Sài Nguyên Lộc ôm nâng người treo cổ ấy lên, Đỗ Chấn Anh chạy tới thấy vậy, nói:
- Đại ca đã bắt được Hoa Vân Long rồi hả? Thằng Hoa Vân Long này già quá!
- Cái gì? Chú coi, người này râu tóc bạc phơ, già cóp như vậy mà hái hoa nỗi gì.
Hai người đưa ông già xuống, một người vỗ lưng, một người lay gọi ông già tỉnh lại. Cứu cấp hồi lâu, ông già bắt đầu thở nhẹ. Vừa mở mắt ra, đột nhiên ông già mắng lớn:
- Hai thằng nhỏ này, tại sao ngoài đường chẳng chịu đi mà lại vào đây xía vô chuyện của người ta?
Sài Nguyên Lộc bị Ông già mắng xong mới nói:
- Ông già này nói nghe không trúng gì hết! Giả thử như bọn tôi treo cổ ở đây, ông thấy có chạy lại cứu không? Có lý nào thấy người sắp chết mà không cứu được à? Ông đừng tưởng hai đứa tôi mặc đồ thường mà khi dễ. Ông nay tuổi tác đã dường ấy, vì cớ gì mà lại tính chuyện không hay như thế? Vì tiền ư? Hay ai khi dễ ông? Ông hãy nói cho chúng tôi biết. Nếu cứu ông được, chúng tôi sẽ giúp chọ Ông mắng chúng tôi, chúng tôi không giận ông đâu. Tôi hỏi thiệt, tại sao ông lại đâm đầu tìm cái chết như vậy?
Ông già thở dài, nói:
- Vừa rồi cạn nghĩ nên đắc tội nhiều với hai vị. Tôi không biết làm gì hơn là mắng hai vị cho đỡ khổ. Tôi nghĩ là việc của tôi nói rõ cho hai vị nghe cũng không giúp gì được, rồi tôi lại phải tìm cái chết thôi. Các vị lại làm cho tôi mắc phải hai lần tội.
Sài Nguyên Lộc nói:
- Ông cứ nói thiệt việc gì làm ông chán đời như vậy đi. Chúng tôi hứa giúp là có thể giúp được mà. Ông thấy bọn tôi mặc đồ nhà quê, trước mặt ông nói như vậy cho là khoe khoang khoác lác, chứ nói thiệt cho ông biết, bất cứ chuyện gì hai tôi đều có thể can thiệp được hết.
- Hai vị muốn hỏi thì xin ngồi xuống đây tôi sẽ từ từ trình thuật. Tôi là người thôn Tụ Hoa, huyện Phú Phong, họ Phó tê Hữu Đức. Chủ tội họ Phùng tên Văn Thái, làm Tri huyện ở huyện Kính Huyện, tỉnh An Huỵ Lão gia tôi là một vị quan thanh liêm, nghiêm nghị chính trực, thương dân như con bị bệnh mất tại chức, nhà cửa sạch không. Tôi cùng phu nhân, công tử và tiểu thư phò linh cữu trở về nguyên quán. Tiểu thư tôi hứa gả cho gia đình quan Lại bộ tả đường Chu đại nhân ở Lâm An. Hiện tại nhà trai đưa tin muốn rước dâu, phu nhân nhà tôi không có tiền sắm sửa cho con về nhà chồng. Phu nhân bảo tôi đến nhà em của phu nhân đang làm quan ở phủ Trấn Giang mượn 200 lượng bạc về sắm sửa cho tiểu thự Ông cậu ở Trấn Giang nghe tin lão gia tôi mất tại chức bèn trách tôi tại sao không đưa gia đình phu nhân về nhà ông ấy, lại để cho phu nhân và gia quyến phải cực khổ trăm bề như vậy. Ông cậu giao cho tôi 600 lượng bạc và bảo: 500 lượng bạc đem về đưa phu nhân sắm sửa cho tiểu thư về nhà chồng, còn 100 lượng bạc cho tôi làm lộ phí vì thấy tôi đi đường cực khổ quá. Tôi sợ số bạc này rơi rớt dọc đường mới đem đổi thành 12 nén vàng để trong cái túi cột ở thắt lưng. Tôi đi đến rừng này nghe trong bụng quặn đau. Có lẽ do mấy ngày đi đường trúng nắng tôi lại bị cảm lạnh mà ra nông nỗi. Bụng mỗi lúc đau thêm không thể đi được, tôi bèn ngồi nghỉ ở gốc cây một lúc cho đỡ đau. Đương lúc đó bỗng có một cậu trai chừng 20 tuổi đi đến, trong tay cầm một sợi dây, hỏi tôi tại sao ngồi dưới gốc cây mà không đi nữa. Tôi bảo: - Tôi đau bụng quá. Anh ta đưa cho tôi hai miếng thuốc vạn kim đơn. Tôi uống vào cảm thấy tay chân bủn rủn, thiếp đi lúc nào không biết. Chừng tỉnh dậy chỉ thấy sợ dây trước mặt, còn chàng trai kia đâu mất. Rờ vào thắt lưng, túi vàng cũng mất tiêu luôn. Hai vị nghĩ coi, mất tiền như vậy về gặp bà chủ, tôi biết nói sao bây giờ? Phu nhân nhà tôi đã nghèo lại cần tiền gấp để sắm sửa cho con gái! Trở về nhà ông cậu, tôi phải trả lời như thế nào với ông ấy? Mà nói ra chắc gì ông ấy đã tin tôi. Nghĩ cùng suy cạn, tính tới không xong, tính lui cũng chẳng được, chỉ còn có nước chết mà thôi. Chuyện ở nhà phu nhân tôi mặc cho nó ra sao thì ra. Hai vị dù có hảo ý cứu tôi, cũng không giải quyết gì được, tôi đành phải chết, có phải mắc hai lần tôi không?
Sài, Đỗ nghe ông già nói mới biết là Tế Công khéo nói để họ kịp cứu người chớ ông già này có phải là Hoa Vân Long đâu! Hai vị bèn nghĩ: "Tại sao mình không chơi trát Hòa thượng một vố?".
Nghĩ rồi bèn nói:
- Này Phó Hữu Đức, ông đừng nên chết làm gì! Lát nữa đây sẽ có ông Hòa thượng kiếc từ đàng kia đi lại, ông cứ níu ông ấy lại đòi tiền. Nếu ông ấy không đưa, ông đừng cho ổng đi, bảo ông ấy tính giùm ông.
- Ừ vậy thì được.
Đang nói tới đó thì từ đầu kia đi lại một Hòa thượng kiếc dáng đi ngã xiêu ngã tó, chân bước loạng choạng, vừa đi vừa hát lè nhè:
Người bảo ta điên, ừ cứ điên!
Điên khùng như ta có nét riêng
Nếu ai muốn học điên khùng ấy
Phải nộp bần tăng rượu mấy tiền.
Sài Nguyên Lộc kêu:
- Sư phó, lão nhân gia mau lại đây!
Phó Hữu Đức dòm ra thấy một vị Hòa thượng kiếc, quần áo rách nát. Hòa thượng bước tới hỏi:
- Này hai vị, ông già này là ai vậy?
Sài, Đỗ vị đem việc vừa rồi thuật lại. Tế Điên hỏi:
- Hai ông có 600 lượng bạc không?
- Không có.
- Hai ông không có 600 lượng bạc làm sao cứu được Phó Hữu Đức? Có phải là vô cớ bới việc không? Hai ông hiện có bao nhiêu tiền?
- Hai tôi hiện giờ chỉ có 200 lượng bạc làm lộ phí thôi. Ngoài ra một trinh cũng không có!
Phó Hữu Đức nghe ba người nói chuyện với nhau, tự nghĩ thầm: "Mình mất tiền là chuyện riêng của mình, tại sao phải làm phiền họ đến thế?". Nghĩ rồi bèn nói:
- Xin ba vị đừng lo cho tôi làm chi.
Tế Điên nói:
- Đâu có lý nào chẳng can thiệp vào việc của ngươi. Ta vừa nghe hai người này nói rõ hết. Lại đây, ta sẽ cột dây giùm ngươi để ngươi treo cổ cho sướng!
Sài, Đỗ nghe vậy, vội hỏi:
- Sư phụ, lão nhân gia nói gì kỳ vậy? Người bảo chúng tôi đi cứu ông ấy làm chi mà bây giờ bỏ mặc như vậy. Chúng tôi phải giúp ông ấy bằng cách nào đây?
- Việc đến nước này thì phải tính vậy. Này Phó Hữu Đức, ông đi theo chúng ta nhé. Tới Thiên Gia Khẩu, hễ thấy ai đầu tiên la lên một tiếng chạy về phía ta thì người đó là tài chủ của ông đấy.
- Thế thì được.
Ba người cùng Tế Điên đồng ra khỏi rừng đi về phía Thiên Gia Khẩu. Còn cách Thiên Gia Khẩu 4 - 5 dặm, Tế Điên cất tiếng hát:
Anh muốn làm sai,
Đừng tưởng người không hay.
Anh ăn xài huy hoác
Bởi do đời trước phát tâm lành.
Mạng số đã rành rành
Do tự mình sắp đặt
Thời vận đỏ rồi đừng thắc mắc
Tự nhiên nợ mắc trả liền tay
Đến chừng vận xấu ai hay
Của tiền tiêu hết đọa đày tấm thân.
Thế nên:
Làm thiện bản thân tránh họa tai,
Sợ anh vô phước khó kề vai.
Cơ mưu tính quá tâm hư hỏng
Rốt cuộc bể dâu vẫn trắng taỵ
Vừa dứt tiếng hát, bỗng nghe từ xóm Thiên Gia Khẩu có một người chạy ra la lớn:
- Bạch Thánh tăng trưởng lão, lão nhân gia đã đến đây rồi à? Đệ tử tìm lão gia như thể tìm chim, như cát tìm dầu ấy!
Người ấy với người đi sau cùng quỳ xuống trước mặt Tế Điên. Hai vị Ban đầu nhìn lại thấy người đi trước thân cao 8 thước, vai rộng ba vần, đầu đội khăn màu đỏ thêu hoa ngũ sắc, thân mặc áo tiễn tụ bào màu hồng, lưng thắt dây tơ, chân đi khoái hài, mặt như tờ giấy trắng, đôi mắt to long lanh dưới đôi mày nhỏ. Người đi sau đội khăn đoạn màu lam, thân mặc tiễn tụ bào cùng màu, lưng thắt dây da, chân mang khoái hài, trên gương mặt màu vàng nhạt mi đôi vẽ trên đôi mắt rộng, tam sơn cân đối, ngũ nhạc điều hòa, dưới cằm một bộ râu đen che kín ngực. Đó là Mỹ nhiệm công Trần Hiếu, còn người đi trước chẳng phải ai xa lạ chính là Dương Mãnh ngoại hiệu Bệnh phục thần. Hai người này chính là đạt tam quan bảo tiêu. Lần này nhân bảo hộ một chuyến hàng lên phủ Khúc Châu, đến ngụ tại Thông Thuận điếm ở Thiên Gia Khẩu, bỗng người khách là Vương Trung bị bệnh kiết lỵ cấm khẩu, vội vàng rước thầy điều trị, uống thuốc vào bệnh càng thêm nặng, Vương nằm bệnh khóc chảy nước mắt, nghĩ đến cha mẹ Ở nhà, mình hiện mắc bệnh không người thân thích, mang theo 300.000 lượng bạc hàng hóa, thảng như mắt nhắm lìa đời đành làm ma nơi đất khách. Trần Hiếu, Dương Mãnh là người nhân hậu, thấy người khách mắc bệnh trầm trọng lại là người con hiếu, tính mời gắp thầy thuốc trị cho mau hết, nào ngờ ở Thiên Gia Khẩu lại không có thầy thuốc giỏi, hai người mới lên chùa Linh Ẩn tìm Tế Công nhưng không gặp. Dò hỏi kỹ mới biết Tế Công được người mời lên huyện Côn Sơn trị bệnh. Dương Mãnh, Trần Hiếu không biết phải làm sao phải đành nhắn lại trong chùa và ở lại Thiên Hưng điếm để chờ đợi. Qua hai ngày vẫn không thấy Tế Công đến, hai người trong lòng quá lo rầu. Hôm nay ra ngoài chơi cho khuây khỏa, bỗng nghe tiếng Tế Điên hát sơn ca, Dương Mãnh mừng quá hét lên một tiếng, chạy đến thi lễ. Tế Điên hỏi:
- Hai ngươi đi đâu vậy?
Trần Hiếu đem chuyện người khách bị bệnh thuật lại và nói:
- Hai con lên chùa Linh Ẩn tìm lão nhân gia mà không gặp, chúng con cũng không thể đi được. Cầu xin sư phụ thương tình cứu giúp cho.
- Thôi, hai ngươi đứng dậy đi.
Sài, Đỗ hai vị Ban đầu cũng bước tới chào hỏi:
- Hai vị đạt quan đi đâu đây?
Trần Hiếu dòm lại thấy hai vị Ban đầu liền hỏi:
- Sao hai vị phải giả trang như vậy?
- Bọn tôi đến đây ngầm điều tra vụ án.
Mấy người đi cùng Tế Điên Hòa thượng đến đầu làng, đây là một ngã tư đường Nam Bắc. Hai bên đều có cửa tiệm. Mé Tây có một quán rượu. Tế Điên tới đó đứng lại không đi nữa. Lúc đó sáu người có bốn ý khác nhau: Sài, Đỗ hai vị Ban đầu nghĩ rằng vào đây chắc là sẽ bắt được Hoa Vân Long. Phó Hữu Đức nghĩ đã có người la lớn một tiếng chạy tới tìm, chắc 600 lượng bạc của mình sẽ được cho ở đây. Hai vị đạt quan chắc ý rằng Tế Công đã đến đây thế nào vị khách của mình cũng được hết bệnh có thể tiếp tục đi nữa. Còn Tế Điên thấy tửu lầu chỉ muốn uống rượu, nói:
- Các vị nè, mình vào đây uống ít chén đi.
Mọi người dù không muốn cũng không tiện chối từ, cùng bước vào quán rượu. Tế Điên dòm lại quán này tên là Hội Anh Hùng lâu, trong bụng nghĩ: "Muốn bắt tên dâm tặc hái hoa Hoa Vân Long phải chờ ở đây mới được".