https://truyensachay.net

Thám Tử Kỳ Duyên

Chương 48

Trước Sau

đầu dòng
Thư Ngọc Diệp gửi sơ Bình.

- Tôi có thể ngồi đây chứ!

Khôi Nguyên bất ngờ xuất hiện làm con vô cùng kinh ngạc, tim con bởi vậy cứ thúc nhịp liên hồi. Bây giờ, anh mới chịu xuất hiện đấy! Đến lúc nào không đến lại đến đúng lúc con và Đình Văn đang “hẹn hò”. Con chưa tin vào mắt mình, Đình Văn đáp lại:

- Chào anh! Chúng ta có quen biết nhau không? Trông anh khá quen đấy – Đình Văn lịch sự bắt tay Khôi Nguyên.

- Chúng ta đã gặp nhau một lần. Anh là Đình Văn. - Khôi Nguyên nói.

- Sao anh biết tên tôi?

- Ngọc Diệp nói cho tôi biết. Tôi là Khôi Nguyên. - Khôi Nguyên nhìn con triều mến, như muốn nói với Đình Văn rằng: “Cô ấy là bạn gái của tôi đó, liệu hồn mà đụng vào.”

- À, tôi nhớ ra rồi. Chúng ta đã gặp nhau một lần ở quán mì hoành thánh chú Vinh.

- Em với anh ấy là bạn bè. - Con đính chính với Đình Văn.

Mặc dù lòng con rất vui sướng khi gặp lại Khôi Nguyên, nhưng trong con vẫn còn tâm lý hờn giận, con giống như đứa con nít làm nũng, thích vu vơ để cho người ta phải khổ sở vì con, con mới hả dạ. Anh ấy đã đến tìm con, rõ ràng anh ấy luôn theo sát gót chân con, thế mà không ra mặt. Đến khi người ta đi “hẹn hò” thì bắt đầu lo lắng, xuất hiện cũng đúng lúc ghê!

- Ngọc Diệp, chúng ta đi thôi! - Khôi Nguyên bạo dạng nắm tay con trước mặt Đình Văn. Con rụt tay lại, hỏi ảnh:

- Đi đâu?

- Thì cứ đi với tôi đã, ở đây nói chuyện không tiện.

- Tôi thấy rất tiện, hơn nữa tôi đang có hẹn với anh Văn, chúng tôi còn đến khu phố đi bộ, uống sữa xong mới về, anh hãy đi trước đi, có gì gọi điện cho tôi cũng được mà. - Con đáp, thái độ của con rất kiêu kỳ.

Khôi Nguyên không thèm đáp lại, ảnh cứ nắm tay con kéo đi. Ảnh thô bạo quá thể. Con vùng vằng cố thoát khỏi bàn tay khỏe khoắn của ảnh nhưng đành bất lực.

- Này, anh kia! Buông tay cô ấy ra! - Đình Văn nói dữ.

- Hừm… - Khôi Nguyên phóng ánh sắt lạnh nhìn Đình Văn. Anh ấy nhất quyết kéo con đi cho bằng được.

- Đi với tôi nào Ngọc Diệp!

- Tôi… nói… lại… một… lần… nữa… Buông… tay… cô… ấy… ra… ngay! - Đình Văn nhấn mạnh từng tiếng.

Những người xung quanh quay lại nhìn tụi con. Sự thể sẽ rất lình xình nếu con không nhanh trí gỡ rối. Con quay sang nói với Đình Văn:

- Xin lỗi anh Văn, em đi với anh ấy một lát, không sao đâu anh cứ yên tâm. Có gì em sẽ nhắn tin cho anh sau. Chào anh!

- Như vậy liệu có ổn không? - Đình Văn đặc biệt quan tâm đến con. Nét mặt của anh ấy rất lo lắng.

- Em ổn mà, anh đừng lo.

- Được rồi, - sau đó, Đình Văn quay sang nói với Khôi Nguyên, - anh hãy coi chừng đấy, nếu dám động đến một sợi tóc của Ngọc Diệp tôi sẽ không để yên đâu.

- Hừm... câu đó phải tôi nói mới phải. - Khôi Nguyên nhếch mép, thái độ cao ngạo dắt theo con ra ngoài quán cà phê. Ảnh lấy cái mũ bảo hiểm đưa cho con, nói sắt lạnh:

- Cô mang vào! Rồi lên xe.

Con mang mũ vào rồi lên chiếc cào cào màu xanh lá cây quen thuộc. Khôi Nguyên nổ máy xe, vặn ga phóng thẳng một mạch; anh ấy điên mất rồi, nên chạy xe như ăn cướp. Tốc độ chóng mặt khiến con phải ôm cứng lấy ảnh. Cũng may đang ở đoạn đường vắng vẻ nếu không sẽ rất nguy hiểm.

- Anh chạy chậm thôi! - Con hét lên.

- Tôi là tay đua số một, cô quên rồi sao?

- Số một, số hai gì chứ! Chạy như vậy nhỡ đụng phải người ta thì sao?Anh không tiếc mạng mình thì hãy nghĩ cho người khác với, làm ơn đi!

Khôi Nguyên giảm tốc độ, cho xe tấp vào bên đường. Ảnh xuống xe, móc mũ bảo hiểm lên cần lái rồi đi lại phía mõm đất, bên dưới là vực thẳm sâu hun hút, ánh trăng kỳ ảo, trăng tròn vành, treo lơ lửng gữa không trung. Cảnh vật huyền mộng nên thơ, pha đôi chút gam màu lạnh lẽo. Con cũng xuống xe đi lại chỗ ảnh, nhìn theo lưng ảnh, con mở lời trước.

- Anh tìm tôi có việc gì không?

- Cô đừng bao giờ gặp lại tên đó (ám chỉ Đình Văn) nữa. – Giọng anh ấy khô khốc.

- Lý do?

- Trực giác nói cho tôi biết hắn không phải là người tốt.

- Trực giác? Hừ, lúc nào cũng trực giác, trực giác; anh ấy còn tốt gấp trăm ngàn lần anh đó Khôi Nguyên. Anh ấy không bao giờ lợi dụng tôi như anh. - Con nặng lời.

- Cô vẫn còn đay nghiến chuyện đó sao? Xem ra tôi đã lầm cô là một người ngây thơ, nhẹ dạ, tốt bụng và dễ tha thứ.

- Thôi đủ rồi, anh đưa tôi đến đây chỉ để tranh cãi những chuyện này thôi sao?

- Ngày mai tôi sẽ đi.

Nghe Khôi Nguyên nói ngày mai ảnh sẽ đi, con bàng hoàng. Con bắt đầu thấy lo lắng, có phải là ảnh sẽ rời xa con mãi mãi không sơ Bình? Anh nói sẽ đi. Vậy anh sẽ đi đâu? và làm gì? Còn vụ án thì sao đây?

- Anh đã bỏ cuộc rồi à? Vụ này quá khó ư? - Con khích tướng ảnh.

- Ai nói với cô là tôi bỏ cuộc? Tôi đi chuyến này là vì công việc. Tôi đã có đáp án rồi, đây là bước cuối cùng để kết thúc vụ án.

- Anh có đáp án rồi sao?

- Vừa rồi tôi có đến gặp bà Hiền, và đã biết được những manh mối hết sức quan trọng. Tôi đến gặp cô là để cảnh báo với cô: Trong tình hình hiện nay, cô nên cẩn trọng, tốt nhất là không nên ra ngoài, hay gặp ai. Cô chịu khó đi, vì mọi việc sắp kết thúc rồi. Sau khi, tôi trở lại cô sẽ được tự do.

- Tại sao tôi phải nghe anh?

- Vì quyền lợi của cô Ngọc Diệp à! Và tôi có lời khuyên cho cô.

- Nói đi!

- Đừng có suốt ngày nghĩ về tôi nữa.

- Ha, buồn cười thật đấy. Anh dựa vào đâu mà nói là tôi nghĩ về anh suốt ngày hả? Đồ trơ trẽn.

- Dựa vào đôi mắt của cô, nó đã tố cáo hết rồi.

- Vớ vẩn, anh đừng có nói xằng nói bậy. Chẳng qua, do tôi mất ngủ nên mới vậy thôi.

- Cô còn gặp ác mộng sao? - Khôi Nguyên tỏ ra quan tâm.

- Nếu không còn gì để nói nữa thì anh chở tôi về đi. Tôi thấy mệt trong người, muốn ngủ sớm.

- Cô như vậy, tôi đi không an tâm chút nào.

- Anh quan tâm đến tôi như vậy ư? - Con nhếch mép.

- Ừm. Cô là khách hàng của tôi, tôi có trách nhiệm phải bảo vệ sự an toàn cho cô. Cô đừng quên chúng ta đã phát hiện được những gì ở căn nhà đó. Là hài cốt, là người chết đó Ngọc Diệp. Hãy nghe tôi lần này. Hãy chuyển đến nhà Quốc Việt mà ở, tôi đã nhờ Quốc Việt coi sóc cô rồi nên cứ yên tâm. Nhé! Ngọc Diệp.

- Anh đừng có nghiêm trọng hóa vấn đề, tôi lớn rồi, tôi tự biết lo cho mình. - Con ngoan cố.

- Thôi được rồi, tùy cô vậy. Nhưng hãy nhớ bảo trọng, mọi việc phải hết sức cẩn thận.

- Ok, tôi hứa với anh. Tôi sẽ thận trọng.

- Để tôi đưa cô về.

- Còn chuyện này nữa tôi muốn hỏi anh.

- Chuyện gì?

- Về vụ án, anh có nghĩ cô Hoàng Lan chết là vì tình không? Theo những gì bà Hiền kể, tôi nghĩ cô ấy đã mắc bệnh hiểm nghèo. Anh thấy có lý chứ?

- Không đơn giản như vậy đâu Ngọc Diệp.

- Tôi biết ngay thế nào anh cũng nói vậy mà. Nhưng cô ấy có những triệu chứng của căn bệnh ung thư như: chảy máu cam, ho ra máu, nôn mửa, cơ thể gầy rạp xanh xao...

- Những hiện tượng giống nhau chưa chắc cùng bản chất.

- Thế còn những bộ hài cốt chúng ta tìm được dưới tầng hầm? Bà Hiền kể: từ ngày ông Trịnh Vỹ dọn về căn nhà đó, ông ấy thường hay cúng bái vào tháng oan hồn. Hay chăng ông ấy đã làm điều gì đó? Cũng không loại trừ khả năng chính ông ấy đã giết chết những người kia rồi giấu xác họ dưới tầng hầm.

- Tôi đã từng nghĩ đến giả thiết đó. Có lần ông ấy đã đánh cho Hoài Phong một trận vì cái tội chơi ở phòng khách. Hoài Phong đập nắp chai làm bánh răng cưa, ông Trịnh Vỹ phát hiện và nỗi trận lôi đình, vì sao vậy? Vì ông ấy sợ sự thật sẽ bị bại lộ, ông ấy muốn che giấu điều gì? Những bộ hài cốt cô Ngọc Diệp à! Ông ấy cúng bái là vì những bộ hài cốt đó. Ông ấy có rất nhiều tiền, tiền đó từ đâu? Làm thầu xây dựng vào thời điểm đó thì không có khả năng mua đứt một ngọn đồi. Tôi đang chờ đợi kết quả tái tạo khuôn mặt từ những bộ hài cốt mà chúng ta tìm được, khi đó, với những suy luận sắt bén, tôi sẽ đem sự thật ra ngoài ánh sáng.

- Anh đi bao lâu thì về? Anh đi đâu tôi muốn biết.

- Tôi không thể nói thời gian và địa điểm cụ thể.

- Anh lại bí mật với tôi. Bao giờ anh cũng vậy, hình như anh không tin tôi thì phải. - Con trách ảnh.

- Cô hiểu lầm rồi Ngọc Diệp, đó là kỹ năng nghề nghiệp của tôi, sau này cô sẽ hiểu.

- Thôi được rồi, cứ làm theo ý anh đi.

- Để tôi đưa cô về.

Một buổi tối nặng nề không thể chợp mắt được, phần vì chuyện liên quan đến Khôi Nguyên, phần vì sợ gặp ác mộng; tinh thần con mệt mỏi rã rời. Vừa mới sớm tinh mơ, đã nhận được cuộc điện thoại. Đó là điện của Đình Văn, anh ấy muốn mời con đi ăn sáng. Con mệt mỏi nhận lời ảnh, chưa kịp điểm trang xong thì ảnh đã đến tận cửa rước đi. Sau khi, dùng xong buổi điểm tâm; anh Văn chở con đi dạo quanh thành phố, và những nơi có phong cảnh đẹp; với hy vọng sẽ làm cho tâm trạng của con được tốt hơn. Ngồi trên chiếc xe mui trần đắc tiền, đi dạo cũng có cái thú của nó. Tụi con dừng lại ở một địa điểm lý tưởng nói chuyện. Nơi đó, là đồi thông vi vút gió, làn gió mát rượi mơn trớn lên khuôn mặt; dang rộng vòng tay hít thở và đón gió thật tuyệt vời. Bên dưới đồi thông là hồ nước xanh rì màu ngọc bích, cảnh vật nên thơ lãng mạn. Đình Văn bấy giờ mới hỏi con:

- Anh chàng đó (ám chỉ Khôi Nguyên) là người đang theo đuổi em đúng không?

- Sao anh lại nghĩ vậy?

- Nhìn ánh mắt anh ta là biết ngay. Thế em không thích anh ta sao?

- Em với anh ấy chỉ là bạn bè thôi. Anh đừng hiểu lầm. - Con nói câu đó mà lòng cảm thấy hổ thẹn, vì mình thật gian dối, sống không thật.

- Anh hiểu mà. Vì anh từng bị theo đuổi nên anh rõ hơn ai hết.

- Chuyện của anh tính khi nào mới dứt khoát với hai bên gia đình?

- Chắc ít ngày nữa thôi.

- Chúc anh thành công!

- Cám ơn em!

- Ơn nghĩa gì anh, mình là anh em kết nghĩa với nhau mà.

Con mỉm cười, câu nói đó cũng là bóng gió cho ảnh hiểu, con chỉ coi ảnh như anh em thôi, chứ không có ý gì khác hơn. Vì trái tim con đã trót trao một người khác. Tóm lại, con là hoa đã có chủ, cấm ai được xâm phạm. Nét mặt của Đình Văn buồn đi thấy rõ. Cũng tội nghiệp cho ảnh, tình duyên ngang trái, đẹp trai, thành đạt là vậy mà vẫn chưa tìm được đối tượng ưng ý. Đến khi tìm được rồi, thì người đó lại thuộc về người khác. Đình Văn có trách thì nên trách ông trời, tự dưng lại đưa Khôi Nguyên xuống cắt đứt sợi tơ tình của ảnh.

- Em cũng lo mà tính chuyện trăm năm luôn đi, cũng đâu còn trẻ con nữa.

Đình Văn bỗng nhiên đề cập đến chuyện chồng con, làm Ngọc Diệp phải suy nghĩ, liên tưởng đến một ngày lấy Khôi Nguyên làm chồng, và... chết tiệc! Nhưng, điều gì đến cũng sẽ đến mà. Đêm động phòng hoa chúc, “buộc lòng” phải làm cái chuyện đó với ảnh, ôi, “đúng là tai họa!”

- “...”

- Ngọc Diệp,

- À, về chuyện đó thì...em... em... nói chung là em còn trẻ chán. Phụ nữ ba mươi chưa phải là ế!

- Em thì không đến nổi ế rồi. Nhưng mà... - Đình Văn bỏ lửng câu nói.

- Em bắt đầu thấy lạnh rồi, mình về đi anh.

Con muốn Đình Văn đưa con về, con cần được yên tĩnh, nằm trên giường nghĩ về Khôi Nguyên, và đánh một giấc. Đã mấy đêm con mất ngủ rồi.

- Ừm, chúng ta đi thôi.

Con người của Đình Văn rất dễ chịu. Ảnh luôn làm theo ý thích của con, nhiều lúc con muốn ảnh dữ dằn hơn chút nữa cũng không được, bản tính của ảnh đã vậy rồi. Chia tay anh Đình Văn, con vào nhà; trước tiên phải tắm rửa cơ thể cho mát mẻ. Mấy ngày hôm nay trời rất nực, mồ hôi mồ kê nhếch nhác khó chịu. Theo thói quen con bật công tắt, vặn máy nước nóng ở mức vừa phải, hứng nước đầy thau. Gội đầu xong, mới bắt đầu trút bỏ hết lớp y phục mặc trên người. Mái tóc của con ướt nhèm, nước chảy nương theo từng đường cong gợi cảm, con kỳ rửa cơ thể trắng trẻo hồng hào của mình, xát lên làn ngọc thể chất sữa tắm trong suốt sềnh sệt hương hoa hồng. Phải chăng, sẽ có tội khi con đề cập đến những chủ đề nhạy cảm như vậy với sơ. Nhưng từ sâu thẳm trong trái tim con... con chỉ mong sơ xem đó như là lời thú tội. Một lời thú tội bản năng. Con tiếp tục soi mình trong gương, nhận ra mình cũng khá hấp dẫn. “Ồ, không đến nổi nào, hèn gì anh ấy...” Và bỗng dưng ý nghĩ sâu kín đó làm con ngượng ngùng đỏ mặt, người nóng bừng lên. Con xấu hổ vô cùng khi những mường tượng lạ lùng đó cứ ập đến xâm chiếm đầu óc con. “Ôi, chết tiệc, mày tỉnh táo lại đi Ngọc Diệp” Và bản năng lại thể hiện được sức mạnh ngự trị của nó, chi phối vô thức của con, khiến con bắt đầu có những “hành động tự khám phá” cơ thể mình. Lý trí trổi lên, con lấy tay này đánh vào tay kia! “Không được làm vậy, hành động ô nhục.”Và lần này con đã chiến thắng con quỷ trong mình. Con vô tư xối nước lên người, mau chóng kết thúc thời gian đầy cám dỗ. Khi sức nóng trong người con đã giảm đi đáng kể... “Á...” Con hét như điên, lao ra khỏi phòng tắm. Trên người không một mảnh vải che thân. Ghi chép của Khôi Nguyên.

Tôi đã tìm đến nhà những người quen biết ông Trịnh Vỹ, để điều tra về quan hệ tình cảm của hai cha con ông ấy. Tôi muốn biết cảm nhận của họ, để xem thử giữa họ có cùng một đánh giá và nhận xét hay không. Người đầu tiên là ông Ca Lạy.

- Thưa bác, chơi với ông Trịnh Vỹ đã lâu. Bác nhận xét thế nào về quan hệ tình cảm của hai cha con họ?

- Thì như lúc trước bác đã nói, ông Trịnh Vỹ rất yêu thương cô Hoàng Lan, sau cái chết của bà Thanh Mai. Nhưng, theo bác tình yêu đó hơi quá! Cụ thể là lần bác chứng kiến ông ấy bắt được lá thư tình, có người gửi cho Hoàng Lan.

- Chỉ lần đó thôi sao ạ? Còn về phía cô Hoàng Lan, bác có thấy cô ấy có khoảng cách với cha mình hay không?

- Không có, Hoàng Lan rất lễ phép và nghe lời ông Vỹ.

- Ý cháu là về mặt cảm xúc, cách quan tâm của ông Trịnh Vỹ với Hoàng Lan có gì khác biệt không bác?

Ông Ca Lạy cố nhớ lại. Ông gật đầu, đáp:

- Hình như có đấy Khôi Nguyên. Bác nhớ có một lần đến nhà ông Vỹ chơi, bác đứng ngoài định gõ cửa thì nghe thấy tiếng khóc, bác dừng lại, do tò mò nên đã nhìn qua khe cửa. Bác đã thấy hai cha con họ ôm nhau. Hoàng Lan áp mặt vào ngực ông Vỹ thút thít, còn ông Vỹ thì xoa đầu con gái dỗ dành. Bác thấy hơi kỳ lạ với sự thân thiết đó, cậu cũng biết người Việt Nam còn gì, đâu giống người nước ngoài. Nhưng, lúc đó bác nghĩ mình lạc hậu, trình độ mình còn thấp, chưa tiếp cận được văn minh.

- Nhưng, chẳng phải tuổi ấu thơ của Hoàng Lan từng chịu sự ghẻ lạnh của người cha đó sao?

- Chắc hồi đó Hoàng Lan còn nhỏ quá! Với lại ông Trịnh Vỹ đã hối hận rồi. Cùng máu mủ ruột rà cả, cha con thì làm sao mà bỏ nhau được. Cô ấy mất mẹ rồi, chỉ còn ông Vỹ là người thân duy nhất thôi.

- Có lần nào trong lúc uống rượu với bác, ông Trịnh Vỹ nói về con gái mình không ạ?

- Tất nhiên là có rồi Khôi Nguyên. Lần nào ông ấy cũng khen con gái của mình xinh đẹp giống mẹ. Ông ấy tâm sự, mỗi lần nhìn thấy Hoàng Lan là giống như nhìn thấy Thanh Mai. Rồi ông ấy khóc, trông ông ấy đau đớn, dằn vặt lắm! Những lần như thế bác thường an ủi động viên ông Vỹ, hình ảnh ông Vỹ lấy tay dụi mắt đã hằn sâu trong trí nhớ của bác. Ông ấy đau khổ lắm đấy Khôi Nguyên à! Có lẽ ông ấy dằn vặt chuyện cũ, vì ông mà bà Thanh Mai mới mất sớm, khiến Hoàng Lan phải mồ côi mẹ.

Sau cuộc nói chuyện với ông Ca Lạy, tôi lại đến nhà cô Thúy cùng với mục đích điều tra về mối quan hệ của hai cha con ông Trịnh Vỹ. Kết quả, cô Thúy cũng có nhận xét tương đối giống ông Ca Lạy. Tức là, tình yêu thương của ông Trịnh Vỹ dành cho Hoàng Lan đối lập hoàn toàn với khoảng thời gian, khi bà Thanh Mai còn sống. Sau khi, bà ấy qua đời, ông Trịnh Vỹ bỗng thay đổi tính nết, trở nên yêu thương con gái khác thường, cô Thúy cũng cho rằng, ông Trịnh Vỹ “kiểm soát” con gái hơi quá.

Điều đáng nói là bà Hiền, người từng sống chung một nhà với hai cha con họ lại nhận xét khác. Theo như bà Hiền, tình yêu thương của ông Trịnh Vỹ dành cho Hoàng Lan không có gì khác lạ. Cũng không có cái gọi là “kiểm soát” thái quá như nhận xét của cô Thúy. Chỉ trừ có lần, ông Trịnh Vỹ đã đánh con gái của mình chỉ vì cô ấy có quan hệ tình cảm với một cậu con trai. Ông Trịnh Vỹ cũng đánh cả Thế Anh – người đã từng cứu cô Hoàng Lan thoát khỏi nanh vuốt của mụ Thùy Dung. Phản ứng của ông ấy khi đó, theo bà Hiền là trái ngược hoàn toàn tính cách của ông. Cũng vì chuyện đó mà ông luôn dằn vặt, hối hận rồi đau khổ.

Điều khiến tôi băn khoăn là thái độ của cô Hoàng Lan khi nói về cha mình. Cô ấy đã gọi cha mình là “ác thú”. Có điều gì ẩn khuất đằng sau đó? Tại sao cô ấy lại gọi cha mình như vậy? Do tức giận ư? Tôi lại không nghĩ như vậy. Tiếng nói bên trong tôi không ngừng nói: “Dòng nhật ký đó có vấn đề.” Chắc chắn là như vậy.

Tôi lại tập trung suy nghĩ, dường như nằm bất động trên ghế sofa. Suốt bốn tiếng đồng hồ từ 1h đến 5h chiều, tôi dành đầu óc cho việc suy nghĩ, khi quá căng thẳng, mệt mỏi, lại hút điếu thuốc lá cho tỉnh táo. Khói thuốc đang giết dần tế bào phổi của tôi, nhưng, không có thuốc chắc tôi không làm việc được. Thật là bất hạnh, nên, tôi khuyên bạn đừng tập hút thuốc, đừng như tôi, vướng vào rồi thì không dứt ra được.

Đóng quyển sổ tay lại, tôi đi tắm, ra ngoài ăn tối. Sau đó, đến võ đường của Văn Phú. Tôi không đến phòng tập gần một tuần lễ rồi. Lần này, tôi đến là để mời Văn Phú đi uống một ly. Như kế hoạch, đã đến lúc tôi tiến sâu hơn với ý định tiếp cận Văn Phú. Nhằm khai thác những thông tin liên quan đến người đàn ông bí ẩn đã hẹn hò với Kiều Oanh trước khi chết. Văn Phú có vẻ biết nhiều về Kiều Oanh. Tại sao tôi lại mất nhiều thời gian đầu tư vào anh ta? Bởi anh ta là gã si tình, khi đã si tình một ai, thì sẽ biết rõ về người đó nhất. Tính cách của họ, sở thích của họ, tình địch… nói chung là tất cả những gì có liên quan đến người mà ta đã si. Chỉ cần một chút ít manh mối, là tôi có thể tự tin mà nói rằng, tôi sẽ tìm ra kẻ giấu mặt đó.

Để trả lời câu hỏi: “Hoàng Lan có phải là con của ông Trịnh Vỹ?” Tôi đã phải hạ quyết tâm để thực hiện một việc mà tôi chẳng muốn làm chút nào. Đó là, dùng phương pháp AND để kiếm chứng. Tôi lại nhờ đến Quốc Việt, những phu mộ, và chuyên gia trong lĩnh vực giám định AND vào cuộc. Đúng vậy. Chúng tôi cho khai quật phần mộ của cha con họ để lấy mẫu kiểm tra. Tôi cũng nói Quốc Việt giấu Ngọc Diệp chuyện này, tôi không muốn cô ấy bị sốc. Không có cách nào khác, để giải được nỗi oan cho cô Hoàng Lan, việc gì lương tâm cho phép là tôi sẽ làm, miễn là đạt được mục đích.

Tôi đến nhà bà Hiền để tìm thêm những thông tin tôi cần để củng cố cho lập luận của mình. Tôi đã không thất vọng, câu chuyện bà Hiền kể lại cho tôi nghe không nằm ngoài phán đoán của tôi. Đến giờ phút này tôi đã nắm trong tay chìa khóa của vụ án. Tôi đã có kết luận cho nguyên nhân cái chết và nỗi oan của cô Hoàng Lan. Nhưng, suy luận cũng chỉ là suy luận. Cần có chứng cớ xác thực để phá án. Và tôi đã hình dung trong đầu một chuyến đi tìm con ác chủ bài. Trước tiên, tôi phải thu xếp cho Ngọc Diệp. Tôi gọi cho Quốc Việt, muốn cậu ấy bằng mọi giá phải đưa được Ngọc Diệp về căn nhà ở đầu đèo. Tôi có nói với cậu ấy sẽ đi khoảng bốn năm ngày, không nói rõ cụ thể là đi đâu. Như kế hoạch, trước khi đi, tôi đến chia tay Ngọc Diệp. Cầu xin trời đất che chở, phù hộ cho cô ấy. Hãy tin vào số phận... hãy tin vào Chúa.

Phương tiện di chuyển của tôi là chiếc cào cào. Chiếc xe chở tôi qua những con đường ngoằn ngoèo, lên dốc, xuống đồi. Theo hướng đã định, tôi phải đi hơn hai trăm cây số ra khỏi thành phố sương mù. Tôi rút kinh nghiệm từ lần bị theo đuôi khi chở Ngọc Diệp đến thung lũng vàng. Lần này, tôi quan sát kỹ hơn. Phải chắc chắn rằng mình không bị theo dõi, nếu không thì mọi việc hỏng bét. Thế nhưng, tôi lại tiếp tục mắc sai lầm. Tôi đã không tính đến một cuộc truy sát giữa ban ngày ban mặt, và vô cùng manh động của một băng đảng xã hội đen. Chiếc cào cào chở tôi đi được một phần ba đèo lung linh, tôi phát hiện sau lưng mình có một nhóm người đi mô tô, trên tay cầm theo đủ loại hung khí: Súng điện, kiếm nhật, rựa phát, rìu, mã tấu... Ước chừng hơn hai mười tên xã hội đen. Tôi thừa nhạy cảm để biết nhóm người đó đang định làm gì. Tôi bất ngờ tăng tốc vụt đi. “Rùn... rùn... rùn...” Những chiếc mô tô tăng hết mã lực phóng theo tôi. Cuộc truy sát diễn ra theo đường đèo lung linh (con đèo với những vực thẳm sâu hun hút) Đuổi theo một tay đua như tôi, săn được tôi thiết nghĩ cũng chua lắm. Chỉ một vài kỹ thuật chặt chẻ cơ bản tôi đã đẩy hơn năm chiếc mô tô chở theo mười tên sát thủ lao xuống vực. “Vèo... vèo... vèo” Mười chiếc còn lại bám sát đuôi xe của tôi. “Keng... keng... keng...” Tiếng kiếm nhật chém vào đuôi xe chiếc cào cào. Những cú chặt cua ôm sát, chân chóng xe đánh xoèn xoẹt dưới mặt đường nảy lửa. Chiếc xe du lịch đi ngược chiều đang tiến lại, tôi dìu cho những kẻ sát thủ bám theo gần hơn nữa, bất ngờ tôi vặn hết tốc lực vượt lên chiếc toyota bảy chỗ đi cùng chiều, chặt tay lái, “xỏ chỉ” qua khe hở giữa chiếc xe du lịch giường nằm và chiếc toyota... mặc dù kĩ thuật của tôi rất cứng, nhưng người tính không bằng trời tính; cú chặt thứ hai để lách chiếc toyota đang chạy cùng chiều với tốc độ cao, khiến cả người lẫn xe tôi bị mất lái lao thẳng xuống vực thẳm. Các bạn có tin được không? Tôi đã thoát chết trong trường hợp rất hi hữu. Tôi bay ra khỏi xe, vướng vào một cành cây chìa ra chỗ mép vực, theo phản xạ tôi bám lấy, treo cả người lủng lẳng trên cao, bên dưới là vực sâu hun hút. Chật vật lắm tôi mới lấy lại được thăng bằng, bấu víu vào nơi an toàn trước khi cành cây khô bị trọng lượng của tôi làm gãy, nếu rơi xuống dưới đáy vực sẽ tan xương nát thịt. Khi về tôi sẽ kể lại chuyện này cho Ngọc Diệp nghe. Thế đấy, gầy cũng có lợi đấy chứ. Nếu tôi mập hơn vài ký thôi, thì đã toi mạng rồi. Tôi thoát chết. Còn bọn sát thủ thì khỏi phải nói, kết cục của chúng rất bi thảm. Không thể trách tôi được, nếu bọn chúng không chết thì tôi sẽ chết. Có những lúc chúng ta phải quyết đoán. Chỉ cần chúng ta do dự một chút thôi, chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Tạm biệt chiếc cào cào yêu dấu, mày đã hy sinh anh dũng trong trận chiến sinh tồn.

Thoát khỏi cuộc truy sát của những tên sát thủ. Tôi bắt chuyến xe đi hết đèo Lung Linh đến Bến Lội, để dò tìm tung tích của hai mẹ con bà Thủy Tiên. Theo như những gì bà Hiền biết, lúc hai mẹ con rời khỏi căn nhà trên đồi trà, ông Trịnh Vỹ đã sắp xếp cho họ một chỗ ở yên ổn. Bến Lội (tên gọi một cụm dân cư) nằm ở ngoại vi thành phố. Cảnh đẹp nên thơ, sông nước hữu tình. Bến Lội không đông đúc như ở thành thị, nhưng không phải vì đó mà việc dò tìm nơi ở của hai mẹ con bà Thủy Tiên bớt khó khăn hơn. Tôi lân la dò hỏi nhiều người nhưng không đạt kết quả như mong muốn. Dò tìm mãi... 1 ngày, 2 ngày, rồi 3 ngày... thời gian cứ thế trôi qua. Tôi có không muốn sốt ruột cũng phải sốt ruột, vấn đề nằm ở chỗ Ngọc Diệp, linh tính khiến tôi bồn chồn lo lắng. Nó nói cho tôi biết Ngọc Diệp có thể gặp phải nguy hiểm khi tôi rời đi. Thời gian được tính từng ngày, chỉ cần tìm được bà Thủy Tiên mọi việc sẽ sáng tỏ. Tôi dồn hết sức lực vào tìm kiếm tung tích của hai mẹ con họ. Lần này, cũng nhờ may mắn. Sang ngày thứ bảy, đầu giờ chiều, dừng chân ở bến xe ôm, tôi gặp được anh chàng rất mê đánh cờ tướng, tôi đánh với anh ta một ván, làm quen, sau đó hỏi thăm:

- Anh biết bà Thủy Tiên không?

- Cậu muốn hỏi bà Thủy Tiên nào? Ở đây, tôi biết đến hai bà Thủy Tiên.

- Bà Thủy Tiên có cậu con trai là Thế Anh.

- À, bà Tiên “hot girl”.

- Bà ấy đã có tuổi rồi mà.

- Biệt danh tôi đặt cho bà Tiên. Nhớ hồi mới chuyển về đây sống, ai cũng trầm trồ trước sắc đẹp của bà.

- Anh hãy chở tôi đến nhà bà ấy.

- Vậy là anh không biết. Bà Thủy Tiên đã qua đời rất lâu rồi.

- Anh nói sao? Đã qua đời ư? Vậy còn con trai bà, cậu Thế Anh…

- Thế Anh vẫn ở căn nhà đó để thờ phụng cho mẹ. Anh ấy là người con chí hiếu, ai ai cũng kính nể. Chỉ có điều sắc khí của anh ấy trầm mặc, u sầu quá! Ngay từ ngày đầu tiên dọn về đây anh ấy đã như vậy.

- Ồ, anh có vẻ biết nhiều về hai mẹ con họ nhỉ?

- Thì tôi ở sát vách nhà họ mà.

- Thật trùng hợp.

- Chắc đã lâu rồi anh chưa gặp lại mẹ con họ?

- Tôi tìm hai mẹ con họ là có việc. Bà Thủy Tiên là bạn cũ của bà tôi.

- À, tôi hiểu rồi. Anh tiện đường ghé qua thăm người quen chứ gì.

- Đúng như anh nói đấy. Lâu lâu mới có dịp như vậy, bình thường tôi rất bận rộn.

- Anh đến không đúng lúc rồi.

- Sao vậy?

- Thế Anh đã đi từ sáng sớm.

- Đi rồi ư? Anh có biết là đi đâu không?

- Chịu thôi.

Tôi không khỏi thất vọng khi biết được tin bà Thủy Tiên đã qua đời. Đến nước đường cùng rồi mà không thuận buồm xuôi gió. Bà Thủy Tiên mất đi rồi thì ít ra cũng phải gặp được Thế Anh, nay Thế Anh cũng đã đi. Thế Anh đã đi đâu? Và làm gì? Mẹ con họ chính là con ác chủ bài của tôi, nếu không có họ tôi không thể phá vụ án này được.

- Bình thường Thế Anh vẫn vắng nhà kiểu vậy sao?

- Ngày thường thì không có đâu, sau khi làm việc về anh ấy ở lì trong nhà. Tôi để ý suốt hai mươi năm nay, vào khoảng tháng 8, Thế Anh lại vắng nhà, (năm nay là 26 tháng 8) anh ấy đi đâu, làm gì? tôi cũng không biết. Khởi hành từ lúc sáng sớm, hơn mười ngày sau mới trở về.

Nói chuyện với anh xe ôm thêm một lát nữa, tôi nhờ anh ấy chở tôi đến nhà hai mẹ con bà Thủy Tiên. Từ bến xe ôm đi chưa đầy mười lăm phút thì đến nơi. Căn nhà, nơi hai mẹ con họ ở có diện tích vừa phải. Nhà có sân vườn, có cổng ra vào, đập vào mắt tôi là giàn thiên lí đơm bông, nắng chiều quạnh quẽ tìm về... Căn nhà mái ngói chữ A, màu gạch đỏ, tường phủ rêu phong. Vắng vẻ, cô đơn trống trải. Nhìn căn nhà có thể đoán được tính cách của gia chủ, u sầu, buồn thảm.

- Nhà này hai mẹ con họ thuê lại sao?

- Không. Nhà của họ luôn đấy.

- Nhưng lúc mới chuyển về họ chỉ thuê thôi chứ.

- Bà ấy đã mua nó trước đó rồi. Chẳng giấu gì anh, hồi trước căn nhà này là của cậu hai tôi. Cậu ấy bị mất do tai nạn giao thông, cậu lại không có con cái gì, nên căn nhà thuộc về cậu ba. Cậu ba nghiện lô đề, đổ nợ, bán nhà... Một ông đại gia, hình như làm bên ngành xây dựng, đến mua lại căn nhà. Ông ấy chắc anh biết, cái ông tóc muối tiêu, đeo kính cận ấy...

- À, thì ra là vậy. Cám ơn anh đã đưa tôi đến đây. Sau này trở lại tôi còn biết đường mà đến thăm.

- Có gì đâu anh. Nếu có thời gian hãy đến tìm tôi uống cà phê, đánh cờ.

- Vâng. Khi trở lại tôi sẽ đến tìm anh.

- Anh tính về luôn sao?

- Chắc phải vậy thôi. Đến gặp hai mẹ con họ mà lại không đúng lúc, cũng chẳng thắp được cho bà Thủy Tiên một nén nhan.

- Không còn dịp này thì còn dịp khác mà.

- Bà của tôi rất muốn nghe về tình hình của cố nhân. Không biết về lại tôi sẽ nói gì với bà đây. Anh ở gần nhà họ anh thấy cuộc sống của hai mẹ con họ thế nào? Có gì đặc biệt không?

- U uất lắm! Thế Anh không gia đình, không bạn bè, không người yêu, không danh tiếng, không tiền bạc... cái gì anh ấy cũng không cả. Chỉ được cái tình. Anh ấy rất thương người và căm ghét cái ác. Đi đường gặp phải cục đá, anh ấy cũng dừng lại nhặt bỏ qua bên đường để người khác đi xe không bị tai nạn. Từ con chim sẻ, đến con cua, con cá... anh ấy đều yêu thương, chỉ trừ loài chó dữ là Thế Anh ghét nhất. Có một đặc điểm là anh ấy rất thích chơi với bông hoàng lan, có dạo nhà anh ấy trải khắp những đóa hoàng lan, hình như, Thế Anh bị nghiện hương hoàng lan. Nói ra chuyện này, anh đừng nói lại với Thế Anh nhé! Phải tội, tôi thấy kiếp người của anh ấy khổ quá. Không bao giờ tôi thấy anh ấy có nụ cười trên môi, lúc nào cũng một sắc diện u sầu, nhiều đêm tôi nghe được tiếng khóc của anh ấy, anh ấy khóc dữ lắm. Không biết tuổi trẻ của anh ấy đã gặp phải sự cố gì, tôi cảm thấy con người anh ấy có một nỗi oan khuất ghê gớm lắm. Nhưng anh ấy không thể nói điều đó ra với ai. Anh ấy là người cô đơn, rất cô đơn.

- Còn bà Thủy Tiên, chẳng lẽ anh em bà con không đến thăm bà ấy?

- Về sống tại căn nhà này chưa được một năm thì bà đã mất rồi. Đúng là hồng nhan bạc mệnh, bà bị mắc bệnh tim. Chắc do cái lần cãi cọ đó.

- Cãi cọ?

- Thì cũng là cái ông đại gia đó. Tôi nhớ như in buổi chiều mưa ngày hôm đó, ông đại gia lái một chiếc xe con xuống với hai mẹ con họ. Sau một hồi nói chuyện thì sinh ra to tiếng giữa hai người, ông đại gia và Thế Anh. Đến nay, tôi vẫn thấy kì lạ, chỉ một lần duy nhất tôi nghe được anh Thế Anh nặng lời với người khác, bình thường anh rất từ tốn, dịu dàng. Nhưng, lần đó anh tức giận thật sự. Anh còn nói: “Tôi hận ông, tôi hận ông.” Rồi anh ấy chạy ra khỏi nhà như một người điên. Ông đại gia lấy xe đuổi theo. Kể từ đó, không thấy ông đại gia quay trở lại nữa.

- Cám ơn anh, ít ra cũng có cái để tôi về nói lại với bà. Để chứng minh cho bà thấy là tôi đã đến nơi tìm gặp hai mẹ con họ.

Chia tay anh bạn lái xe ôm, tôi khẩn trương bắt chuyến xe quay trở lại thành phố sương mù. Tôi không thể mất thêm thời gian nào nữa, tôi cần về gặp Ngọc Diệp. Tôi thấy nhớ cô ấy. Tôi sợ và lo lắng cho cô ấy. Nhưng ngoài mặt tôi vẫn phải lạnh lùng. Tôi không thích sự vồn vã, với tôi đàn ông con trai phải mạnh mẽ; hơn nữa, tôi rất dị ứng với những lời tỏ tình. Quan điểm tình yêu của tôi là yêu bằng hành động chứ không phải lời nói. Lời nói gây ra sự phiền toái nhiều hơn là mang lại ích lợi. Khi trở về, theo lẽ, người đầu tiên tôi cần gặp phải là Quốc Việt, chắc cậu ấy lo lắng cho tôi lắm vì không liên lạc được với tôi. Chiếc điện thoại nokia của tôi đã rơi tỏm xuống vực thẳm. Hơn nữa, tôi cần gặp cậu ấy để biết về tình hình của Ngọc Diệp, và kết quả tái tạo khuôn mặt từ những cái hộp sọ mà chúng tôi tìm được dưới tầng hầm. Nhưng, tạm thời hãy khoan gặp họ, tôi âm thầm dõi theo họ, không cho họ biết rằng tôi đã trở về. Trong vòng 3 ngày, tôi phải gặp được người đó.

Về chuyện tôi bị truy sát, tôi đã đến nói chuyện riêng với Anh Bằng. Anh ta đã khẳng định với tôi rất chắc chắc, không phải do đại ca Phong làm. Anh ấy sẵn sàng lấy đầu ra đảm bảo. Tôi đã đặt ra giả thiết. Những bộ hài cốt tìm được trong tầng hầm là của những người bị mất tích. Điều đáng nói là, không biết còn bao nhiêu bộ hài cốt trong tầng hầm đó. Có thể những xác chết khác được giấu ở những chỗ khác. Lần này trở về, tôi sẽ cùng với Quốc Việt và những chuyên gia trong ngành, rà soát lại xem còn xót bộ hài cốt nào không? Nếu có kết quả được gửi về từ nước ngoài thì càng tốt, đỡ phải mất thời gian. Chi tiết đáng chú ý hơn cả là những vết xước trên những bộ hài cốt được phát hiện. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, không có dấu vết chứng tỏ trước khi chết, những nạn nhân bị đánh đập bằng vật cứng, bị bắn. Không có tổn thương phần cứng nào trên hộp sọ, và trên những bộ phận xương khác. Đặt ra một câu hỏi: “Những nạn nhân đã chết như thế nào?” Chìa khóa chắc chắn nằm ở những vết xước, đó những dấu hiệu khác thường, ẩn chứa bản chất không tầm thường. Chính là những vết xước...

alt
Chị Gái Lầu Trên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Thiếu Niên Có Đôi Mắt Kỳ Lạ Và Thứ Nữ Hầu Phủ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc