https://truyensachay.net

Thiết Huyết Đại Minh

Chương 340: Kế hoạch tác chiến (2)

Trước Sau

đầu dòng
- Nàng đến đúng lúc lắm.

Vương Phác cười cười nói với Liễu Như Thị:

- Nói kế hoạch tác chiến của nàng xem nào.

Liễu Như Thị gật đầu nói:

- Trước khi áp dụng kế hoạch tác chiến, ty chức cho rằng phải phán định ý đồ của Kiến Nô trước đã.

- Ừ.

Vương Phác gật đầu nói:

- Nói xem nào, nàng cho rằng ý đồ của Kiến Nô là gì?

Liễu Như Thị nói:

- Ty chức cho rằng ý đồ của Kiến Nô vẫn là tìm Trung Ương Quân của chúng ta để quyết chiến.

Vương Phác hỏi:

- Lý do?

Liễu Như Thị nói:

- Kiến Nô tự nhận là vô địch dã chiến. Không phải vạn bất đắc dĩ thì không muốn một tòa thành trì tấn công một toàn thành trì đấy, mà nếu như thực sự đánh theo cách đó, với binh lực đáng thương của Kiến Nô e rằng chưa đến nửa năm đã thương vong hầu như không còn gì! Bởi vậy, phương thức tác chiến mà Kiến Nô không thể nghi ngờ chính là hy vọng quyết chiến trực diện với Trung Ương Quân chúng ta. Đại Minh ta không còn binh để chống lại nữa, non sông tốt đẹp rơi vào tay giặc là điều không thể tránh khỏi.

Vương Phác nhẹ nhàng gật đầu, Liễu Như Thị phân tích như vậy không phải là không có lý. Một lần cho xong vẫn là lựa chọn tốt nhất, như vậy đối với Kiến Nô hay đối với quân Minh thì cũng giống nhau mà thôi.

Liễu Như Thị nói tiếp:

- Phán đoán ý đồ tác chiến của Kiến Nô, có thể khẳng định chắc chắn Kiến Nô sẽ tấn công Tế Ninh. Áp dụng chiến thuật tác chiến vây mà không đánh để dụ Trung Ương Quân của ta lên bắc cứu viện, sau đó quyết chiến với Trung Ương Quân của ta ở Tế Ninh.

Vương Phác gật đầu một lần nữa, hắn cũng cho rằng chắc chắn Kiến Nô sẽ tấn công Mặt Sẹo trấn thủ ở Tế Ninh.

Liễu Như Thị lại nói:

- Kế hoạch tác chiến của ty chức là như này, trước hết lấy chủ lực Trung Ương quân thu hút quân chủ lực Kiến Nô ở Tế Ninh. Hình thành trạng thái giằng co nhau, sau đó nghĩ cách diệt trừ chiến mã của Kiến Nô. Cuối cùng lấy Thủy sư tập kích Liêu Đông bất ngờ hoặc Bắc Kinh, khiến Kiến Nô rút binh. Một khi Kiến Nô đã bị rút binh, thì ngày tận thế của bọn chúng cũng đã đến.

Vương Phác trầm ngâm một lát, ánh mắt chuyển hướng sang đám người Trịnh Thành Công đang nóng lòng muốn thử, hỏi:

- Các ngươi thì sao? Nói suy nghĩ của các ngươi đi?

Trịnh Thành Công nói:

- Ty chức muốn hỏi Tham Tọa, dùng cách gì để diệt trừ chiến mã của Kiến Nô? Phải biết rằng, đây là hơn 10 vạn con chiến mã chứ không phải chỉ có mấy trăm con.

Liễu Như Thị nói:

- Cách thì rất đơn giản, dùng Mã ôn!

- Mã ôn?

Vương Phác cau mày nói:

- Mã ôn có thể gặp không thể cầu, đâu phải nàng muốn làm bùng nổ là bùng nổ được.

Liễu Như Thị mỉm cười nói:

- Hầu gia quên Lý lão cha rồi sao? Lý lão cha là danh hậu nhân của Lý Thời Trân, chế tạo Mã ôn đối với ông ta mà nói chỉ là tiện tay thì làm chút thôi.

Trịnh Thành Công nói:

- Vừa phải tạo mã ôn, vậy thì đến mùa hạ, lúc trời nóng mới có thể bùng nổ trên quy mô lớn được.

- Không, ông sai rồi!

Liễu Như Thị lạnh nhạt nói:

- Lý lão cha từng nói, trời nóng bức muốn bùng nổ mã ôn cũng không hề dễ dàng, ngược lại hằng năm vào mùa xuân thu dụ phát Mã ôn lại là dễ nhất.

Trịnh Thành Công suy nghĩ một chút rồi lại nói:

- Nếu Kiến Nô mất hết chiến mã, nếu muốn đánh tan bọn họ đương nhiên không phải việc gì khó. Nhưng nếu muốn tiêu diệt hoàn toàn thì làm cũng không dễ như nói đâu?

Liễu Như Thị ngoái đầu lại nhìn Vương Phác mỉm cười nói:

- Vậy các ngươi hỏi Hầu gia đi.

Trịnh Thành Công và hơn 10 vị tham mưu quay lại nhìn Vương Phác. Vương Phác mỉm cười không nói, đương nhiên là hắn biết Liễu Như Thị đang ngụ ý điều gì. Vì lần này quyết chiến, Vương Phác tặng không cho Hồng Nương Tử 4 vạn con chiến mã. Bốn vạn kỵ binh tuy không phải là nhiều nhưng vào lúc quan trọng cũng đủ để khiến Kiến Nô vạn kiếp bất phục.

Nhưng Vương Phác lại không muốn dùng kế Mã ôn để diệt trừ chiến mã của Kiến Nô, sau đó lại dùng 4 vạn kỵ binh của Hồng Nương Tử đuổi giết Kiến Nô và Thái tử Mông Cổ đã mất đi chiến mã. Vương Phác định đợi lúc đại quân của Kiến Nô tập hợp tại Tế Ninh sẽ để cho Hồng Nương Tử dẫn theo 4 vạn kỵ binh đi quấy rồi ở Bắc Kinh.

Suy nghĩ một chút, Vương Phác thấy vẫn hơi hoài nghi, hắn dặn dò Lã Lục nói:

- Lục nhi, ngươi đến đại học Dương Minh một chuyến tìm Lý lão cha đến đây.

Lý lão cha này không những là giáo sư của đại học Dương Minh mà hơn nữa còn là viện trưởng viện y học, quản lý hơn mười giáo sư của Thái y viện, phụ trách giảng dạy y học cho 200 học sinh viên của khóa học thứ nhất. Nếu không phải vì thời gian nhập học quá ngắn, những học sinh này vẫn chưa phải sử dụng đến. Nếu không Vương Phác thực sự muốn chiêu bọn họ đến làm trong quân y rồi.

Lã Lục lĩnh lệnh mà đi, khoảng nửa canh giờ sau mới dẫn theo Lý lão cha quay về hành dinh Tổng đốc.

Gặp mặt rồi, Vương Phác hỏi:

- Lý lão cha, ông thực sự có thể chế tạo ra Mã ôn chứ?

Lý lão gia gật đầu nói:

- Cái gọi là Mã ôn thực ra chính là bệnh thương hàn. Thời điểm xuân thu giao mùa, thời tiết lúc nóng lúc lạnh dễ phát bệnh thương hàn nhất, có một số loại gia súc dễ mắc bệnh thương hàn. Tương đối mà nói, gia súc rất không dễ mắc bệnh thương hàn, tuy nhiên nếu muốn một con ngựa mắc bệnh thương hàn vậy thì nguy rồi, trong thời gian cả bầy ngựa cũng sẽ bị lây bệnh thương hàn.

Vương Phác thầm giật mình hỏi:

- Ngựa mắc được bệnh thương hàn sao?

- Chỉ cần không phải là ngựa già, ngựa tàn thì sẽ không mắc.

Lý lão cha nói:

- Cái này cũng giống người, nếu một đứa trẻ khỏe mạnh mắc phải thương hàn cho dù không có thầy thuốc chữa bệnh thì cũng sẽ tự khỏi rất nhanh. Nhưng nếu là người già sức khỏe yếu và trẻ nhỏ mắc phải thương hàn mà không chữa trị kịp thời thì là thập tử nhất sinh rồi.

Vương Phác nghe thấy vậy liền gật đầu, thời cổ đại thương hàn là loại bệnh đáng sợ. Người già và trẻ nhỏ chết quá nửa là do mắc phải thương hàn.

Vương Phác lại hỏi:

- Như thế thì sau khi ngựa mắc phải thương hàn tình trạng sẽ thế nào?

Lý lão gia nói:

- Lúc mắc bệnh tứ chi sẽ mềm nhũn, không chịu nổi sức nặng, chỉ thích uống nước không thích ăn cỏ.

Đủ rồi, vậy là đủ rồi! Chỉ cần có tám chữ “Bốn chân mềm nhũn không chịu sức nặng” này là đủ rồi! Vương Phác không kìm nổi mà ngoái đầu lại liếc nhìn Liễu Như Thị. Hắn thầm nghĩ có mấy tháng mà cô gái này đã tiến rất xa, lần đề xuất kế hoạch tác chiến này cao minh hơn những kế hoạch tác chiến chỉ biết “lý luận suông” trước kia.

Mặt khác, cũng là lúc gửi thư cho Hồng Nương Tử ở Hà Nam rồi.

Hà Nam, Khai Phong Thành Hiệu.

Đội kỵ binh đứng trang nghiêm trên cánh đồng bát ngát, mênh mông.

Gió thu thổi mạnh, đội kỵ binh đông nghìn nghịt nghiêm túc xếp thành 10 hàng. Mỗi hàng có ít nhất 4 ngàn kỵ binh, hai cánh kéo dài đến tận 10 dặm.

Tất cả kỵ binh trên lưng ngựa đều nhìn chân trời phương đông phía xa xa, nhiệt huyết nóng rực toát ra từ con ngươi.

- Hà aaa......

- Giá!

Theo đó là một tiếng ra hiệu và giọng nói thanh thúy của một cô gái, hai con khoái mã chạy như bay từ chân trời phía đông đến, người cưỡi con khoái mã bên trái mặc đồ đen như mực, là một đại hán lưng hùm vai gấu. Người cưỡi con khoái mã bên phải là một nữ kỵ sĩ toàn thân màu đỏ thẫm, ngựa cũng được mặc một bộ đồng phục màu đỏ. Con chiến mã như ngọn lửa thiêu đốt màu đỏ rực.

Người đại hán cường tráng và cô gái trên lưng ngựa cùng giương cung, mũi tên được bôi vôi nhắm vào đối phương.

- Bùm bùm bùm...

- Bùm bùm bùm...

Mấy vạn kỵ binh điên cuồng dùng đao thép vuốt đập vào áo giáp trước ngực, phát ra những tiếng bùm bùm trầm đục, giống như tiếng sói tru lên xông thẳng lên trời mãi không thôi.
alt
Anh Rể Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
Hẹn Tình Với Người Nổi Tiếng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc