https://truyensachay.net

Tình Sử Võ Tắc Thiên

Chương 7

Trước Sau

đầu dòng
Hồi 6 Thanh trừng những kẻ chống đối

Võ Tắc Thiên không phải là người chỉ thích được quần chúng coi như thần tượng, triều thần coi như một bà Hoàng hậu lộng lẫy xinh đẹp, hay được mọi người tung hô, bái phục như trong dịp lễ tấn phong . Thâm tâm bà mơ tới một hình ảnh cao xa hơn : Bà muốn mình phải là một bà Hoàng thực sự. Một bà Hoàng vĩ đại. Bà say mê với ý tưởng bà sẽ làm những việc kinh thiên động địa để cái tên Võ Tắc Thiên phải được in đậm trong sử sách. Bà sẽ là một Võ Tắc Thiên Đại đế, vô song, xuất chúng.

Công việc đầu tiên và quan trọng bà phải làm là thống nhất chính quyền. Theo bà, guồng máy chính quyền chỉ hoạt động đắc lực khi tất cả triều thần tuyệt đối nghe lời một người duy nhứt. Bà không khi nào quên được bốn kẻ đã phá rối và cản bước tiến của bà.

Hai tháng sau ngày lễ tấn phong Hoàng hậu. Thái tử Lý Trung (con của Vương hậu) bị phế để Hoằng (con cả của Võ Hậu) lên thay . Hứa Kỉnh Tôn được phong làm Cấp Sự Trung , tối tối đến Tây môn để chờ lệnh Võ Hậu. Bà tin dùng hắn vì hắn rất rành luật lệ.

Bà coi hắn như chiếc roi dùng để đập lên đầu các triều thần bắt họ làm việc. Đối với bà, công việc là công việc, không thể xen tình cảm vào được .

Để thực hiện việc thống nhất chính quyền , bà thanh trừng những kẻ chống đối.

Toại Lương đã bị đổi đi xa, nhưng Vô Kỵ , Hàn và Lai vẫn còn trước mắt bà . Tuy Vô Kỵ chỉ đứng bên lề cuộc chống đối và giữ yên lặng, nhưng ông là người biết quá nhiều chuyện. Ông đã trải qua ba đời Vua : Cao Tổ, Thái Tôn và Cao Tôn . Hàn và Lai cũng không thực sự chống đối, họ chỉ là những lão thần quá thẳng thắn và cương nghị, không chịu theo bà ngay, nhưng bà cũng không chấp nhậu được. Bà không thích một triều đình lộn xộn, mỗi người một ý. Đã đến lúc bà củng cố thế lực, mọi người phải ngoan ngoãn tuân theo bà .

Trong ba người đó, Võ Hậu cảm thấy chỉ có Vô Kỵ là tay khó chơi nhất, vì ông là chỗ nương tựa của Cao Tôn, lại là một người thế lực rất lớn. Bà quyết định sẽ không triệt hạ ngay mà chỉ chặt hết các vây cánh của ông trước, cho đến khi ông cô thế bà mới ra tay. Quyết định này chứng tỏ tài năng chính trị của Võ Hậu rất dồi dào .

Hàn là người đầu tiên gây nên cớ để Võ Hậu triệt hạ : Ông đã dám xin tội cho Toại Lương . Việc Toại Lương bị biếm đi xa làm cho lương tâm ông không lúc nào được yên . Sau một năm chờ đợi, ông cảm thấy đã đến lúc phải làm bổn phận của một người bạn và nhiệm vụ của một quan đầu trào : xoá bỏ sự bất công đối với Toại Lương .

Là người thừa hưởng truyền thống bất khuất của đời vua trước, ông luôn luôn giữ vững lập trường, sẳn sàng chỉ trích Vua và mất chức nếu cần.

Trong khi tranh đấu cho Toại Lương được trở về, ông đã vào chầu và đọc một bài sớ rất dài, nhắc nhở Vua về nguyên tắc căn bản trong việc trị vì là phải trọng dụng các triều thần thẳng thắn, cương nghị ông nêu trong lịch sử những trường hợp nước mất nhà tan chỉ vì sự ra đi của các bậc trung thần.

Rồi ông kết luận : Dù Toại Lương có xúc phạm đến Bệ Hạ, y đã phải chịu hình phạt trong suốt một năm . Cúi xin Bệ Hạ hãy tha tội cho y .

Khi đọc sớ , có thể ông không biết là Võ Hậu đang ngồi phía sau bức màn. Hoặc ông biết mà không cần.

Nghe sớ xong, Cao Tôn nói :

- Trẫm rất tôn trọng những lời của khanh vừa nêu ra. Nhưng trẫm nghĩ khanh chỉ làm cho nội vụ thêm rắc rối . Trẫm biết Toại Lương thẳng thắn , nhung y lỗ mãng quá sức. Trẫm trừng phạt y không phải hay sao ?

Hàn trả lời :

- Tâu Bệ Hạ , thần lại nghĩ khác. Xây dựng một triều đại vững mạnh, công việc tiên quyết là phải chọn lựa và trọng dụng các hiền thần. Vấn đề là Bệ Hạ muốn dùng nhân tài hay các kẻ nô lệ. Người ta thường nói : một hạt cát có thể làm ngừng chạy cả bộ máy. Thần e rằng có vài cá nhân đang lợi dụng sơ hở để bôi lọ và khai trừ các công thần, phương hại đến toàn thể triều đình .

Những lời này công nhiên phỉ báng Võ Hậu. Bà không nói gì trong suốt buổi chầu, nhưng sự yên lặng của bà càng đáng sợ hơn.

Sồ phận của Hàn đã được quyết định .

Hẳn chúng ta còn nhớ, vị Thái tử trước là Lý Trung bị truất vào năm mười ba tuổi vì không có ai đỡ đầu. Trung chỉ là con một cung tần tầm thường được Vương hậu đem về nuôi . Nay Vương hậu đã chết, Trung hết chỗ nương tựa . Võ Hậu nghĩ ra một kế. Bà phao tin Trung muốn cướp ngôi và bịa ra một âm mưu soán nghịch. Sau đó bà ghép những người chống đối hoặc làm vướng chân bà vào âm mưu tưởng tượng đó.

Thế là mấy năm tiếp theo, mũi dùi chính trị tập trung vào cậu bé đáng thương mới mười mấy tuổi đầu này. Cậu luôn luôn bị theo dõi và sống lòng phập phòng lo sợ.

Đầu tiên Hàn và Lai bị ghép vào tội phản nghịch vì đã kết đảng với Lý Trung và mưu đồ nỗi dậy. Hàn bị đầy ra đảo Hải Nam còn Lai ra miệt Chiết Giang, tận bờ biển phía Đông để hai người có dịp suy ngẫm về những lỗi lầm của mình.

Vì Cao Tôn cũng đang muốn tránh mặt mấy vị đại thần đó, nên Vua rất hài lòng về việc này.

Hứa Kỉnh Tôn ngang nhiên làm thủ tục cho họ đi đầy không hề chứng minh tội trạng mà Vua cũng chẳng truy vấn. Giả thử âm mưu có thật thì Lý Trung đã không thoát khỏi Hoàng cung và hai ông đã bị đem ra xữ trảm.

Hứa Kỉnh Tôn không cần để ý đến chi tiết đó vì Võ Hậu là chỗ dựa vững chắc của hắn. Vô hình chung, hắn được ngồi vào chiếc ghế Thị Trung của họ Hàn.

Hứa Kỉnh Tôn chưa lấy thế làm hài lòng . Hắn điều nghiên tình hình rồi quả quyết rằng cuộc âm mưu phản loạn đã bắt đầu phát động tại Quí Châu và do Toại Lương cầm đầu.

Hắn còn bảo Hàn đã cố ý đưa Toại Lương ra Quí Châu để mưu đồ hoạt động.

Lần này Toại Lương bị đầy đi xa hơn nữa, tận Hà Nội - thuộc bán đảo Đông Dương - tách khỏi vùng đất văn minh .

Toại Lương bèn viết một bức thư cho Cao Tôn, kể lại chuyện Cao Tôn đã khóc ngất trong tay ông sau khi được phong làm vua trước linh cửu của Thái Tôn . Ông tỏ ỷ xin lỗi Vua về những lời xúc phạm và khẩn cầu Vua cho phép ông được trở về Trung Hoa, nhưng không thấy trả lời. Năm sau ông mất và được chôn tại Hà Nội. Hai người con trai của ông cũng lần lượt chết trong khoảng thời gian này.

Toại Lương, Hàn và Lai đã bị quật ngã.

Giờ đây chỉ còn lại mình Vô Kỵ . Ông cảm thấy điều bất tường sắp xảy ra nên ông dành hết thì giờ để viết nên một bộ sử về hai triều đại trước. Khi hoàn tất bộ sử gom làm mươi tập này, ông được vua ban thưởng hai ngàn cây lụa .

Rồi việc gì phải tới đã tới...

Mùa xuân năm 659 , Hứa Kỉnh Tôn thấy đã đến lúc phải dùng mọi phương pháp để buộc tội Vô Kỵ . Hắn lại dùng chiêu bài "Cuộc phản loạn của Lý Trung" để hại ông .

Cơ hội đã đến ...

Vô Kỵ có một người bạn họ Vi . Một hôm Vi bị bắt vì tội ăn hối lộ.

Hứa Kỉnh Tôn - hiện đã là Trung Thư Lệnh kiêm Trưởng quan Đại Lý Viện - bèn bảo Vi là nếu chịu vu cáo cho Vô Kỵ thì sẽ được tha, nhưng Vi không chịu. Sau nhiều cuộc tra tấn dã man, Vi vẫn một mực không chịu bán bạn cầu an. Sau Vi chịu không nỗi, bèn tìm cách tự sát . Thấy Vi sắp chết. Hứa Kỉnh Tôn tâu láo là Vi đã cung khai Vô Kỵ mới là đầu não của cuộc mưu phản, chứ không phải Toại Lương .

Được tin nầy, Cao Tôn rất xúc động .

Vua ra lệnh cho một vị quan khác là Viên Công Hữu điều tra lại. Nhưng Hữu lại chính là vây cánh của Hứa Kỉnh Tôn nên kết quả cuộc điều tra giống hệt như lời báo cáo của họ Hứa.

Cao Tôn vẫn không tin :

- Báo cáo láo ! Cậu ta không bao giờ lại làm việc đó. Làm như vậy ông có lợi gì ?

Hứa Kỉnh Tôn đã sắp sẵn câu trả lời :

- Tâu Bệ Hạ, ngày trước chính Vô Kỵ là người đề nghị lập Trung làm Thái Tử. Nay Trung lại truất, ông cảm thấy địa vị của mình bấp bênh nên phải tính kế. Vả lại ông là người luôn luôn chống đối Hoàng hậu, dĩ nhiên ông phải sợ mất chức, ông mưu đồ đưa Trung lên ngôi là để bảo tồn quyền lực hiện có.

Cao Tôn rất buồn vì bãi chức Vô Kỵ là tự chặt cánh tay phải. Vua lại do dự, không muốn ký giấy bắt giữ Vô Kỵ.

Vua thở dài :

- Ta rất xấu hổ về việc này. Người trong gia đình mà phải bắt bớ nhau.

Kỉnh Tôn nhấn mạnh thêm là phải bắt Vô Kỵ ngay vì ông có thế lực rất lớn. Biết sắp bị bắt, ông có thể hành động liều lĩnh.

Cao Tôn cũng cảm thấy không thể vì tình cảm riêng mà để gây hoạ lớn.

Tối hôm đó, trước mặt Võ Hậu, Cao Tôn đã ký lệnh bắt Vô Kỵ và biếm ông ra đất Quí Châu. Vô Kỵ là người góp phần vào việc tạo lập ra nhà Đường. Tên ông gắn liền với Thái Tôn . Vì vậy Cao Tôn cho phép ông giữ nguyên phẩm tước và ra lệnh cho các quan địa phương phải tiếp đón ông như bậc đại thần của triều đình.

Năm sau, Hứa Kỉnh Tôn sai Viên Công Hữu ra Quí Châu buộc Vô Kỵ phải khai những đồng loã , nhưng Vô Kỵ không chịu . Thấy đã hết chỗ dung thân, ông tự treo cổ.

Thế là bản cung khai của ông được gởi về triều. Dĩ nhiên đây chỉ là một bản cung khai giả mạo đã được viết ra lúc Hữu chưa đi Quí Châu.

Hữu còn có nhiệm vụ ra đảo Hải Nam để kiếm họ Hàn và ép ông tự sát. Nhưng khi y tới nơi, Hàn đã chết. Y bắt phải mở áo quan để y kiểm soát.

Gia đình Vô Kỵ và Hàn bị đuổi ra Quảng Đông để làm nô lệ .

Lúc đó Hoàng tử Lý Trung được mười tám tuổi . Chàng rất buồn khi thấy tên mình luôn luôn gắn liền với một âm mưu tưởng tượng, đã làm hại không biết bao nhiêu người. Chàng bị bắt và giáng xuống làm thứ dân, rồi bị đầy đi Quí Châu, nơi Vô Kỵ đã thở hơi cuối.

Sau khi chứng kiến những sự thật thê thảm, chàng luôn luôn sống trong lo âu . Chàng thường ăn mặc giả gái và thay đổi chỗ ngủ để tránh các cuộc ám sát có thể xảy ra. Nỗi lo âu càng ngày càng đè nặng tâm thần chàng khiến nhiều đêm chàng vùng dậy và bỏ chạy vì những giấc mơ hãi hùng.

Chàng thường nhờ thầy bói giải thích nhưng điềm mộng mị để biết mà đề phòng. Chàng càng ngày càng tiều tuỵ, cô độc...

Tuy nhiên, Võ Hậu vẫn không đả động đến chàng vì thấy chàng còn có thể dùng được việc.

Trong vòng năm năm, kể từ khi Võ Mị Nương lên ngôi Hoàng hậu, bốn đối thủ của bà đều đã bi triệt hạ : Toại Lương, Vô Kỵ, Hàn và Lai. Riêng ông Lai không phải do Võ Hậu giết, nhưng vì thất vọng và phẫn uất. Ông đã liều lĩnh xông pha ngoài mặt trận và bị giết. Giờ đây Võ Hậu tự do thao túng triều đình. Mọi việc đều theo đúng ý bà.

alt
Cậu Thật Hư Hỏng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Hào Môn
Thiếu Phụ Khuê Phòng Và Thiếu Gia Hắc Đạo
Ngôn tình Sắc, Đô Thị, 1x1
Hệ Thống Xuyên Không Dục Nữ
Ngôn tình Sắc, Xuyên Không, Cổ Đại
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc