https://truyensachay.net

Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Chương 8: Cuộc Tình Duyên Của Tống Ái Linh Và Khổng Tường Hy (1)

Trước Sau

đầu dòng
Tại Nhật Bản, Tống Giáo Nhân được giới thiệu với Khổng Tường Hy, một nhà tài phiệt Trung Hoa còn rất trẻ, mới 33 tuổi. Khổng Tường Hy người tỉnh Sơn Tây và là dòng dõi đức Khổng Tử. Gia đình Khổng Tường Hy cực kỳ giầu có. Dinh cơ nhà họ Khổng tại Sơn Tây có tới ba trăm phòng ốc, chiếm một diện tích trên tám mươi mẫu đất, và trong nhà có trên năm trăm nô bộc phục dịch. Những đồ đạc trong nhà cực kỳ sang trọng quý giá. Bàn ghế tủ giường được mua và chở từ Quảng Đông lên tận miền bắc. Tài sản nhà họ Khổng là do một hệ thống các tiệm cầm đồ, các dịch vụ buôn bán bất động sản và ngân hàng. Thân phụ Khổng Tường Hy hiện đang điều khiển việc làm ăn của gia đình tại Bắc Kinh. Khổng Tường Hy mồ côi mẹ rất sớm, và được thân phụ gửi theo học tại một trường truyền giáo, tại đây Khổng Tường Hy bí mật theo đạo Thiên Chúa.

Khi loạn Quyền Phỉ của Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ năm 1900, các nhà truyền giáo ngoại quốc tại Trung hoa, và ngay cả những người Trung hoa theo đạo Thiên Chúa, đã bị loạn quân và triều đình tàn sát rất dã man. Việc lợi dụng Nghĩa Hòa Đoàn để chống lại người tây phương là một sai lầm nghiêm trọng của Từ Hy Thái Hậu, khiến cho nhiều thành phố lớn của Trung hoa bị liên quân tây phương tàn phá để trả thù, và số thường dân vô tội bị chết oan cũng rất nhiều.

Trong những năm cuối thế kỷ 19, miền bắc Trung hoa hay bị hạn hán, mất mùa khiến các nông dân nghèo phải phiêu bạt kiếm miếng ăn, và rất công phẫn bất mãn triều đình. Lúc bấy giờ có hai người là Trương Đạt Thanh và Cao Phúc Điền đứng ra chiêu mộ thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên để dạy quyền thuật. Hai người này còn đưa ra những nghi lễ cúng bái cho thêm phần kỳ bí, và ban phát những bùa chú có thể chống được gươm dáo, và khiến đối phương phải hoảng loạn tinh thần khi giao chiến. Hai người tổ chức môn đệ như tuần đinh trong làng, và đo đó được gọi là Nghĩa Hòa Đoàn, và môn võ của họ được gọi là Nghĩa Hòa Quyền. Về mặt tôn giáo, Nghĩa Hòa Đoàn rất giống với Bạch Liên Giáo.

Mục tiêu của Nghĩa Hòa Đoàn là tấn công các cơ sở truyền giáo của người tây phương, vì họ cho đó là nguyên nhân của mọi tai họa mà người dân Trung Hoa đang phải chịu đựng. Trong năm 1899, các nhà thờ Thiên Chúa giáo tại vùng Sơn Đông bị Nghĩa Hòa Đoàn tấn công phá hủy, giáo sĩ bị giết hoặc phải bỏ trốn về những thành phố an toàn. Bị các quốc gia tây phương phản đối và hăm dọa, triều đình nhà Thanh phải sai Viên Thế Khải ra trấn thủ Sơn Đông để diệt Nghĩa Hòa Đoàn. Nhưng một số quan nhà Thanh thấy Nghĩa Hòa Đoàn có thể dùng được để áp lực lại tây phương, nên liên kết với Nghĩa Hòa Đoàn. Do vậy, Nghĩa Hòa Đoàn đưa ra khẩu hiệu "Phù Thanh Diệt Dương." Vì lẽ này, các bang hội "Phản Thanh Phục Minh" chống lại Nghĩa Hòa Đoàn, và đã có những sự xung đột giữa Nghĩa Hòa Đoàn và các bang hội khác.

Năm 1900, Từ Hy Thái Hậu tin tưởng pháp thuật của Nghĩa Hòa Đoàn có thể chống lại được sức mạnh của tây phương, nên cho Nghĩa Hòa Đoàn vào Bắc Kinh. Khu vực của người tây phương tại Bắc Kinh bị quân Nghĩa Hòa Đoàn bao vây, và gây nhiều thiệt hại cho người tây phương. Nhiều giáo sĩ tây phương và người Trung hoa theo đạo Thiên Chúa bị tàn sát. Khi liên quân các nước tây phương tiến vào tấn công, quân của Nghĩa Hòa Đoàn tay không xông vào quân địch, bất kể súng đạn, vì họ tin rằng bùa chú của họ sẽ thắng. Nhưng Nghĩa Hòa Quyền và bùa chú của họ không chống lại được súng đạn của tây phương. Do đó, Nghĩa Hòa Đoàn bị đánh tan tành, thây chất thành đống, và Từ Hy Thái Hậu cùng vua Quang Tự phải bỏ kinh thành chạy trốn về Tây An, để mặc Lý Hồng Chương ở lại thương thuyết cầu hòa.

Khi Nghĩa Hòa Đoàn tàn sát giáo sĩ tây phương và người Trung hoa theo đạo Thiên Chúa thì Khổng Tường Hy may mắn thoát được cuộc tàn sát là nhờ về thăm nhà. Khổng Tường Hy thú thật với thân phụ đã theo đạo Thiên Chúa, và được thân phụ và người chú dấu thật kỹ trong nhà. Mãi tới khi loạn Quyền Phỉ bị dẹp rồi Khổng Tường Hy mới được tự do ra ngoài.

Ngay chính tại Sơn Tây, sinh quán của Khổng Tường Hy, một cuộc hành quyết các giáo sĩ ngoại quốc đã xảy ra. Cuộc hành quyết bắt đầu với các mục sư giòng Baptist. Mục sự Farthing bị lính dẫn lên trước. Bà vợ nắm chặt lấy tay mục sư, nhưng Farthing nhẹ nhàng đẩy tay vợ ra, đi thẳng tới trước người đao phủ và quỳ xuống. Một nhát dao vung lên, và đầu mục sư Farthing rụng xuống. Kế đó là các vị mục sư khác, tất cả đều bị chặt đầu.

Viên tổng đốc thấy cuộc hành quyết quá chậm chạp mà số nạn nhân thì còn nhiều, nên ra lệnh cho các binh sĩ khác dùng kiếm tiếp tay với các đao phủ, để giải quyết cho xong số nạn nhân còn đông đảo. Bà mục sư Farthing hai tay nắm chặt hai đứa con, nhưng binh sĩ giằng hai đứa bé ra, và đao phủ vung đao. Chỉ một nhát, đầu bà Farthing đã văng đi. Sau người lớn, các đao phủ tiếp tục hạ sát đến trẻ con. Nghệ thuật chém đầu của họ thật điêu luyện, vì đã có nhiều kinh nghiệm. Chỉ một nhát dao vung lên là xong đời một nạn nhân. Tuy nhiên cũng có vài đao phủ hơi vụng về, chưa quen với công việc chặt đầu người, nên đôi khi phải chém tới vài nhát mới làm xong nhiệm vụ, khiến nạn nhân phải vô cùng đau đớn.

Bà mục sư Lovitt đeo kính, nắm chặt tay con và nói với viên tổng đốc, "Chúng tôi tới Trung Hoa để đem tin lành cho các ông về Chúa Cứu Thế. Chúng tôi không làm điều gì hại, mà chỉ làm điều tốt. Tại sao các ông đối xử với chúng tôi như vậy? " Một tên lính bước tới lột kính của bà Lovitt ra, và hắn phải chém hai nhát mới chặt đứt được cổ bà Lovitt. Lúc chết rồi, tay bà Lovitt vẫn nắm chặt tay đứa con bà.

Khi các mục sư Tin Lành tử đạo xong thì đến lượt các linh mục công giáo người Pháp. Vị giám mục được dẫn ra trước. Vị giám mục đã già quá rồi, râu tóc bạc phợ Ông hỏi viên tổng đốc tại sao ông ta hành động tàn ác như thế. Viên tổng đốc trả lời vị giám mục già bằng một nhát kiếm tréo ngang mặt. Máu phun ra nhuộm đỏ bộ râu bạc của vị giám mục già, và ông gục xuống chết ngaỵ Sau đó là các linh mục và các vị nữ tu, tất cả đều chịu chung một hình phạt chặt đầu.

Ngày hôm đó tất cả 45 giáo sĩ tây phương và gia đình bị hành quyết, cùng với một số đông người Trung Hoa theo đạo Thiên Chúa. Xác của các nạn nhân để mặc nằm tại bãi hành quyết suốt đêm hôm đó, vì mãi đến chiều tối cuộc hành quyết mới chấm dứt. Trong đêm hôm đó, tất cả các xác đều bị lột hết quần áo và những gì có giá trị đeo trên mình. Ngày hôm sau, tất cả xác đều được chôn tập thể, trừ một vài cái đầu được đem đóng đinh ngay vào cổng thành, để làm gương cho công chúng.

Quan quân nhà Thanh cũng như loạn quân Quyền Phỉ không khỏi kinh ngạc cảm phục và e sợ trước sự can đảm của gia đình các nhà truyền giáo tây phương. Trừ một vài sự run rẩy ở phía các bà, và các bàn tay trẻ con nắm chặt váy mẹ ra, không một ai khóc lóc, kêu than hoặc van xin tha chết. Tất cả các nạn nhân bình thản chấp nhận cái chết thảm khốc dưới đao kiếm của quan quân nhà Thanh.

Sự hành quyết dã man các giáo sĩ truyền giáo và gia đình họ đã gây phẫn nộ tại tây phương. Sáu quốc gia phái quân đội đến trả thù, một cuộc trả thù vô cùng đắt giá cho người Trung hoa. Nếu chờ quân đội từ chính quốc tới thì lâu quá, người Anh phải tung vào cuộc trả thù ba ngàn lính Ấn Độ, trong khi người Pháp đem một số lính thuộc địa người Việt nam sang tham chiến. Huân tước Alfred von Waldersee, chỉ huy quân đội Đức, ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền:

"Khi các ngươi gặp quân Trung Hoa, các ngươi phải đánh bại chúng. Không được tha một tên nào, không được bắt chúng làm tù binh, mà phải giết hết. Tất cả những kẻ nào rơi vào tay các ngươi, các ngươi mặc sức chém giết. Cũng như người Mông Cổ cách đây gần một ngàn năm dưới quyền của Hốt Tất Liệt đã tạo được danh tiếng khủng khiếp còn lưu truyền đến ngày nay, thì bây giờ các ngươi có nhiệm vụ làm cho Đức quốc cũng được kinh sợ như vậy tại Trung Hoa, và từ nay người Trung Hoa sẽ không dám nhìn thẳng vào mặt người Đức."

alt
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Cao H) Dạy Dỗ Phu Quân
cao H, kết 1v1, ngôn tình
Ước Hẹn Với Hai Người Đàn Ông (H)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc