https://truyensachay.net

Kiêu Phong

Chương 337: Kết thúc

Trước Sau

đầu dòng
Nhìn Giang Âm quân rời đi, Anh Vương thật muốn nhổ một ngụm nước bọt, mắng một câu lão già không biết xấu hổ, tuy nhiên trong lòng cũng nhẹ nhàng thở ra. Nhưng cả y và Giang Âm hầu đều không đoán được mình là bị người bài bố. Anh Vương biết Giang Âm quân ngồi nhìn hổ đấu nhau là sự thật, cho nên cho rằng Giang Âm quân thừa dịp Ninh Quốc quân vừa mới rút quân về bản doanh, dám can đảm xuất binh tạo phản. Về phần vì sao Giang Âm quân lui quân, đương nhiên là vì số lượng quân binh bên này không hề thua kém Giang Âm quân.

Còn Giang Âm hầu cũng cho rằng thằng nhãi Anh Vương vốn muốn mượn năm sáu đại quân tiến công tiêu diệt Giang Âm quân. Nguyên do đương nhiên là vì muốn chặt đứt lực lượng ủng hộ của Thái tử. Lại không ngờ Ninh Quốc quân đột nhiên bị điều đi, khiến cho kế hoạch mượn quân giết người của thằng nhãi Anh Vương bị mắc cạn, cho nên chỉ đành rút lui.

Giang Âm quân vừa thối lui một lát, Ngô Thành quân bên này cũng lui binh. Đúng lúc này bỗng nhiên có thánh chỉ tới, Anh Vương vừa nghe có thánh chỉ lập tức mừng rỡ. Thánh chỉ đến chậm này hóa ra là mệnh lệnh quân lực phụ cận Thường Châu tiến đến Thường Châu trợ giúp chiến sự, đồng thời quân lực của Thường Châu toàn bộ quy về dưới quyền quản chế của Tiết Độ Phó Sứ Ninh Quốc quân.

Anh Vương đương nhiên vui mừng, nội dung của thánh chỉ này chẳng khác nào giúp y giải trừ tội không được phép tiến nhập Thường Châu. Hơn nữa đại chiến vừa mới chấm dứt không lâu, y hoàn toàn có thể nói là tiếp nhận thánh chỉ rồi mới tiến vào Thường Châu tham chiến.

Anh Vương Tư Mã cũng vui mừng, đề nghị Anh Vương dâng thư báo tin thắng trận, đương nhiên cũng phải thông báo với Chủ soái của Ngô Thành quân và Ninh Quốc quân. Trong tấu thư nhắc tới việc Anh Vương cùng với Kinh quân tham chiến. Anh Vương Trưởng sử cảm thấy không ổn, nhưng trước đó y vừa bị Giang Âm hầu hỏi tới phải ngậm miệng, tự biết bản thân không mặt mũi nào mà nhiều lời.

Anh Vương cũng hưng phấn, vung bút viết trình văn báo tin thắng trận chính xác rõ ràng. Đại thắng của trận chiến Thường Châu đúng là quân công kinh nghiệm và lý lịch khó được, vì thế tấu thư được Anh Vương viết vô cùng kỹ càng tỉ mỉ. Y lại không biết ba đoàn quân Ninh Quốc là do Lục Thất sai khiến đi mai phục, thế nên viết thành là do Đường Hoàng dự liệu trước mới khiến cho ý đồ vu hồi tập kích của Việt quân bị phản ngược.

Cũng viết về quá trình lĩnh quân truy kích Chủ soái Việt quân là Thế tử của Tín Vương, cuối cùng bị Kinh quân bắt giữ. Sau đó chuyển sang nói về Ninh Quốc quân, thuật lại cảnh tượng mấy vạn đại quân chiến đấu hùng tráng. Đặc biệt nhắc tới Lục Thất, nói Lục Thất dũng mãnh gan dạ dấn thân sâu vào trận địa Việt quân chém giết, ý đồ chém Soái đoạt cờ. Chẳng ngờ lại bị mưa tên của Việt quân công kích, gặp thất bại, thân thể bị trúng hơn mười mũi tên rơi xuống ngựa nhưng vẫn anh dũng chiến đầu. Khi được thuộc hạ cứu trở về, trên thân đã ghim đầy tên, suýt nữa đã mất mạng.

. . . . . . . .

Cuối cùng, Anh Vương kể lại sự việc của Giang Âm quân, đương nhiên cũng nhắc tới chuyện Ngô Thành quân thu nạp tù binh vào quân. Nói Giang Âm quân chờ tới sau khi đại chiến kết thúc mới xuất quân, tỉ mỉ kể lại từng chi tiết một, lời nói tất nhiên có ý bất lợi cho Giang Âm quân.

Anh Vương hưng phấn thêm mắm thêm muối viết thành một tập hồi ký. Anh Vương Tư mã thì đi bái phỏng Chủ soái của Ngô Thành quân và Ninh Quốc quân, thẳng thắn mời hai vị Chủ soái xác nhận những lời Anh Vương viết trên tấu thư, nói Anh Vương quả thật có tham gia chiến sự Thường Châu. Chủ soái của hai quân đáp ứng.

Hành vi của Anh Vương Tư Mã đương nhiên là vì dã tâm. Y muốn giúp cho Anh Vương trở thành Thái tử, cho nên cực lực hy vọng Anh Vương có thể biểu hiện nhiều hơn. Mà Anh Vương Trưởng Sử thì lo lắng sẽ rước vào tai họa. Huống chi đương kim Đường Hoàng kiêng kỵ võ tướng, nếu Anh Vương công khai thân cận chư quân, truy cầu lập quân công lấy uy danh, chỉ sợ sẽ dẫn tới Đường Hoàng giáng tội.

*****

- Thường Châu đại thắng, Thường Châu đại thắng! Việt quốc tập kết ba vạn đại quân đột kích huyện Tấn Lăng, nhưng không ngờ Bệ hạ đã ngầm điều động bốn vạn đại quân Ninh Quốc quân, Ngô Thành quân và Anh Vương Phủ quân đón đầu giáp công, khiến cho toàn quân bị diệt. Ninh Quốc quân thừa thắng tiến công, chiếm được huyện Vũ Tiến, huyện Nghi Hưng và huyện Vô Tích. Quân tiên phong trực chỉ huyện Thường Thục, uy áp Tô Châu...

- Trước trận chiến Thường Châu, Anh Vương phụng chỉ suất quân tiến vào Thường Châu trợ chiến, đích thân tới mặt trận trấn thủ, làm cho quân tâm phấn chấn, tướng sĩ dũng mãnh gan dạ phục vụ quên mình. Kinh quân theo hộ vệ Anh Vương cũng bị Anh Vương mạnh mẽ ra lệnh tách khỏi ra trận, thu hoạch được nhiều thành quả, bắt được Chủ soái Việt quân là Thế tử của Tín Vương.

- Lục Thiên Phong, là Ngô Thành phò mã cũng là Doanh tướng thuộc Phủ quân của Anh Vương, dũng mãnh xung phong tiến nhập trận địa quân địch, nhưng bị trọng cung trùng trùng mưa tên dày đặc của địch ngăn trở, thân trúng hơn mười mũi tên rơi xuống ngựa, suýt nữa đã mất mạng.

- Phủ Ngô Thành công chúa vì phòng ngừa nguy cơ tù binh tạo phản sau khi đại quân Ninh Quốc quân quay về bản doanh phòng thủ, bèn ban hành ngân khế thay thế khế ruộng đất Thường Châu cấp cho tù binh sở hữu, làm cho tù binh phải phụ thuộc vào Ngô Thành quân, gọi là Ngô Thành Trung Phủ dũng, giữ lại ở đồn điền Thường Châu khôi phục vùng đất lành.

. . . . . . . . . .

- Trời ơi, Thường Châu đã giành lại được, nhưng phủ Ngô Thành công chúa lại trở thành quốc nạn về tài của rồi.

- Nếu là quốc nạn về tài của, vậy sao trước đó ngươi không đi Thường Châu mua điền khế của đất bị chiếm đóng đi.

- Theo ta thì phủ Công chúa đã biết trước Đường quốc sẽ điều động đại quân đánh vào phía đông, bằng không sao lại đi mua đất đai bị chiếm đóng chứ.

- Ba vạn đại quân Việt quốc là bất ngờ tập kết, mà phủ Công chúa thì vào mười mấy ngày trước khi xảy ra đại chiến đã thu mua số lượng lớn đất đai ở Thường Châu rồi. Bởi vì khế ruộng đất và khế nhà ở Thường Châu giá rẻ vô cùng, phủ Công chúa muốn ở Thường Châu phát triển tài lực, cho nên mới có thể mạo hiểm thu mua số lượng lớn ruộng đất đấy.

- Việc đại quân Ninh Quốc quân tấn công vào phía đông, trên thực tế là trước khi nó xảy ra, Đường hoàng bệ hạ chỉ điều động một vạn đại quân dự phòng đóng ở huyện Kim Đàn, không ai đoán biết được Việt quốc sẽ tập kết ba vạn đại quân bất ngờ đánh tới huyện Tấn Lăng cả. Là một vạn Ninh Quốc quân trú đóng ở Kim Đàn xuất ra thám báo tiến vào Thường Châu giám thị Việt quân, đó là kiến thức phổ thông của quân đội trấn thủ biên giới, vừa phát hiện ra hành động khác thường của Việt quân, lập tức phi ngựa báo tin cho Tư Mã hành quân của Ninh Quốc quân là Dương tướng quân. Dương tướng quân sau khi nhận được tình báo, một mặt truyền tin thỉnh chỉ của Bệ hạ, một mặt mạo hiểm thực hiện kế không thành, xuất kỳ bất ý đánh bại ba vạn Việt quân.

- Đại quân Ninh Quốc quân đích thị là dùng không thành kế tấn công vào phía đông, cho nên sau khi chiến thắng lập tức quay về đại bản doanh phòng thủ. Nghe nói Y Cẩm quân bị không thành kế lừa gạt, thẹn quá hóa giận xuất quân đuổi theo Ninh Quốc quân. Bệ hạ lại điều một vạn Khang Hóa quân tới Ninh Quốc quân, bởi vì Ninh Quốc quân có một vạn năm ngàn quân giữ lại ở huyện Vô Tích, đang chiến đấu với Trung Ngô quân của Việt quốc.

- Hiện tại tuy Thường Châu đại thắng, nhưng nguy cơ vẫn còn tồn tại, chủ yếu là tù binh và Giang Âm quân. Nghe nói..., cho nên một khi tù binh phản bội, một vạn năm ngàn Ninh Quốc quân ở tiền tuyến coi như xong. Tiếp đó Giang Âm quân vẫn luôn xem chừng sẽ đầu hàng Việt quốc, khi đó Việt quốc có thể chỉ huy mười vạn quân thẳng tiến kinh thành rồi.

- Trên thực tế, nếu không nhờ Dương tướng quân quyết đoán dùng không thành kế đánh vào phía đông, ba vạn Việt quân kia đã tiêu diệt Ngô Thành quân và chiếm được huyện Tấn Lăng rồi. Sau đó sẽ hợp quân với Giang Âm quân, lại thêm Trung Ngô quân, khi đó mười vạn hợp quân sẽ lao thẳng tới Giang Ninh. Nếu Dương tướng quân còn đợi chỉ mới ra quân, chờ khi thánh chỉ tới tay, Việt quân đã tới ngay trước mắt chúng ta. Đây gọi là binh quý thần tốc, một khi thời cơ chiến đấu bị bỏ lỡ, thắng bại sẽ đảo điên.

- Vậy còn cái ngân khế do quan ban hành kia...

- Ồ, chiêu này quả là rất tuyệt. Dùng ngân khế do quan ban hành thay thế khế đất của ruộng đất chỉ định cấp cho, nếu người bỏ chạy, phủ Công chúa còn có thể thu hồi ruộng đất.

- Chỉ cấp cho cái gì là ngân khế do quan ban hành, sau này nếu phủ Công chúa chối bỏ, chẳng phải cũng có thể lấy lại ruộng đất à.

- Ngươi thật ngu ngốc, có tận mấy vạn binh sở hữu ngân khế, phủ Công chúa sao dám chối bỏ. Hậu quả của việc chối bỏ hiệu lực của ngân khế, chỉ sợ sẽ dẫn phát mấy vạn đại quân nổi loạn, ...”

... ...

Thậm chí khắp nơi trong kinh thành cũng bị đại thắng của Thường Châu dẫn phát chấn động vô cùng lớn, nơi nơi nghị luận phân tích. Chỉ là Lục Thất không biết, dư luận ở kinh thành là có người cố ý dẫn dắt, mà người hạ lệnh chính là Tân Cầm Nhi (vì tránh liên lụy, nàng thỉnh cầu Tiểu Phức phục hồi lại họ Tân cho mình).

Người chấp hành chính là những huynh đệ hắc đạo của Quý Ngũ thúc. Thế lực đen mà trước kia Quý Ngũ thúc giữ lại làm đường lui ở kinh thành, sau khi phủ Công chúa quật khởi, tự nhiên trở thành thế lực ẩn hình của phủ Công chúa, hơn nữa mượn uy đã dần dần trở thành đầu rồng của một phương.

Lục Thất rất thiện trị quân, cũng thiện trên phương diện vạch mưu tìm kế liên quan về mặt quân sự. Nhưng trên phương diện chấp chính hãy còn là một người học nghề, càng không am hiểu dẫn dắt hướng đi của dư luận. Có thể nói, trong lòng hắn không hề coi trọng khái niệm dư luận. Thế nhưng dư luận cũng là một phương thức giết người không đao, có thể nâng người ta lên như thánh nhân, cũng có thể gán cho người ta đại danh đê tiện vô sỉ.

Trước kia Tân Cầm Nhi ở Chu phủ chính là một nữ cường nhân am hiểu dùng kế sách lộng quyền. Hơn nữa thủ đoạn tung tin đồn tổn hại người trong vô hình, Tân Cầm Nhi cũng am hiểu nhất, biết cách lợi dụng tất cả lực lượng có trong tay dù là nhỏ nhất.

Nàng thân tại Thường Châu, cũng mẫn cảm biết, những đại quan trên triều nhất định sẽ vạch lá mò sâu tìm ra cái gọi là sai lầm trong sự kiện Thường Châu để chỉ trích. Cho nên, nàng trước tiên dùng mọi cách để dẫn dắt từ đầu đến đuôi dư luận về trận chiến Thường Châu, tạo cho người kinh thành một cái ấn tượng ban đầu giữ vai trò chủ đạo mà theo đó phán đoán. Có sự tồn tại của dư luận hợp lý, có thể che chắn rất nhiều điểm yếu cho các vị đại nhân trên triều đình đâm chọc.

Tỷ như chuyện Dương Côn điều binh, trên dư luận đã tỏ rõ hậu quả của việc chậm trễ đánh vào phía đông. Các vị đại nhân trên triều đình khi đã biết được dư luận trong kinh thành, tuyệt sẽ không dám chỉ trích hành động đó là loạn dụng quân quyền, cả gan làm loạn, trong mắt không có Hoàng đế, nóng lòng lập công, vân... vân... một đống nước bẩn. Nếu nói ra chỉ rước lấy trách mắng là kẻ vô tri cổ hủ, dụng tâm kín đáo.

Dư luận trong kinh thành sôi nổi, trên triều đình sóng gió cũng nổi lên. Còn về chuyện Dương Côn mạo hiểm tự ý điều động binh, không ai dám nói không đúng, nếu chỉ trích sẽ gây ra hiềm nghi, chẳng lẽ ngươi muốn cho Việt quân tiến công kinh thành? Chẳng lẽ ngươi không biết là kinh thành quan trọng hơn cả? Không ai chỉ trích Dương Côn, nhưng cũng không ai nói Dương Côn làm đúng, việc này trực tiếp bị bỏ qua không đề cập tới nữa

alt
Trò Chơi Ái Tình
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Cô Giáo Đừng Chạy
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
Ước Hẹn Với Hai Người Đàn Ông (H)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc