https://truyensachay.net

Thấy Mùa Xuân

Chương 45: 45: Muốn Gặp Cậu

Trước Sau

đầu dòng


Ban đầu, Giang Độ không để ý đến những chấm đỏ trên cánh tay.
Cho đến một ngày mưa, Nguỵ Thanh Việt hỏi cô đó có phải vết muỗi đốt không.

Cô nghe thấy giọng anh cất lên, trong màn mưa, rất giống ngữ khí nói chuyện phiếm, chỉ ngồi cùng nhau nói về vết muỗi đốt, Nguỵ Thanh Việt biết tất cả, anh nói cho cô biết tại sao lại xảy ra chuyện này.
Khi đó cô không hề biết rằng, lời giải thích của Nguỵ Thanh Việt không có vấn đề gì, có vấn đề chính là hai chấm đỏ ấy.
Những chấm đỏ mãi không biến mất, cô phát sốt, nghĩ rằng là cảm lạnh, nhưng sốt cao kéo dài.
Mang đồ về nhà nhưng cô cũng không đến trường Tam Trung, nằm ở nhà, có đủ thời gian để nhớ về Nguỵ Thanh Việt mà cô đã không còn cách nào gặp lại nữa, nhớ suốt đêm, như cơn gió dài không biết dừng lại.
Bởi vì sốt cao, cô cứ luôn nhìn thấy máy bay, ầm ầm, ầm ầm, lao thẳng lên bầu trời, Giang Độ chưa từng ngồi máy bay, nhưng cô biết người ngồi máy bay sẽ nhìn thấy biển mây tuyệt đẹp.

Nguỵ Thanh Việt sẽ nhìn thấy chứ? Chắc chắn sẽ.
Ra nước ngoài phải nói tiếng Anh thì sao, mẹ cậu ấy sẽ quan tâm cậu ấy chứ? Cậu ấy sẽ không thể ăn gà hầm nấm nữa, cũng không uống được canh đậu hũ cá diếc.

Cậu ấy nói canh cá rất tươi, đáng tiếc ông ngoại không thể làm cho cậu ấy thêm lần nữa..

Đợi cậu ấy về, việc đầu tiên khi cậu ấy về chính là mời cậu ấy ăn món Trung chính thống, Giang Độ nghĩ như vậy, vui hơn một chút.
Nguỵ Thanh Việt tặng cô Tweedy Bird mới, cô không nỡ đeo, liền cất giữ nó trong chiếc hộp sắt từng dùng đựng kẹo, chiếc hộp có màu sắc tươi sáng, giống như cầu vồng ngũ sắc sặc sỡ.

Chắc hẳn rất nhiều bạn nữ cũng từng có lần ăn kẹo xong không nỡ vứt chiếc hộp xinh đẹp đi.
Bà ngoại khâu quần áo, cô thấy chiếc cúc áo trông đẹp, trơn bóng, sáng sủa, vậy nên giữ lại một chiếc.

Vương Kinh Kinh đi du lịch biển, lúc về tặng cô vỏ sò, cô yêu thích không rời, để vào hộp.

Ông ngoại về quê, mang mấy cọng lông chim trĩ dài về, cô thấy rất hay ho, cũng bỏ vào.

Cứ như thế, những thứ trong hộp ngày càng nhiều, mỗi một thứ cô đều có thể thuộc lòng kể lại câu chuyện của nó.

Bây giờ cô đặt thứ quý giá nhất vào đó.
Nhưng mà thật buồn quá, Giang Độ nghĩ mãi nghĩ mãi liền bật khóc, Nguỵ Thanh Việt bị mất đi một phần cơ thể, một người, mất đi một bộ phận cơ thể, là chuyện khiến người khác đau lòng biết bao.

Cơ thể cậu ấy là bố mẹ cậu ấy cho, vốn hoàn chỉnh, nhưng bởi vì cô, mà mất đi lá lách.

Giang Độ khóc tới đau đầu, cô ôm lấy hộp kẹo, áp mặt vào gối, trán nóng ran, cảm giác phải chườm đá lạnh dưới cánh tay mới dễ chịu hơn.
Sau đó mọi chuyện chuyển biến đột ngột, cô cũng không biết xảy ra chuyện gì.

Chỉ biết không đọc được sách nữa, tạp chí Nguỵ Thanh Việt để lại, cô mới nghiêm túc đọc qua một quyển, viết những câu cô yêu thích vào sổ, viết những cuốn sách hay được đề cập trên đó xuống, dự định thi đại học xong sẽ mua hết chỗ đó rồi từ từ hưởng thụ.
Ông bà ngoại đưa cô đến bệnh viện tỉnh, sau khi nhập viện, cô phải làm rất nhiều xét nghiệm.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh viện khuyên họ đến Bắc Kinh.
Ông ngoại nói, "Bác sĩ, chúng tôi không thể chữa khỏi bệnh này phải không?"
Bác sĩ trả lời, "Bệnh tiến triển quá nhanh, hơn nữa bệnh nhân tâm tình không tốt, điều này khiến việc điều trị càng thêm khó khăn, ông nên đưa cháu đến Bắc Kinh đi, càng sớm càng tốt."
Bệnh viện ở Bắc Kinh là nơi nào chứ? Bệnh viện ở Bắc Kinh là nơi khi mọi người bó tay, đường cùng rồi mới tới đó.

Trong lòng ông ngoại hiểu rất rõ.
Ông mặc áo vest trắng được giặt sạch sẽ, đôi giày vải cũ mới mua, ông vẫn luôn là ông lão có vẻ ngoài tươm tất, sống cuộc sống nghỉ hưu nhàn như tiên, trong mùa hè như vậy, lẽ ra ông phải được chơi cờ tướng với các ông lão quen dưới tầng, đánh mạt chược, không ngừng dịch chuyển bộ bàn ghế nhỏ của họ theo ánh mặt trời, nấp vào nơi bóng râm.
Chỉ cần nháy mắt với bà ngoại trong phòng bệnh, bà ngoại liền hiểu ý, nhẹ tay nhẹ chân khẽ bước ra.
"Bác sĩ nói không có cách nào chữa khỏi nữa, phải đến Bắc Kinh.", ánh mắt ông ngoại đục ngầu nói.
Môi bà ngoại không ngừng run, bà giống như đứa trẻ nhỏ nhìn người bạn đời của mình, chầm chậm, toàn thân cũng bắt đầu run rẩy khó kiểm soát.
"Tôi đi mua chậu rửa mặt..." Bà ngoại nói, nước mắt bà trong chốc lát như biến thành biển cả mênh mông, không thể nói được gì, bà máy móc nghĩ rằng, nhập viện phải mua rất nhiều đồ, chậu rửa mặt, khăn tắm, ấm đun nước, bàn chải kem đánh răng, còn phải mua cả chăn bông nữa.
"Đến Bắc Kinh rồi mua, bây giờ mua để làm gì? Mang lên tàu hỏa người ta không thấy phiền thấy khó chịu à? Chiếm diện tích."
Bà ngoài cười, giọng bà như đứa trẻ sắp khóc nức nở, nửa ngày không lên tiếng.
"Tôi cũng là người gần đất xa trời rồi, sao không để tôi chịu khổ thay con bé? Sao không để tôi chịu nỗi đau này?" Bà ngoại liên tục hỏi ông ngoại, từng khớp xương trên mu bàn tay bà nhô ra, xương bà cũng đã ở tuổi xế chiều.
Ông ngoại không trả lời được bà, ông đời này đã thấy qua rất nhiều thứ, nhưng vẫn không thể trả lời được bà.
Khi còn trẻ, thẳng tính, không biết khi nào đắc tội người khác, rõ ràng là người có tay nghề cao nhất nhà máy, nhưng luôn bị bài trừ.

Sau này sinh được cô con gái vừa thông minh lại xinh đẹp, cô con gái ưu tú của ông lại bị thứ súc vật còn không bằng một con ruồi nhặng nhà vệ sinh huỷ hoại.
Dù vậy, ông dù vô cùng đau đớn nhưng vẫn nghĩ rằng, phải là một công dân tuân thủ pháp luật, ông muốn pháp luật sẽ phán xét giúp mình, pháp luật thực thi công lý, nhưng con gái ông vẫn không thể khá hơn.
Danh tiếng con gái ông đã định sẽ bị huỷ hoại, mọi người đều bàn tán con gái ông bẩn thỉu.
Điều đáng sợ nhất là bụng con gái ngày một to ra, vì lý do sức khoẻ mà không phá được, trong cơn điên loạn cô ấy muốn kết thúc cuộc đời mình.

Hai vợ chồng quỳ xuống van xin cô, con ơi con đừng chết, con có thể vì bố mẹ mà giữ lại sinh mạng này không, tương lai, sau khi sinh rồi thì dìm chết đứa bé.

Con đừng chết, nếu chết thì cũng là đứa trẻ này chết.
Có lẽ, dựa vào niềm tin này, cô con gái đã sống sót đến ngày hôm đó.

Đứa trẻ thực sự rơi xuống đất, khối thịt mềm nhũn, đỏ bừng, nhăn nheo, biết khóc lóc, biết thở dốc, có tay chân, tóc đen nhánh, bà ngoại ôm lấy chiếc bọc nhỏ quấn con bé, khóc hỏi ông ngoại, phải nhấn chìm đứa bé này như thế nào, phải dìm chết đứa trẻ này như thế nào?
Ông ngoại cũng khóc.

Ông cũng không biết dìm chết đứa bé này như nào, một sinh mệnh như vậy, làm thế nào dìm chết con bé.
Mà đứa con gái nằm trên giường, cũng là cục thịt rơi xuống của bọn họ, cô vẫn đang chờ đợi bố mẹ mình thực hiện lời hứa.
Sau đó bọn họ nói với cô, đứa trẻ chết đuối rồi, lén bỏ vào túi nilong vứt rồi con không nên nhìn, nhìn nó không tốt.
Cô con gái liền bật khóc, cô cảm thấy mình như có thể sống lại, chỉ khi đứa trẻ đó chết đi, cô mới có thể sống tiếp.
Mấy năm đầu bọn họ nuôi đứa trẻ ở quê, lúc giao phó nói năng đều lộn xộn cả.

Rồi sau này, đến tuổi đi học, không thể để tốn thời gian ở làng nữa, hai ông bà chỉ đành phải mang về.

Ông ngoại đặt tên cho cô, một chữ Độ, khi ông ôm cô đang cuộn trong chăn, nhìn vào đôi mắt đen láy đó, nói, con tên là Giang Độ đi, coi như vượt qua kiếp nạn này*, cay đắng đời người, rất đắng, chỉ cần ăn hết những thăng trầm chua cay ngọt đắng trên đời này là được, là có thể sống một cuộc đời bình an, suôn sẻ!
* Giang Độ nghĩa là bến đò con thuyền qua dòng sông
Ngày tháng cứ như vậy trôi qua, giấy không gói được lửa, con gái họ phát hiện ra sự thật, liền đoạn tuyệt quan hệ với bố mẹ, hai vợ chồng không ai dám nhìn vào mắt con gái mình, những gân đỏ trong mắt đó.
Cô tuyệt vọng nói, con không phải là con của hai người sao? Hai người đối xử với con như vậy? Hai người không biết sự tồn tại của nó đối với con có ý nghĩa gì sao? Con mãi mãi không bao giờ tha thứ cho hai người.
Trong suốt 5 năm, họ chưa từng gặp lại con gái.
Mãi cho đến khi ông ngoại bị tai nạn ở nhà máy phải nhập viện mới gặp lại con gái mình.

Từ đó về sau, ước pháp tam chương*, mỗi năm dịp lễ Tết cô sẽ về hai lần, nhưng có một điều kiện, cả đời này cô sẽ không nhìn đứa nhỏ kia một cái, chỉ cần thấy nó thì cô sẽ không bao giờ về nhà nữa.

*Ba điều quy ước
Bà ngoại muốn nói với cô, con yêu con không biết đứa nhỏ này xinh xắn nhường nào, nghe lời biết bao, hiểu chuyện như nào đâu, giống y con hồi nhỏ thích đọc sách thích viết văn..

Rồi sau cùng bà ngoại không nói gì nữa.
Giống nhau như vậy thật quá tàn nhẫn.
Những cảnh trong quá khứ như chiếc đèn kéo quân ẩn hiện chạy vụt qua, rồi lại trải dài trước mắt.
Ông ngoại đã già, như mặt trời lặn, gần đến đỉnh núi, già đến nỗi đã nếm đủ thăng trầm nhân gian, già đến nỗi đạo lí nào cũng từng nghe rồi xác nhận qua, nhưng có vài chuyện, ông vẫn không trả lời được.
Nếu có câu trả lời, nhất định là ông trời trừng phạt hai người già bọn họ, những lời bọn họ nói lúc khóc lóc đau khổ đó đã trở thành lời tiên tri.
Bây giờ, đứa trẻ đó có thể thực sự sẽ chết.

Ông nói bà đi xem con bé đi, nhất định phải giấu kín nó, tôi đi hỏi bác sĩ xem đến Bắc Kinh cần chuẩn bị những gì.
Ông quay người lại, phút chốc nước mắt liền giàn giụa, thế giới nhanh chóng đảo lộn mất trọng lượng, ông ngoại chóng mặt bám vào góc tường, đôi tay già nua, không ngừng run rẩy, ông cố gắng tìm lại hơi thở mình.
Có vài chuyện đã định sẽ không giấu được.
Giang Độ từ lúc phải đến Bắc Kinh, cô đã biết rồi.
Dù vậy bà ngoại vẫn cười híp mắt an ủi cô, nói tay nghề bệnh viện tỉnh không bằng Bắc Kinh, chúng ta đi Bắc Kinh xem chút là được.
Giang Độ cố chịu đựng cơn đau khắp cơ thể, cô cười nói vâng ạ.

Cô giả vờ tin lời hai người già nói, bà ngoại nói, "Bé con có khó chịu không, nếu con khó chịu thì cứ lên tiếng nhé." Nói xong, mắt bà đỏ hoe.
"Con không khó chịu, bà ngoại bà mang tài liệu toán giúp con, con không thể bỏ lỡ bài."
"Được được, lúc quay người tìm tài liệu cho cô nước mắt rơi xuống, làm ướt tập đề toán, bà vội vàng lấy khăn giấy lau nhẹ, thấm khô nước mắt."
Lúc này là tháng 7 năm 2007, đêm cuối cùng trước khi đến Bắc Kinh.
Ông ngoại nấu những món cô thích, cả bàn đầy ắp, Giang Độ đã không còn khẩu vị nữa, hết ngày này đến ngày khác trong cái nóng như lửa đốt, cô khó thở, suy nghĩ mông lung, nhưng vẫn kiên trì uống một bát canh cá.
Cô không hỏi cô mắc bệnh gì, cô sẽ không để ai vì cô mà khó xử.

Nhưng nỗi sợ dâng trào, như rêu xanh, đã mọc lên lấp đầy trái tim trẻ.
Bà ngoại muốn ngủ cùng cô, cô nói cô không sao, con muốn ngủ một mình.

Bà ngoại nói bé con con đừng đọc sách làm đề nữa, đợi chúng ta khỏi rồi học cũng không muộn, cô yếu ớt nói vâng ạ.
Ngày bé cô thích viết nhật ký quan sát, con bọ rùa bảy chấm dang rộng đôi cánh mềm mại dưới ánh mặt trời, bay khỏi đầu ngón tay như thế nào.

Những chiếc lá cây ngô đồng vào mùa xuân, làm thế nào xanh non tươi mát thế.

Góc váy của cô giáo, sao có thể dịu dàng uyển chuyển bay gợn sóng trong gió...
Giang Độ ngồi trước bàn sách, lấy quyển nhật ký hồi nhỏ ra, lật giở từng trang, tất cả những ký ức thời thơ ấu ùa về, hiện lên rõ ràng ngay trước mắt, giống như những hạt ngọc trai lấp lánh phát sáng, rơi vương vãi trên sàn, không thể xâu lại thành chuỗi nữa.
Cuối cùng cô cầm bút lên, viết lại nhật ký ốm đau đầu tiên.
"Thứ tư ngày 25 tháng 7, trời nắng.

Thời tiết rất nóng, các bạn đều đang nghỉ hè, sẽ rất vui sao?
Mình rất sợ.
Không từ ngữ nào diễn tả được nỗi sợ, mình không dũng cảm chút nào.
Sợ đến không biết phải nên làm gì mới tốt.
Mình muốn sống.
Không có ý nghĩ nào khác, mình muốn sống, mình không muốn chết.
Mình thực sự rất sợ.
Ngày trước, cùng ông ngoại đến tảo mộ bố mẹ ông, trước tiết Thanh Minh một lần, mùa thu một lần, đây là phong tục quê nhà, phải đốt giấy.


Bên cạnh mộ có một cây liễu cao, xuân đến xanh mơn mởn, ông ngoại khua tay múa chân, nói khi mới trồng nó dài từng này mảnh khảnh từng này chỉ bằng cái que, con xem, mới chừng ba đến năm năm đã lớn như vậy rồi.

Trông ông tràn đầy cảm xúc, mình biết, cái này gọi là cây cũng như vậy rồi, huống chi là người*.

Mình chưa từng gặp bố mẹ ông, nhưng lúc tảo mộ, mình thấy rất buồn, trên trời có con chim bay qua, dưới đất có hoa dại đong đưa, trời xanh như vậy, cỏ tươi như vậy, nhưng bố mẹ ông ngoại lại nằm dưới lòng đất, họ không nhìn thấy được ông ngoại, nhìn không thấy được sắc màu thế giới này, họ có sợ không? Cơ thể họ liệu sẽ bị những con bọ cắn không? Dưới lòng đất tối đen như mực, họ liệu sẽ nhớ mặt trời chứ?
Trong đầu mình đã từng có rất nhiều tưởng tượng.
Nhưng bây giờ, mình có thể sắp như thế rồi.
Một thực tế như vậy, thật không chân thực.
Sao mình lại bị bệnh rồi? Mình không hiểu.
Mình không thể hiểu được, sao lại là mình chứ?
Mình biết mình còn nhiều khuyết điểm, nhưng mình nghĩ, mình không phải người xấu, tại sao lại là mình chứ?
Chẳng phải khi về già người ta mắc những căn bệnh rất nặng rất khó chữa sao?
Có lẽ là mình sai rồi, con người bất kể lúc nào cũng có thể bị bệnh, có những bạn nhỏ, vừa ra đời đã mắc bệnh mà mất.

Mình nhớ lại thì mình cũng từng nghe qua chuyện như thế, chỉ là giờ mình buồn quá, cũng rất khó chịu, nên quên hết rồi, con người không phải chỉ khi về già mới mắc bệnh.
Thế giới này có thần linh không? Rốt cuộc là ai quản lý chuyện này, ai sẽ bị bệnh, ai sẽ không bệnh, mình thật muốn tìm thấy người đó, mình sẽ thật mạnh mẽ quỳ xuống cầu xin người ấy, đừng để tôi bệnh, tôi muốn sống, tôi không thế chết trước mặt ông bà ngoại được, tôi không thể, xin người đó, tôi thật sự không thể.

Cho dù dập đến vỡ đầu, dập nát cũng không sao, chỉ cần đừng để tôi chết.
Tôi vẫn muốn gặp lại cậu ấy.
Không cần viết ra tên cậu ấy, tên cậu ấy, là điện thờ của mình.
Mình viết những điều này, không phải để mình gặp được cậu ấy.
Đây là điều khiến mình đau nhất, liệu mình sẽ còn gặp lại cậu ấy không? Mình không biết, mình thực sự không biết, bởi vì mình biết cái điều không biết này là gì, nên mình mới càng thêm khó chịu.
Mình không làm chủ được số mệnh mình chút nào, mình muốn cầu xin vận mệnh khoan dung với mình một chút, nhưng mình có tài cán gì chứ, có thể khiến vận mệnh khoan dung với một mình mình? Ai có thể nói cho mình, mình phải đi cầu cứu ai được không?
Mình sẽ không thể gặp lại cậu ấy nữa.
Giống như mình biết mình sẽ không gặp lại mẹ nữa.
Không, mình không xứng gọi như vậy, bà ấy nhất định sẽ không muốn nghe, cho dù chỉ là viết trên giấy, đối với bà ấy đều là xúc phạm, mình không thể làm hại bà ấy, mình muốn nói với bà ấy, mình trước giờ chưa từng muốn xúc phạm bà, mình biết sự tồn tại của mình khiến bà ấy đau khổ, nhưng mình không có xấu xa đến thế.

Mình chưa từng muốn làm hại ai, còn huống chi là bà ấy chứ? Mình chưa từng gặp bà, nhưng mình rất yêu bà ấy, rất thích bà ấy, kì lạ thật, chúng ta còn chưa từng gặp nhau, nhưng con đã có tình cảm rất sâu đậm với mẹ rồi, thật sự rất xin lỗi.
Bây giờ mình rất khó chịu, không chỉ về tinh thần, cứ như cả người rơi vào lò lửa, từng tấc một đốt cháy bản thân, như nào mình cũng khó chịu.

Khó chịu đến muốn kêu lên, nhưng không thể, nếu như để ông bà ngoại nghe thấy, họ sẽ buồn mất, sao lại có người như mình chứ, chỉ biết đem lại đau khổ cho người khác, lần đầu tiên mình thấy ghét bản thân như vậy.
Còn cậu thì sao, cậu sẽ ghét tớ không? Tớ bị bệnh rồi, sẽ trở nên rất xấu xí, sẽ rụng tóc, tớ rất muốn tức giận lúc này, tớ khó chịu, tớ nhớ cậu, tớ thật sự rất nhớ cậu, từ lúc không bệnh đã rất nhớ cậu rồi, tớ thật ngốc vẫn nghĩ rằng còn có thể gặp cậu, để tớ gặp cậu thêm một lần đi, ai có thể cho tớ gặp lại chứ, tớ không muốn một mình nằm dưới lòng đất lạnh lẽo tối thui, tớ sợ tớ chỉ muốn gặp cậu, muốn gặp cậu, muốn gặp cậu, muốn gặp cậu, đừng để tớ chết một mình, tớ rất cô đơn, tớ muốn gặp cậu, muốn gặp cậu, muốn gặp cậu"
Giữa chừng cô khóc mấy lần đến nỗi không nhìn rõ viết được tới đâu, phải nghỉ ngơi một chút, mới có thể viết tiếp, nước mắt thấm đẫm trang nhật ký, viết đến cuối, cô đã hoàn toàn rơi vào trạng thái trầm cảm mà tiếp tục cơn đau đớn không ngừng, không còn chút sức lực nào viết dấu chấm câu nữa..


alt
Thiếu Phụ Khuê Phòng Và Thiếu Gia Hắc Đạo
Ngôn tình Sắc, Đô Thị, 1x1
Hẹn Tình Với Người Nổi Tiếng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc