https://truyensachay.net

Tế Công Hoạt Phật

Chương 161: Dạo Tây Hồ, ác bá gặp yêu tinh

Trước Sau

đầu dòng
Việc ái thiếp của Vương Thắng Tiên bị gió trốt cuốn đi mất, a hoàn vú em bị giết chết mà không tìm được hung thủ và cũng không có đối chứng, có người báo với Vương Thắng Tiên. Nghe được việc này, Vương Thắng Tiên nổi giận ra hạn cho quan huyện Tuyền Đường ba ngày phải tìm ra vụ án. Quan huyện Tiền Đường nghe tin này vội mang Hình phòng, Ngỗ tác đi khám tử thi, a hoàn vú em đều bị ngay yết hầu một dao chết tốt, ngoài ra không vết thương nào khác.

Quan huyện nghĩ: "Việc này rất lạ lùng". Trở về nha môn phái Triệu đầu, Trương đầu, Vương đầu, Lý đầu mau mau đi bắt hung thủ. Triệu đầu, Vương đầu vội quỳ xuống thưa:

- Kính bẩm lão gia, vụ án này xin lão gia ban ân cho, bọn hạ dịch biện không được. Xin lão gia nghĩ tình, nếu là người thì có thể trói được, còn đây là gió trốt thì làm sao mà bắt được?

- Trong gió trốt đó chắc phải có duyên cớ chớ? Các người phải có biện pháp gì bắt mới được. Hiện tại Vương đại nhân hạn cho ta ba ngày, nếu không tìm ra hung thủ, cả đến chức của bản huyện cũng khó giữ vững nữa là.

- Biện án lạ lùng chỉ có một người có thể làm được thôi!

- Ai vậy? Nói mau đi.

- Hiện Tế Công trưởng lão ở chùa Linh Ẩn là vị Phật sống đương thời, thần thông quảng đại, pháp thuật vô biên, biết rõ được việc quá khứ, vị lai. Lão gia nên đi đến chùa Linh Ẩn bái phỏng Tế Công nhờ người toán giùm mới có thể biện được vụ án này.

- Được!

Quan tri huyện nói rồi, lập tức truyền đem kiệu dẫn theo Triệu đầu, Vương đầu, Trương đầu, Lý đầu, Tôn đầu, Lưu đầu, Mã đầu cùng đi đến chùa Linh Ẩn. Đương sai đến hỏi thăm, vị canh giữ cửa nói:

- Tế Công không có ở trong chùa.

Chính là lúc Tôn Đạo Toàn đang ở trong chùa, ông ta từ núi Thiên Thai trở về miếu mình, thu xếp công việc xong, bèn trở về chùa Linh Ẩn tìm Tế Điên. Tế Điên còn chưa trở về nên Tôn Đạo Toàn ở lại chờ đợi. Hôm nay nghe nói có quan Tri huyện Tiền Đường đến bái phỏng Tế Điên nên Tôn Đạo Toàn bước ra xem, nói:

- Sư phó tôi lên cầu Vạn Duyên rồi, lão gia có việc gì thế?

- Tôn giá đây là thiếu sư phó phải không?

- Vâng.

- Thưa thiếu sư phó, xin người chịu khó mời Thánh tăng trở về có được không?

- Được chớ, lão gia có việc gì cần kíp thế?

Quan huyện mới đem câu chuyện phu nhân của Vương Thắng Tiên bị gió trốt cuốn đi, a hoàn vú em bị giết cả thuật lại. Tôn Đạo Toàn nói:

- Xin lão gia trở về nha môn đợi tin, tôi đi kiếm sư phó đây!

- Thiếu sư phó nên đi ngay đi, phải sáng mai trở về mới tốt, đi về phải mất 5, 6 trăm dặm đấy!

- Được mà! 1.000 dặm tôi có thể đi về kịp trong ngày.

Quan huyện bán tín bán nghi, trở về. Tôn Đạo Toàn vận chuẩn cước phong hai tiếng đồng hồ sau tới Vạn Duyên kiều, gặp Tế Điên, hành lễ rồi nói:

- Con vâng lệnh của Tri huyện Tiền Đường đến mời sư phó.

- Tri huyện Tiền Đường thỉnh ta có việc gì thế?

Tôn Đạo Toàn mới đem chuyện gió trốt giết người thuật lại từ đầu đến cuối. Tế Điên nói:

- Hiện giờ ta không thể về được, phải đợi Vạn Duyên kiều hoàn thành mới có thể trở về. Ta đưa con một phong thư, con đem về đưa cho quan Tri huyện Tiền Đường nói ông ấy theo lời ta dặn trong thư mà hành sự thì có thể bắt được hung thủ.

Tôn Đạo Toàn gật đầu ưng thuận. Tế Điên viết một bức thư giao cho Tôn Đạo Toàn, trên phong bì vẽ bầu rượu và bảy cái ly, đó là ký hiệu của Tế Điên. Tôn Đạo Toàn nhận lãnh phong thư từ biệt Tế Điên xong, vận cước phong trở về nha môn. Trực nhật vào trong bẩm báo, quan huyện cho mời vào. Tôn Đạo Toàn vào đến thư phòng, quan huyện nói:

- Thiếu sư phó đi mau thiệt! Đi về có mấy tiếng đồng hồ thôi.

- Tôi bị lạc đường một lúc, nếu không thì về còn sớm hơn.

- Thiếu sư phụ có gặp Thánh tăng không?

- Sư phó tôi tạm thời không về được, bảo tôi mang bức thư này về cho lão gia.

Nói rồi móc ra một phong thư đưa cho quan Tri huyện. Quan huyện thấy trên bì thư có một bầu rượu và bảy cái ly, bèn mở thư ra xem, thấy đề là:

- Vài lời gởi lão gia quan huyện Tiền Đường rõ: Bần tăng là người thế ngoại không thể tham dự biện lý việc quốc gia được. Lão gia nếu muốn bắt hung thủ hãy chiếu theo 8 câu thơ của bần đạo dưới đây mà hành sự thì có thể bắt được giặc. Những việc khác gặp mặt sẽ nói sau. Thư chẳng hết lời.

Bên dưới viết là:

Gặp phải việc này chớ nóng lòng

Hoa hoa thái tuế há nhiêu dong

Nếu hỏi sát nhơn danh cùng tánh

Ngày rằm tháng tám trăng nửa không.

Bên dưới lại có bốn câu:

Gặp phải việc này lòng chớ vội

Hoa hoa thái tuế chẳng hòng thôi

Muốn hỏi sát nhơn nơi trú xứ

Bạch Ngư giả dạng hỏi mới rồi.


Quan huyện xem xong, suy nghĩ hồi lâu rồi mới nói:

- Trong thư Thánh tăng dạy ta phải lén đi thăm hỏi, nhưng không biết Bạch Ngư là tên người hay tên đất? Hôm nay trời đã tối, ngày mai phiền thiếu sư phó giúp bản huyện tra hỏi việc này.

- Cũng được! Tôn Đạo Toàn đáp.

Quan huyện lưu Đạo Toàn lại, khoản đãi cơm rượu rồi lui về phòng an nghỉ. Hôm sau, điểm tâm xong, quan huyện thay đổi thường phục, dẫn gia nhân là Triệu Thăng lén đi tham phỏng. Một mặt sai tám vị Ban đầu là Triệu đại, Vương nhị, Trương tam, Lý tứ, Tôn ngũ, Lưu lục, Cảnh thất, Mã bát cùng Tôn Đạo Toàn ra ngoài tra xét. Quan huyện Triệu Văn Huy dẫn lão quản gia ra cửa cấm, chậm chậm đi về phía trước, trong dạ trù trừ: "Không biết Bạch Ngư là cái gì đây?".

Đi được ba bốn dặm, quan huyện cảm thấy mõi mệt, định tìm một chỗ nào nghĩ đỡ, uống một chén trà giải lao. Ngước đầu nhìn quanh, thấy ở sười núi phía Bắc có rừng tòng rậm rạp, thấp thoáng màu vách đỏ, chắc ở đó là một ngôi chùa miếu lớn. Quan huyện nghĩ thầm: "Am quán chùa viện, đều là trà viên của khách qua đường, mình có thể đến đó nghỉ đỡ được". Nghĩ rồi, bèn nói:

- Này Triệu Thăng, chúng ta lên miếu trên núi kiếm một chén trà nóng đi.

Triệu Thăng gật đầu, chủ tớ lần theo con đường nhỏ lên sười núi. Đến gần xem kỹ, trước miếu có một tòa Thạch Bi lầu, trên viết bốn chữ: Đồng tham tạo hóa. Sau Thạch Bi lầu là sơn môn, hai bên có hai cửa phụ đều đóng kín. Trên sơn môn đề: Sắc kiến cổ tích Bạch Ngư tự. Triệu Văn Huy nhìn thấy mấy chữ này trong lòng rúng động: "Tế Công Thiền sư viết bốn câu thơ:

Gặp phải việc này lòng chớ vội

Hoa hoa thái tuế chẳng hòng thôi

Muốn hỏi sát nhơn nơi trú xứ

Bạch Ngư giả dạng hỏi mới rồi.

Phải chăng chính là chùa Bạch Ngư này?".

Lại nhìn kỹ, bên ngoài của phụ phía Đông có con đường nhỏ cỏ không cao, chắc là lối thường ra vào, bèn bước tới cửa phía Đông gõ hiệu. Một lát sau nghe bên trong có tiếng:

- A Di Đà Phật.

Người ra mở cửa là một chú sa si độ 18, 19 tuổi, mặc áo ngắn, vớ trắng vân hài, gương mặt trắng trẻo, mày thanh mắt sáng. Chú sa di ngước đầu nhìn khách rồi hỏi:

- Hai vị thí chủ đến đây có việc chi?

- Chúng tôi đến dâng hương.

- Xin mời thí chủ.

Triệu Văn Huy cùng gia nhân đi vào trong. Vị Hòa thượng nhỏ đóng cửa lại và đi trước dẫn đường vào đại điện. Triệu Văn Huy đốt hương vái lạy xong, chú sa di nói:

- Xin mời thí chủ vào ngồi nơi khách đường. Trong chùa này trước sau là năm từng điện.

Quan huyện từ đại điện đi qua phía Tây gặp bức bình phong bốn cánh, hai cánh mở hai cánh đóng. Tiến vào nhà ngang ở phía Tây là năm gian Bắc thượng phòng. Hai bên đều có ba gian phối phòng. Trong viện rất là u nhã. Chú sa di vén rèm ở Tây phối phòng lên, chủ tớ quan huyện bước vào nhìn thấy: một chiếc bàn bát tiên, trên đó rất nhiều kinh sách, với hai chiếc ghế dựa hai bên. Quan huyện tới ngồi ở ghế dựa. Chú sa di hỏi:

- Thí chủ họ chi?

- Tôi họ Triệu. Thưa tiểu sư phó, trong chùa ta có mấy vị đương gia?

- Có sư phụ tôi, sư thúc tôi và bốn huynh đệ tôi thôi, ngoài ra là những người thuê công. Thí chủ từ đâu đến đây?

- Chúng tôi là người phương xa, nhân qua đây ghé vào dâng hương vàn cảnh.

- Vâng vâng, thí chủ ngồi đây chốc lát, tôi đi đun trà.

Vị tiểu hòa thượng nói chuyện để lộ cái răng nanh, nói xong bỏ ra ngoài. Triệu Thăng thấy vị hòa thượng đi rồi bước vào trong viện xem thử. Giữa nam gian Bắc phòng có một hành lang rộng thông ra hậu viện. Nhà hai bên đều có rèm thả xuống. Triệu Thăng đi đến Bắc phòng vén rèm lên xem, nghe mùi hương lan xạ son phấn nức mũi, nhìn vào bên trong thấy: kê sát tường Bắc là một cái giường, màn che rũ xuống. Trong nhà có một cái bàn trang điểm, đủ cả gương soi và rất nhiều phấn sáp gương lược dành cho phụ nữ. Triệu Thăng nghĩ thầm: "Lạ thiệt, trong chùa hòa thượng sao lại có những đồ dùng như thế này?". Còn đương ngơ ngẩn hoang mang thì chú sa di từ đằng sau bưng trà đi lên, thấy Triệu Thăng ở đó nhìn trộm bèn nói:

- Ông làm gì ở đây?

- Tôi xem vậy mà!

- Ông đừng có đi lung tung như vậy, trong chùa chúng tôi thường có thái thái của quan phủ đến dâng hương, nếu ông gặp phải thì bất tiện lắm đó!

Chùa của hòa thượng các ông sao lại có những đồ phấn sáp gương lược? Sắm ra để làm gì thế?

- Sư phó chúng tôi thích nghe mùi phấn sáp gương lược nên mua để ngửi đó!

- Câu nói này không ổn rồi đa!

Hai người đương cải nhau, thì đằng sau một vị hòa thượng đi ra. Vị này mình cao chín thước, đầu to cổ ngắn, tóc xỏa tết thành một vòng kim cô, gương mặt mùa tía lồi lõm đầy mụt thịt, mày to mắt lớn, mình mặc tăng y bằng lụa màu lam, áo lót bằng lụa màu nguyệt bạch, vớ trắng vân hài, trong tay cầm cây phất trần lóng lánh, nói:

- Ai ở đây làm ồn lên thế?

Chú sa di nói:

- Thưa sư phó, những người này đến dâng hương, đi lung tung khắp nơi, con cản không được.

- Họ tới đây mấy người?

- Ở Tây phối phòng còn có một vị nữa.

Vị hòa thượng cười ha hả, nói:

- Ta tưởng là ai, té ra là quan huyện. Ta định chắc là ông đến là việc của Vương Thắng Tiên đây. Ta nói cho ông biết: Những việc đó là do ta làm đấy!

Quan Tri huyện nghe nói câu đó thất kinh, chắc mẻm trong bụng: "Hôm nay tới chùa này dữ nhiều lành ít". Nhưng không biết hung tăng này là ai?
alt
Gả Cho Nam Thần
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Tập truyện: Nam Nhân Là Để Cưỡi (NP, Cao H)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại, Cao H
Cậu Thật Hư Hỏng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Hào Môn
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc