https://truyensachay.net

Thời Thơ Ấu

Chương 2: Trúc mã

Trước Sau

đầu dòng
Trẻ con sau khi sinh, có mấy lễ nghi quan trọng, là tắm ba ngày, đầy tháng, trăm ngày, cùng Lễ tròn một tuổi.

Nhìn thấy mọi người bận rộn, Thanh Mai chỉ cần ngoan ngoãn một chút, không khóc không nháo là tốt rồi. Thỉnh thoảng lộ nụ cười đầy hãnh diện, cũng có thể được khen thưởng thật nhiều. Cái gì biết điều nghe lời a, thông minh khả ái a, nghe thấy thế vẻ mặt Lý Độ và Uyển Nhu đều tươi cười, trong miệng vẫn khiêm nhường mấy câu.

Mà Lễ tròn một tuổi, chủ yếu là xem biểu hiện của Thanh Mai. Tiết mục quan trọng nhất của Lễ tròn một tuổi chính là chọn đồ vật đoán tương lai, còn gọi là Thí Nhi. Bày ra cây ăn quả, đồ ăn thức uống, quan cáo*(tờ thánh chỉ sắc phong làm quan), bút nghiên, bàn tính, châu báu tất cả những vật này, đặt ở trước mặt trẻ con, xem trước các vật để nhặt, xem có cảm thấy hứng thú thì sẽ nhặt. Đây là lễ nghi lớn nhất của trẻ con mới ra đời.

Uyển Nhu phân phó hạ nhân ở trong sảnh đường trải tấm thảm đỏ ở dưới đất, phía trên bày đầy bút, mực, giấy, nghiên mực, bàn tính, tiền, sổ sách, đồ trang sức đeo tay, đóa hoa, phấn, đồ ăn, món đồ chơi, đồ châm tuyến, ngay cả chọn đồ vật đoán tương lai của con trai là cung tiễn, đao kiếm, nho gia, đạo phật, tam giáo kinh thư, con dấu cũng có, còn có đồ ngay cả Thanh Mai cũng không biết tên gọi là gì. Vật dụng hàng ngày, cái gì cần có đều có, leng keng khắp nơi.

Lý Độ ôm Thanh Mai đặt ở giữa những thứ đó, người đến đây xem lễ tụ tập kín cả sảnh đường, vây quanh ở xung quanh suy đoán Thanh Mai muốn bắt vật gì.

Dĩ nhiên Thanh Mai không tin chọn đồ vật đoán tương lai bắt cái gì, sau này sẽ tương quan với nghề nghiệp ấy. Nhưng điều này cũng đại biểu một loại tốt đẹp chính là nguyện vọng, cho nên thái độ của bé có chút thành kính, ngồi thẳng trên mặt đất suy nghĩ xem rốt cuộc mình muốn cái gì.

Những thứ kia đại biểu mong ước tốt đẹp và kỳ vọng của cha mẹ, đều đặt ở trước mặt bé, có thể đụng tay đến. Thanh Mai bỗng nhiên có chút cảm động. Cả đời này, nàng mong muốn cũng không nhiều, có thể ăn được, ngủ ngon, không buồn không lo, làm một người phú quý rảnh rỗi là đủ rồi.

Đang lúc mọi người chăm chú nhìn, thì Thanh Mai bò người ra phía trước tay trái bắt được một chồng hoa quế cao, tay phải ôm một ngọc chẩm*(cái gối đầu), từ từ đứng dậy, nhìn Lý Độ và Uyển Nhu cười rực rỡ.

Trong số khách tới có một vị lão giả khen: “Hoa quế cao có thể ăn, ngọc chẩm có thể ngủ, có thể ăn có thể ngủ, trường mệnh Phú Quý. Nha đầu này có phúc khí .” .

Lý Độ mỉm cười với người kia nói: “Mượn ngài cát ngôn*(lời nói may mắn).”

Uyển Nhu ôm lấy Thanh Mai, sau khi mọi người ra ngoài thì ở bên tai bé nhẹ nói : “Mẫu thân cũng không mong con Đại Phú Đại Quý, chỉ nguyện con có thể bình an, thuận lợi trôi chảy như ý, cả đời không lo, mẫu thân liền thỏa mãn.” .

Thanh Mai nhìn thấy, khóe mắt bé có một giọt lệ ẩn dấu, trên mặt nụ cười vẫn là mền nhẹ sáng ngời như vậy, Như nắng sáng rực rỡ ngoài cửa sổ, đủ để ấm áp bé cả cuộc đời sau này. Bé vươn cái tay nho nhỏ ra, nhẹ nhàng lau đi nước mắt của bé, y y nha nha vừa nói lời mà không ai có thể nghe hiểu ý của bé. Uyển Nhu giống như là đã hiểu, đối với bé vui mừng cười.

Thanh Mai qua một tuổi, Lý Nhiên và Trầm Mặc Trúc cũng đã sáu tuổi rồi, hai nhà nhân tiện thương lượng nên cho bọn hắn học vỡ lòng. Do Lý Độ dạy văn, Trầm Dịch dạy võ, mỗi người một ngày. Dù sao bọn họ là người rảnh rỗi, có rất nhiều thời gian, con của mình, cháu mình thì tự mình dạy cũng yên tâm chút ít.

Từ đó, một ngày Lý Nhiên đi Trầm gia, một ngày Trầm Mặc Trúc tới Lý gia, hai người cùng nhau tập văn luyện võ, qua mấy lần mùa đông và mùa hạ. Đối với Thanh Mai mà nói, nàng thấy người nhàm chán kia cũng nhiều hơn mấy lần.

Lý Độ giảng bài học thứ nhât là 《 Kinh Thi • Quốc Phong 》 trong quyển《 quan sư 》. Hắn dạy Lý Nhiên, Trầm Mặc Trúc đọc diễn cảm mấy lần, chờ bọn hắn nhớ kỹ đại khái chương tiết xong, lại bắt đầu tỉ mỉ giảng giải.

Lý Độ vốn là phong độ nho nhã, khí độ bất phàm. Cầm trong tay cuốn sách Kinh Thi, nhàn nhã dạo chơi, giống như từ trong vẩy mực *( cách vẽ của tranh thủy mặc)Sơn Thủy chậm rãi đi tới. Mang theo bọn họ đi về phía bờ sông xanh kia, đọc “Quan Sư”, ngồi thuyền nhỏ trong nước xuôi dòng xuống, hai bên rau hạnh *(một loại cây sống ở dưới nước thuộc họ Thủy nữ) so le giăng khắp nơi.

Câu chữ nhả như châu ngọc, lôi cuốn người xem vào cảnh đẹp. Tâm trí của Lý Nhiên và Trầm Mặc Trúc tập chung, nghe rất là chăm chú, bất giác đã bị một thân khí độ thong dong thanh thản của Lý Độ thuyết phục.

Một bài học đã kết thúc, Lý Độ hỏi: “Còn có cái gì không hiểu hay sao?”

Trầm Mặc Trúc không hiểu nói: “Tại sao quân tử theo đuổi thục nữ, phải muốn dùng đàn cầm và chuông trống đây?” .

Lý Độ mỉm cười đáp: “Bãi bồi sông Châu, rau hạnh so le, đây là cảnh đẹp; quân tử ôm đàn cầm, đánh chuông trống, đây là thanh âm hay. Có cảnh đẹp và âm thanh hay, tai mắt vui vẻ, tâm tình thoải mái, làm cho thục nữ cảm động.”

Trầm Mặc Trúc và Lý Nhiên bỗng nhiên thông suốt.

Lý Độ còn không khỏi đắc ý nói về: “Năm đó ta đứng ngoài cửa nhà ông ngoại Nhiên nhi đánh đàn một tháng, mới đả động được lòng của mỹ nhân, mới cùng mẫu thân của Nhiên nhi thành thân.”

Xế chiều hôm đó Trầm Mặc Trúc sau khi về nhà, liền hỏi Thục Hoa: “Mẫu thân, nhà chúng ta có đàn cầm và chuông trống hay không?”

Thục Hoa kỳ quái nói: “Con muốn những thứ này để làm gì, muốn học?”

Trầm Mặc Trúc cau mày một lát, hỏi Thục Hoa: “Mẫu thân, người nói con có phải là quân tử không?”

Thục Hoa nín cười: “Con biết cái gì là quân tử sao?” .

Trầm Mặc Trúc nhíu mày, tất nhiên là không hiểu rõ ràng: Lý bá phụ nói, quân tử chính xác là lời khen ngợi của nam tử. Quân tử như mỹ ngọc (đẹp như ngọc), phẩm đức cần phải hoàn mỹ, mời có thể xuất chúng hơn người. Nhân, nghĩa, trí, dũng đầy đủ. Cũng phải hiểu được mới thành người tinh thông am hiểu, thông hiểu cuộc đời vận mệnh con người, không buồn khổ vì hoàn cảnh. Nghèo thì bồi dưỡng đạo đức bản thân lấy nghi thức, lễ tiết lưu truyền, đạt đến khi phụng dưỡng chuẩn mực, thành công kết thành thông gia. Lý bá phụ còn muốn sau này chúng ta từ từ lĩnh hội hàm ý của hai chữ này.

Thục Hoa nói: “Chờ Mặc Trúc trưởng thành, có thể làm một quân tử.” Bây giờ vẫn còn nhỏ.

Trầm Mặc Trúc lại hỏi: ” Thanh Mai là yểu điệu thục nữ sao?” .

Thục Hoa nén cười, “Khi nào bé ấy trưởng thành, chính là yểu điệu thục nữ.” Bây giờ vẫn là nha đầu còn nhỏ.

Trầm Mặc Trúc nói: “Thanh Mai vốn không để ý tới con, con muốn học tập cầm, sau này khảy đàn cho nàng nghe, có lẽ nàng sẽ thích.”

Giật mình nhớ lại hình ảnh mỹ lệ: hai con con chim gáy đối diện hót, đứng song song ở trên đảo nhỏ. Cô nương xinh đẹp thiện lương, là hình mẫu lý tưởng của ta.

Dùng cái gì theo đuổi nàng đây? Muốn đàn cầm thân mật, chuông trống vui mừng .

Thục Hoa cười nói: “Vậy con hãy cố gắng học cùng với Lý bá phụ, Thanh Mai nhất định sẽ thích. Năm đó Lý bá phụ theo đuổi Lý bá mẫu của con như vậy đấy .” .

Trầm Dịch lại không phục mà nói: “Nhi tử, theo đuổi cô nương cũng không chỉ dùng một loại phương pháp này. Năm đó phụ thân của con là cách bên ngoài trăm mét hai mũi tên bắn trúng hai mắt một đôi tước điểu trên tranh vẽ của ông ngoại con đó , mới có thể cưới mẫu thân của con . Cho nên, tốt nhất con nên luyện võ mới đúng.”

Trầm Mặc Trúc lập tức nghiêm nghị bắt đầu kính nể, nghiêm nghị nói: “Con sẽ nhớ.” Lý Nhiên, cũng không phải có mỗi mình phụ thân ngươi lợi hại, phụ thân ta cũng rất lợi hại đấy.

Từ đó, Lý Độ dạy thêm một khóa nhạc lý. Lý Độ tinh thông âm luật, hắn đem các loại nhạc khí cất giấu lấy ra trình diễn một phen, sau đó hỏi Lý Nhiên và Trầm Mặc Trúc muốn học cái gì.

Lý Nhiên và Trầm Mặc Trúc nghe được như si như say, mỗi loại đều rất thích, rồi lại quyết định không được rốt cuộc học cái gì. Cuối cùng vẫn là Lý Độ quyết định trước dạy cầm, ” Cổ cầm là đứng đầu bát âm, tấm lòng ngay thẳng gạt bỏ dâm loạn phóng túng, là người quân tử tự dưng sẽ không đi rèn luyện cái phẩm cách đó. Trước hết học đàn đi.”

Từ nhỏ Lý Nhiên, Trầm Mặc Trúc cùng nhau tập văn luyện võ, hai người thường âm thầm phân cao thấp. Bình thường sở học đại khái giống nhau, tài nghệ cũng tương đương, so ưu khuyết điểm mà thôi. Mà hạng nhất đánh đàn này, Lý Nhiên luôn không bằng Trầm Mặc Trúc. Hơn nhiều năm sau, Lý Nhiên thường cảm thán, tài đánh đàn của Trầm Mặc Trúc kia, phối hợp với cái sắc mặt lạnh như băng thối hoắc kia, thật là lãng phí a lãng phí! .

Lúc Lý Nhiên và Trầm Mặc Trúc bị Lý Độ, Trầm Dịch dạy cùng lúc, Uyển Nhu đã dạy Thanh Mai bước đi, nói chuyện. Dần dần đi đường có vẻ ổn rồi, nói chuyện vẫn là cái loại y y nha nha ngôn ngữ con nít.

Một ngày sáng sớm, Thanh Mai vẫn theo thói quen dùng cái ngôn ngữ trẻ con mà không có ai hiểu kêu la mấy tiếng, ra khỏi miệng cũng là hơi nhưng lại hình thành một câu: “Khí trời hôm nay thật trong lành ——” .

Uyển Nhu đắm chìm trong nỗi vui mừng khi nữ nhi của mình bỗng nhiên biết nói, hồi lâu không có phục hồi tinh thần lại. Thanh Mai cũng ngây dại.

Thứ nhất, nàng có thể nói.

Thứ hai, đời này nàng nói câu nói đầu tiên, không phải là gọi mẫu thân, phụ thân hay ca ca, mà là câu kia không giải thích được ” Khí trời hôm nay thật trong lành ” ! .

A a a —— điều này bảo người ta làm sao chịu nổi a, Thanh Mai ôm mặt.

Uyển Nhu phục hồi tinh thần lại, ôm lấy Thanh Mai: “Nữ nhi ngoan, con có thể nói rồi?” .

Thanh Mai có chút áy náy kêu một tiếng: “Mẫu thân!”

Uyển Nhu ở trên mặt Thanh Mai hung hăng hôn hai cái, ôm nàng vội vã đi ra ngoài, còn lớn tiếng kêu la: “Phu quân, phu quân, Thanh Mai gọi ta – mẫu thân này. .” .

alt
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc