https://truyensachay.net

Thành Lập Cộng Hòa Năm 1400

CHƯƠNG 44

Trước Sau

đầu dòng
Quân Minh thiệt hại nặng nề ở Đa Bang, đang đêm chạy mấy chục km mới dừng lại kiểm kê, Trương Phụ tái mặt khi các tướng báo cáo chỉ còn chưa đầy 7 vạn quân. Quân Minh chán nản, mệt mỏi, kéo lê thân tàn một mạch chạy về ải Pha Lũy. Trên đường về thu nhặt thêm một ít tàn quân, đến Pha Lũy kiểm kê lại là hơn 8 vạn, lương thảo vật tư bị đốt sạch. Trương Phụ một mặt bố trí tàn quân thủ ải, mặt khác viết biểu chịu tội cấp tốc gửi về Đại Minh.

Ở Đa Bang, quân Minh bị bắt sống 70 ngàn, bị ép phải tự mình xây dựng 7 doanh trại tù binh, bên ngoài chôn đầy thuốc nổ, chỉ cần quân Minh dám làm loạn lập tức sẽ đem bọn chúng thổi bay lên trời. Số phận của đám quân Minh này phụ thuộc vào giai đoạn đàm phán tiếp theo, nếu nhà Minh không chịu trả tiền chuộc, hội Liên Việt sẽ đem bọn chúng ném vào các mỏ khai thác, các công trường thi công đường sắt...

----------

Nam Kinh, Ngự Thư Phòng

Lại có vài chục món báu vật bị ném rơi tung tóe trên mặt đất. Hoàng đế Chu Lệ nhận được thư báo của Trương Phụ, trong cơn giận dữ đem vô số bảo vật ném rơi, lại giận dữ lôi mấy tên thái giám, cung nữ ra đánh đòn đến chết... đúng là khổ thay cho đám dê phải hầu hổ dữ, chết lúc nào cũng không biết.

Tin dữ ào ào đưa đến, quân Ngõa Thích tập hợp 2 vạn kỵ binh chuẩn bị vượt trường thành, tấn công nhà Minh.

Tộc Ngõa Thích là một chi của Mông Cổ, trước kia sinh sống du mục ở phía Nam hồ Baikan. Khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ tộc Mông cổ, Ngõa Thích quy phục Thành Cát Tư Hãn rồi dần dần di cư về phía Nam sông Diệp Ni Tái, phát triển về phía Nam, mở rộng thế lực đến tận sông Táp bồn và vùng lòng chảo Chuẩn Cát Nhĩ.

Mấy tháng chiến tranh với Đại Việt, nhà Minh đã cử người vỗ về tộc Ngõa Thích, nhưng tin quân Minh càng đánh càng bại làm thái sư Ngõa Thích là Dã Mộc Chân nổi lên ý muốn khôi phục nhà Nguyên, liền đem quân về phía Tây, xây dựng quan hệ thông gia với các vệ Sa Châu và Xích Cân Mông Cổ. Đến tháng 7 năm 1405, Dã Mộc Chân đánh Cáp Mật vệ, thủ lãnh Đảo Ngõa Tháp Thất Lý cầu viện nhà Minh, nhưng Minh Thành Tổ đang chia quân đánh Đại Việt nên phớt lờ lời cầu cứu của y, buộc Đảo Ngõa Tháp Thất Lý phải đầu hàng quân Ngõa Thích.

Tháng 10 năm 1405, nghe tin quân Minh đại bại, thái sư Dã Mộc Chân tập hợp quân các bộ tộc Mông Cổ, sẵn sàng nam tiến.

-------

Cũng vào tháng 10 năm 1405, shogun Ashikaga tuyên bố mộ binh lệnh, mộ binh được 100 ngàn túc khinh cùng 20 ngàn samurai, ào ào vượt biển đánh vào triều tiên. Vua triều tiên là Lý Thành Quế một mặt vội vàng sai người trấn giữ các vùng duyên hải, một mặt sai người cầu viện nhà Minh. Nhưng nhà Minh lúc này ốc không mang nổi mình ốc, còn hơi sức đâu mà cứu viện triều tiên nữa.

Tháng 11 năm 1405, Nguyễn Biểu nhận lệnh của hoàng đế Trùng Quang đi sứ Đại Minh. Lâm Tú Viên ầm ĩ đòi đi, tuyên bố đòi quyền lợi lớn nhất cho Liên Việt, nhưng lo lắng nhà Minh chó cùng dứt dậu, Mạnh và hội Liên Việt không cho nàng đi, cử nàng đi sứ Nhật Bản...

--------

Nguyễn Biểu, quê làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An. Ông đỗ Thái học sinh cuối thời Trần, hiện là tham tán bộ ngoại giao, dưới quyền Lâm Tú Viên. Tuy có chút gúc mắc việc mình phải làm việc dưới quyền nữ nhân, nhưng Nguyễn Biểu cũng chăm chú theo học các kỹ năng ngoại giao. Lâm Tú Viên cũng biết ông là người tài, cũng chú tâm bồi dưỡng.

Trước khi đi sứ, vua Trần Trùng Quang làm bài thơ “Tiễn Nguyễn Biểu đi sứ”

Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoa

Trịnh trọng rầy nhân dựng khúc ca

Chiếu phượng mười hàng tơ cãn kẽ

Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha

Tang bồng đã bấm lòng khi trẻ

Khương quế thêm cay tính tuổi già

Việc nước một mai công ngõ vẹn

Gác lân danh tiếng dọi lầu xa


Nguyễn Biểu cũng làm một bài thơ họa lại

Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa

Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca

Đường mây vó ký lần lần trải

Ải tuyết cờ mao thức thức pha

Há một cung tên lồng chí trẻ

Bội mười vàng sắt đúc gan già

Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối

Dịch lội ba ngàn dám ngại xa


Ngày 10 tháng 11, đoàn sứ thần Đại Việt đến ải Pha Lũy. Trương Phụ mở tiệc đón sứ đoàn, bày đầy binh khí trên giá, lại cho đao phủ cầm đao đứng đầy ở cửa. Nguyễn Biểu không sợ hãi, đi xuyên qua hàng đao phủ, tay cầm cây đao này, lại sờ thanh kiếm nọ. Trương phụ thấy thế liền hỏi

- Sứ thấy vũ khí của mỗ thế nào? Có sắc bén không?

Biểu ung dung trả lời

- Rất sắc bén, chỉ tiếc...

- Tiếc gì? – Phụ hỏi

- Chỉ tiếc sắc bén thế cũng không phá được ải Đa Bang

Phụ nghe thế thì đỏ hết cả mặt, không biết là xấu hổ hay là giận dữ.

Lúc vào bên trong trướng bồng, Nguyễn Biểu thấy một bức tranh rất đẹp, nhưng trông có vẻ kỳ lạ. Lại gần mới thấy đó là một bức tranh làm bằng tai người ghép lại, không biết Phụ đã giết bao nhiêu người mới có thể làm được bức tranh này. Quan sát kỹ, Biểu còn giật mình khi thấy có những cái tai bé xíu, rõ ràng là tai của trẻ sơ sinh. (Trương Phụ nổi tiếng về việc giết người bằng cách mổ bụng, rán mỡ, moi lấy trẻ sơ sinh cho vào cối giã)

Trương Phụ cười gằn một tiếng, vỗ tay. Một người lính hầu bê một mâm đồ ăn phủ khăn lụa đỏ cùng một bầu rượu vào. Phụ cười nói

- Giờ đã quá trưa, mới sứ thần cùng mỗ dùng bữa.

Tấm vải đỏ được gạt ra, để lộ bên trong là một quả sơn màu nâu, khảm xà cừ, đậy nắp nghiêm trang. Nguyễn Biểu cùng Trương Phụ chia ra chủ khách, cùng ngồi xuống. Lúc này, lính hầu của Phụ mở nắp quả, để lộ bên trong một cái đầu người luộc chín để trên một cái đĩa bạc sang trọng. Gương mặt còn để lộ ra sự kinh hãi, nhe răng trợn mắt rất ghê rợn. Nguyễn Biểu hơi sửng sốt nhưng sắc mặt vẫn không thay đổi, ung dung rót rượu, cầm đôi đũa ngà và dao khoét đôi mắt chấm muối rồi nhấm với rượu, rồi ung dung nói một mình, nhưng thật ra cốt là để cho Trương Phụ nghe thấy

- Chẳng mấy khi mà người Nam được ăn đầu người Bắc luộc!

Phụ tái mặt, nhưng cố lấy bình tĩnh nói

- Nghe nói sứ thần là người giỏi thơ văn, không như Phụ này là kẻ võ biền. Nay hữu duyên gặp nhau đây, không biết sứ thần có thể làm một bài thơ cho Phụ này được mở rộng tầm mắt được không?

Nguyễn Biểu chắp tay nói

- Tướng quân đã yêu mến, vậy Biểu xin làm một bài thơ tặng tướng quân

Xong rồi đọc luôn

Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi

Gia hào có thêm cỗ đầu người

Nem công chả phượng còn chưa béo

Thịt gụ gan lân cũng kém tươi

Ca lối lộc minh so cũng một

Đọ bề vàng sắt trội hơn mười

Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn

Tráng sỹ như Phàn ( * ) tiếng để đời


Đọc xong thì ung dung đứng dậy, cười lớn đi về dịch trạm nghỉ ngơi, để lại Trương Phụ gương mặt hết đỏ lại tái, tái chán lại đỏ...

Ngày hôm sau, đoàn sứ thần lại lên đường tiến về Nam Kinh. Phụ đích thân đi tiễn, nhìn theo bóng đoàn sứ thần rồi chán nản nói

- Thật là một bậc tráng sỹ, hào kiệt nước Nam. Có người như thế, chúng ta làm sao có thể chinh phục Giao Châu được.

-----------

Đầu tháng 11, đoàn sứ thần đến Nam Kinh. Lúc này, thái sư Dã Mộc Chân cũng tiến đánh Đại Minh, binh chia 4 đường:

Đại hãn Thoát Thoát Bất Hoan lĩnh quân Sở Bộ cùng Ngột Lương Cáp đánh Liêu Đông

Biệt tướng Hãn Bất Lí Hoa tấn công Cam Châu (Trường Dịch, Cam Túc)

A Thích Tri Viện đánh Tuyên Phủ

Dã Mộc Chân đánh Đại Đồng.

Từ khi nhận được tin quân Mông Cổ hội binh, Minh Thành Tổ đã sai sứ đến các phủ Tuyên Phủ, Đại Đồng chỉnh đốn quân bị để đối phó.

Lúc này Nguyễn Biểu tiến vào Nam Kinh, đưa biểu xin cầu hòa, yêu cầu nhà Minh trả lại ải Phá Lũy, bồi thường chiến phí và trả tiền chuộc 7 vạn quân Minh với giá 70 vạn lượng bạc trắng. Chu Lệ giận tái mặt, các đại thần nhà Minh kêu gào đòi đem Nguyễn Biểu ra chém. Nguyễn Biểu ung dung mắng lại rằng: "Trong bụng toan tính cướp nước người ta, ngoài mặt lại nói láo phô trương là danh nghĩa, trước đã hứa lập con cháu họ Trần mà bây giờ lại âm mưu chia lập quận, huyện, không những cướp bóc của báu, mà còn tàn hại sinh dân. Thật là quân giặc tàn ác, bạo ngược"

Đồng thời, Nguyễn Biểu cũng đem lời nhắn của Mạnh nói lại với quân Minh: trên chiến trường giết người là chuyện bình thường, nhưng nghe nói hai nước giao tranh, vốn không chém sứ giả. Đó là người văn minh làm vậy. Đại Minh xưng là thiên triều thượng quốc, nếu có làm việc trái với nhân hóa, trái lễ, vậy Đại Việt cũng không ngại đem Nam Kinh biến thành Ung Châu.

Nghe đến đây, toàn thể văn võ trong triều cũng giật mình rồi. Minh Thành Tổ dù tức giận vô cùng, nhưng đành phải nén giận, sai người hộ tống sứ thần về sứ quán nghỉ tạm, tự mình xem thư cầu hòa của Đại Việt. Càng xem lại càng tức giận, cuối cùng lại đập phá chục món đồ quý nữa mới xem như nguôi ngoai. Trong thư, Lâm Tú Viên dùng bút pháp cứng rắn, chỉ ra cuộc chiến của nhà Minh là phi nghĩa, vô cớ xâm lược Đại Việt là sai trái... rồi nàng đòi nhà Minh thực hiện các điều sau

1- thực hiện tự do giao thương, không thu thuế quan.

2- Xóa bỏ quan hệ phụ thuộc bao lâu nay, yêu cầu Đại Minh tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt, bỏ tiến cống, bỏ xưng thần, hai nước coi nhau như anh em... bla bla... (Cái này hoàn toàn là viết cho có, ai mạnh thì thắng mà thôi)

3- Nhà Minh xâm lấn, giết hại tướng sỹ, dân chúng Đại Việt, phải bồi thường cho Đại Việt 300.000 lượng bạc trắng

4- Quân Minh đốt phá chiến thuyền, nhà cửa, chiến lũy, nhà Minh phải đền cho Đại Việt 50.000 lượng bạc trắng

5- Quân Đại Việt anh dũng đánh thắng quân Minh, đem 70.000 quân Minh bắt làm tù binh, trong đó có 3000 tướng sỹ cao cấp. Đại Việt yêu cầu mỗi binh sỹ chuộc bằng 4 lượng bạc, sỹ quan chuộc bằng 10 lượng bạc, tổng cộng là 350.000 lượng bạc trắng.

6- Đại Việt hứa sẽ không sử dụng khí độc đối phó với quân dân nhà Minh trong bất kỳ tình huống nào

Đến ngày 15 tháng 11, tin dữ liên tục bay về Nam Kinh, hoàng đế Đại Minh Chu Thành Tổ đành phải đồng ý kí hiệp ước hòa bình, sử gọi là hiệp ước Nam Kinh 1405. Nhà Minh mặc cả như đi chợ, cuối cùng đem bồi thường còn 20 vạn lượng bạc, cùng với 3 vạn lượng bạc đổi lấy 3000 tướng sỹ, còn binh lính, Đại Minh triều hoàn toàn đem bọn họ vứt bỏ. Đám văn thần võ tướng nhà Minh lại càng mong Đại Việt đem đám lính này giết chết, khơi dậy thù hận dân tộc, sau này càng dễ lấy cớ xâm lược Đại Việt. Còn hiệp ước, trước nay viết ra là để xé bỏ mà.

( * ) Phàn Khoái, công thần khai quốc nhà Hán, bảo vệ Lưu Bang khỏi bị Hạng Võ giết trong bữa tiệc Hồng Môn Yến
alt
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Thái Tử Tỷ Phu Và Cô Em Vợ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc