Xin Hiếu Trực chỉ giáo cho.

- Năm đó khi Mã nhi thảm bại rút đi. Được sự hỗ trợ của Trương Lỗ nên có được một cơ hội thở dốc. Việc không thể dựa vào quân Khương có lẽ y biết rõ. Nhưng nay giống trống khua chiêng chẳng khác nào lấy trứng chọi đá. Chẳng lẽ y còn không hiểu? Tuy nhiên y lại xuất binh đúng vào lúc này thì không cần hỏi cũng hiểu rằng y đã nắm được tin Thừa tướng dụng binh với Tịnh Châu. Tin tức này cũng không có nhiều người nắm được nhưng Mã nhi lại có thể nắm được thời cơ. Điều này khiến cho Chính nghĩ trong Quan Trung sẽ có người mật báo, âm thầm cấu kết với y.

- Ý người là...

Tào Bằng thật sự không nghĩ tới vấn đề này. Nghe Pháp Chính nói vậy, hắn nghĩ cũng đúng. Mặc dù quan hệ của Tào Bằng và sĩ tộc Quan Trung đã dịu đi nhưng lại không được sự tán thành của mọi người.

Vệ Ký đã chấp nhận hắn, Hoàng Phủ Kiên cũng đã chấp nhận nhưng phú hào ở Quan Trung rất đông, làm sao có thể khiến cho mọi người hài lòng?

Pháp Chính thấy Tào Bằng không nói gì nên cũng không vội nói tiếp. Là một mưu sĩ, y hiểu phải để cho Tào Bằng một quá trình tự hỏi.

Ngay sau đó, Tào Bằng đột nhiên ngẩng đầu nhìn Pháp Chính hỏi:

- Hiếu Trực nghĩ xem nên làm thế nào?

- Còn phải xem công tử có đảm lược hay không?

- Mời nói.

- Mã nhi xuất binh theo Chính thấy thì cũng không có gì uy hiếp. Uy hiếp thực sự nằm ở đám phản quân Khương và Trương Lỗ ở Hán Trung. Quân Khương đã yên nhưng Hán Trung lại gây hại. Mã nhi chiếm cứ Vũ đô trở thành con chó bảo vệ Hán Trung. Đánh Mã nhi cũng không liên quan nhiều tới Trương Lỗ. Nhưng nếu lấy Hán Trung thì Mã nhi ở vùng Tây Bắc sẽ không còn đất sống. Công tử nghĩ thế nào?

Đang yên đang lành đột nhiên tại sao lại nói tới Hán Trung? Tào Bằng cảm thấy ngạc nhiên, mất một lúc không nói nên lời.

- Ý của Hiếu Trực là muốn tới Hán Trung?

- Đúng vậy.

Pháp Chính cười nói:

- Hán Trung là cánh cửa của Tây Xuyên, là hậu viên của Mã nhi. Ngày xưa Hán Cao tổ khởi binh ở Hán Trung. Nơi này có thể nói là rồng nằm hổ phục. Công tử là họa của Tây Xuyên nhưng Hán Trung vẫn chưa bị ảnh hưởng. Trương Lỗ lại là hạng người yếu nhược, không phải người có thể làm được chuyện lớn. Chỉ cần cảm thấy bị nguy hiểm là Trương Lỗ không dám tái chiến mà chấp nhận ra khỏi thành đầu hàng... Sau khi có được Hán Trung, Mã nhi mất hậu viện khó có thể làm được chuyện gì lớn. Tới lúc đó, công tử chỉ cần giữ chặt vùng Tây Bắc, chặt đứt đường lui của Mã nhi, sau đó lại dụ cho y vào quan là có thể tiêu diệt. Chỉ có điều làm như vậy mất rất nhiều thời gian, cần phải xem công tử quyết định như thế nào.

Tào Bằng trở nên trầm tư.

- Làm thế nào để lấy được Hán Trung?

Pháp Chính nghe thấy vậy liền nở nụ cười.

Điều đó chứng tỏ Tào Bằng đã động tâm. Cướp lấy Hán Trung là một bước đi hết sức quan trọng. Chỉ cần phá được Hán Trung, Trương Lỗ quy hàng thì thế của Mã Siêu hoàn toàn mất.

Pháp Chính hít một hơi thật sâu rồi nói nhỏ vào tai Tào Bằng mấy câu. Tào Bằng lập tức biến sắc, nét mặt trở nên quái dị.

- Hiếu Trực nên biết việc này hết sức nguy hiểm.

- Chính hoàn toàn hiểu.

Pháp Chính cười nói:

- Có điều Chính hoàn toàn nắm chắc. Chỉ còn xem công tử dám mạo hiểm hay không.

- Cái này...

Tào Bằng hiển nhiên có chút do dự.

Kế sách của Pháp Chính chỉ có quy lại ba chữ: Tý Ngọ cốc

Tào Bằng nhớ rất rõ trong lịch sự khi Gia Cát Lượng dẫn binh ra Kỳ Sơn, Ngụy Diên từng hiến một kế đó là dẫn binh theo Tý Ngọ cốc mà kéo thẳng đến Trường An. Đây là một kế sách hiểm nhưng Gia Cát Lượng trời sinh có tính tầm ổn nên không chọn.

Tuy nhiên đời sau đối với cái kế này có sự bình luận rất nhiều.

Nếu lúc đó, Gia Cát Lượng tiếp thu kế sách của Ngụy Diên đi qua hang Tý Ngọ thì có thể tấn công thẳng vào Trường An. Nói không chừng kết cục của Tam quốc sẽ thay đổi. Tất nhiên, người đời sau chỉ là lý luận suông. Dù sao thì không ai hiểu rõ tình hình lúc đó. Ngụy Diên hiến kế là có suy nghĩ của y. Còn Gia Cát Lượng cự tuyệt cũng có ý của mình. Sự thật đã bị chôn vùi trong dòng sông lịch sử nên người đời sau chỉ có thể suy đoán.

Mà nay Pháp Chính hiến kế lại chính là tiến binh qua hang Tý Ngọ.

So với cái kế của Ngụy Diên thì kế sách này hoàn toàn ngược lại. Một cái là đi ra còn một cái là tiến vào nhưng tính chất thì hoàn toàn giống nhau. Nói thẳng ra là xuất binh bất ngờ cản con đường phía sau.

Tào Bằng đã xem qua bản đồ của Hán Trung, kiểm tra việc thông thương mậu dịch từ Hà Tây tới Tây Xuyên nên cũng tìm được một cái sa bàn. Khu vực Hán Trung không phải là nhỏ nhưng cũng không phồn hoa như trong tưởng tượng.

Vào năm Vĩnh Hòa thứ sáu, cũng là năm thứ một trăm bốn mươi sau công nguyên ghi lại về một cuộc điều tra dân cư.

Thuộc thẩm quyền của Hán Trung có chín huyện với 57344 hộ, tổng cộng là 267402 người. Trong số này cũng hoàn toàn không phải là dân bản xứ mà có cả gia nô, nô tỳ bị đày tới Hán Trung. Từ đó tới nay đã gần bảy mươi năm. Trong bảy mươi năm qua, mặc dù Hán Trung xuất hiện nhiều trận đại chiến nhưng chiến tranh vẫn chưa bình ổn.

Từ khi Trương Lỗ cai trị Hán Trung tới nay liên tục xung đột với Tây Xuyên cho nên số lượng dân cư chỉ chừng hai mươi vạn. Điều đó khiến cho cả một vùng đất rộng lớn nhưng không có nhiều thành trấn, rất nhiều nơi chìm trong sự hoang vắng.

Nếu theo kế Pháp Chính mà thành công thì có thể lấy được vùng ven Miện thủy mà tiến thẳng tới Nam Trịnh. Con đường này nghe như rất đơn giản có thể làm nhưng lại không hề dễ dàng. Trên đường đi toàn là núi hoang, rừng vắng với đầy loại rắn rết, rất khó đi. Có nhiều nơi còn không có đường. Cho nên muốn tới Nam Trịnh thuận lợi cũng không phải là chuyện dễ.

.Những nguy hiểm ẩn chứa trên đường, Tào Bằng hoàn toàn có thể đoán được. Hắn nhìn Pháp Chính rồi nói: - Hiếu Trực căn cứ vào cái gì mà nắm chắc phần thắng?

Pháp Chính nhỏ giọng nói:

- Công tử còn nhớ ta từng nói với công tử rằng người bạn tốt nhất của ta đã vào Xuyên không?

Có sao?

Tào Bằng cố gắng nhớ lại. Hắn nhớ ra lúc đầu Pháp Chính có nói qua với mình rằng ở Tây Xuyên có hai người bạn tốt, một là Trương Tùng, hai là Mạnh Đạt.

Chẳng lẽ người mà y nói tới là Mạnh Đạt?

- Đúng vậy.

Cho tới khi có được câu trả lời thuyết phục của Pháp Chính, Tào Bằng lại càng thêm lo lắng. Trong lịch sử, Mạnh Đạt là một người thay đổi thất thường. Y từng phản lại Lưu Chương, rồi sau đó phản lại Thục Hán. Cuối cùng y lại phản bội Tào Ngụy, sau đó bị Tư Mã ý phát hiện rồi giết chết. Một người như vậy làm sao mà Tào Bằng có thể tin tưởng?

- Người như Mạnh Đạt có thể tin được không?

Pháp Chính sửng sốt rồi nghiêm mặt nói:

- Tử Độ mặc dù cao ngạo, khoe khoang nhưng lại là người thành thật với Chính, có thể coi như tri kỷ. Hắn ở Tây Xuyên không có gốc rễ chỉ dựa vào vũ dũng mà có được địa vị như ngày hôm nay. Hiện nay mặc dù là chủ tướng của Hà Manh nhưng lại bị phó tướng quản lý. Đóng quân ở cửa Bạch Thủy thì không được như ý. Trước đây ta có thư từ qua lại với y, trong đó từng mời hắn ra sức vì công tử. Cho nên hắn cũng có động tâm với ý này. Có điều cuối cùng Chính vẫn khuyên hắn yên tâm ở lại Tây Xuyên....

- Tại sao?

Tào Bằng ngạc nhiên hỏi.

Pháp Chính cười khổ một tiếng:

- Tới một ngày nào đó Đại vương làm sao có thể đứng ngoài nhìn vào Ích Châu? Sớm muộn gì rồi cũng sẽ xuất binh chinh phạt. Tử Độ không giống với ta. Ta cô độc, chỉ là người vãng lai. Nhưng y lại là tướng giữ cửa Hà Manh, nhận chức Đô Úy Nghiễm Quảng. Nếu y đột nhiên tới thì chưa chắc đã được công tử để ý. Dưới trướng công tử có rất nhiều nhân tài. Vũ dũng có Hán Thăng, trung trực có Lệnh Minh. Chưa nói tới vùng Tây Bắc lại càng có vô số bộ hạ. Nếu y tới đây thì công tử có thể trọng dụng không?

Cái này...thật sự là không trọng dụng. Có điều không phải vì tài năng của y mà là danh tiếng của y.

- Sau này nếu công tử lấy Tây Xuyên, Tử Độ làm nội ứng thì có thể lấy được công đầu. Tới lúc đó, hắn có được chút công lao thì công tử cũng sẽ không coi thường hắn. Đây là một kế sách hay nhất.

Tào Bằng trầm ngâm.

Pháp Chính thật lòng suy nghĩ vì Mạnh Đạt. Đúng là một người bằng hữu tri kỷ. Nếu thay đổi một cái góc độ khác, nếu Pháp Chính còn sống thì Mạnh Đạt có lặp lại như trong lịch sử hay không?

Trong lịch sử, Pháp Chính chết vào năm Kiến An thứ hai mươi lăm, đó cũng là năm 220 sau công nguyên. Đối với Mạnh Đạt mà nói thì mất đi người bạn tri kỷ khiến cho y mất đi phương hướng, mất đi một người có thể làm cho y tin tưởng, thậm chí nói gì nghe nấy. Có lẽ chính là Pháp Chính mất đi mới khiến cho Mạnh Đạt như vậy.

Tào Bằng chợt nghĩ như thế bởi vì những lời của Pháp Chính khiến cho hắn rất xúc động.

Con người ta sinh ra có được một người tri kỷ thực sự chết cũng không tiếc.

Mạnh Đạt từng có một người tri kỷ nhưng tạo hóa lại trêu ngươi...

- Tử Độ trả lời như thế nào?

Vô tình, Tào Bằng chợt thay đổi cách xưng hô đối với Mạnh Đạt. Pháp Chính có phần kiêu ngạo cười nói:

- Chính đã nói thì Tử Độ sao dám không nghe.

“Ta nói vậy hắn dám không nghe hay sao?”

Câu nói kia của Pháp Chính khiến cho Tào Bằng hoàn toàn tin vào Mạnh Đạt.

- Ta đã viết thư cho Tử Độ bảo hắn làm ra vẻ xuất binh, đánh nghi binh Hán Trung, thu hút binh mã Hán Trung về phía Hán Thủy. Rồi sau đó, ta thừa thế dẫn bính tiến vào theo hang Tý Ngọ mà nhẹ nhàng tới thẳng Nam Trịnh. Tới khi Trương Lỗ hay tin thì Hán Trung đã xong.

- Cái kế này rất nguy hiểm.

- Công tử! Binh pháp vốn trí trá. Chính vì nó nguy hiểm cho nên Trương Lỗ mới không đề phòng. Còn với Chính thì có nguy hiểm cũng chẳng sao.

- Vậy ngươi muốn ta làm gì?

- Thứ nhất cần có một cánh quân, có dũng tướng giúp đỡ.

Tào Bằng suy nghĩ một chút rồi nói:

- Đây là chuyện hoàn toàn hợp tình hợp lý. Hiếu Trực không nói ta cũng phải làm. Nhưng không biết Hiếu Trực nghĩ tới ai?

- Viên Đức có thể được.

Võ nghệ của Điển Mãn đã từ từ trưởng thành. Chưa nói tới việc gã nhận được chân truyền từ Điển Vi. Mà trước đây, được Tào Bằng tạo cho nền tảng cho nên đã gần vượt lên hàng võ tướng hạng nhất. Có được bản lĩnh gia truyền lại đổi trường kích thành búa, múa một thanh đao khiến cho ngay cả Điển Vi cũng phải khen ngợi. Gã có thể ném kích trăm phát trăm trúng trong phạm vi mười trượng, thậm chí còn lợi hại hơn cả Điển Vi. Mà song kích của Điển Vi cũng được gã sử dụng một cách xuất thần nhập hóa. Quan trọng nhất là gã không như Hứa Nghi.

Năm đó khi Tào Bằng tới Hứa Đô, Điển Mãn là người đầu tiên trở thành bằng hữu của hắn. Quan hệ giữa hai người ở trong đám tiểu bát nghĩa thì ngoại trừ Vương Mãi ra là mật thiết nhất. Mức độ chặt chẽ giữa cả hai, thậm chí còn cao hơn cả Đặng Phạm.

Chỉ có điều sau khi Điển Mãn xung quân thì ít tiếp xúc với Tào Bằng. Tuy nhiên sự tin cậy và tôn kích của gã đối với Tào Bằng còn hơn xa cả Hứa Nghi. Về mặt này hoàn toàn có công lao của Điển Vi.

Điển Vi từng nói với Điển Mãn:

- Mọi việc cứ nghe theo sự sắp xếp của a Phúc là được.

Tào Bằng có ân cứu mạng đối với Điển Vi. Điểm này thì Hứa Chử không thể nào sánh được. Tào Bằng và Hứa Chử chỉ có lợi ích mà xích lại với nhau. Nhưng Tào Bằng và Điển Vi thì lại có giao tình sống chết nên tính chất hoàn toàn khác biệt. Hơn nữa, Hứa Nghi so với Điển Mãn lại có tâm kế hơn. Điều này cũng giống với phụ thân của mình.

Hứa Chử thông minh hơn so với Điển Vi nhưng cũng vì vậy mà Tào Tháo lại yêu Điển Vi chứ không phải là Hứa Chử.

Để cho Điển Mãn đi theo? Chuyện này không phải là không được..

- Nếu như vậy để ta nói với nhị ca. Còn yêu cầu thứ hai của ngươi là gì?

Pháp Chính nở nụ cười:

- Ta cần thời cơ. Một khi công tử đã phó thác mọi chuyện cho ta, xin đừng thúc giục, ta tự có chủ trương.

- Được.

- Yêu cầu thứ ba là ta cần một người dẫn đường. Có điều điểm này đối với công tử cũng không khó. Cho nên ta hy vọng công tử có thể bí mật tới Lương Châu thu hút Mã nhi và Trương Lỗ. Vào thời điểm thích hợp ta sẽ xuất binh. Đến lúc cần ta báo cho công tử biết.

Đây là yêu cầu được toàn quyền chỉ huy, Tào Bằng không cần nhúng tay vào. Nếu là người khác chắc chắn sẽ không đồng ý với yêu cầu của Pháp Chính. Nhưng Tào Bằng lại hiểu rõ bản lĩnh của Pháp Chính cho nên chỉ cười mà đồng ý.

Tới lúc này, Pháp Chính đã ba mươi ba tuổi. Cho dù suy nghĩ hay lịch duyệt cũng đều bước vào giai đoạn trưởng thành. Tào Bằng tự nhận mình không thể nghĩ ra cái kế tiến binh qua hang Tý Ngọ. Theo lịch sử thay đổi, cái mà hắn gọi là đại cũng không còn dùng được nữa. Vì vậy mà nếu như không nghe kế của Pháp Chính thì lịch sử hai ngàn năm đã thể hiện rõ nên Tào Bằng có thể hiểu được.

Sau khi bàn bạc một cách thỏa đáng với Pháp Chính, Điển Mãn hộ tống Pháp Chính lẵng lẽ vào quan. Còn Tào Bằng thì dẫn Văn Vũ và Vương Song và bốn đứa nhỏ tới Trường An.

Bốn đứa nhỏ theo thứ tự là Đặng Ngải, Thái Địch, Đỗ Thứ và Tôn Thiệu.

Vốn Tào Bằng không định cho chúng tới đây. Nhưng không biết làm sao bốn tên tiểu tử nắm được tin liền thông đồng với nhau rồi lén đuổi theo. Mãi cho tới khi đến thành, Tào Bằng mới phát hiện ra bốn người đi theo. Tới lúc này, muốn đuổi chúng về đã hơi chậm.

Sau đó, Hồ Chiêu lại viết thư tới khuyên bảo Tào Bằng. Thái Địch, Đặng Ngải và Đỗ Thứ ở trong thư viện cũng coi như học có thành tựu. Còn Tôn Thiệu mặc dù mới vào thư viện nhưng võ nghệ không hề tầm thường. Đọc vạn quyển sách không bằng đi ngàn dặm đường. Mà tâm tư của chúng đã động mốn bắt chúng quay về đọc sách thật sự rất khó. Chẳng bằng cứ để cho chúng đi theo để tăng thêm kinh nghiệm.

Hồ Chiêu nói:

- Hữu Học! Năm đó ngươi mười lăm tuổi đã là Bắc Bộ úy Lạc Dương. Mười sáu tuổi đã tham dự trận chiến Quan Độ, lập nhiều chiến công hiển hạch. Mấy đứa trẻ này nếu cứ bảo vệ chẳng bằng để cho chúng rèn luyện thêm. Chỉ có như vậy mới giúp chúng hiểu được những gì mà mình còn thiếu.

Đời sau nhồi nhét kiến thức khiến cho Tào Bằng thấy Hồ Chiêu làm như vậy mới thật sự là dạy dỗ. Vì vậy mà hắn thôi không đuổi chúng về nữa.

Tào Bằng dẫn bốn đứa nhỏ đi cùng. Đồng hành với hắn tới Trường An cũng còn có một nhân vật đặc biệt.

Gia Cát Quân.

Gia Cát Quân vốn phụng mệnh của Tư Mã Huy tới Trường An lập nghiệp. Tư Mã Huy chuẩn bị tới núi Chung Nam tu đạo cho nên Gia Cát Quân là đệ tử nên phải tới trước. Nhưng khi Pháp Chính đi, bên cạnh Tào Bằng không còn người nào có thể làm công việc văn thư.

Đỗ Thứ có thể chia sẽ một chút nhưng tuổi còn quá nhỏ. Vì vậy mà Tào Bằng và Gia Cát Quân thương lượng với nhau để cho Gia Cát Quân tạm thời làm chủ bộ, chia sẻ chút áp lực.

Nghĩ tới việc Tào Bằng nhận người nhà mình, Gia Cát Quân rất cảm kích. Y không hứng thú với việc làm quan. Nhưng nếu Tào Bằng đã nói thì y cũng không từ chối mà đồng ý. Tất nhiên, thân phận của Gia Cát Quân cũng không thể để lộ. Hắn lấy tên Cát Quân, nói là người phụ tá được Tào Bằng thu ở Kinh Châu nên cũng không có ai để ý.

Vệ Ký hơi lo lắng nói:

- Nếu nói như vậy thì Hữu Học phải tới Lũng Tây?

- Đúng vậy.

- Nhưng tình hình Lũng Tây...

Tào Bằng mỉm cười:

- Nguyên nhân chính là do tình hình Lũng Tây rất gấp cho nên ta mới phải đi trước. Lúc trước, gia phụ vì bất đắc dĩ mới phải tới Lương châu nhậm chức. Mà nay, đã ở vùng Tây Bắc lạnh lẽo được sáu năm, thân thể không tốt lắm thì làm sao mà ta có thể để cho gia phụ tiếp tục ở đó để chống đỡ trong sự sợ hãi? Qua thời gian nữa, Lương Châu mục sẽ tới Trường An. Bằng hy vọng Bá Nho công có thể ở thêm Trường An mấy ngày, phối hợp với tam ca của ta để uy hiếp một số người ở Quan Trung cho họ ngoan ngoãn hơn một chút. Đợi sau khi Văn Hòa tới Trường An, Bá Nho công mới tới Nghiệp Thành có được không?

Cổ Hủ được phong làm Lương Châu mục. Tào Tháo cũng không hề giấu cái tin tức này.

Vệ Ký suy nghĩ một chút rồi đồng ý. Y là người thông minh cho nên có thể nhận ra từ trong câu nói của Tào Bằng một điều gì đó. Hơn nữa gần đây tình hình của Quan Trung không được yên cho lắm. Từ ngoài nhìn vào thì vẫn thái bình nhưng trên thực tế có một dòng nước ngầm rất mạnh đang chảy xiết.

Vệ Ký cũng có thể đoán được về mặt này có lẽ có đám cường hào Quan Trung giúp đỡ. Mà hiện nay, Tào Bằng nói như vậy càng khiến cho y thêm xác định.

Trong lòng y có chút chua xót. Chỉ sợ Quan Trung lại xuất hiện loạn lạc. Tới lúc đó, không biết bao nhiêu nhà phải ly tán. Có điều chuyện đó cũng không liên quan gì tới y.

Thật sự nếu chuyện đó xảy ra thì có lẽ y đã tới Nghiệp Thành.

Mặc dù Vệ Ký là một cường hào của Quan Trung nhưng nếu không động tới lợi ích của họ Vệ ở Hà Đông thì chẳng sao. Điểm này Vệ Ký hoàn toàn nắm chắc. Nếu lúc trước, Tào Bằng không giết chết cha con Vi Khang thì y cũng sẽ chẳng bỏ qua. Nói cho cùng thì y và họ Vệ cũng chẳng có quan hệ.

Khoan đã.

Vệ Kỳ nói với Tào Bằng một lúc đột nhiên giật mình mà ớn lạnh.

Họ Vi ở Kinh Triệu?

Có phải là do chúng ở phía sau quấy rối hay không?

Cha con Vi Khang bị Tào Bằng giết chết khiến cho dòng họ Vi từ lâu có tiếng ở Quan Trung không thể từ bỏ ý đồ. Lúc ấy, truy cứu Tào Bằng, thì người nói nhiều nhất chính là dòng họ Vi ở Kinh Triệu. Nhưng sau đó bởi vì Tào Bằng tới Hà Tây, hơn nữa Hoảng Phủ Kiên Thọ và Vệ Ký đều là cường hào lâu đời ở Quan Trung áp chế khiến cho họ Vi đành phải cúi đầu mà bỏ qua.

Nhưng bọn họ có thể bỏ qua thật sự được không?

Vi Đoan và Vi Khang chết khiến cho ích lợi của họ Vi bị tác động mạnh. Đặc biệt là lợi ích của họ Vi ở Lương Châu gần như bị Tào Bằng nhổ tận gốc, có thể nói là nguyên khí bị thương nặng. Trong tình hình như vậy, nếu họ Vi có thể cam tâm thì đã không phải là cường hảo ở Quan Trung.

Đứng trên bậc cửa, Vệ Ký thầm thở dài. Cùng lúc, y tự mình thoát ra khỏi vũng bùn mà cảm thấy vui vẻ. Nhưng về mặt khác thì y lại cảm thấy đáng tiếc. Y mong họ Vi có thể thông minh một chút để tránh khỏi chuyện rắc rối này. Nếu không với thủ đoạn tàn nhẫn của Tào Diêm vương kia, họ Vi ở Kinh Triệu chỉ sợ không còn lâu được nữa.

- Phu quân! Vừa rồi là ai tới chơi vậy?

Một lúc sau, một người phụ nữ đoan trang đi tới kéo tay Vệ Ký mà hỏi nhỏ. Người phụ nữ này chính là thê tử của Vệ Ký. Nàng là con gái của một gia đình giàu có, xuất thân từ dòng họ Bùi ở Hà Đông. Ngày thường, Bùi thị rất ít khi hỏi chuyện công việ của Vệ Ký, nàng chỉ đọc sách, làm việc nữ công gia chánh mà thôi.

Vệ Ký và Bùi thị rất hòa hợp, yêu thương nhau. Nghe thấy Bùi thị hỏi, Vệ Ký suy nghĩ rồi quay đầu lại nói:

- Tây Bắc vương! Tây Bắc vương thật sự.

- A?

Bùi thị ngẩn người. Nàng chưa từng nghe qua cái chức danh Tây Bắc vương. Có điều Bùi thị là người thông minh, lập tức hiểu ra ý của Vệ Ký.

Tây Bắc vương?

Có thể nói gọi là người đứng đầu vùng Tây Bắc thì chính xác hơn. Trong cả triều đình, ai là người có thể gánh vác ba cái chữ đó? Chỉ có duy nhất một người mà thôi.

Ổn định Tây Bắc, mở ra con đường tơ lụa khiến cho quân Khương thần phục, khiến cho Quan Trung trở nên giàu có và đông đúc....

- Hắn đã trở lại?

- Ừ đã trở lại.

Vệ Ký không hề dấu diếm Bùi thị. Bởi vì y hiểu rõ tính của nàng, là một người biết giữ bí mật.

- Lần này hắn tới đây nhậm chức Tư Lệ hiệu úy. Có điều chúng ta còn phải ở Trường An một thời gian để phối hợp với hắn. Ha ha! Người này về đây chỉ sợ sẽ khiến cho nhiều người hết hồ. Nhưng đối với chúng ta cũng là một chuyện tốt.

- A?

- Phu nhân! Nàng lập tức viết một bức thư thông báo cho trượng nhân. Có thể tiếp tục tiến sâu vào vùng Tây Bắc. Những vụ buôn bán trước đây có thể tiếp tục tiến hành. Tây Bắc có hắn ngồi thì Mã nhi chắc chắn sẽ ngoan ngoãn thôi.

Bùi thị nghe thấy vậy thì gật đầu mà không hề hỏi tiếp. Vệ Ký muốn tiết lộ cái tin tức này cho nàng cũng đã nói về sau gia tộc sẽ tiếp tục kiếm được lợi ích.

...........

Tháng tư năm Kiến An thứ mười bốn, Tào Tháo chính thức xuống chiếu, tấn công Tịnh Châu.

Thái thú Hà Đông là Đặng Tắc, lấy Hoàng Trung làm tướng, Tưởng Tế là tiên phong dẫn binh ra núi Thông Thiên. Trong mười ngày hành quân sáu trăm dặm qua ban trấn mà tới Ly Thạch. Quân tiên phong quá mạnh đi tới đâu không có một ai địch lại.

Hoàng Trung mặc trọng giáp xuất quân đi trước. Thái Thú Tây hà không dám chống cự. Khi Hoàng Trung tới Ly Thành liền lập tức mở cửa thành ra hàng. Mà lúc này, cánh quân chủ lực của Đặng Tắc vừa mới đi qua núi Thông Thiên. Sau khi nhận được tin tức Ly Thạch đầu hàng, Đặng Tắc ngây người. Một lúc sau, gã mới ngửa mặt lên trời cười to.

- Đúng là lão Liêm Pha của ta và a Phúc.

Chợt Đặng Tắc hạ lệnh cho quân mình nhanh chóng tới Ly Thạch. Cùng lúc đó, Lý Điển, Tào Chương cũng tiến theo hai đường khiến cho bốn bề của Tịnh Châu không còn yên ổn.

Mà vào lúc này, Tào Bằng cũng theo đường vòng bí mật tới ngoài thành Lâm Thao.

Từ khi bắt đầu tháng tư tới nay, nhiệt độ của Lâm Thao bắt đầu ấm dần lên. Tuy nhiên Tào Cấp vẫn mặc quần áo rất dày, sắc mặt trắng bệch, vóc dáng tiều tụy, xương gò má nhô lên nhìn chẳng khác gì bộ xương khô. Tào Bằng vừa nhìn thấy cũng giật mình. Hắn biết Tào Cấp bị bệnh nhưng không ngờ bệnh lại nghiêm trọng tới mức như vậy. Trong ký ức của hắn thì Tào Cấp là một người cường tráng.

Nhưng hiện tại...

- Phụ thân!

Tào Bằng bước thật nhanh tới bên giường bệnh. Tào Cấp đang định ngồi dậy thấy Tào Bằng tới liền nở nụ cười, chỉ có điều nụ cười nhìn hơi có phần khó coi.

- A Phúc! Con tới rồi.

Giọng nói của lão mang theo một sự mệt mỏi. Tào Bằng nghe thấy vậy thì cảm thấy nhói lên một cái vội vàng gật đầu. Sở dĩ Tào Cấp trở nên như thế này, hắn có thể đoán ra được một chút. Thật ra, bệnh của Tào Cấp cũng không nặng lắm nhưng từ sau khi chiến sự xảy ra, khắp nơi đều biểu hiện một sự bất ổn khiến cho lão luôn lo lắng. Cơ bản lão cũng không phải là người có thể cai trị một châu.

Lúc trước khi đi nhậm chức đối với lão cũng là chuyện không có trâu bắt chó đi cày. Một phần lão nghĩ tới việc đứa con một mình đánh dẹp vùng Tây Bắc cho nên muốn giúp đỡ. Ngay từ đầu, Tào Bằng để lại cho Tào Cấp một lực lượng rất mạnh, cơ bản giúp cho lão không phải lo lắng. Mặc dù đôi lúc cũng cảm thấy vất vả những phần lớn mọi chuyện đều có đám người Từ Thứ giải quyết. Mà ở địa phương thì Bộ Chất, Thạch Thao, Bàng Thống cũng không để cho lão phải lo.
alt
Cô Nàng Livestream Web Người Lớn
Ngôn tình Sắc, Sủng
Âm Mưu Từ Lâu
Ngôn tình Sắc, Sủng
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc