https://truyensachay.net

Tố Hoa Ánh Nguyệt

Chương 104 - Tiếc Thay Danh Tiếng Bấy Nay (Hạ)

Trước Sau

đầu dòng
Trương Đồng cười hì hì bước qua:

- Phụ thân băn khoăn lắm đúng không? Để con san sẻ giúp cho.

Nàng đưa ra chủ ý thối:

- Kỳ thực tên Mãi Lư này không tệ, rất có hương vị quê cha đất tổ. Nếu thật không muốn gọi Mãi Lư, vậy gọi Tiểu Hắc cũng được, cha xem đôi mắt của bé Đại đen nhánh, rất đẹp đó.

Bé Đại đang nằm trên giường gạch, cha bé cầm trống bỏi chơi với bé, mẹ bé mỉm cười nhìn bé, trò chuyện với bé. Hai mắt bé chuyển động theo trống bỏi, thỉnh thoảng bé còn há cái miệng nhỏ nhắn chưa có răng cười ngây thơ.

Cha bé là cao thủ võ lâm, hiếm khi vừa chơi đùa với bé vừa chậm rãi nói chuyện với cô cô bé:

- Suy nghĩ của muội kỳ quái lắm, mắt hài tử đen nhánh rất đẹp thì nhũ danh chẳng phải là A Mặc sao? A Mặc tuy không tốt nhưng miễn cưỡng cũng có thể nghe được.

Phó Vanh cúi đầu hôn khuôn mặt nhỏ nhắn của nhi tử, dịu dàng cười:

- Đồng Đồng không phải vẫn đang nhớ lừa nhỏ chứ? Lừa nhỏ gọi Tiểu Hắc rất thích hợp.

Trương Đồng lắc lư chạy tới:

- Không phải không phải, nếu là lừa nhỏ thì nên gọi Tiểu Hoa mới phải, cũng có thể gọi là Tiểu Khôi. Đại tẩu, các hiệp nữ trong thoại bản đều cưỡi lừa, lừa rất không tệ!

Du Nhiên kéo Trương Đồng qua, mỉm cười nói:

- Bé Đại của chúng ta long tư phượng chất, so với thiên lý mã còn ngại chưa đủ nữa là. Đồng Đồng con đừng có đưa ra chủ ý bậy bạ nữa, hễ cái gì liên quan tới lừa, bé Đại của chúng ta đều không cần.

- Là vậy à.

Trương Đồng tinh nghịch chớp chớp mắt, nhanh như chớp chạy đến bên cạnh Trương Tịnh ngồi đàng hoàng, yên tĩnh. Trương Tịnh không nỡ lạnh nhạt ái nữ, bèn cầm từ điển qua cùng nàng xem. Trương Đồng lại hăng hái, cùng Trương Tịnh lục lọi từ điển, chẳng qua thấy chữ nào mang theo chữ Mã hoặc chữ Hộ bên cạnh đều không suy xét tới.

Buổi tối về phòng, Du Nhiên mỉm cười giục:

- Ca ca mau quyết định đi, nếu không, Đồng Đồng không biết còn nảy ra ý niệm cổ quái gì nữa. Thật sự không được, vậy để ta đặt một cái nhé? Ca ca, ta rất có học vấn đó, tên nghĩ ra chắc chắn vừa tao nhã vừa hùng hồn.

Trương Tịnh nghiêm túc nói đạo lý:

- Tên A Kình A Mại đều do nàng đặt, tên Đồng Đồng cũng do nàng đặt, lần này tên của bé Đại đến lượt ca ca đặt. A Du, tên của ba tôn tử và tôn nữ đầu đều do ca ca đặt.

- Vậy đứa thứ tư thì sao?

Du Nhiên cười hỏi.

Trương Tịnh nắm lấy tay bà khẽ hôn lên, khẳng khái hào phóng đáp ứng:

- Từ đứa thứ tư trở đi đều do A Du đặt! Lúc nào A Du đặt chán mới giao cho ca ca.

Du Nhiên cười ngã vào lòng Trương Tịnh. A Kình, A Mại đáng thương, Vanh Vanh, A Trì đáng thương, tác phẩm của mình mà mình không có quyền đặt tên!

Vì đại danh vừa vang dội vừa hùng hồn của bé Đại mà Trương Tịnh vùi đầu lật từ điển không ít lần. Đây là lần đầu tiên trong đời Trương Tịnh đặt tên cho tôn tử nên vô cùng thận trọng, thật lâu cũng chưa quyết định.

Ngày hai mươi lăm tháng mười một, thái giám trong cung tới truyền khẩu dụ của Hoàng đế:

- Ban tên Trương Độ. Độ, chính là pháp chế vậy.

Không chỉ có khẩu dụ mà còn có tên do ngự bút thân đề: hai chữ to như rồng bay phượng múa, bút lực dồi dào – Trương Độ.

Trương Tịnh khách khí tiếp đãi rồi tiễn thái giám đi. Sau đó, Trương Tịnh đen mặt. Hoàng đế ban tên đương nhiên là một loại vinh hạnh to lớn, bao nhiêu người ước ao mà không được. Chẳng qua, đối với Trương Tịnh, người đã sắp lật nát từ điển mà nói thì đả kích này cũng thật sự rất lớn.

Sư công thông cảm vỗ vỗ Trương Tịnh:

- Bất kể chọn trúng cái gì, hạ thủ cũng phải nhanh. Đồ nhi, sư phụ ban đầu vừa nhìn thấy con liền nhanh chóng thu làm đồ đệ, sợ bị người khác cướp mất.

A Tịnh con muốn đặt tên cho bé Đại cũng phải nhanh nhanh chút. Nhìn xem, bị Hoàng đế giành trước rồi.

Ông ngoại rất hiếm khi cùng giọng điệu với sư công:

- Rất đúng, ‘Cành hoa nên bẻ, bẻ đi. Đừng chờ hoa hết, bẻ gì cành không.’ (trích bài ‘Kim lũ y’ của Đỗ Thu Nương, Trần Trọng Kim dịch)

Đần quá, ta bảo “Trương Doãn” mà không nghe. Bây giờ thì hay, thành “Trương Độ” mất rồi.

Du Nhiên mỉm cười:

- Pháp chế tốt mà, tuân kỷ thủ pháp (tuân thủ kỷ luật và luật pháp) chính là bổn phận của chúng ta, vô cùng vững chắc.

Bình Bắc hầu phủ đã đến đời thứ ba, “độ bất khả cải” (mức độ không thể thay đổi) là rất tốt rất tốt.

Vợ chồng Trương Kình và Phó Vanh vô cùng biết quan tâm:

- Phụ thân nên đặt tên gì thì cứ đặt tên đó cho bé Đại. Bé Đại còn nhũ danh, tên tự, tên hiệu đều phiền người đặt giúp.

Trương Tịnh sắc mặt dịu lại, tiếp tục vùi đầu lật từ điển.

Trương Mại thêm dầu vào lửa:

- Chỉ xem cho bé Đại sao được, còn một đứa nữa đây này! Phụ thân, phiền người cũng tìm tên cho tiểu Nhị luôn đi.

Trương Tịnh ngẩng đầu, hơi do dự:

- Vẫn chưa biết là nam hay nữ………

Lời còn chưa dứt, sư công đã la lên:

- Là nam! Nhất định là tiểu A Mại!

Đây không phải nói nhảm sao, là tiểu A Mại thì ta mới có thể dạy nó thành tuyệt đỉnh cao thủ, hiểu không?

Ông ngoại vẫn không khác biệt, gật đầu đồng ý:

- Rất đúng! Nhất định là bé trai!

Tiểu cô nương đương nhiên cũng tốt, chẳng qua người chống đỡ môn hộ vẫn phải là nam tử. Vả lại, cô nương sau khi lớn lên dù sao cũng phải xuất giá, khiến cho trưởng bối rất đau lòng______hôn kỳ của Trương Đồng càng gần thì ông ngoại càng có ý nghĩ này.

Trương Đồng do dự nói:

- Sao sư công và ông ngoại đều muốn bé trai thế? Chất nữ giống cô cô mà, sinh một tiểu cô nương giống con như đúc chẳng phải rất tốt sao.

Trương Mại lịch sự phản đối:

- Bất kể nhi tử hay khuê nữ, tụi con đều thích. Nhưng nếu là khuê nữ thì giống mẹ nó mới tốt chứ cần gì giống cô cô.

- Nhị ca ghét bỏ con.

Trương Đồng chạy đến ôm Du Nhiên nói dỗi. Du Nhiên mỉm cười khẽ vuốt tóc mai nàng, nha đầu ngốc, chất nữ không giống con, khuê nữ giống con là được chứ gì? Nghĩ đến tiểu nữ nhi yêu thương nhất sắp xuất giá, trong lòng bà vô cùng không nỡ.

Lúc Trương Mại về Ngụy quốc công phủ, sư công và Trương Đồng đều hăng hái đi theo:

- Đi xem tiểu cô nương.

- Đi thăm hỏi nhị tẩu.

Cả hai đều nhớ nhung A Trì.

Ba người đến Ngụy quốc công phủ đúng lúc cả nhà Từ Sâm đều ở đây. Từ Tốn kiểm tra bài học của hai đệ đệ, Lục Vân cúi đầu viết thực đơn, Từ Sâm rảnh rỗi nhất, bóc vỏ cam cho A Trì.

A Trì mặc y phục rộng rãi tiện lợi, khoan thai điềm tĩnh ngồi trên ghế chạm trổ hoa hồng. Tóc nàng đen như mực, khuôn mặt trắng trẻo phớt hồng, đôi con ngươi như làn thu thủy mang ý cười nhẹ nhàng, tuy đang mang thai nhưng vẫn xinh đẹp khiến người ta tim đập thình thịch.

Trương Đồng kéo sư công:

- Thai phụ như nhị tẩu, thật thích.

Cha Từ thương nữ nhi, mẹ Từ giỏi quản gia, Từ ca văn nhã, Từ đệ hoạt bát, người một nhà hòa thuận vui vẻ biết mấy.

Sư công nháy mắt ra hiệu với Trương Đồng:

- Đồng Đồng, con sau này cũng sẽ như vậy, có biết không?

Trương Đồng ở trước mặt sư công không hề thẹn thùng, suy nghĩ một chút bèn trịnh trọng gật đầu:

- Ý kiến này không tệ.

Sư công cười hì hì đồng ý:

- Tiểu tử Chung Hoành kia nếu không nghe lời, sư công sẽ giúp con đánh hắn, đảm bảo đánh cho hắn ngoan ngoãn phục tùng mới thôi.

Từ khi hai người đính hôn, sư công lần đầu tiên đích thân dạy Chung Hoành học võ. Phải biết rằng, kể từ khi thu đệ tử thiên tài như Trương Tịnh, khẩu vị của sư công đã được dưỡng rất cao, không dễ dàng dạy người. Chung Hoành đẹp thì có đẹp nhưng thiên phú tập võ bình thường, nếu không phải vì Đồng Đồng, sư công liếc cũng không thèm liếc hắn.

Người hai nhà gặp nhau chào hỏi, hai mắt Từ Thuật, Từ Dật sáng lấp lánh nhìn Trương Mại và sư công. Tỷ phu và lão công công râu bạc chơi vui nhất! Sư công không làm bọn chúng thất vọng, mỗi tay dắt một đứa theo sau Trương Đồng, bốn ông cháu đến hậu viện xem chó săn.

Trương Mại tự tay rót trà nóng cho Từ Sâm, ân cần cảm tạ:

- Con thường xuyên không ở nhà, may có nhạc phụ và nhạc mẫu theo giúp A Trì. Nhạc phụ không biết chứ, thân con ở bên ngoài mà lòng thì chỉ nhớ trong nhà, sợ A Trì buồn chán.

Trọng Khải quen nói mấy lời dễ nghe! A Trì liếc Trương Mại quở trách, sóng mắt đong đưa quyến rũ. Trương Mại nghiêm túc trừng lại, Nhất Nhất nàng hiện giờ thế này, chúng ta không thể làm cái kia mà nàng còn quyến rũ ta như vậy, thật không phúc hậu!

Trong lòng vợ chồng Từ Sâm khỏi phải nói có bao nhiêu vui vẻ. Lục Vân mỉm cười hỏi:

- Trọng Khải buổi tối muốn ăn món Sơn Đông hay món Hà Nam, ta viết thực đơn luôn.

Trương Mại vội nói:

- A Trì ăn gì con ăn đó. Nàng mang thai, hết thảy đều lấy nàng làm chủ.

Từ Sâm bóc quả cam đưa cho hắn:

- Trọng Khải, rất ngọt.

Trương Mại vội nhận lấy nếm thử một miếng:

- Ngọt như mật như đường vậy.

Khiến nhạc phụ nhạc mẫu vô cùng vui vẻ.

Từ Tốn lặng lẽ hỏi Trương Mại:

- Muội phu, làm con rể đều là như vậy sao?

Trương Mại mỉm cười:

- Cữu huynh, nếu trong lòng nam nhân cực kỳ yêu thê tử thì tự nhiên sẽ như thế.

Khi rất thích một người, tự nhiên sẽ yêu ai yêu cả đường đi lối về. Người sinh ra nàng nuôi dưỡng nàng, sao lại không kính trọng, không hiếu thuận được.

Từ Tốn hiểu ra, trong đôi mắt hiện lên vẻ ngượng ngùng.

Sau bữa tối, Từ Sâm dẫn theo vợ con cáo từ rời đi, Trương Đồng thì thà thì thầm riêng tư với A Trì thật lâu:

- Phụ thân cũng đang xem tên cho tiểu Nhị đó, nhất thiết muốn tìm một cái tên kinh thiên địa, động quỷ thần mới được.

Sư công yêu cầu:

- Không phải muốn gảy đàn cho em bé nghe sao, chúng ta cũng nhân tiện nghe thử.

Hài tử phải dạy từ trong bào thai, tiểu A Mại là của ta, không cho phép người khác dạy hư, không để nó nghe mấy khúc tào lao được.

Trương Mại đắc ý nói:

- Sư công, con mới sáng tác “Cục cưng khúc”, người thưởng thức xem.

Sư công mừng rỡ:

- Sáng tác riêng cho em bé, tốt lắm tốt lắm.

Giai điệu trong sáng uyển chuyển, nhẹ nhàng hoạt bát, sư công nghe mà cười khẽ.

Sư công và Đồng Đồng rất biết điều, nấn ná một hồi liền cáo từ về Bình Bắc hầu phủ. Trương Mại và A Trì luôn bốn mắt nhìn nhau, triền miên lưu luyến, bọn họ quả thật không tiện ở lâu.

- Hôm nay có buồn chán không?

Bàn tay to của Trương Mại đặt trên bụng hơi nhô ra của A Trì, dịu dàng hỏi. Không biết là hỏi cục cưng hay hỏi mẹ cục cưng nữa.

A Trì thoải mái cười:

- Không buồn chán, mẹ sáng sớm đã qua đây với ta rồi.

Lúc mang thai có mẹ ruột theo bên cạnh, thật vô cùng an tâm.

- Có nhớ ta không?

Bàn tay to của Trương Mại vẫn vuốt ve bụng, nhẹ nhàng đặt một nụ hôn ngọt ngào trên mặt tiểu thê tử.

A Trì cười khúc khích:

- Nhớ. Nhớ tới bảy tám chục lần đó.

Trương Mại bất mãn:

- Ít vậy. Người ta nhớ nàng cả trăm cả ngàn lần đây này.

A Trì nghi ngờ nhìn hắn. Trong một ngày mà nhớ ta cả trăm cả ngàn lần, Trọng Khải, chàng có cần đi làm không, có cần xã giao không?

A Trì yêu cầu:

- Sau này phải nhớ ta ít đi vài lần. Không cần nhiều như vậy, nhớ ba mươi năm mươi lần là đủ rồi.

Trương Mại đỏ mặt:

- Ba mươi năm mươi lần sao được, không đủ nhét kẽ răng nữa là.

Chàng rốt cục đang nghĩ cái gì? A Trì tóm Trương Mại, đánh cho một trận.

Cuối tháng mười một, Nghiêm Khánh nhi tử của Nghiêm thủ phụ luân phiên bị ngự sử buộc tội. Ban đầu chẳng qua là buộc những tội như “đòi hối lộ” “tang mẫu uống rượu”, về sau càng ngày càng nghiêm trọng, đã tiến triển đến những tội danh nguy hiểm như “phạm thượng” “thông đồng với giặc”.

Lần thay phiên buộc tội này cực kỳ mãnh liệt, đến đầu tháng mười hai, Hoàng đế giận dữ, ra lệnh hạ ngục Nghiêm Khánh, các quan hội thẩm.

alt
Trò Chơi Ái Tình
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Cậu Thật Hư Hỏng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Hào Môn
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc