https://truyensachay.net

Võ Lâm Ngũ Bá

Chương 53: Bên Hồ Hổ Dữ

Trước Sau

đầu dòng
Sau thảm kịch đốt phá thị trấn Thanh Ngư vừa rồi, danh tiếng hung ác của Ngũ Hổ nơi Thái Hồ vang dậy khắp gần xa.

Nghi Hưng phủ sau cơn thất bại nặng nề đâu dễ bỏ qua, liền phái một viên Thống Chế thống lãnh một ngàn quân binh vào hồ để tảo trừ Ngũ Hổ.

Nhưng đám thủy khấu Thái Hồ chẳng chút nao núng, chia quân mai phục sẵn mọi nơi hiểm yếu chờ cho đám quân binh đi sâu vào vòng vây lập tức dưới đáy hồ nhô lên vô số thủy quỷ.

Thủy quỷ chính là một số đồng đảng bọn cướp rành nghề lội lặn, bám vào đục thủng đáy thuyền của quan binh.

Nước hồ theo lỗ hổng tràn vào thuyền như thác trào.

Đám quân binh không thiện về môn thủy chiến, thấy thuyền bị thủng đáy sắp chìm đã hốt hoảng quýnh quíu chân tay, đâu còn lòng dạ chiến đấu nữa . Thêm vào dọc theo bờ hồ, trong đám lau sậy um tùm, những họng thạch pháo khạc ra từng loạt đá cát tro vôi, đồng thời đoàn quân thủy khấu mai phục cung nỏ, cũng bắn tên ra như mưa bấc, tập kích vào hai bên hông của đoàn quan binh, khiến cho quan binh lớp chết lớp rơi xuống hồ mười phần hết bảy tám.

Tiếp theo đấy, gã Đại đầu lãnh là Bạch Các Hổ Thường Thông hợp với Nhị đầu lãnh Huỳnh Diện Hổ Tang Nhân, thân hành cỡi chiếc thuyền nhẹ xung phong ra đánh giết đám quân binh còn lại.

Vị Thống Chế cầm đầu đám quân binh, chống cự không tới ba hiệp là bị Thường Thông một đao chém rơi xuống nước.

Đoàn quan binh như rắn mất đầu, hoảng hốt tranh nhau tìm đường tẩu thoát, nhưng kẹt vào giữa vòng vây trùng điệp. Không một tên nào chạy thoát được, rốt cuộc đều bị giặc, lớp giết, lớp bắt sống, chẳng chừa một móng.

Không đầy một ngày trời mà trên một ngàn binh đều bị bọn cướp tiêu diệt.

Sau cuộc thất bại nặng nề nầy, Nghi Hưng Phủ không còn dám bén mảng vào vùng Thái Hồ để tấn công bọn cướp nữa.

Thái Hồ Ngũ Hổ được thế càng hung hăng, ra tối hậu thơ cho dân chúng trong trấn Ô Kiều và bốn trấn khác, hạn định nội đêm nay phải cống dâng gái trai cùng tài vật tới bên hồ, bằng trái lịnh chúng sẽ đạp xóm làng thành bình địa, gà chó chẳng chừa.

Chỉ đáng tội cho đám bá tánh bốn trấn còn lại, qua cơn khói lửa binh đao đã xơ xác nghèo nàn còn tiền bạc đâu nữa mà dâng ?

Thêm vào bọn cướp nhất định một số nam nô nữ tì, mà kẻ làm cha mẹ trên đời có ai lại đành lòng dứt bỏ con mình, để đưa cho cường địch được.

Thế lực bọn cướp hung hăng hoành hành, quan binh chánh quyền lại bất lực, nên đám bá tánh chỉ còn có cách đào vong lưu linh khổ sở.

Hoàng Dược Sư nghe bọn họ thuật lại xong, máu nóng dâng tràn, khí hùng sôi động nhưng tính tình chàng rất cổ quái, trong lòng dù đã giận cực cùng, mà trái tai thay, chàng lại buông tiếng cười ha hả như xé ruột, đoạn bảo :

- Hay quá đi mất ! Chả trách bọn thủy khấu hung hăng như thế ! Té ra bọn chúng còn có mấy tên đầu sỏ chỉ huy, các vị hãy yên lòng trở về thôn trấn !

Trong vòng ba ngày, tôi sẽ túm trọn ổ cái mà quí vị gọi là "Thái Hồ Ngũ Hổ" , và sẽ đem về đây treo sống trên ngọn cây cảo mặt mình cho quí vị banh da xẻ thịt nó ra cho hả tức.

Mọi người nghe Hoàng Dược Sư nói một cách quả quyết như thế, và lại thấy chàng tay không mà có thể đứng xa nhổ được cây lớn, nên cũng tin tưởng phần nào !

Họ đồng "ồ !" lên một tiếng khâm phục rồi rầm rộ kẻ đẩy xe gánh gồng, kéo nhau trở vào thị trấn Ô Kiều;

Hoàng Dược Sư cũng theo chân cụ già và cậu bé lúc nãy về nhà tạm trú đôi ngày.

Cụ già ấy rên Võ Trọng Thuấn, là một nho sĩ ở đất Ô Kiều, mọi người thấy cụ ta đức độ tài ba nên kính mến, phục tùng theo bực trưởng lão trong làng.

Hoàng Dược Sư cũng là người đọc sách nên một gìa một trẻ, câu chuyện lại qua rất ý hợp tâm đầu.

Qua sự chuyện trò Hoàng Dược Sư biết đứa bé kháu khỉnh, thông minh linh lợi kia tên Võ Hồng Quang năm nay mới vừa chín tuổi đầu.

Hoàng Dược Sư lần đến Hoa Sơn đầu tiên, thâu nhận đồ đệ là Khúc Thắng tức Khúc Linh Thông. Chàng thấy đưa bé Võ Hồng Quang, tuổi tuy còn bé mà bạo dạn chững chạc, trong lòng rất yếu mến, có ý muốn thâu nhận cậu bé làm đồ đệ, định bụng sau khi khắc phục được Ngũ Hổ Thái Hồ sẽ bàn đến chuyện ấy.

Đêm ấy Hoàng Dược Sư lưu ngụ tại nhà Võ Trọng Thuấn, sau khi dùng cơm tối lót dạ xong, bèn đứng dậy cười và nói với Võ Trọng Thuấn :

- Bây giờ tôi phải đi bắt sống Ngũ Hổ, ông nên cho mọi người hay, cứ yên tâm ngủ kỹ, mọi việc tôi lo liệu hộ cho.

Võ Trọng Thuấn tuy môi vâng dạ bên ngoài, nhưng trong lòng áy náy không yên.

Hoàng Dược Sư thấy vậy khẽ mĩm cười, thoắt một cái đã tung mình vào bóng đêm mất dạng.

Lờ mờ trong bóng đêm, đối diện với bờ hồ, xa xa là ngọn núi Kim Đà và Mạc Lý, một chiếc bờ đê phẳng tắp với hai hàng cây Công Tôn âm u, trong bụng Hoàng Dược Sư đã sẵn mưu thần. Chàng nhãy phóc lên ngọn cây Công Tôn, rảo mắt nhìn soát khắp ba mặt hồ.

Vì theo như lời Võ Trọng Thuấn nói thì hôm nay là kỳ hạn cuối cùng của bọn với trấn Ô Kiều yêu sách giao tráng nam, thiếu nữ cùng tài vật đóng góp cho chúng.

Bọn Ngũ Hổ Thái Hồ vì uy tín của đảng, đêm nay tất thế nào cũng phái người lại, bất luận là bá tánh trong thị trấn đào vong hay không, chúng cũng giở thủ đoạn đốt phá cửa nhà của dân chúng để thị uy với bá tánh nơi trấn khác. Nên Hoàng Dược Sư mới tương kế tựu kế, núp kín trên ngọn cây để đợi chờ.

Lúc chàng đến bờ hồ thì đã canh hai, vầng trăng từ mỏm núi đã nhô dần lên đỉnh đầu trời trở sang canh ba, trên mặt hồ sóng nước tí tấp bao la bỗng nhô lên một đội tiểu thuyền, đầu đuôi nối tiếp nhau có trên ba mươi chiếc, loại thon nhỏ ấy chẳng có mui, trên mỗi thuyền nhỏ chen chúc ngồi ít nhất là bảy tám người, nói một cách rõ ràng hơn là đoàn thuyền ấy chở có trên ba trăm người !

Quả đúng như sự ước đoán của Hoàng Dược Sư, bọn thủy khấu đã huy động đại đội binh tướng định kéo lên bờ trổ tài cướp đoạt.

Chàng nín hơi chờ đợi, nhìn thấy đội tiểu thuyền ấy đã có chiếc cặp lên bờ hồ. Chàng tự nhủ là đã đến lúc biểu lộng thân pháp của mình, liền nhô mình lên khỏi ngọn cây, sử dụng Phách Không Chưởng lực, hai tay đẩy mạnh về phía bờ hồ.

Đêm ấy, chỉ có gió nhẹ lai rai, mặt nước trên hồ vốn phẳng lặng như gương, nhưng khi thần lực Phách Không Chưởng vừa bay ra tức thì "ầm !" một tiếng như sấm bủa mặt hồ, chưởng phong xoáy vào lòng hồ tạo thành một con trốt nước vĩ đại, sống nước dâng cao, ào ạt như cuồng phong biển động.

Bốn chiếc tiểu thuyền đang bơi gần bên xoáy nước bị cuốn lật nhào, trên mười tên thủy khấu trong thuyền chìm lỉm trong đáy nước.

Một biến cố bất ngờ và kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng của đám cướp hồ, trật tự của đoàn thuyền nhất thời bị xáo trộn.

Cũng may là bọn cướp vừa bị chìm xuống, tên nào cũng tinh thông thủy tánh, vả lại gần bờ, nước không sâu lắm, chỉ một chốc sau là chúng đã lổm ngổm nổi lên, nhưng gươm , đao, cung tên, đều rớt mất dưới nước, quần áo lại ướt nhem, trông rất tiều tụy mười phần.

Hoàng Dược Sư núp trên ngọn cây thấy bọn cướp hoảng khiếp dồn cục nhau một chỗ không khỏi thích ý, buồn cười trong lòng.

Chàng vẫn im lìm chẳng lên tiếng, chờ cho bọn cướp đã lập lại phần nào trật tự cho đội ngũ, bơi thuyền cập sát bờ hồ. Chàng lại chầm chậm hai tay vạch vào khoảng không một vòng tròn , áp dụng Phách Không Chưởng lần nữa để phá bầy thủy khấu.

Lần này chàng dùng sức hơi mạnh, nên Phách Không Chưởng vừa phát ra liền kêu "ầm !" một tiếng cực kỳ chát chúa, lùng bùng lỗ tai.

Mặt hồ lập tức bị nứt đôi ra thành một xoáy nước, đường kính rộng độ ba trượng, ngọn sóng bủa cao như một bức tường nước vĩ đại, lại thêm bốn chiếc tiểu thuyền bị cuốn vào xoáy nước chìm lỉm.

Bọn cướp trên thuyền rớt lõm bõm xuống hồ, khiến bọn chúng kinh hoàng kêu lên ơi ới vang động khắp đêm sâu !

Thuyền giặc chưa cập bến, đã trước sau liên tiếp chìm hết tám chiếc, tuy không có người chết đuối nhưng bọn cướp đã có nhiều đứa thất đảm kinh hồn.

Trong bọn có một tên thủy khấu da mặt sần sùi có lát, dáng chừng như là một đầu mục, oang oang la lên :

- Không xong ! Hôm nay chúng ta đã xâm phạm đến vị thần của hồ này rồi, nếu không sao lại có việc huyền hoặc như thế, bên bờ hồ bỗng nhiên cuộn sóng lớn, nhận chìm thuyền chúng ta luôn hai lượt vậy ?

Lúc thuyền chỉ huy của thủy khấu cũng vừa đến, trên đầu thuyền có một gã mặt đầy vết sẹo đang đứng quan sát tình hình, đúng là Thường Diện Hổ Tiêu Tín, một trong Ngũ Hổ của Thái Hồ.

Gã trỏ miệng vào khoang thuyền ra lịnh :

- Hoắc lão tam ! Mau đứng dậy ra đây, đốt giấy tiền vàng bạc để dâng thần. Có lẽ Thần Hồ nổi giận ra uy đấy !

Tiêu Tín nói dứt lời, từ trong khoang thuyền liền bước ra một người, thân hình vạm vở cao lớn. Tên đại hán hình dạng rất quái dị, râu tóc đều hoe đỏ, bên râu lại có một bệt son đỏ thấm, mắt cọp, mũi ưng, mới nhìn qua cũng biết là một ma tinh giết người chẳng gớm tay, sau lưng đeo một thanh đao Ngũ Lâm dày cộm. Gã trợn mắt trắng sát nhìn lên bờ và cất tiếng ồm ồm :

- Bây đâu, đem giấy vàng bạc ra đây !

Gã vừa rồi chính là đầu lĩnh thứ ba của Ngũ Hổ Thái Hồ, tên Xích Mao Hổ Hoắc Cang.

Hai tên thủy khấu nghe chủ soái kêu vội dạ lên một tiếng, chui vào khoang thuyền, đem ra hai bó giấy vàng bạc treo nơi đầu thuyền rồi nổi lửa đốt lên để tống quái, còn trịnh trọng đốt thêm một giây pháo lớn.

Hoàng Dược Sư thấy bọn thủy khấu mê tín dị đoan sì sụp lễ bái suýt bật cười thành tiếng, nhưng chàng cố dằn lại, chờ cho tiếng nổ dứt, lại dùng song chưởng vào khoảng không, phát ra một sức mạnh Phách Không Chưởng, vạc đôi mặt hồ, nhận chìm thêm hai tiểu thuyền của đám cướp.

Hai tên đầu lĩnh Thuờng Diện Hổ và Xích Mao Hổ, liền hiểu ngay sự tình, chúng cả giận quát to lên :

- Tên tiểu tử man rợ nào dám đến đây vuốt râu hùm, giở trò ám toán hèn hạ thế ?

Miệng chưa dứt lời, hai tay trước sau mò vào túi da cá rút ra mười hai ngọn phi tiêu, lẹ làng phóng trở ra theo lối liên chu thủ pháp, tấn công về phía hàng cây Công Tôn nơi Hoàng Dược Sư đang núp.

Nào ngờ mười hai mũi phi tiêu vừa phát ra chưa bao xa thì trên đầu ngọn cây liền nhô lên một bóng người nhẹ nhàng phất tay ra, và lạ thay mười hai ngọn phi tiêu của Xích Mao Hổ và Thường Diện Hổ tự động quay đầu trở mũi bay trở lại thuyền giặc, liền " phập ! phập" ghim nhào hết sáu bẩy tên đồng bọn trên thuyền.

Ky dư nhiều mũi không trúng ai, bay cắm sâu vào ván thuyền lút hơn mấy mươi phân.

Đoàn thủy khấu thất sắc nhìn nhau, tiếp theo đấy có tiếng nhẹ nhàng như tiếng lá rụng, bóng xanh của Hoàng Dược Sư đã thấp thoáng hiện lên trên thuyền.

Bọn cướp kinh hãi kêu lên :

- Chu choa ! Thần hồ gia gia đã hiển thánh kia kìa !

Thương Diệu Hổ quát to :

- Không phải thần thánh đâu ! Này thằng kia mi là dân xứ nào to gan lớn mật dám đến đây chống đối với Ngũ Hổ Thái Hồ chứ ?

Hoàng Dược Sư cười gằn đáp :

- Đám cẩu tặc mù quáng kia ! Cậy vào đâu mà dám xưng danh Ngũ Hổ, thứ loài chuột nhắt nhà bây dù liệt vào hàng mèo cũng chưa xứng nữa là khác ? Khôn hồn hãy mau quay trở lại núp kín vào ổ, đặt chân lên đất Ô Kiều là chết cả lũ đấy !

Thường Diện, Xích Mao, hai hổ đều cả giận đồng quát lên :

- Đồ tồi ! Mi dùng tà pháp nhận chìm thuyền của chúng ta .

Chưa nói dứt lời, Đào Hoa đảo chủ đã tung mình nhãy lên đầu thuyền, thân pháp nhanh chóng không sao so sánh được.

Thường Diện Hổ nghênh thanh Ngư lân đao, Xích Mao Hổ hờm sẵn cây kích Đồng giãn, định đón đối phương lại.

Nhưng Đào Hoa đảo chủ đâu phải là nhân vật tầm thường như chúng, bóng xanh thoắt một cái trước mắt, binh khí trên tay đã bị đoạt đi từ lúc nào, "kình" "coong" hai tiếng vang lên, một đôi đao và một đôi giãn đã bị Hoàng Dược Sư bẻ thành sáu khúc, rơi loảng xoảng trên khoang thuyền, tiếp theo đấy chúng cảm thấy nơi eo lưng nhói buốt một cái, mỗi tên trúng phải hai chỉ của đối phương điểm vào yếu huyệt khiến thân hình mềm nhũn ra như một khối bùn, không còn sức lực gì cả té nhào trên thuyền .

Hoàng Dược Sư hai tay túm lấy gáy hai người như chim ưng chộp chuột, giở hỏng lên cao, chẳng chút phí sức bao nhiêu.

Đồng bọn còn lại không khỏi giật mình kinh hoảng, nhất tề vũ lộng khí giới đến cứu chủ tướng.

Đào Hoa đảo chủ vung hai người quay tròn một vòng và quát lớn :

- Chúng bây đứa nào to gan thì lên đây, ta giết chết hai thằng khốn này tức khắc.

Bọn cướp quả nhiên hoảng sợ, không một tên nào dám tiến lên.

Hoàng Dược Sư ném mạnh hai người xuống sàn thuyền rồi cười nhạt bảo :

- Hai thằng vô dụng chó chết, chúng bây mà cũng dám ra tay với ta, dù chúng bây có khổ luyện thêm một trăm năm nữa cũng chẳng làm gì được. Ta muốn lấy mạng bây như lấy đồ trong túi, nhưng ta không thích giết một hai đứa mà muốn cả bọn chúng bây từ thằng giặc con cho đến lão đầu lỉnh, kéo một lượt đến đây để ta giết cho đã tay. Ta hứa với đám cẩu tặc chúng bây là : Một chẳng cần đao kiếm, hai chẳng dụng ám khí, ba chẳng thèm ra tay mà làm cho chúng bay chết hết nghe rõ chưa ?

Tiếng nói của Hoàng Dược Sư tuy không lớn lắm, nhưng chàng áp dụng môn "Truyền thanh nhập mật" dùng nội công phát ra, nên tất cả trên mấy mươi chiếc thuyền lớn nhỏ trên mặt hồ, bất luận cách xa hay ở gần đều nghe rất rõ ràng là Hoàng Dược Sư định làm cỏ toàn thể bọn chúng mà chẳng dùng đến đao thương ám khí cũng chẳng ra tay đánh đá, thật là chuyện lạ ngàn năm, chẳng lẽ gã áo xanh họ Hoàng kia là thánh sống hay sao ?

Nhưng sự việc xảy ra trước mắt quá rõ ràng, chỉ nháy mắt mà gã họ Hoàng đã hạ hai tên đầu lĩnh của chúng một cách dễ dàng , dù không tin cũng phải tin, tên nào tên nấy mặt mày xám xanh như tro, ngẩn ngơ như tượng chết.

Hoàng Dược Sư nói xong liền "hừm !" một tiếng oai dũng giơ chân đá vào mông hai tên giặc chúa té lộn mèo trở vào khoang thuyền đánh "phịch" hai tiếng rất lớn.

Và kỳ lạ thay cái đá của Đào Hoa đảo chủ vừa rồi Thường Diện, Xích Mao hai Hổ cảm thấy huyệt đạo được giải tỏa, tay chân cử động trở lại như thường.

Hoàng Dược Sư sau khi giải huyệt cho hai người xong liền tung mình nhãy vút lên bờ, thoăn thoắt vài cái nhún mình đã biến mất vào bóng đêm !

Xích Mao Hổ, Thương Diện Hổ vừa giận vừa sợ, vội ra lịnh cho đồng đảng quay thuyền trở về sào huyệt.

Hoàng Dược Sư về đến trấn Ô Kiều thì trời đã mới điểm canh tư, chàng lặng lẽ chui vào nhà Võ Trọng Thuấn tìm chỗ nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau, cư dân trong trấn, thấy bọn cướp Ngũ Hổ, quả đúng như lời hứa của vị khách họ Hoàng chẳng dám kéo đến Ô Kiều để cướp phá. Ai nấy đều ngạc nhiên họp nhau bàn luận xôn xao, thì Hoàng Dược Sư từ trong nhà cụ gìa họ Võ ung dung bước ra, tươi cười chào hỏi mọi người và nói :

- Các vị hương thôn, đêm qua ngủ yên đấy chứ ? Quí vị cố gắng làm sao gom góp tất cả sào tre phơi áo quần của mọi người trong trấn, độ chừng năm trăm cây là vừa đủ, có thể trọn nhật hôm nay gom đủ số ấy chăng ?

Mọi người hết sức ngạc nhiên liền lên tiếng hỏi Hoàng Dược Sư :

- Hoàng tướng công, ông cần sào tre để làm gì ? Sào tre đâu có thể làm vũ khí được ?

Đào Hoa đảo chủ cười ha hả đáp :

- Các người toàn là ếch ngồi đáy giếng, làm sao hiểu được những sự việc cao siêu trong thiên hạ. Cứ nghe theo lời tôi, đi gom góp cho đủ số càng mau càng tốt, đúng năm trăm cây không dư không thiếu, bảo với các người chỉ năm trăm cây sào tre vô tội ấy mà đắc dụng còn hơn cả thiên binh vạn mã của triều đình .

Mọi người ai nấy nửa tin nửa nghi, nhưng cũng vội vàng đôn đáo kiếm đủ số đem giao cho Hoàng Dược Sư.

Chàng bèn lựa chọn năm mươi tên tráng đinh trong số người đó, nhờ họ chia nhau vác đống sào tre ra ngoài trấn.

Hoàng Dược Sư dắt năm mươi tên tráng dân ấy ra ngoại ô của trấn Ô Kiều đến một nơi trống trải liền bảo mọi người dừng lại.

Đầu tiên chàng vạch lên mặt đất những dấu ngang dọc không đều nhau, sau đấy chàng thân hành ra một mình cắm thẳng đứng năm trăm sào tre trên những dấu vạch ấy.

Khoảng cách của những cây sào không đều nhau, dày thưa bất nhất, khi thì một thước, lúc thì hai thước.

Không đầy nửa giờ sau, trên khoảng đất trống ấy tua tủa những ngọn sào tre dựng lên, đứng xa nhìn vào, dày mịt như một bức tường tre.

Đám cư dân trong trấn ngơ ngác nhìn nhau, chẳng hiểu vị khách họ Hoàng gàn gàn ương ương định giở trò quái lạ gì ?

Sào tre cắm xong xuôi, Hoàng Dược Sư xoa tay cười lớn và nói :

- Xong rồi ! Mọi người hãy trở về trấn, buôn bán làm ăn như thường, không còn lo âu gì nữa !

Ai nấy đều khó mà tin được sào tre lại có thể ngăn giặc. Nhưng đã liều thì ba bảy cũng liều yên được lúc nào mừng lúc ấy.

Hoàng Dược Sư chờ mọi người kéo nhau ra về liền lấy trong tay áo ra thanh ngọc tiêu, rồi ngồi xếp bằng tròn dưới đất chờ đợi mọi việc sắp xảy ra .

Xích Mao Hổ và Thường Diện Hổ hai đầu lãnh của đám thủy khấu Thái Hồ sau khi bị Hoàng Dược Sư nổ cho một trận, sợ hãi lủi thủi kéo nhau trở về sào huyệt nơi Động Đình sơn.

Đại đầu lĩnh là Bạch Các Hổ Thường Thông cùng vợ là Từ Tú Anh đã được tin phi pháo của đám do thám, không khỏi kinh hãi, vội gọi Nhị đầu lĩnh Huỳnh Diện Hổ Tang Nhân đến Trung Nghĩa đường để nghị sự.

Mọi người bước vào nhìn thấy Xích, Thường hai Hổ mặt mày tiều tụy xơ xác, còn thảm thương hơn là gà nòi bại trận, ngồi cú rủ một đống nơi Trung Nghĩa Đường.

Bạch Các Hổ Thường Thông ngạc nhiên hỏi :

- Nhị vị hiền đệ sao 1ại tệ đến thế, để cho một tên tiểu tốt vô danh hại đến nông nỗi như thế sao ?

Xích, Thường hai cọp, uất ức ứa nước mắt thuật lại mọi việc đã trải qua cho mọi người nghe.

Huỳnh Diện Hổ Tang Nhân cả kinh la lên :

- Tài ba đến đổi có thể dùng Phách Không Chưởng làm cho mặt hồ nỗi sóng lớn thì chúng ta làm sao chống nổi, hay là bỏ quách tòa thủy trại này trốn đến nơi khác, đừng nên làm ăn nơi Thái Hồ này nữa !

Yên Chi Hổ Từ Tú Anh bực mình đáp :

- Lão nhị, ngươi điên rồi sao ? Sự nghiệp trên Động Đình Sơn này của chúng ta đâu phải một sớm một chiều mà dựng thành được, chỉ vì một tên vô danh tiểu tốt, mà đành hủy phế tất cả hay sao ? Nếu chuyện này loan dần ra thì anh hùng hảo hán trong thiên hạ cười chúng ta đến rụng răng mất !
alt
(Cao H) Dạy Dỗ Phu Quân
cao H, kết 1v1, ngôn tình
Chỉ Mê Đội Trưởng Đội Bóng Rổ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
Cố Ý Mê Hoặc (Sắc)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc