Trên đỉnh Hoàng Lĩnh Sơncó một ngôi chùa cổ, quanh năm chìm trong sương khói. Ngôi chùa dườngnhư rơi vào sự lãng quên của người đời, hầu như không có khách hànhhương. Ngôi chùa có ba tầng lầu, mỗi tầng cũng không cao và đều được làm bằng gỗ. Mái chùa lợp bằng gạch ngói đỏ, dáng hơi cong, xung quanh cósáu đỉnh nhọn, chĩa ra như sừng trâu chọi, nhìn từ xa trông có vẻ cổkính pha thêm một chút dữ tợn. Trên mái có tấm biển bằng đá cẩm thạch,đề hai chữ sơn màu đỏ:” Phổ Linh”
Chẳng ai biết ngôi chùa này đã tồn tại mấy trăm năm, qua rất nhiều thời kỳ u tối và đẫm máu, trừ những người giữ chùa – một môn phái bí ẩn. Gọi là môn phái cho to, chứ thực ra cũng chỉ có năm người. Thêm một ngườigiúp việc kiêm đầu bếp nữa là sáu. Vậy với một ngôi chùa không có hươngkhói lẫn tiền công đức, bọn họ sống bằng cái gì? Đáp án đó là nghề trừma.
Nói đến nghề trừ ma, phải ngược dòng lịch sử, đi về tới lúc chùa PhổLinh còn chưa tồn tại trên đời. Khi đó xã hội loài người còn đơn sơ,những vùng đất còn chưa khai phá, yêu quái, ma quỷ, chướng khí nhiềukhông kể xiết. Lúc đó có một thế lực xuất hiện – người tu đạo. Người tu đạo là những kẻ hiểu được cách kéo dài tuổi thọ, theo đuổi sự trườngsinh. Bọn họ nắm giữ nhiều kiến thức về âm dương, ngũ hành, về phongthủy, về cả đời sống tâm linh. Một phần bọn họ thờ ơ với đời, sống táchbiệt với xã hội loài người. Bọn họ coi thường con người, cho rằng tiếpxúc với những kẻ trần tục dễ bị nhiễm nhân quả. Nhưng một bộ phận kháclại cho rằng con người chính là động lực cho sự tiến bộ của xã hội. Bọnhọ cố gắng tìm cách chung sống hòa hợp với người thường, ẩn mình giữađời sống hằng ngày. Bọn họ sử dụng những kiến thức và tài năng để phụcvụ cho lợi ích con người, vừa thỏa mãn ước nguyện tìm thấy sự trườngsinh. Thầy phong thủy, đạo sĩ trừ tà là những nghề nghiệp xuất hiện ởthời điểm đó. Và cũng chính bọn họ đã dùng xương máu, mồ hôi, và cả tính mạng để biến vô số những vùng đất ‘chết’ trở thành thị trấn, làng xóm,đồng ruộng. Đó là thời kỳ mà những người tu đạo gần gũi nhất với ngườithường.
Ngày mà số lượng người tu đạo bùng nổ cũng là lúc sự tranh chấp diễnra. Có thể coi đó là một cuộc chiến tranh của các môn phái, các hệ thống truyền thừa của người tu đạo. Không máu me như những cuộc chiến tránhthông thường, cuộc chiến của người tu đạo âm thầm và lặng lẽ, nhưng âmhưởng của nó thì thật khủng khiếp. Có những lời nguyền không những giếtsạch cả một môn phái mà còn đeo đẳng con cháu ba đời của họ, có nhữngbùa ngải khiến xóm làng bệnh tật, điên loạn suốt trăm năm không dứt. Nền tảng phát triển của người tu đạo –các môn phái, các hệ thống truyềnthừa, lượng kiến thức khổng lồ cũng như những tài năng rực rỡ bị chônvùi trong chớp mắt.
Cùng lúc đó, , triều đình cũng nhận ra sức mạnh khổng lồ của ngườitu đạo. Nhân lúc bọn họ suy yếu, triều đình bắt đầu tấn công bọn họ.Những mệnh lệnh cấm hoạt động được ban ra, rồi liên tục bắt bớ, giamcầm, tịch thu gia sản, triều đình xua đuổi dần người tu đạo ra khỏi xãhội. Để tồn tại, những người tu đạo bắt đầu di chuyển về các vùng xaxôi, những nơi tầm ảnh hưởng của triều đình trở nên yếu ớt. Tổ sư củaphái Phổ Linh là một trong số đó. Ông là một trong những thầy trừ tàgiỏi nhất đất kinh thành. Lúc ông đặt chân đến núi Hoàng Lĩnh, nơi đâylà một vùng hoang vắng, ma quỷ, yêu quái hoành hành suốt ngày đêm.
Ông tự tay dựng lên chùa Phổ Linh ngay trên cửa địa ngục - là một vùngkhe hở giữa âm ty và dương thế, chuyên cung cấp âm khí cho yêu ma quỷquái, đồng thời cũng khiến ma quỷ trở nên hung dữ và tà ác. Phong ấn cửa địa ngục của ông được bồi đắp qua các thế hệ chưởng môn của Phổ Linhphái, yêu ma quỷ quái cũng được các thế hệ đồ đệ của ông quét sạch. Cảmột dải Hoàng Lĩnh sơn trở nên sạch sẽ và yên bình. Dân chúng trongvùng biết ơn công đức của ông, hàng năm đều lên chùa Phổ Linh thắp nénnhan.
Chùa Phổ Linh cũng như nghề trừ ma được phát triển yên ổn mãi cho đến khi triều đình dựng nên Nho giáo. Con người bắt đầu đặt niềm tin và tín ngưỡng đối với thánh nhân , với nhân nghĩa trí lễ tín, tu thân, tề gia, trị quốc hơn là thần linh, ma quỷ. Nho giáo cũng khiến con người trởnên hiếu học, khiến bọn họ hiểu thêm rất nhiều về các hiện tượng siêunhiên, từ đó bọn họ càng xa cách hơn với hệ thống tâm linh. Thêm sự vàođó là sự tuyên truyền, tẩy não của tầng lớp thống trị, khiến người tuđạo và nghề trừ tà bị mai một dần theo thời gian. Người ta đến với tâmlinh thường là mang theo tư tưởng cầu an, cầu phúc, với sự an lành củaphật giáo. Còn tu đạo , trường sinh, ma quỷ bị coi là mê tín, là dịđoan.
Bởi thế tu đạo các lúc càng mai một và bị thay thế bởi sự phát triểncủa của tu thiền và Phật giáo. Một nhánh người tu đạo phải tìm đường lối khác để tiếp tục đi tới. “Đó là thông qua rèn luyện thân thể, rèn luyện tinh thần để tìm đến sự trường thọ.” Họ biến đổi mềm mại hệ thốngtruyền thừa, biến tu đạo thành luyện võ, tiếp tục phát triển dưới ánhsáng của thời đại. Một nhánh khác thì tìm đến giai cấp thống trị, dùngkiến thức về phong thủy cũng như thiên văn địa lý để phục vụ bọn họ,giúp đám người tầng lớp trên của xã hội kéo dài huyết thống, tài phú vàquyền lực. Bọn họ có nhiều quan hệ với triều đình, thậm chí còn làmquan. Chỉ có nghề trừ tà, trong đó có phái Phổ Linh bởi muốn giữ nguyênnhững gì tinh túy nhất của đời trước, từ chối thay đổi, nên tàn lụi dần.
Trong số những con người ít ỏi của phái Phổ linh, Nguyễn Kiên là người lớn tuổi nhất. Năm nay ông đã quá sáu mươi, tất nhiên với người tu đạo, một trăm cũng không phải là hiếm có, nhưng với người thường sáu mươicũng đã là trường thọ. Ông mặc một chiếc áo cộc, để lộ bờ vai trần nâubóng rắn chắc, khuôn măt rắn rỏi. Giọng của ông sang sảng như tiếngchuông đồng.
- “Sư đệ, bần đạo không đồng ý.”
- “Sư huynh, bởi vì tương lai của môn phái, tôi nhất định phải làm!”
Sư đệ của Nguyễn Kiên chính là chưởng môn của phái Phổ Linh hiện tại,tên là Lê Minh Sơn, pháp danh là Quang Trọng. Lê Văn Sơn năm nay cũng đã năm mươi sáu tuổi, pháp thuật cao cường, được coi là thầy trừ tà giỏinhất hiện tại trong thế giới tu đạo. Ông mặc đạo bào màu xám, đứng quayngười ra cửa sổ. Hai người đang tranh chấp rất quyết liệt.
- “Sư đệ, mở phong ấn sẽ hủy hoại sạch công sức của bao đời tổ sư mônphái chúng ta. Hơn nữa âm khí dưới đó đã bị tích dồn trong mấy trăm nămphong ấn, khi thoát ra nó sẽ biến ít nhất là một ngàn dặm quanh đây trởthành đất âm. Yêu ma quỷ quái nhiều lên, hung tợn thêm, tất cả tộinghiệt sẽ tính ở trên đầu của sư đệ, linh hồn sẽ vĩnh viễn không đượcsiêu thoát. Chưa kể hậu quả của nó là tốt hay xấu còn không biết được.”
- “Sư đệ nên dừng lại đi trước khi quá muộn. Bần đạo biết sư đệ lo lắngcho tương lai của môn phái chúng ta. Nhưng chúng ta sợ gì nào? Bần đạocó hai cái đồ đệ, đại đồ đệ chưa nói, đồ đệ thứ hai là thiên tài tu đạo. Sư đệ có một cái đồ đệ, thì lại là thiên tài trừ ma, mười lăm đời Phổlinh phái chưa từng có…. ” Nguyễn Kiên rủ rỉ khuyên bảo sư đệ nhưng LêVăn Sơn đã gầm lên:
- “Đủ rồi. Sao tôi lại không biết những điều đó? Chúng ta nuôi chúng từlúc còn nằm trong tã, tình thầy trò còn thân hơn ruột thịt. Tôi muốnchúng sống lắm chứ, muốn chúng thành tài lắm chứ.” Nói đến đây, hai giọt nước từ khóe mắt ông rơi ra.
- “Vậy tại sao sư đệ lại…?”
:Lê Văn Sơn cắt đứt lời nói của sư huynh.
- “Tôi chỉ còn sống được một tháng nữa thôi.”
Nguyễn Kiên há hốc miệng, nói lắp bắp:
- “Không thể nào, năm đò sư phụ đã tính sư đệ nhất định sẽ sống qua tuổi bảy mươi...Với pháp lực hiện tại, sư đệ sống qua một trăm tuổi bần đạocũng không ngạc nhiên. Trừ phi,.. trừ phi … sư đệ sử dụng phép ĐoánMệnh…”
- “Sư huynh đoán đúng.” Lê Văn Sơn buồn bã nói. “Ngài cũng biết MinhKhánh là thiên tài trừ ma ngàn năm khó gặp. Sáu tuổi bắt đầu theo tôi tu đạo, tám tuổi đã theo tôi đi bắt quỷ, mười lăm tuổi bắt đầu muốn mở raThiên nhãn. Cả đời tôi, có thể nói may mắn nhất chính là nhặt được nó.Duyên phận đã cho chúng tôi làm thầy trò. Nay nó chuẩn bị ứng kiếp, tôilàm sao có thể bỏ mặc nó được. Tôi đã dùng mười năm tuổi thọ để đoánmệnh cho nó một lần. Sư huynh biết tôi thấy gì không? Nó chết trong khiứng kiếp, không phải trong tay ma quỷ mà trong tay con người trần tục.Đáng giận nhất là khi Minh Khánh trừ ma quỷ cứu sống bọn họ, bọn họ cònkhông tin nó, coi nó là hung thủ giết người.Thật khốn nạn biết bao.”
- “Điều đó cũng không thể là lí do để sư đệ phá phong ấn của cửa địa ngục.”
- “Vậy sư huynh biết tôi dùng thêm hai mươi năm tuổi thọ để làm gìkhông? ” Lê Văn Sơn mỉa mai. “Để đoán mệnh cho hai vị đồ đệ yêu quý củasư huynh đấy.”
- “Sư huynh có muốn biết điều gì sẽ xảy ra không? ” Thấy Nguyễn Kiên im lặng, ông gầm lên giận dữ. “Minh Long chết trong tay một người đànbà mà nó yêu. Một cái tu đạo thiên tài chết vì uống phải thuốc độc, ngài thấy có xót xa không? Minh Dũng đi trừ ma, bị những người xung quanhgây khó dễ, cuối cùng một mình chiến đấu mà thiếu thốn đủ đường nên thất bại, điên điên dại dại nửa đời còn lại. Sư huynh ngài thấy có đau đớnkhông? Còn tôi, tôi xót xa và đau lắm.
”
Nói đến đây, bầu trời quang đãng bỗng ầm ầm tiếng sấm, Lê Văn Sơn đột nhiên ho ra máu. Nguyễn Kiên vội đứng lên đỡ lấy sư đệ:
- “Sự đệ có sao không? Sư huynh biết rồi, là sư huynh vô dụng, xin sư đệ đừng tiết lộ thiên cơ nữa.”
Lê Văn Sơn lấy khăn lau máu ở miệng và trên chòm râu,
- “Sư huynh yên tâm, tôi còn chưa chết được đâu.”
- “Sư đệ, chúng ta đã biết được thiên cơ, còn không thể thay đổi đượcsao? Sư đệ có thể cho Minh Khánh không cần độ kiếp nữa. Bần đạo cũng sẽcấm Minh Long uống rượu, đi lầu xanh, sẽ dạy dỗ Minh Dũng cẩn thận, đểnó có thể ứng phó trong bất cứ trường hợp nào. Sư đệ cũng không cần phải hi sinh tính mạng mở cửa địa ngục nữa.”
- “Sư huynh nói đùa. Thiên cơ có thể dễ dàng thay đổi như thế sao? Ngài chưa đủ pháp lực để có thể thấy thiên cơ. Tôi nói thế này cho ngài dễhình dung, đó là một cái mê cung khổng lồ với vô số đường ngang ngõ tắt, lại chỉ có một lối ra. Ngài có đi ngang đi dọc thế nào cũng được, nhưng muốn rời khỏi mê cung ngài nhất định phải đi qua lối ra ấy. Hoặc ngàitưởng tưởng nhân sinh giống một giọt nước trên dòng sông, có lúc nó chìm có lúc nó nổi, nhưng cuối cùng nó đều phải đi qua cửa sông để đi rabiển lớn. Thiên cơ chính là như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy, có thểchìm nổi, có thể chạy ngang chạy dọc nhưng đến điểm chúng ta phải điqua, đến nơi mà chúng ta phải đến, thì cho dù có tránh thế nào cũngkhông thể tránh được.”
- “Chẳng lẽ không thể có cách nào tránh được thiên cơ sao?” Nguyễn Kiênhỏi một cách đau xót. Thật thất vọng biết bao khi biết được tương laixám xịt của những đứa con mà người làm cha làm mẹ làm thầy không thểthay đổi nó.
-
- “Sư huynh nên cảm thấy may mắn bởi vì có. ” Lê Văn Sơn nói, giọng ôngkhá vui. “Nếu như thiên cơ giống như mê cung, chúng ta chỉ cần đục mộtlỗ khác , để nó có hai lối ra. Có thể thoát ra bằng lối này sẽ đi vàomột mê cung khác, nguy hiểm hơn, xấu xí hơn, nhưng ít nhất chúng takhông cần ra bằng lối đi đặt sẵn. Nếu như thiên cơ giống như dòng sông,chúng ta cần chặn dòng, dẫn nước vào kênh, vào hồ. Lúc đó giọt nước mộtlúc nào đó sẽ bốc hơi theo mưa xuống, hoặc chui vào mạch ngầm rồi đi rabiển. ”
- “Sau khi xem được Thiên cơ, mấy tháng nay tôi đã suy nghĩ rất nhiều.Đục một lỗ trong mê cung thiên cơ thì dễ, nhưng đục ở đâu, sau bức tường có phải là bên ngoài mê cung, hay là một con đường khác cũng nằm trongmê cung? Chặn dòng sông thiên cơ thì cũng khó, nhưng chúng ta biết đượcchúng ta phải làm ở đâu. Tôi dùng hai mươn năm tuổi thọ cuối cùng đểtính toán, cuối cùng tôi phát hiện ngày mai chính là ngày mà dòng sôngthiên cơ hẹp nhất trong một trăm năm trở lại. Tôi sẽ buộc nó ra biểnbằng con đường khác.” Giọng nói của ông đanh gọn, mang theo khí thế mộtđi không trở lại.
- “Bần đạo thật là tiểu nhân, chỉ toàn nghĩ xấu về sư đệ . Sư đệ cần bần đạo làm gì cứ nói.” Đến lúc này, Nguyễn Kiên làm sao có thể ngăn cản sư đệ của mình nữa. Ông than thở, khuôn mặt đầy vẻ đắng chát.
- “Sư huynh ngày mai tôi sẽ dùng linh hồn của mình làm vật dẫn,kêu gọi âm binh đến công phá phong ấn. Trước khi sư huynh dẫn bọn MinhKhánh xuống núi, tôi muốn sư huynh vẽ đủ một trăm linh tám lá bùa trấnhồn, dán ở bốn phương tám hướng trong chùa, giúp tôi áp chế âm binh.Ngoài ra mong sư huynh giúp tôi giấu chuyện này với đám đệ tử, tôi không muốn chúng biết điểu gì đã xảy ra. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chúng. ”
- “Sư đệ yên tâm. Bần đạo nhất định sẽ làm hết sức.”
Ngày hôm sau, Nguyễn Kiên dùng cả ngày để vẽ bùa. Lúc ông hoàn thànhmột trăm linh tám lá bùa thì trời cũng bắt đầu chập choạng. Ông bắt đầugọi ba gã đồ đệ, yêu cầu dán một trăm linh tám lá bùa vào bốn phương tám hướng trong chùa. Xong xuôi, ông và đám đồ đệ thu thập đồ đạc xuốngnúi. Trước khi xuống núi, ông vào phòng chưởng môn gặp Lê Văn Sơn. Nhìnkhuôn mặt hốc hác của sư đệ, Nguyễn Kiên đau nhói trong lòng. Ông nói:
- “Sư đệ, bần đạo đã chuẩn bị xong. Chúng tôi chuẩn bị xuống núi đây.”
- “Ừ, sư huynh lên đường bình an. Đám đệ tử có nghi ngờ gì không?”
- “Có một chút. Nhưng bần đạo nghĩ không cần lo lắng lắm. Cái uy của bần đạo vẫn còn thì đố đứa nào dám hỏi.”
- “Hà, bao năm nay vẫn nhờ sư huynh lo liệu cho chúng nó. Sư huynh cầm lấy cái này đi.”
Lê Văn Sơn đưa ra một cái lệnh bài và một thanh kiếm gỗ.
- “Sư đệ, hai tín vật của chưởng môn, sư đệ không giao cho Minh Khánh mà giao cho ta làm gì?”
- “Sư huynh nói tôi giao tín vật Minh Khánh sẽ nghĩ thế nào? Hơn nữa tôi sẽ không truyền ngôi chưởng môn cho Minh Khánh mà truyền cho MinhDũng.”
- “Sư đệ, từ trước đến giờ ngôi chưởng môn đều được truyền cho người tài năng nhất. Xét về tài trừ ma, Minh Dũng thậm chí còn không bằng MinhLong. Hơn nữa nó đã hai mươi bảy tuổi rồi.”
- “Đã qua lâu rồi cái thời thầy trừ tà có thể sống tốt bằng tài năng.Chúng ta bây giờ phụ thuộc vào người trần tục, cần được họ chấp nhận,cần được họ trả công. Môn phái có phát triển tốt hay không không chỉ phụ thuộc vào khả năng trừ ma, mà con giao tiếp với người trần. Phương diện này Minh Dũng làm được tốt nhất. Hơn nữa Minh Dũng tính cách trầm ổn,thiếu đi một phần nhuệ khí. Chức chưởng môn sẽ giúp nó cố gắng hơn, cũng như quyết đoán hơn. Đó là những gì tôi hi vọng.”
- “Sư đệ nói đúng. Tôi sẽ giao cho nó.”
- “Sư huynh, tôi có ba bức thư gửi cho ba đứa. Sư huynh lựa chọn thời điểm thích hợp đưa cho chúng nó.”
- “Ừ. Sư đệ còn gì nữa không?”
- “Hết rồi. Tôi chỉ muốn chúc sư huynh lên đường bình an, tu luyện được pháp lực thông thiên.”
- “Cảm tạ.”
- “Sư đệ, vậy tôi đi đây.”
Nguyễn Kiên dường như vội vã rời đi. Lê Văn Sơn cũng không giữ nữa chỉ nói với theo.
- “Sư huynh, thay đổi thiên cơ là tốt hay xấu chúng ta cũng còn chưabiết. Nhưng tôi chắc chắn một điều, khi mở ra cửa địa ngục, ma quỷ hiệndiện thường xuyên giữa đời sống con người, con người sẽ biết sợ hãi,biết kính, biết tin người trừ ma.”
Nguyễn Kiên quay đầu lại.
- “Tôi biết.”
Rồi đi khỏi phòng không nói thêm một lời, để lại Lê Văn Sơn cô quạnhngồi trong phòng. Nhìn bàn tay run run của mình ông lẩm bẩm.
- “Không ngờ đến lúc này rồi mi còn sợ hãi. Không phải mi vẫn mạnh miệng sao? Vẫn quyết tâm sao? Ý chí của mi đi đâu rồi?”
Nguyễn Kiên vội vã đưa ba gã học trò xuống núi. Ông bắt thuyền choba gã học trò đi huyện Nha Nghi, nhưng sau khi cho Minh Long và MinhKhánh xuống thuyền, ông gọi Minh Dũng lại, bắt đầu bàn giao mọi thứ.Minh Dũng ban đầu vừa sợ hãi, vừa lo lắng. Một lúc sau gã bắt đầu bìnhtĩnh lại. Nguyễn Kiên vui mừng thấy sự trưởng thành của học trò. Haithầy trò ứa nước mắt chia tay.
Nguyễn Kiên nhìn bóng thuyền từ từ rời bến, xuôi dòng cho đến khi mấthút phía xa mới rời bến, đi ngược lên núi. Lúc này trời đã tối, trăng đã lên cao trên đỉnh đầu. Lúc Nguyễn Kiên bước vào chùa, Lê Văn Sơn đãthay một bộ đạo bào mới, tắm rửa sạch sẽ, ngồi trên pháp đàn chính giữađại điện. Thấy Nguyễn Kiên, Lê Văn Sơn kinh ngạc nói: “Sư huynh…”
Nguyễn Kiên cười :
- “Sư đệ cho rằng sư huynh có thể ăn được ngủ được trong khi linh hồn sư đệ của mình không thể siêu thoát ư? ”
Lê Văn Sơn cảm động nói: “Một mình tôi là đủ rồi.”
- “Sư đệ còn nhớ năm mươi năm trước lúc mới nhập môn chúng ta thế nào không?”
- “Nhớ, chúng ta ăn chung nôi, tắm chung bồn, quần áo của tôi đều lấy từ sư huynh. Ai bảo tôi là trẻ mồ côi đâu.” Rồi cười.
Nguyễn Kiên cũng cười theo. Ông bước tới ngồi xuống bên cạnh sư đệ.
- “Năm mươi năm đồng cam cộng khổ, chia sẽ buồn vui, chẳng lẽ đến giờ phút gay cấn nhất chúng ta không thể cùng vượt qua cửa ải khó haysao??”